Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
141 KB
Nội dung
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) Trường………………. Khoa…………………. TIỂU LUẬN Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) 1 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài 3 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1: 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔN, BẢN VÀ TRƯỞNG THÔN, BẢN 5 TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ 5 Một số khái niệm cơ bản 5 Khái niệm quản lý 5 2 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn và phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống nông dân là điều kiện đảm bảo sự ổn định và phát triển của cũng như góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đảm bảo ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn đòi hỏi phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp, trong đó biện pháp cơ bản là nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp xã, song để hệ thống ấy vận hành có hiệu quả thì việc giải tỏa những mâu thuẫn, xung đột ở nông thôn đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở thì cán bộ lãnh đạo cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung, “cán bộ” người trực tiếp gần dân nhất là trưởng thôn, bản, già làng nói riêng chính là nhằm tạo dựng nhân tố giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở. Thực tế xây dựng cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn, bản trong những năm qua cho thấy: ở đâu đội ngũ cán bộ thôn bản có trình độ năng lực, trách nhiệm trong công tác, thì ở đó ý thức, trách nhiệm của nhân dân và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng được nâng cao và ngược lại. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số trưởng thôn, bản, già làng vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong các hoạt động ở thôn, bản mình, còn có một số trưởng thôn chưa nhận thức được hết ý nghĩa, trách nhiệm của một trưởng thôn- người đứng đầu thôn, bản. Xuất phát từ thực tế trên, việc phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động quản lý xã hội (QLXH) cấp cơ sở là một yêu cầu cấp bách và thiết thực. Với những lý do trên đây em chọn đề tài “phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay” (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang). 2.Tình hình nghiên cứu 3 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) Thôn, bản và trưởng thôn, bản, già làng là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Cho đến nay đã có nhiều công trình được công bố dưới nhiều dạng khác nhau như: “Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước (dành cho trưởng thôn, bản)”của ban tổ chức cán bộ chính phủ, Hà Nội 1998. “Tính tự quản của cộng đồng làng xã với việc kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở” tạp chí tổ chức Nhà nước 11.2002…vv. Các tài liệu đó đề cập đến nhiều vấn khía cạnh khác nhau của vấn đề, song chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề “ phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở” mà đặc biệt là ở tỉnh Tuyên Quang. 4 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔN, BẢN VÀ TRƯỞNG THÔN, BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm quản lý Quản lý là những tác động do con người thực hiện để tổ chức và điều chỉnh hành vi của những con người khác nhau nhằm phối hợp các cố gắng riêng lẻ của từng người, từng nhóm người độc lập với nhau thành một cố gắng chung hướng vào việc biến đổi, cải tạo thế giới xung quanh, chinh phục thế giới ấy vì lợi ích của con người. Thuật ngữ “quản lý” xét về nội dung có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thí quản lý có thể hiểu “là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh cac quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mực tiêu đã dặt ra” 1.1.2 Khái niệm cấp cơ sở Cấp cơ sở là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống hành chính 4 cấp ở nước ta. Là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành tTrung ương Dảng cộng sản Việt Nam khóa IX chỉ rõ “cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú sinh sống. Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vân động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại 5 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội tổ chức cộng đồng dân cư”. Từ nội dung trên có thể khái quát cấp cơ sở như sau: Cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ nhất. Cấp cơ sở là cấp hành chính thấp nhất trong hệ thống hành chính của nước ta. 1.1.3 Khái niệm QLXH cấp cơ sở Để hiểu rõ khái niệm quản lý xã hội cấp cơ sở, trước hết cần làm rõ khái niệm QLXH. Có thể hiểu QLXH là những tác động có ý thức của các chủ thể xã hội – có thể các nhân hoặc tổ chức vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thù của xã hội, đáp ứng sự tồn tại và phát triển xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nó như lao động và học tập, văn hóa, chính trị, tôn giáo và các công tác xã hội khác. Để vận hành hoạt động quản lý đối với xã hội là đòi hỏi tất yếu khách quan, do đó: “QLXH là sự tác động liên tục có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý lên xã hội và khách thể của nó, nhằm phát triển xã hội theo quy luật khách quan và đăc trung của xã hội”. Như vậy QLXH là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý xã hội càng lớn và nội dung càng đa dạng và phức tạp. Là một cấp hành chính trong hệ thống chính của nhà nước ta, cấp cơ sở như một xã hội thu nhỏ, một đơn vị kinh tế độc lập nhưng lại mang sắc thái riêng không giống bất kỳ một cấp hành chính nào. Hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Bên cạch chủ thể cơ bản là Nhà nước còn có chủ thể là các tổ chức do các cộng đồng dân cử khác nhau thiết lập nên để quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của cộng đồng. các chủ thể quản lý này luôn tồn tại song hành nhưng mức độ và phương thức tác động tới xã hội là khác nhau. Từ sự phân tích trên có thể hiểu QLXH cấp cơ sở như sau: “ QLXH cấp cơ sở là sự tác động bằng quyền lực nhà nước và bằng các thiết chế xã hội khác để điều chỉnh các quả trình xã hội ở cơ sở và hành”. 6 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) 1.2 Vai trò của thiết chế trưởng thôn, bản trong đời sống xã hội ở nông thôn. “Thôn, làng, bản, ấp, mường, buôn, phum, sóc,…(sau đây gọi chung là thôn, bản) là đơn vị dân cư có truyền thống của nông thôn Việt Nam, mang tính chất xã hội dân sự trong phạm vi cấp chính quyền cơ sở ( làng xã trước đây; xã hiện nay) có quan hệ liên kết cộng đồng để tiến hành sản xuất, phòng chống thiên tai, địch họa, baoe vệ an ninh làng xóm” (Theo tài liệu bồi dưỡng trưởng thôn, bản về quản lý Nhà nước của Học viện Hành chính quốc gia). Đặc trưng cơ bản của thôn, bản Việt Nam là tính tự quản và tính cộng đồng được hình thành và tồn tại hàng ngàn năm nay. Do đó, cần có một người đứng đầu thôn, bản để đại diện cho lợi ích của cộng đồng dân cư cùng sinh sống trên một địa bàn, gọi là trưởng thôn, trưởng bản, già làng (gọi chung là trưởng thôn, bản). Vì vậy, vai trò của trưởng thôn, bản, già làng cũng tồn tại như một yêu cầu khách quan do tính tự quản của thôn, bản đòi hỏi. Tức là do yêu cầu của bản thân thôn, bản nên trưởng thôn bản có trách nhiệm như là đại diện cho chính quyền cơ sở ở thôn, bản trong các hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội. Có thể nói, trưởng thôn, bản giữ vai trò như một chiếc cầu nối giữa nhân dân và chính quyền cấp cơ sở bởi trưởng thôn, bản là người đại diện cho nhân dân trong thôn, bản do đó sẽ có nghĩa vụ, quyền hạn tổ chức và chủ trì các cuộc họp của thôn, bản để bàn về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của nhân dân, đóng góp ý kiến cho những công việc, chủ trương, dự án thuộc thẩm quyền quết định của Ủy ban nhân dân (UBND) xã và Hội đồng nhân dân (HĐND) xã; phát hiện và báo cáo kịp thời với với UBND xã những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Mặt khác, trưởng thôn, bản còn là người đại diện cho UBND xã tại thôn, bản đó là hướng dẫn, đôn đốc nhân dân trong thôn, bản thực hiện các nghị quyết của HĐND, cac quyết định của UBND thực hện một số công việc do UBND xã ủy quyền; giữ gìn trật tự an toàn xã hội xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, bản. 7 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) Thôn, bản là cộng đồng dân cư được hình thành từ rất lâu cùng với sự hình thành và phát triển của làng xã Việt Nam, đây không phải là một cấp hành chính mà chỉ là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, do đó nó sẽ diễn ra những hoạt động sinh hoạt văn hóa thường xuyên của người dân và trưởng thôn, bản, già làng là một thiết chế được chính quyền cơ sở quan tam bởi đó là người đứng đầu, nắm bắt mọi tình hình phát triển của cộng đồng dân cư, phục vụ đời sống xã hội của cộng đồng như việc lễ hội, cưới, tang,… 1.3 Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở. Nâng cao vai trò cuả trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở là yêu cầu của bản thân các thôn, bản. Đội ngũ trưởng thôn, bản có nhiều đóng góp vào công tác QLXH ở cơ sở, song bên cạnh những kết quả đạt được còn không ít những thiếu sót cần phải khắc phục. Trong khi đó các thôn, bản hiện nay luôn vận động và phát triển để phù hợp với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, đòi hỏi người trưởng thoon, bản phải nhanh nhạy, nắm bắt và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trên địa bàn. Để đáp ứng yêu cầu đó trưởng thôn, bản cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ của mình. Vì vậy nâng cao vai trò của trưởng thôn, bản là một yêu cầu của quá trình vận động và phát triển của thôn, bản. Nâng cao vai trò của trưởng thôn, bản cũng chính là đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm phát huy quyền làm chủ sáng tạo của nhân dân, động viên nhân dân phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Dân chủ có thể hiểu như là một tất yếu, một đòi hỏi đương nhiên của nhân dân, là trách nhiêm của chính quyền các cấp từ từ trung ương đến địa phương và trưởng thôn, bản phải ham gia vào công tác quản lý hành chính ở thôn, bản là yêu cầu của quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng thôn, bản trong vấn đề này ngày càng được mở rộng để đảm bảo 8 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) quyền dân chủ của nhân dân. Do đó trách nhiệm của trưởng thôn, bản được mở rộng hơn do yêu cầu của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Có thể nói hoạt động QLXH cấp cơ sở là một dạng quản lý cụ thể, bởi vì chủ thể phải trực tiếp quản lý những hoạt động cụ thể, nhữn sự việc, sự kiện diễn ra hàng ngày trong đời sống của nhân dân ở thôn, bản. Đặc biệt đó là đội ngũ trưởng thôn, bản càng phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong các hoạt động quản lý, trong vai trò là người đại diện cho nhân dân trước UBND xã. 9 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) Chương 2: THỰC TRẠNG SỰ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRƯỞNG THÔN, BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (THEO SỐ LIỆU CỦA TỈNH TUYÊN QUANG ) 2.1 Thực trạng vè việc phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) 2.1.1 Một vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía tây giáp Yên Bái, phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.690 ha, trong đó có 70% là diện tích đồi núi. Tuyên Quang có dân số trung bình là 719.726 người (2004) với 22 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân số trong đọ tuổi lao động là 387.992 người chiếm 53.9%. Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã, 3 phường, 5 thị trấn, 137 xã trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế thương mại lớn của cả nước, lại chưa có đường sắt nên việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài chỉ nhờ vào hệ thống đường bộ (quốc lộ 2 và quốc lộ 37). Tỉnh miền núi nên địa hình của tỉnh rất phức tạp bởi sự chia cắt của nhiều núi cao và sông suối, đặc bịt là ở phía bắc. Phía Nam tỉnh địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều núi đồi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Tuyên Quang còn là tỉnh có tiềm năng du lịch lớn bởi có căn cứ địa cách mạng mà ngày nay vẫn còn ghi đậm dấu ấn từ mái lán Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây Đa Tân Trào, nơi ngọn lửa cách mạng đã được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Cũng tại đây trong thời kỳ chống Pháp Tuyên Quang còn là tỉnh 10 [...]