LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH

4 9.4K 19
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH I. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI (ĐOẠN) VĂN MẪU: * Văn bản nghị luận gợi ý: “Đỗ là bạn thân của Lý, cả hai đều được người đương thời và hậu thế suy tôn là minh tinh rực rỡ nhất trên thi đàn thời Thịnh Đường. Lý là Thi tiên, Đỗ tà Thi thánh, mặc dầu tính tình và sự nghiệp khác nhau rất xa. Lý lãng mạn, Đỗ trọng thực tế; Lý theo Phật lão; Đỗ thờ Khổng, Mạnh. Lý muốn ẩn dật trong cảnh núi xanh, mây trắng; Đỗ thì lăn lóc giữa đời cùng khổ, trầm luân. Lý kiêu ngạo nhìn đời: “Xử thế nhược đại mộng, Hồ vi lao kì sinh” (Ở đời tựa giấc chiêm bao, Làm chi mà phải lao đao nhọc mình) (Trần Trọng Kim dịch) Đỗ nhiệt tâm cứu quốc: “Cùng niên ưu lệ nguyên Thán tức trường nội nhiệt” ( Suốt năm lo dân đen Than thở ruột sôi nóng) Lý say sưa trong tháp ngà, theo chủ nghĩa hưởng lạc, Đỗ rên rỉ trên thập ác, hầu cứu sinh linh; Lý tả cái ảo tưởng của chính mình, Đỗ là cái chân tướng của xã hội; tài của Lí do thiên tư nhiều, tài của Đỗ có kinh nghiệm nhiều, khi nhậu say hướng tới, Lí múa bút tới đâu thì gấm hoa hiện tới đó; khi nhìn cảnh động lòng, Đỗ hạ bút chữ nào thì nước mắt rơi theo chữ ấy; đọc thơ Lý ta muốn phiêu diêu lên tiên hì đọc thơ Đỗ, ta muốn sụt sùi nhăn mặt. Lý hay hơn Đỗ, hay Đỗ hay hơn Lí? Ta không thể quyết đoán được. Cả hai đều là kì hoa, đều là quốc sắc thiên hương, mỗi người một vẻ. Nhưng có điều này ai cũng nhận là thơ của Lí có người “kính nhi viễn chi”, còn thơ của Đỗ ai cũng “kính nhi ái chi”. Lí còn có kẻ chê là đồi phế Đỗ thì đời nào cũng khâm phục. Tuy nhiên nếu tôi là thi sĩ, tôi chẳng được thành thi tiên hoặc thi thành, chỉ xin một chức Thi sử như Bạch Cư Dị. (“Đại cương văn học sử Trung Quốc” - Nguyễn Hiến Lê - Tập tâm văn PTTH - Tạ Đức Hiền - trang 149, 150) 1. Đoạn trích trên đã sử dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh. 2. Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích: + Mục đích, tác dụng: So sánh chân dung của hai nhà thơ thời Thịnh Đường: Lí Bạch và Đỗ Phủ. Từ đó, giúp người đọc thấy được: Mặc dù, tính tình và sự nghiệp khác nhau rất xa nhưng cả hai đều được người đương thời và hậu thế suy tôn là minh tinh rực rỡ nhất trên thi đàn lúc bấy giờ. ⇒ thao tác lập luân so sánh là chủ đạo, thao tác phân tích là bổ trợ. + Cách kết hợp thao tác lập luận trong đoạn trích: - Trong văn bản trên người viết đã kết hợp hai thao tác này một cách nghệ thuật: trong so sánh có phân tích. Ví dụ: + Lí lãng mạn vì: - Muốn ẩn dật trong cảnh núi xanh - Kiêu ngạo nhìn đời - Say sưa trong tháp ngà, theo chủ nghĩa hưởng lạc - Tả ảo tưởng của chính mình + Đỗ trọng thực tế vì: - Lăn lóc giữa đời cùng khổ, trầm luân - Nhiệt tâm cứu quốc - Trải nhiều gian khổ, hầu cứu sinh ảnh - Tả chân tướng của xã hội ⇒ Kết luận: Vậy, cả hai đều là kì hoa, quốc sắc thiên hương. Tuy nhiên nhìn chung, thơ của Đỗ vẫn hơn vì “Đỗ thì thời nào cũng khâm phục” còn Lí thì “còn có kẻ chê là đồ phế”. 3. Kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn (bài) văn nghị luận: + Hai thao tác phân tích và so sánh có thể kết hợp với nhau trong một đoạn (bài) văn nghị luận. + Trong các bài (đoạn) văn nghị luận như thế, thường chỉ có một trong hai thao tác (phân tích hoặc so sánh) đóng vai trò chủ đạo. Thao tác còn lại chỉ giữ nhiệm vụ bổ trợ cho thao tác chủ đạo đó. + Phải căn cứ vào mục đích nghị luận để xác định: có thể và có cần kết hợp thao tác phân tích với thao tác so sánh không, và thao tác nào trong hai thao tác đó đóng vai trò chủ đạo. Mục đích quyết định lựa chọn thao tác; song, thao tác và sự kết hợp các thao cũng hỗ trợ đắc lực cho mục đích. II HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP:. * Đề gợi ý: SGK Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh. 1. Lập dàn ý: trên cơ sở vốn kiến thức và kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý đã học, HS phác nhanh dàn ý đại cương của bài làm. 2. Chọn luận điểm và trình bày luận điểm: GV có thể gợi ý cho phần này bằng cách nêu một số phẩm chất HS thường tự rèn luyện hoặc học tập ở bạn bè, anh chị những năm trước: lễ phép, kính thầy, mến bạn, thương yêu giúp đỡ những bạn khó khăn hơn mình, siêng năng, có tinh thần cầu tiến, học tập có phương pháp Hướng dẫn HS chọn luận điểm các em tâm đắc hoặc đã thực sự trải qua để viết được những văn bản hay, đạt yêu cầu cơ bản. 3. Diễn đạt: HS tập diễn đạt thành lời văn những ý kiến và phương hướng lập luận mà các em vừa tìm được . - Tập tâm văn PTTH - Tạ Đức Hiền - trang 149, 150) 1. Đoạn trích trên đã sử dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh. 2. Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao. việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn (bài) văn nghị luận: + Hai thao tác phân tích và so sánh có thể kết hợp với nhau trong một đoạn (bài) văn nghị luận. + Trong các. nghị luận để xác định: có thể và có cần kết hợp thao tác phân tích với thao tác so sánh không, và thao tác nào trong hai thao tác đó đóng vai trò chủ đạo. Mục đích quyết định lựa chọn thao tác;

Ngày đăng: 13/07/2014, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan