1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Tranh thờ ở Việt Nam ppsx

17 587 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

Trường………………. Khoa…………………. TIỂU LUẬN TÌM HIỂU TRANH THỜ Ở VIỆT NAM 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 NỘI DUNG Chương 1. Nét khái quát về tranh thờ 4 Chương 2. Tìm hiểu về triển lãm tranh thờ cổ 6 Chương 3. Những đề xuất, ý kiến trong việc xây dựng góp phần bảo tồn những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc về lĩnh vực mỹ thuật cổ truyền Việt Nam. 9 KẾT LUẬN 10 Phụ lục 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lâu nay sưu tập tranh vẫn được coi là thú vui tao nhã của nhiều người. Để có được một bức tranh độc nhất vô nhị người sưu tầm thường phải bỏ ra số tiền lớn, thậm chí phải bước vào những cuộc “tranh đua” khốc liệt như những “cơn sóng ngầm” dữ dội dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường. Tranh càng cổ, của họa sĩ có tên tuổi thì càng có giá trị. Các họa sĩ và công chúng hiện nay họ thường thích thưởng thức cái đẹp “mới”, cái đẹp “lạ”, cái đẹp mang tính “ngoại nhập” nhiều hơn mà ít nhiều quên đi cái đẹp truyền thống vốn có của dân tộc. Vậy mà ngày 21-9-2009 vừa qua tại nhà triển lãm Viet Art Center (42 Yết Kiêu) ông Phạm Đức Sĩ làm nghề đóng khung tranh với biệt danh giản dị Sĩ “mộc” đã cho ra mắt một bộ sưu tập tranh cổ độc đáo. Không giống như nhiều cuộc triển lãm tranh khác, cuộc triển lãm này đã thật sự gây ấn tượng và bất ngờ không chỉ trong giới nghệ sĩ mà còn với đông đảo công chúng – những người có tâm huyết với nghệ thuật truyền thống nước nhà. Triển lãm của họa sĩ Phạm Đức Sĩ đã mở ra một hướng đi mới, một phát hiện mới, thể hiện cá tính và sự trăn trở với những giá trị văn hóa cổ đang dần mất đi của Việt Nam. Chính sự độc đáo và ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa của triển lãm đã thu hút và là động lực để em chọn làm đề bài nghiên cứu trong tiểu luận này. 2. Tình hình nghiên cứu. Sưu tập tranh cổ, mở triển lãm tranh không chỉ là thú vui trong giới nghệ sĩ mà còn là sở thích của rất nhiều người hiện nay. Nhưng để tìm về với Mỹ thuật cổ truyền, tìm về cội nguồn nét đẹp của văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng dân gian thì không phải ai cũng có nhiệt huyết. Cũng có một số ít người đề cập đến vấn đề tranh thờ, có ý thức gìn 3 giữ vốn văn hóa này nhưng để mở thành một triển lãm qui mô như ông Phạm Đức Sĩ thì không nhiều và em khẳng định rằng đây là triển lãm có qui mô lớn nhất ở Việt Nam từ trước tới nay. Và để tìm hiểu về loại hình tranh thờ này, nhìn nhận và có những đánh giá về chúng qua triển lãm của họa sĩ Phạm Đức Sĩ với em đã là một sự cố gắng lớn. Rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu để thấy được những nét độc đáo và đặc sắc của tranh thờ. Đánh giá những giá trị văn hóa và giá trị nghệ thuật của tranh thờ 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra những nét khái quát về tranh thờ - Tìm hiểu về triển lãm tranh thờ cổ - Có những đề xuất, ý kiến trong việc xây dựng góp phần bảo tồn những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc về lĩnh vực mỹ thuật cổ truyền Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu là tranh thờ đạo giáo + Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ triển lãm tranh của họa sĩ Phạm Đức Sĩ 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích, tổng hợp… - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điền dã, phỏng vấn, thu thập tài liệu… 4 NỘI DUNG Chương 1. Nét khái quát về tranh thờ. Tranh thờ mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ rất riêng. Tranh có lối bố cục lạ: hẹp, dài với dày đặc các nhân vật thần linh. Các nhân vật thần chủ này lại tuân theo một qui tắc xã hội: nhân vật nào có quyền năng lớn được vẽ to, chiếm vị trí trung tâm, và các thần ít quyền năng hơn thì được vẽ đơn giản, nhỏ. Màu sắc tranh thờ là màu tự nhiên, ít pha trộn như đỏ, vàng, trắng, đen, xanh lá cây đây đó họa công còn dùng cả vàng lá, bạc lá thếp thêm vào tranh tạo nên sự quyện ấm tươi tắn - có thể dễ dàng đoán được những màu ấy trong tranh mang tính ước lệ, biểu trưng nhiều hơn là tả thực. Một trong những điều đáng chú ý nhất là phong cách nghệ thuật Đồng Hiện và Liên Hoàn được sử dụng triệt để, tạo nên hiệu quả rất cao. Nghĩa là trong cùng một khuôn tranh, người ta bắt gặp đủ các lớp không gian, thời gian, thực và ảo khác nhau; các thần chính, thần phụ, ma quỷ và con người trên cùng một mặt tranh. Lại có những bức tranh thờ vẽ đủ cả các cảnh từ mặt đất lên bầu trời, từ núi sông tới biển cả, từ địa ngục tới tiên cảnh tùy theo trí tưởng tượng của người vẽ tranh. Điều ấy khiến không gian tranh mênh mang, thời gian trong tranh vô tận chứ không ghim chặt vào một thời điểm sáng hay chiều nào. Xét về mặt nào đó, đây là một sự giải phóng về mặt tư tưởng, là một thành công trong tư duy sáng tác của các họa công tranh thờ. Các nhân vật trong tranh thờ. • Nhân vật chính Tranh vẽ một loạt các hình tượng nhân vật, đó chính là những vị thần chủ như Thập điện Diêm vương, Tứ đại Nguyên súy, Tả Sư Hữu Thánh… và các thần phụ đi kèm. Những vị thần chủ chính thường được khắc họa nổi bật, các chi tiết tạo hình chọn lựa kỹ càng, mang tính biểu trưng cao, ví như hình ảnh những lưỡi lửa bừng bừng cháy trên thanh gươm của vị Tả Sư và con rắn xanh quấn quanh gươm của vị Hữu Thánh - trong bộ tranh đôi Tả Sư Hữu Thánh. Những hình ảnh nói trên là ví dụ về sự khái quát, cô đọng bằng đường nét: diễn tả sức mạnh bừng bừng không gì cản nổi (như ngọn lửa), thâm sâu lạnh lẽo (như nọc độc của con rắn xanh), thứ quyền lực bao trùm, mạnh mẽ khủng khiếp của hai vị quan chấp pháp. • Nhân vật phụ 5 Trong khi đó, các nhân vật phụ thường được vẽ không mấy cụ thể, mang những tư thế giống hệt nhau, thậm chí đôi khi là những bản sao hoàn chỉnh về sắc độ. Chính những hình tượng phụ này cũng là một điểm rất đáng lưu ý: hàng chục hình tượng vẽ lặp lại, na ná nhau, lại xếp liền tù tì thành một hàng hay nhiều hàng chồng chéo, giống như một loại họa tiết trang trí độc đáo. Vai trò của tranh thờ + vai trò trong đời sống tâm linh Với các dân tộc thiểu số, người thầy cúng và các lễ thờ cúng luôn là chỗ dựa cho đời sống tâm linh của họ. Người thầy cúng được kính trọng, có uy tín trong cộng đồng và phải được cấp sắc, được học hành. Các lễ cúng không chỉ là phong tục tập quán đối với người dân tộc thiểu số mà còn là hoạt động sinh hoạt văn hóa. Gắn liền với các lễ cúng ấy, tranh thờ đóng một vai trò quan trọng, thể hiện và diễn tả các tín ngưỡng, lối tư duy và cách hành xử trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. +Vai trò trong tín ngưỡng Tranh thờ nằm trong một hệ thống các đồ thờ Trong sinh hoạt thường ngày, người dân miền núi phía Bắc không dùng tranh để trang trí nơi ăn ở của mình, không chỉ tranh mà tượng hay các tác phẩm điêu khắc cũng vậy. Tranh thờ Đạo giáo - do các họa công tranh thờ vẽ và sao chép - nằm trong một hệ thống các đồ dành cho thờ cúng như áo choàng mũ, kiếm cúng, lệnh bài, mặt nạ, nhạc cụ, sách cúng Những vật này thuộc sở hữu của thầy Tào và chỉ được bày ra trong mỗi dịp lễ cúng. Các quy tắc bảo vệ sự linh thiêng của tranh thờ Các thầy Tào có những qui tắc bảo vệ sự linh thiêng của bộ tranh thờ rất chặt chẽ: • Nếu không đủ các nghi lễ trọng thể thì không được mở tranh ra vì như thế các thần tướng âm binh sẽ tràn ra phá hoại. Vì vậy, cúng xong thì phải làm lễ thu hồi âm binh thần tướng trở lại trong tranh, rồi tranh được cuộn lại, cất đi. • Thầy Tào khi già yếu không còn khả năng đi cúng thì phải làm lễ "kế nghiệp" trang trọng để trao lại tranh cúng và ấn tín cho người kế cận. Nếu không có người kế cận thì phải làm lễ đem tranh cất vào đáy hang sâu, coi như giam hãm thần tướng âm binh vào đó. 6 • Khi mời họa công đến vẽ thì phải lập ra một gian riêng, biệt lập với nữ giới. Họa công còn làm các lễ thu thần chủ của tranh cũ vào gương rồi chuyển các vị sang tranh thờ mới vẽ xong, rồi lại trang trọng làm lễ tạ rồi mới sử dụng bộ tranh. Chương 2. Tìm hiểu về triển lãm tranh thờ cổ. 2.1. Giới thiệu khái quát về triển lãm. Bộ sưu tập mang tên “Tranh thờ đạo giáo Việt Nam” này gồm gần 200 bức tranh thờ của các dân tộc Cao Lan - Sán Chỉ, Dao, Kinh, Sán Dìu, Tày - Nùng, được lựa chọn từ gần 1.000 bức tranh thờ của chủ nhân bộ sưu tập. Có thể nói, đây là sưu tập tranh thờ đầu tiên của người Việt Nam được tổ chức triển lãm. Có lẽ “Tranh thờ đạo giáo Việt Nam” là bộ sưu tập tranh thờ các dân tộc Việt Nam đầu tiên đạt được tiêu chí về sự phong phú, nên mang một hơi ấm cho mỹ thuật Việt. Người xem lần đầu được thưởng lãm sự phong phú về thể loại, cũng như sự khác biệt về phong cách trong tranh thờ của các dân tộc. Tranh thờ được coi là vật linh thiêng với các qui tắc bảo vệ rất chặt chẽ: Các họa công vẽ trong một không gian riêng, nữ giới không được có mặt và phải làm lễ trước khi sử dụng. Tranh thờ thuộc sở hữu của thầy Tào và chỉ khi đủ các nghi lễ trọng thể mới được mở tranh. Cúng xong, lại phải làm lễ thu hồi âm binh thần tướng trở lại trong tranh, rồi cuộn lại cất đi để có được bộ tranh thờ này, ông Phạm Đức Sỹ đã phải lăn lộn gần 10 năm ở các vùng núi phía Bắc. Tác giả cho biết: “Tôi sưu tầm tranh thờ ngoài ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa giáo dục, còn mong muốn lưu giữ những giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo của bà con các dân tộc”. 2.2. Giá trị văn hóa và giá trị nghệ thuật của tranh thờ 2.1.Giá trị văn hóa Hãy gạt bỏ mọi thiên kiến một thời, để nhìn nhận lại giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật của thể loại tranh thờ cúng. Khi xem bộ tranh bày ra theo thứ tự của nghi lễ cúng thì thấy ngay được vũ trụ quan của tín ngưỡng này. Trong đó, thế giới thần linh được sắp xếp theo một trật tự cơ cấu quyền lực thống nhất, có trên có dưới, có trách nhiệm 7 cai quản vùng miền với sự chấp pháp nghiêm minh. Mỗi một hình thức cúng bái thì bày tranh nào, ở đâu. Các thần linh cai quản nhân gian rất chặt chẽ và các hình phạt với các tội danh con người gây ra rất dữ dội. Với 10 cửa điện dưới âm phủ, chất bạo lực của hình phạt thể hiện tính răn đe cao với thế giới con người. Nếu ở đồng bằng, bài học luân lý về đạo làm người thể hiện rất rõ ở chùa chiền thông qua tích Phật, mặt “động” (một hình thức của Thập điện Diêm Vương) và các chư Phật, thì ở miền núi, những buổi cúng lễ, người trong bản từ trẻ đến già tới rất đông, không tham gia gì vào việc hành lễ mà chỉ là để xem và nghe hát. Vô tình nó lại là lớp học đại cương đầu tiên về giáo lý của cư dân miền núi khi chưa có nền giáo dục học đường. Để đạt được mục đích răn đe và giáo hóa con người, những vị thần linh cũng được các họa công tạo ra uy vũ bằng hình tượng oai nghiêm và dữ dằn bằng cân nhắc kỹ lưỡng những chi tiết trên các bức họa để bộc lộ cao nhất tính áp chế quan phương, khiến người ta chỉ còn biết khuất phục hướng thiện. Đây là những tranh thể hiện vai trò của Tam thanh, của Thập điện Diêm Vương, của Tứ đại Nguyên súy (thần mưa-gió-sấm- chớp), những vị có uy quyền nhất. Tranh cúng Xúi quẩy thì lại bộc lộ thái độ khoan hòa để xua cái xấu đi bằng cách cho ăn cho uống, tạo phương tiện đi lại và đuổi ra biển xa. Tranh Vua bếp có sự vui vẻ ấm cúng gia đình với chuyện cỗ bàn, mỗi người một việc, tranh Tứ trực ông Tào đầy sự vui vẻ thoáng đãng với không gian bao la để các thần đi lại trình tấu việc con người tới Thiên đình được hanh thông. Một thế giới thần linh trong tranh như là phản chiếu cuộc sống từ dân gian vào vậy. 2.2. Giá trị nghệ thuật. Bộ tranh thờ của người Sán Dìu có tới 32 bức, người Dao đỏ có hơn 20 bức, bộ của người Tày - Nùng cũng tới 10 bức, người Kinh 3 bức đặc biệt, có một bức được sáng tác từ năm 1815 với các nét tản vân đặc trưng của thời hậu Lê. Có thể hình dung 8 được nét văn hóa truyền thống của các dân tộc qua bộ tranh, cũng như nhận diện được bước đi của nghệ thuật hội họa trên một chặng đường dài. Các nét vẽ hồn nhiên của các thầy cúng người Sán Chỉ, cũng có những nét vẽ sắc sảo mà mềm mại của họa sư người Trung Quốc hay nghệ nhân đông Hồ, Hàng Trống… Chất liệu tranh thờ rất đa dạng: giấy dó, giấy xuyến chỉ của Trung Quốc, giấy thủ công làm từ lá dâu tằm Hầu hết các bức tranh đều có màu sắc tự nhiên, do màu vẽ được chắt lọc từ thiên nhiên: màu đỏ của sỏi son, màu vàng từ hoa hòe, gỗ vang, màu đen của than tre và màu xanh từ lá cây Tranh thờ mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ đặc trưng của từng dân tộc, với nội dung phong phú và tính dân gian nổi trội. Dễ dàng nhận ra trong tranh các tín ngưỡng, tư duy và hành xử trong cuộc sống của đồng bào dân tộc. Tranh thờ có bố cục hẹp, nhiều màu sắc, rất sáng tạo và hết sức gần gũi với cuộc sống đời thường. Trong tranh thờ, không có giới hạn về không gian, thời gian, mà thực chen với ảo, con người xuất hiện bên cạnh thần linh, ma quỷ. Giới chuyên môn cho rằng, đây chính là thành công trong tư duy sáng tác của các họa công tranh thờ. Bộ tranh thờ trong Thánh đạo Hưng Long của người Sán Dìu - Cao Lan có cả sinh hoạt của người sống lẫn người chết, bộ Thập điện của người Kinh lại nghiêng về những hình ảnh mà con người sẽ phải trải ở địa ngục, như những lời răn dạy có ý nghĩa. Có một điều đáng lưu tâm, trong số các tranh thờ sưu tập được, đa phần của các dân tộc thiểu số, còn của người Kinh lại rất ít. Điều này cũng phản ánh một thực tế là chúng ta chưa có ý thức giữ gìn tranh thờ như nét văn hóa dân gian truyền thống. Tiểu kết: Ngày nay, con người khám phá thế giới đã tiến một bước dài nhưng cũng chưa thể nói là đã giải thích hết và hiểu được bao nhiêu về thế giới tâm linh và nhiều hiện 9 tượng thiên nhiên. Một vũ trụ quan trong tâm linh người xưa được thể hiện qua bộ tranh thờ vẫn còn là điều để chúng ta cùäng nhau suy ngẫm và tìm hiểu. Đó là góc khuất luôn còn là dấu hỏi chưa thể xóa trong đời sống tinh thần mỗi người. Cho nên thể loại tranh thờ cúng trên vẫn còn nguyên giá trị văn hóa, nhân bản và nghệ thuật để chúng ta suy ngẫm và tiếp tục tìm hiểu, tiếp tục khám phá chính mình. Chương 3. Những đề xuất, ý kiến trong việc xây dựng góp phần bảo tồn những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc về lĩnh vực mỹ thuật cổ truyền Việt Nam. Văn hóa – nghệ thuật Việt Nam ngày càng khẳng định ý nghĩa, vị trí, vai trò to lớn của mình không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra với bạn bè quốc tế. Nét đẹp văn hóa Việt Nam đã gây ấn tượng tốt và ngày càng thu hút nhiều khách quốc tế đến với Việt Nam. Đây là dấu hiệu đáng mừng khi mà sự giao thoa văn hóa các nước đã đẫn đến hiện tượng nhiều nền văn hóa các nước bị hòa tan trong khi văn hóa Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình. Mỹ thuật Việt Nam đã có những bước tiến mới, nhiều công trình, nhiều tác phẩm đã được đánh giá cao trong các cuộc thi mang tầm quốc tế. Để giữ gìn vốn văn hóa mỹ thuật đặc biệt là mỹ thuật cổ truyền em xin mạnh dạn đưa ra đây 4 đề xuất, ý kiến. +Giáo dục cho nhân dân ý thức được vai trò quan trọng của những hiện vật, cổ vật mang tính văn hóa truyền thống để nhân dân đóng góp các hiện vật cổ còn trong dân gian để bảo tồn, gìn giữ làm giàu thêm vốn văn hóa dân tộc. + Nên có những chính sách khuyến khích các họa sĩ tìm về với những nét hồn xưa của dân tộc, tìm kiếm và lưu giữ những tài sản quí giá của mỹ thuật cổ truyền. Khi có điều kiện nên mở triển lãm để giới thiệu với công chúng và bạn bè gần xa. + Phối hợp nghiên cứu xây dựng, bổ sung hoàn thiện các chính sách ưu tiên phát triển VH-TT vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới và tình hình thực tiễn ở các dân tộc. + Những gì mà nền mỹ thuật Việt Nam đã có, đã đạt được nên giũ gìn và bảo tồn một cách khoa học. Có nên chăng bên cạnh bảo tàng mỹ thuật Việt Nam ta xây dựng một “ Bảo tàng Mỹ thuật truyền thống Việt Nam” ?. 10 [...]... vốn văn hóa đó KẾT LUẬN Ông Lương Xuân Đoàn, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: Tranh thờ các dân tộc là một di sản văn hóa trong mỹ thuật cổ Việt Nam, giống như các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, nên mang những giá trị riêng Dòng tranh này là sự xác lập tín ngưỡng của người Việt, cũng chính là văn hóa Việt, nên mang ý nghĩa tinh thần, tượng trưng cho một... rằng, sau triển lãm tranh thờ, mọi người sẽ lưu tâm nhiều hơn đến nét văn hóa truyền thống độc đáo, đầy bản sắc này của các dân tộc Việt Nam Ngày nay, con người khám phá thế giới đã tiến một bước dài nhưng cũng chưa thể nói là đã giải thích hết và hiểu được bao nhiêu về thế giới tâm linh và nhiều hiện tượng thiên nhiên Một vũ trụ quan trong tâm linh người xưa được thể hiện qua bộ tranh thờ vẫn còn là điều... hỏi chưa thể xóa trong đời sống tinh thần mỗi người Cho nên thể loại tranh thờ cúng trên vẫn còn nguyên giá trị văn hóa, nhân bản và nghệ thuật để chúng ta suy ngẫm và tiếp tục tìm hiểu, tiếp tục khám phá chính mình 11 PHỤ LỤC Dưới đây là những bức tranh thờ đặc sắc được giới thiệu trong triển lãm: 12 Công tào Thiên phủ, Địa phủ, tranh thờ dân tộc Dao, sưu tập Phạm Đức 13 14 15 16 17 ... truyền thống Việt Nam như thường xuyên mở các cuộc giao lưu, những chuyến tham quan cho các em thiếu nhi trong buổi sinh hoạt ngoại khóa hay trong dịp hè để đi về những nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa như bảo tàng, các khu di tích, chứng tích, các bản làng vùng cao… Qua đó giáo dục các em về lòng tự hào truyền thống văn hóa của cha ông, để các em yêu, hiểu và say mê hơn nền mỹ thuật Việt Nam Trong . Có thể nói, đây là sưu tập tranh thờ đầu tiên của người Việt Nam được tổ chức triển lãm. Có lẽ Tranh thờ đạo giáo Việt Nam là bộ sưu tập tranh thờ các dân tộc Việt Nam đầu tiên đạt được tiêu. tập mang tên Tranh thờ đạo giáo Việt Nam này gồm gần 200 bức tranh thờ của các dân tộc Cao Lan - Sán Chỉ, Dao, Kinh, Sán Dìu, Tày - Nùng, được lựa chọn từ gần 1.000 bức tranh thờ của chủ nhân. sắc của tranh thờ. Đánh giá những giá trị văn hóa và giá trị nghệ thuật của tranh thờ 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra những nét khái quát về tranh thờ - Tìm hiểu về triển lãm tranh thờ cổ -

Ngày đăng: 13/07/2014, 03:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w