... hiệu quả quản lý thôn, bản 20 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) PHẦN KẾT LUẬN Có thể nói, vai trò của trưởng thôn, bản ở nước ta hiện nay, đăc biệt đó là sự tham gia vào hoạt động quản lý xã hội đã ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong QLXH cũng chính là phát huy tinh... dụng khuyến khích các trưởng thôn tích cực hoạt động 17 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TRƯỞNG THÔN, BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Trưởng thôn, bản là người đại diện cho chính quyền cơ sở trực tiếp quan hệ hàng ngày với nhân dân ở thôn, bản Mối... chuẩn của trưởng thôn, bản phù hợp với từng vùng, từng địa phương 3.4 Thực hiện chế độ chính sách đối với trưởng thôn, bản 19 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) Thực chất, trưởng thôn, bản được đặt ra nhằm giúp UBND xã thực hiện một phần chức năng quản lý về những mặt nhất định trong đời sống của nông thôn, bản, nên... UBND xã trước thôn, bản Đòng thời trưởng thôn, bản do nhân dân trong thôn, bản trực tiếp lựa chọn, bầu ra, thay mặt nhân dân điều hành công việc và đại diện cho thôn, bản mình trước UBND xã Vì vậy trưởng thôn, bản phải được nhận thù lao từ hai phía, đó là nhà nước và thôn, bản vì trưởng thôn, bản vừa giúp việc cho Nhà nước lại vừa là người đại diện cho thôn, bản Mặt khác,UBND tỉnh nên có văn bản hướng... trật tự cho nhân dân trong các ngày lễ, tết,các cuộc bầu cử, Đai hội vừa qua 14 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) Đội ngũ trưởng thôn bản đã tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động QLXH cũng như quản lý Nhà nước ở địa phương nên có tác dụng thiết thực trong việc giúp UBND xã quản lý các lĩnh vực của đời... theo các chuyên nghành nông, lâm nghiệp Xây dựng giao thông thủy lợi và kinh tế tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 2.1.2 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)- những kết quả đạt được Trong những năm qua đội ngũ trưởng thôn, bản đã có những đóng góp không nhỏ vào công tác quản lý thôn, bản ở cơ... hướng dẫn các thôn, bản trả phụ cấp cho trưởng thôn, bản Cách huy động nguồn chi trả và mức chi trả cho từng cán bộ do Hội nghị thôn, bản quyết định Đáy là một cách đảm bảo quyền tự chủ và tự quản của thôn, bản 3.5 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ thôn ,bản ٭Hình thức tổ chức bồi dưỡng: Ngoài việc tổ chức các buổi tập huấn cho trưởng thôn, bản ở xã, huy n, tỉnh thi việc tổ chức Hội thi trưởng thôn... hạn của trưởng thôn Quy chế dân chủ là cơ sở pháp lý để trưởng thôn, bản thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình nhằm phát huy tính tự quản của cộng đồng thôn, bản Vì vậy quy chế thực hiện dân chủ ở xã nâng lên thành luật sẽ tạo các cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của trưởng thôn, bản và nhân dân 3.2 Tiêu chuẩn hóa chức danh trưởng thôn, bản Tiêu chuẩn hóa về đạo đức, uy tín: Trưởng thôn, không... thời phát hiện các hiện tượng lấn chiếm, sử dụng sai mục đích…báo cáo, phản ánh với UBND xã, chính quyền cơ sở thực nghiêm luật 13 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) đất đai ở địa phương, góp phần quản lý đất đai ở thôn, bản ngày càng chặt chẽ hơn Công tác quản lý hộ khẩu ở thôn, bản cũng được cũng được đội ngũ trưởng. .. dân trong thôn, bản thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước Nhiều nơi trưởng thôn, bản đã tổ chức các cuộc họp để nhân dân đóng góp ý kiến, xây dựng quy ước làng văn hóa – gia đình văn hóa mới, quản lý đường, ngõ, công trình phúc lợi của thôn, bản Thời gian qua hầu hết 11 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang) các trưởng . 1: 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔN, BẢN VÀ TRƯỞNG THÔN, BẢN 5 TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ 5 Một số khái niệm cơ bản 5 Khái niệm quản lý 5 2 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH. của trưởng thôn, bản trong hoạt động quản lý xã hội (QLXH) cấp cơ sở là một yêu cầu cấp bách và thiết thực. Với những lý do trên đây em chọn đề tài phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt. cập đến vấn đề “ phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở” mà đặc biệt là ở tỉnh Tuyên Quang. 4 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở