-Mặt khác, do tính chất, mùi vị thịt của 2 họ cá này khá giống nhau, thêm vào đó với giá thành thấp hơn rất nhiều, cá tra, basa đã trở thành một mối đe dọa đối với ngành công nghiệp nuôi
Trang 1Đặng Quang Khải
09141017
DH09NY
HOA KỲ KIỆN VIỆT NAM VỂ VIỆC BÁN PHÁ GIÁ
CÁ TRA, CÁ BASA
(2002-2003)
I.Gíơi thiệu chung:
1)Cá basa, cá tra:
-Ở Việt Nam, cá tra, cá basa được nuôi và nghiên cứu thuộc họ Pangasiidae
và thuộc bộ cá da trơn Vào tháng 5 năm 1995 chúng ta đã áp dụng thành công công nghệ tạo giống nhân tạo cho cá tra và basa Từ đó, con giống với
số lượng lớn và chi phí thấp được cung cấp thường xuyên cho nông dân
-Hoạt động nuôi cá tra, cá basa bắt đầu phát triển dưới hình thức bè cá và hầm cá tại An Giang và Đồng Tháp Nuôi cá bè, vốn được du nhập theo kinh nghiệm của ngư dân trên Hồ Tông-lê-sáp của Campuchia, đã nhanh chóng trở thành hình thức chủ yếu nuôi cá tra và basa
-Cá tra, basa hiện nay được xem là cá nuôi kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong hình thức nuôi tăng sản Hằng năm, các nhà bè cung cấp hàng ngàn tấn cá basa phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, thêm vào đó là hàng ngàn tấn nguyên liệu cho thức ăn gia súc
*Phân biệt giữa cá tra, basa Việt Nam với cá nheo Catfish do Hoa Kỳ nuôi: -Cho tới năm 1970, cá da trơn hay catfish theo tên tiếng Anh là một thứ đặc sản của một số vùng ở Mỹ và nhu cầu đối với sản phẩm này rất hạn chế Thực phẩm chế biến từ catfish trở nên ngày một phổ biến hơn sau các chiến dịch tiếp thị của các trại nuôi cá catfish và doanh nghiệp chế biến
-Khác với cá tra, basa của Việt Nam, catfish thuộc họ Ictaluridae, được nuôi trong các ao nước tĩnh ở các tiểu bang (Mississippi, Alabama, Arkansas và Louisiana) thuộc Đồng bằng sông Mississippi, miền nam nước Mỹ
Trang 22) Nguyên nhân ban đầu của vụ kiện:
-Những đợt cá đầu tiên nhập từ Việt Nam vào Mỹ được mang những thương hiệu dựa vào chữ “basa” hay “tra” Việc tiêu thụ không được thành công Các nhà nhập khẩu Mỹ sau đó chuyển sang dùng nhãn hiệu catfish Bao bì đóng gói của sản phẩm nhập từ Việt Nam cũng giống với các nhà sản xuất tại Mỹ; thậm chí nhiều hãng nhập khẩu cá của Mỹ sử dụng nhãn hiệu "Delta fresh" làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng cá được nuôi từ Đồng bằng sông Mississippi
-Mặt khác, do tính chất, mùi vị thịt của 2 họ cá này khá giống nhau, thêm vào đó với giá thành thấp hơn rất nhiều, cá tra, basa đã trở thành một mối đe dọa đối với ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá nheo của Hoa Kỳ (theo thống kê năm 2001, 90% lượng cá da trơn nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2000
là từ Việt Nam) và đây cũng là cơ sở đầu tiên gây ra vụ kiện bán phá giá của
Mỹ đối với mặt hàng philê cá tra, basa Việt Nam
**Cuộc chiến về tên gọi:
-Cá tra, basa được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ tung ra thị trường với nhãn hiệu là catfish, và điều này gây ra mâu thuẫn nhạy cảm đối với các doanh nghiệp sản xuất cá nheo nội địa ở Mỹ về vấn đề độc quyền cũng như giá cả
-Lập luận từ phía Việt Nam về vấn đề trên:
+“Catfish” là một từ tiếng Anh thông dụng chỉ hàng trăm loại cá Theo định nghĩa của từ điển Webster thì catfish là “bất kỳ loại cá nước ngọt nào có da trơn, có ria gần miệng thuộc bộ Siluriformes” Như vậy thì rõ ràng
cá tra và basa của Việt Nam là catfish
+Cơ quản quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho rằng hoàn toàn có thể sử dụng các tên như là “basa catfish” cho sản phẩm của Việt Nam
+Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đều ghi rõ dòng chữ tiếng Anh “Product of Vietnam” hay “Made in Vietnam” và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định của FDA
Như vậy, theo lập luận đưa ra ở trên, Việt Nam không hề vi phạm luật trong việc tung ra thị trường Mỹ cá tra, basa dưới nhãn mác có chữ
“catfish”
-Phản ứng từ Hoa Kỳ:
Trang 3+ Để bảo vệ ngành nuôi cá nheo của mình, tháng 5 năm 2002, Quốc Hội và Tổng Thống Mỹ đã thông qua và ký kết đạo luật giới hạn việc sử dụng tên “catfish” chỉ dành cho cá da trơn thuộc họ Ictaluridae đang được nuôi ở Hoa Kỳ Việc thông qua đạo luật này được xem là bước đầu tiên của
“cuộc chiến cá da trơn”
+ Trong vòng 1-2 tháng sau khi có quy định sử dụng các nhãn hiệu mới, sản lượng xuất khẩu cá tra và basa đông lạnh sang Mỹ có giảm do các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam phải in lại và thay nhãn hiệu mới nên phải tạm ngưng xuất hàng sang Mỹ Vụ tranh chấp tên gọi đã làm cho cá tra và basa trở nên nổi tiếng Với nhãn hiệu và chiến lược tiếp thị mới, sản lượng lẫn giá cá tra và basa philê đông lạnh xuất sang Mỹ đều tăng
“Cuộc chiến cá da trơn” trở nên căng thẳng và diễn biến ngày càng phức tạp hơn
II.Vụ kiện bán phá giá cá tra, basa:
1)Các khái niệm cơ bản và các giai đoạn chính của một vụ kiện bán phá giá:
- Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADP), bán phá giá là việc bán một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu Nói một cách đơn giản, để xác định hành động bán phá giá ta phải so sánh giá cả ở hai thị trường Mục tiêu của bán phá giá có thể là để đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu chính trị
-Quy định điều tra về bán phá giá một mặt hàng: gồm 10 bước
+Bước 1: bắt đầu vụ kiện:
-Để bắt đầu vụ kiện, người khởi kiện cần nộp đơn kiện với đầy
đủ bằng chứng cần thiết và ước tính mức thiệt hại mà hành động bán phá giá
đó gây ra Đơn kiện cần xác định rõ chủng loại hàng hóa và danh tính công
ty bị kiện
- Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ bắt đầu
vụ kiện khi người nộp đơn là đại diện hợp pháp cho ngành hàng đó Thông thường các hội, hiệp hội đại diện cho ngành hàng ở tầm quốc gia hay khu vực mới đủ khả năng đại diện Tại Hoa Kỳ, đại diện có thể là hội, hiệp hội các bang Cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ xem xét xem các bằng chứng ban đầu có đủ mức để bắt đầu vụ kiện không
+Bước 2: điều tra sơ bộ: làm rõ 2 vấn đề sau
Trang 4-Thứ nhất: Có thực người bị kiện bán phá giá hay không và mức độ phá giá là bao nhiêu
-Thứ hai: Có thiệt hại với ngành sản xuất nội địa hay không (nơi phát đơn kiện) và thiệt hại đó có hoàn toàn, có thực sự do việc bán phá giá trên hay không
+Bước 3: kết luận vụ kiện: dựa trên các dữ kiện thu thập, cơ quan điều
tra họp và đưa ra kết luận về việc bán phá giá
+Bước 4: áp dụng biện pháp tạm thời: nhằm hạn chế hậu quả của việc
bán giá giá, một số biện pháp có thể biết đến như: Đặt cọc, ký quỹ một số tiền nhất định hay áp thuế (bổ sung) tạm thời đối với các mặt hàng bị kiện là bán phá giá
+Bước 5: cam kết về giá:Các loại thỏa thuận về giá có thể đạt được là
-Bên xuất khẩu cam kết tăng giá bán đến mức xấp xỉ giá của nhà sản xuất nội địa (song vẫn đảm bảo cạnh tranh)
-Ngừng xuất khẩu với giá bị cho là phá giá
-Chấp nhận bị áp dụng quota với mặt hàng đó
-Chấp nhận bị áp thuế bổ sung
+Bước 6: tiếp tục điều tra: Biện pháp này được thực hiện nhằm thu
thập thêm thông tin, chứng cứ để kết luận chính xác hơn Quá trình này cũng nhằm thu thập các phản hồi và tác động với các bên liên quan sau khi áp dụng biện pháp.Các phiên điều trần có thể được tổ chức trong giai đoạn này cho các bên trình bày về vấn đề của mình nhằm đạt được sự công bằng hơn
+Bước 7: đưa ra kết luận cuối cùng.
+Bước 8: áp dụng biện pháp chống phá giá cuối cùng: thường có 2
loại kết luận:
-Nếu mức độ phá giá là đáng kể, gây thiệt hại thực thụ với các nhà sản xuất nội địa thì nhà xuất khẩu phải chịu mức thuế chống bán phá giá Mức thuê này không đồng đều với tất cả các nhà sản xuất mà áp tùy theo từng nhà sản xuất, tùy theo mức phá giá bị kết luận Tuy nhiên, mức thuế bổ sung không bao giờ cao hơn mức biên độ giá chênh lệch đã xác định; nếu biên độ chênh lệch chỉ bằng và nhỏ hơn 2% thì cũng không bị áp thuế bổ sung; nếu việc áp thuế làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng thì cũng không bị áp thuế
-Nếu kết luận là mức phá giá không đáng kể, không ảnh hưởng thì biện pháp tạm thời được dỡ bỏ, thuế chống bán phá giá không bị áp nữa
+Bước 9: rà soát hằng năm: được tiến hành hằng năm theo yêu cầu
của các bên để điều chỉnh mức thuế bổ sung hoặc dỡ bỏ các biện pháp chống phá giá nếu thấy không cần thiết nữa
Trang 5+Bước 10: rà soát hoàng hôn: được tiến hành theo chu kỳ 5 năm kể từ
lúc áp thuế hay rà soát Kết luận của cuộc Rà soát hoàng hôn này sẽ là có áp thuế chống bán phá giá thêm 5 năm nữa hay không
2)Các cột mốc chính trong vụ kiện cá tra, basa Việt Nam của Mỹ:
*28/06/2002
CFA đệ đơn lên ITC và DOC kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, basa (Trong đơn kiện, CFA đưa ra hai đề xuất áp dụng thuế chống phá giá để DOC xem xét Nếu Việt Nam được xác định không phải là một nước theo nền kinh tế thị trường, thì mức thuế suất thuế chống phá giá
áp dụng sẽ là 190% Còn nếu Việt Nam được xác định là có nền kinh tế thị trường, thì mức thuế suất thuế chống phá giá áp dụng sẽ là 144%.)
*24/07/2002
DOC đưa ra kết luận có khởi xướng điều tra hay không dựa trên thông tin do bên nguyên đơn cung cấp sơ khởi
*08/08/2002
ITC đưa ra kết luận sơ khởi xem có “bằng chứng hợp lý” cho thấy ngành sản xuất trong nước của Mỹ bị thiệt hại hay bị đe dọa chịu thiệt hại do tác động của hàng nhập khẩu hay không
Nếu kết luận là không thì vụ kiện được kết thúc
Nếu kết luận là có thì vụ kiện được chuyển sang DOC
DOC công bố kết quả điều tra sơ khởi về cáo buộc bán phá giá
DOC chỉ phải xác định xem có “cơ sở hợp lý để khẳng định hay nghi ngờ” bán phá giá hay không
Nếu kết quả cuối cùng là không thấy có bán phá giá hay mức bán phá giá là không đáng kể (thấp hơn 2% giá trị sản phẩm) thì vụ kiện vẫn được chuyển tiếp sang giai đoạn sau
Còn nếu kết quả là có bán phá giá thì DOC sẽ yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải ký quỹ với Hải quan một khoản tiền tương đương với mức thuế dự kiến
*16/06/2003 (dự kiến ban đầu là 8/02/2003)
DOC công bố kết quả điều tra cuối cùng về cáo buộc bán phá giá Vụ kiện được kết thúc nếu kết luận là không có bán phá giá Còn nếu có, vụ kiện được chuyển lại ITC
*31/07/2003 (dự kiến ban đầu là 04/04/2003)
ITC công bố kết quả điều tra cuối cùng về cáo buộc ngành chế biến catfish philê đông lạnh của Mỹ có bị thiệt hại vật chất hay không
*7/08/2003
Lệnh áp thuế chống phá giá
Trang 6 ITC kết luận rằng có đủ bằng chứng hợp lý cho thấy ngành sản xuất cá catfish philê đông lạnh trong nước đang bị đe dọa chịu thiệt hại vật chất bởi các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam
-Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm philê cá tra, basa Việt Nam trong vòng 5 năm với mức thuế 44,66- 63,88%, trong đó:
+Agifish chịu thuế chống phá giá 61,88%, Cataco 41,06%, Nam Việt 53,96% và Vĩnh Hoàn 37,94%
+Các doanh nghiệp tự nguyện trả lời phiếu điều tra (bao goầm Afiex, Cafatex, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đà Nẵng, Mekonimex, QVD và Việt Hải) chịu mức thuế bình quân trọng số là 49,16%
+Cá basa và tra philê đông lạnh nhập khẩu từ tất cả các doanh nghiệp khác của Việt Nam phải chịu thuế suất 63,88%
-Hậu quả: Các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng mức áp thuế chống phá giá như vậy là quá cao, thậm chí bất hợp lý Các quyết định mang tính áp đặt của DOC gây hậu quả là xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ suy giảm nặng nề, gây ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp, những người nông dân nuôi cá cũng như những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng cá tra mà nước ta đang thực hiện Mặt khác, áp thuế quá cao làm cho giá thành cá tra trên thị trường Mỹ tăng cao đột biến, người tiêu thụ giảm mạnh, không ăn cá tra, basa Việt Nam mà lực chọn các loại sản phẩm cá khác có giá thành thấp hơn tổn thất lớn cho nguồn thu nhập quốc gia
III Các bài học, giải pháp rút ra từ vụ kiện:
1) Bài học:
a) Marketing:
-Cá tra, basa Việt Nam đang ngày càng mở rộng thị trường trên toàn thế giới nhưng dường như chúng ta vẫn luôn gặp vất vả khó khăn, bị động đối với các rào cản thương mại dù các doanh nghiệp đã rất nỗ lực, từ đó mới thấy, vấn đề tiếp thị giữ một vai trò khá quan trọng Chúng ta cần thực hiện các chiến lược tiếp thị với các nước bạn, qua đó làm nổi bật các giá trị ưu việt của mặt hàng cá Việt Nam, đồng thời dần xây dựng và khẳng định thương hiệu; và một khi thương hiệu đã vững mạnh, các doanh nghiệp sẽ tự tin trước các rào cản
b) Công tác kế toán và thống kê:
- Để phát triển bền vững hơn, công tác kế toán và hệ thống thống kê của các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần được cải tiến và hoàn thiện Vụ kiện bán
Trang 7phá giá cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra một thiếu sót lớn là công tác kế toán, lưu trữ số liệu quá yếu kém Trong vụ kiện bán phá giá trên, các doanh nghiệp Việt Nam có 21 ngày để trả lời phần A của bảng câu hỏi và có 37 ngày để hoàn tất bảng câu hỏi Thế nhưng, chỉ có một vài doanh nghiệp Việt nam đáp ứng được yêu cầu Theo phân tích của ông Andrew Hudson thuộc dự án: “Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, nâng cao năng lực chống bán phá giá”, sở dĩ vụ kiện tôm mang lại kết quả tốt hơn, bị áp mức thuế thấp hơn là vì VASEP đã dự đoán trước và có thời gian chuẩn bị khoảng 2 năm (trong khi vụ kiện cá basa chỉ có hơn 1 tháng chuẩn bị) Hơn
10 cuộc tập huấn về chống bán phá giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm được tổ chức, do vậy việc trả lời các bảng câu hỏi khá tốt Ngoài việc thuê luật sư giỏi chuyên ngành, vụ kiện tôm còn tranh thủ được sự ủng hộ của các
tổ chức phi chính phủ VN và nước ngoài như liên đoàn hành động người tiêu dùng, hiệp hội các nhà phân phối thủy sản Hoa Kỳ, nhóm đặc trách tôm
Một hệ thống dữ liệu đầy đủ và hệ thống kế toán rõ ràng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn trong việc đối phó với các rào cản thương mại quốc tế
2)Giải pháp:
-Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương,đa phương, thực hiện chương trình vận động hành lang (lobby) để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam
(có 6 tiêu chí để đánh giá một nước có nền kinh tế thị trường hay không:
1 Đồng tiền có khả năng chuyển đổi ở tài khoản vãng lai và tài khoản vốn hay không;
2 Mức lương có được xác định trên cơ sở thỏa thuận tự do người lao động và giám đốc quản lý doanh nghiệp hay không;
3 Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có bị hạn chế hay không;
4 Chính phủ có duy trì sở hữu và kiểm soát các phương thức sản xuất ở trong nước hay không;
5 Chính phủ có kiểm soát việc phân bổ nguồn lực và các quyết định
về giá và sản lượng của doanh nghiệp hay không; và
6 Các yếu tố quan trọng khác)
-Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng
bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất,xuất khẩu từng
Trang 8ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để
từ đó có sự phòng tránh cần thiết
-Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá
-Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng
-Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương mại quốc tế,luật chống bán phá giá của các nước và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện
-Về phía chính phủ, cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện:thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện, cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật
sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện
-Về phía các hiệp hội ngành hàng, cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp
-Thương lượng để cam kết giá là biện pháp khá khả thi và đang được nhiều nước nhiều áp dụng Cam kết giá là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi
là bán phá giá hàng hoá Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu Khi một cam kết giá được chấp thuận quá trình điều tra sẽ chấm dứt
IV) Kết luận:
Hiện nay, chúng ta tiếp tục phải chịu các mức thuế chống phá giá bất hợp lý
từ Mỹ Theo thông tin mới nhất hiện nay, áp đặt thuế cho một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa đã tăng lên 130%, đây là một con số vô lý Với mức thuế đó, người Mỹ sẽ phải ăn cá tra với giá khá mắc, xuất khẩu cá tra, basa có nguy cơ giảm sút mạnh Vì vậy, vấn đề là chúng sẽ thương lượng, thỏa thuận với Hoa Kỳ về giá nhập khẩu vào thị trường Mỹ, nếu không được, chúng ta sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện Trước hơn hết, các doanh nghiệp cần hoàn thiện sổ sách, thực hiện các giải pháp khả thi, đồng thời liên kết với nhau đương đầu với “cuộc chiến cá basa”
Trang 9V.Sự khác biệt với vụ kiện bán phá giá tôm:
Về ý nghĩa và bản chất, bán phá giá tôm và bán phá giá cá basa khá giống nhau, cũng đều là việc bán sản phẩm nhập khẩu với giá thấp hơn giá sản xuất nội địa, cũng đều áp dụng các bước đi kiện cũng như chịu áp thuế khi bị kết luận là bán phá giá Tuy nhiên, có một điều dễ thấy là vụ kiện bán phá giá tôm không quá ồn ào và gây ảnh hưởng như vụ kiện phá giá cá basa Có nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề này:
+Việt Nam không phải là nước duy nhất xuất khẩu tôm vào thị trường
Mỹ Tôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau như Trung Quốc, Indonesia, Phillipine, vv … trong khi đó, cá basa là độc quyền của Việt Nam Do đó, khi bị kiện, chúng ta hoàn toàn ở thế bị động và đơn độc chứ không như các sản phẩm tôm, khi bị kiện bán phá giá, các nước bị
áp thuế kết hợp với nhau giải quyết vấn đề
+Vụ kiện tôm có khoảng thời gian ngắn hơn và kết thúc với mức áp thuế thấp hơn ( do chúng ta có khoảng thời gian đủ để chuẩn bị các mặt tốt(2 năm): kiểm kê, hoàn thiện sổ sách, trả lời bảng câu hỏi vv… trong khi đó vụ kiện cá tra, basa chúng ta chỉ có 3 tháng để chuẩn bị tất cả mọi việc)
Tóm lại, ngoài tôm và cá basa, chúng ta vẫn còn khá nhiều mặt hàng khác
bị kiện bán phá giá như giày dép, quần áo vv… Đối với 1 vụ kiện bán phá giá, yếu tố kinh tế là chủ yếu nhưng cũng không thể phủ nhận trong đó cũng đan xen vào các yếu tố chính trị Vì vậy, dù là vụ kiện về mặt hàng gì đi nữa, chúng ta cũng cần sự liên kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng giải quyết, thoả thuận ổn thỏa các vấn đề