Việc VNPT điều chỉnh chính sách sử dụng Internet đối với GV

2 268 0
Việc VNPT điều chỉnh chính sách sử dụng Internet đối với GV

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Việc VNPT điều chỉnh chính sách sử dụng Internet đối với GV: Cả hai phía nên nhìn lại mình! Cập nhật ngày: 25/05/2010 05:45:21 Sau 1 năm triển khai gói cước ưu đãi dành cho giáo viên, ngày 1.5 vừa qua, Viễn thông Tây Ninh đã chính thức điều chỉnh chính sách hỗ trợ đối với giáo viên trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học. Mới đây, Báo Tây Ninh có đăng ý kiến của một giáo viên ở Hoà Thành, bày tỏ sự không đồng tình đối với những điều chỉnh của VNPT. Theo giáo viên này, Viễn thông Tây Ninh sau khi tiếp thị thành công đã “trở mặt” với hàng ngàn khách hàng đó là các giáo viên. Cũng trong số báo này, VNPT đã giải thích việc điều chỉnh chính sách hỗ trợ công nghệ thông tin (CNTT) đối với cá nhân của ngành giáo dục. Theo VNPT, có hai lý do chính để nhà cung cấp dịch vụ điều chỉnh chính sách hỗ trợ giáo viên: thứ nhất, khách hàng bên ngoài ngành giáo dục của VNPT “so bì” với thầy cô giáo. Thứ hai, nhiều giáo viên đã ứng dụng CNTT sai mục đích, gây lãng phí và phát sinh chi phí đối với VNPT. Cũng là một khách hàng của VNPT (ngoài ngành giáo dục) chúng tôi cho rằng, cả nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng đều phải có trách nhiệm trong vụ này. Trước hết, về phía giáo viên, tình trạng thầy cô giáo sử dụng CNTT sai mục đích là hoàn toàn có thật. Dữ liệu từ “tổng hành dinh” của VNPT đã chứng minh điều đó, không ai chối cãi được. Việc giáo viên khai thác internet không nhằm mục đích áp dụng vào chuyên môn của nghề đã đi ngược lại chính sách, mục đích tốt đẹp mà VNPT dành cho ngành giáo dục. Không chỉ cá nhân giáo viên, cán bộ quản lý trường học cũng thường xuyên sử dụng máy tính của nhà trường để chơi các trò chơi “từ sáng đến tối”! Đây rõ ràng là một sự lãng phí không chấp nhận được, chưa nói đến việc sử dụng máy tính bừa bãi, tuỳ tiện dẫn đến giảm tuổi thọ của máy, hư hao tài sản của Nhà nước. Có không ít cán bộ quản lý lẫn giáo viên đều cho rằng, dịch vụ của VNPT dành cho ngành giáo dục là “của chùa” VNPT đã hỗ trợ ngành giáo dục rất nhiều trong quá trình tin học hoá các hoạt động dạy học, song không nên vì thế mà “làm khó” giáo viên. Nhưng mặt khác, chúng tôi cũng cho rằng, một số lý do mà VNPT nêu lên để điều chỉnh gói dịch vụ đối với giáo viên là chưa đủ sức thuyết phục thầy cô giáo. Trước tiên, việc nhà cung cấp dịch vụ nói rằng, khách hàng ngoài ngành giáo dục “ganh tỵ” với giáo viên về giá cước là hoàn toàn không thuyết phục và không thể chấp nhận được! Vì, chủ trương ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục đã được triển khai với sự thoả thuận, hợp tác giữa ngành GD- ĐT với VNPT. Đây là một chính sách ưu đãi dành cho sự nghiệp giáo dục, giống như nhiều chính sách ưu đãi khác đối với ngành này. Cho nên, những khách hàng không phải là giáo viên không có quyền, không có cớ, không có bất kỳ lý do gì để “phân bì” với thầy cô giáo! Do vậy, chúng tôi thấy hơi phân vân khi VNPT nói “có sự phân biệt” đó. Không chỉ giải thích thiếu thuyết phục, VNPT đã đưa giáo viên vào “thế kẹt” khi khống chế dung lượng miễn phí mà trước đây 1 năm giáo viên được “xài xả láng”. Theo đó, nếu mỗi tháng giáo viên sử dụng hết 2.048Mbs thì không phải đóng thêm tiền cước phát sinh, tức là giáo viên vẫn chỉ đóng mỗi tháng 50.000 đồng. Theo VNPT thì mức hạn định nói trên thoải mái để giáo viên truy cập internet trong 1 tháng. Thực tế hoàn toàn khác. Một giáo viên rất rành về CNTT đã sử dụng phần mềm đo dung lượng và cho chúng tôi biết: “Với mức hỗ trợ “siêu hạn chế” 2Gbs mỗi tháng như hiện nay mà GV vẫn phải đóng 50.000đ thì quả thật giáo viên gần như không thể làm được gì. Với dung lượng hạn chế như trên, chỉ cần mỗi ngày lướt web 3 tiếng trong vòng một tuần coi như đủ 2Gbs. Đó là chưa kể nếu bạn download và upload các file giáo án, video, audio phục vụ cho giảng dạy hoặc chia sẻ với đồng nghiệp thì coi như chỉ vài tối lên mạng là số dung lượng được “biếu” giá kia coi như đi tong. Trong giảng dạy, đôi khi chỉ cần một đoạn video khoảng vài phút minh hoạ trong bài dạy nhưng giáo viên phải tải về nguyên cả 1 bộ phim dung lượng đến hàng ngàn Mbs rồi mới dùng phần mềm cắt bớt để phục vụ cho tiết dạy. Chưa kể, có khi phải mất mấy ngày lang thang tìm kiếm mới có thể tìm được. Như vậy việc VNPT tăng gấp ba lần gói cước hỗ trợ sẽ không còn tác dụng hỗ trợ, mặc dù có thấp hơn so với các thuê bao ngoài ngành GD đôi chút. Một giáo viên có thâm niên mười năm thì mức lương cũng chỉ hơn 2 triệu đồng một tháng. Vậy mà mỗi tháng phải bỏ ra 150.000đ để phục vụ cho giảng dạy! Thiết nghĩ VNPT nên nhìn vào thu nhập thực tế của giáo viên để có chính sách điều chỉnh sao cho hợp lý, cả hai bên đều có thể chấp nhận được. Giá cước tăng lên gấp ba lần, đồng nghĩa với việc hạn chế đến mức thấp nhất cơ hội được tiếp cận CNTT. Hơn nữa hiện nay VNPT đã giúp giáo viên sử dụng phần mềm sổ liên lạc điện tử. Nhiều trường đã quán triệt 100% GV đưa điểm lên mạng, nhưng nay với sự điều chỉnh của VNPT thì chủ trương ứng dụng CNTT trong giáo dục với đa số GV vùng sâu Tây Ninh thật sự là một thách thức. Nếu giáo viên nào sử dụng bài giảng điện tử sẽ trở thành “hành động xa xỉ” trong mắt đồng nghiệp”. Thực ra, với cách điều chỉnh của VNPT, nhà cung cấp dịch vụ đã làm cho hàng ngàn giáo viên lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”: nếu tiếp tục sử dụng internet thì chi phí sẽ phát sinh rất nhiều, trong khi thu nhập không cao. Nhưng nếu “tắt kết nối” thì tiếc quá, vì phần lớn giáo viên bây giờ đã “nghiện” intrernet, khó mà dứt ra được! Còn việc VNPT “trấn an” không điều chỉnh chính sách đối với đơn vị, trường học thuộc ngành giáo dục thì lại càng nên xem lại, vì mọi khoản chi phí đều được thanh toán bằng ngân sách của Nhà nước, chứ đâu phải tiền cá nhân? HOÀI PHƯƠNG . giải thích việc điều chỉnh chính sách hỗ trợ công nghệ thông tin (CNTT) đối với cá nhân của ngành giáo dục. Theo VNPT, có hai lý do chính để nhà cung cấp dịch vụ điều chỉnh chính sách hỗ trợ. Việc VNPT điều chỉnh chính sách sử dụng Internet đối với GV: Cả hai phía nên nhìn lại mình! Cập nhật ngày: 25/05/2010 05:45:21. ngày 1.5 vừa qua, Viễn thông Tây Ninh đã chính thức điều chỉnh chính sách hỗ trợ đối với giáo viên trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học. Mới đây, Báo Tây Ninh có đăng

Ngày đăng: 13/07/2014, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan