Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập HIĐROCACBON I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Bài 25. ANKAN Câu 1. Ankan là hiđrocacbon A. mạch hở B. no, mạch hở C. no, mạch vòng D. không no, mạch hở Câu 2. Ankan có công thức phân tử chung là A. n 2n 2 C H n 1( ) + ≥ B. n 2n C H n 2( )≥ C. n 2n C H n 3( )≥ D. n 2n 2 C H n 2( ) − ≥ Câu 3. Các ankan không tham gia loại phản ứng nào ? A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng tách D. Phản ứng cháy Câu 4. Ứng với công thức phân tử C 5 H 12 có bao nhiêu đồng phân mạch cacbon ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5. Công thức cấu tạo: 3 2 3 CH CH CH CH CH− − − − ứng với tên gọi nào sau đây ? CH 3 CH 3 A. 2,3-đimetylbutan B. 2,3-metylpentan C. 2,3-đimetylpentan D. 2,3-metylbutan Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn ankan tạo ra CO 2 và H 2 O. Nhận xét tỉ lệ về số mol của CO 2 và H 2 O là A. 2 2 CO H O n n= B. 2 2 CO H O n n< C. 2 2 CO H O n n> D. Kết quả khác Bài 26. XICLOANKAN Câu 7. Khi sục khí xiclopropan vào dung dịch brom (màu nâu đỏ) hiện tượng quan sát được là A. màu dung dịch không đổi. B. màu dung dịch đậm lên. C. màu dung dịch bị nhạt dần. D. màu dung dịch chuyển sang màu xanh. Câu 8. Nhận định nào sau đây là đúng ? A. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng. B. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế. C. Tất cả xiclankan đều có khả năng tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng. D. Một số xicloankan có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng. Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn xicloankan tạo ra CO 2 và H 2 O. Nhận xét tỉ lệ về số mol của CO 2 và H 2 O là A. 2 2 CO H O n n= B. 2 2 CO H O n n< C. 2 2 CO H O n n> D. Kết quả khác Câu 10. Xicloankan có công thức phân tử chung là A. n 2n 2 C H n 1( ) + ≥ B. n 2n C H n 2( )≥ C. n 2n C H n 3( )≥ D. n 2n 2 C H n 2( ) − ≥ Câu 11. Xicloankan là hiđrocacbon A. mạch vòng B. no, mạch hở C. no, mạch vòng D. không no, mạch hở Bài 27. LUYỆN TẬP: ANKAN VÀ XICLOANKAN Câu 12. Kết luận nào sau đây là không đúng ? A. Hầu hết các ankan có đồng phân mạch cacbon. B. Ankan và xicloankan là đồng phân của nhau. C. Trong phân tử ankan và xicloankan chỉ có liên kết đơn. D. Hầu hết các ankan có khả năng tham gia phản ứng thế, phản ứng tách. Câu 13. Phản ứng đặc trưng của ankan là A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng tách D. Phản ứng cháy Câu 14. Công thức phân tử của ankan có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 36 là: A. C 4 H 10 B. C 6 H 14 C. C 7 H 16 D. C 5 H 12 Câu 15. Khi cho pentan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1, sản phẩm chính thu được là A. 2-brompentan B. 1-brom pen tan C. 1,3-đibrompentan D. 2,3- đibrompentan Câu 16. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,60 g ankan X thu được 5,60 lít khí CO 2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C 3 H 8 B. C 4 H 10 C. C 5 H 12 D. C 6 H 14 Bài 29. ANKEN Câu 17. Chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng của anken là A. metan B. etan C. etilen D. axetilen GV: La Văn Thiện 1 Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập HIĐROCACBON Câu 18. Ứng với công thức phân tử C 5 H 10 có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19. Anken X có công thức cấu tạo: 3 3 CH CH C CH− = − tên của X là CH 3 A. 2-metylbut-2-en B. 3-metylbut-2-en C. metylbut-2-en D. 2-metylbut-1-en Câu 20. Để phân biệt etan và etilen, dùng phản ứng nào là thuận tiện nhất ? A. Phản ứng đốt cháy B. Phản ứng cộng với hiđro C. Phản ứng với nước brom C. Phản ứng trùng hợp Câu 21. Chất nào sau đây là mất màu dung dịch brom ? A. butan B. but-1-en C. cacbon đioxit D. metylpropan Câu 22. Người ta điều chế etilen trong phòng thí nghiệm bằng cách A. tách nước của ancol etylic B. phân hủy propen C. tách hiđro khỏi etan C. phân hủy butan Câu 23. Theo qui tắc Mac-cop-nhi-cop, trong phản ứng cộng axit hoặc nước vào nối đôi của anken thì phần mang điện dương (nguyên tử H) cộng vào : A. cacbon bậc cao hơn B. cacbon bậc thấp hơn C. cacbon mang nối đôi ,bậc thấp hơn D. cacbon mang nối đôi ,có ít H hơn Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn anken tạo ra CO 2 và H 2 O. Nhận xét tỉ lệ về số mol của CO 2 và H 2 O là A. 2 2 CO H O n n= B. 2 2 CO H O n n< C. 2 2 CO H O n n> D. Kết quả khác Câu 25. but-1-en tác dụng với HBr tạo ra sản phẩm chính là: A. 3-clobutan B. 2-clobut-1-en C. 1-clobutan D. 2-clobutan Câu 26. Anken nào sau đây có đồng phân cis – trans ? A. CH 2 = CH – CH 3 B. CH 2 = CH – CH 2 – CH 3 C. CH 3 – CH = CH – CH 3 D. 3 3 CH C CH CH− = − CH 3 Bài 30. ANKAĐIEN Câu 27. Ankađien liên hợp là hiđrocacbon trong phân tử có A. hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn B. hai liên kết đôi liền nhau C. hai liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở lê D. hai liên kết ba cách nhau một liên kết đơn Câu 28. Công thức cấu tạo của isopren là : A. CH 2 = CH - CH = CH 2 B. CH 2 = CH - CH 2 - CH = CH 2 C. CH 3 - CH = CH - CH 3 D. CH 2 = C - CH = CH 2 CH 3 Câu 29. Trong các chất dưới đây, chất nào có tên gọi là đivinyl ? A. CH 2 = CH - CH = CH 2 B. CH 2 = CH - CH 2 - CH = CH 2 C. CH 3 - CH = CH - CH 3 D. CH 2 = CH - CH = CH – CH 3 Bài 31. LUYỆN TẬP: ANKEN VÀ ANKAĐIEN Câu 30. Cao su buna là sản phẩm trùng hợp chủ yếu của A. buta-1,3-đien B. isopren C. buta-1,4-đien D. but-2-en Câu 31. Khi cho buta -1,3-đien tác dụng với H 2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác, có thể thu được A. butan B. isobutan C. isobutilen D. pentan Câu 32. Hợp chất nào sau đây cộng hợp H 2 tạo thành isopentan ? A. CH 2 = C – CH = CH – CH 3 B. CH 2 = C - CH = CH 2 CH 3 CH 3 C. CH 2 = CH – CH 2 – CH = CH 2 D. CH 2 = CH - CH = CH – CH 3 Câu 33. Anken X có tỉ khối hơi so với nitơ bằng 2. Công thức phân tử của X là A. C 4 H 8 B. C 3 H 6 C. C 2 H 4 D. C 5 H 10 Câu 34. Công thức phân tử của anken và ankađien là A. C 2 H 6 và C 3 H 6 B. C 3 H 8 và C 3 H 6 C. C 4 H 8 và C 4 H 6 D. C 4 H 10 và C 4 H 8 Bài 32. ANKIN Câu 35. Phát biểu nào sau đây là đúng ? GV: La Văn Thiện 2 Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập HIĐROCACBON A. Các chất trong phân tử có liên kết ba C ≡ C đều thuộc loại ankin. B. Ankin là các hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử có một liên kết ba C ≡ C. C. Ankin là các hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử có một liên kết ba C = C. D. Ankin là hiđrocacbon mạch hở, có công thức phân tử C n H 2n – 2 . Câu 36. Ứng với công thức phân tử C 5 H 8 có bao nhiêu ankin đồng phân của nhau ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 37. Số liên kết π và σ trong phân tử ankin lần lượt là A. 1 và 2 B. 2 và 1 C. 3 và 0 D. 2 và 2 Câu 38. Ankin X có công thức cấu tạo: 3 CH C CH CH≡ − − tên thay thế của X là CH 3 A. 2-metylbut-3-in B. 3-metylbut-1-in C. 3-metylbut-2-in D. 2-metylbut-1- in Câu 39. Ankin có công thức phân tử chung là A. n 2n 2 C H n 1( ) + ≥ B. n 2n 2 C H n 3( ) − ≥ C. n 2n C H n 3( )≥ D. n 2n 2 C H n 2( ) − ≥ Câu 40. Có 4 chất: metan, etilen, but-1-in, but-2-in. Trong 4 chất đó, có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO 3 trong dung dịch NH 3 tạo thành kết tủa ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 41. Để phân biệt các chất khí sau: etilen, axtile, metan ngườii ta dùng các chất nào sau đây ? A. Br 2 khan B. dung dịch Br 2 C. dd Br 2 , dd AgNO 3 /NH 3 D. dd AgNO 3 /NH 3 Câu 42. Trong số các ankin có công thức phân tử C 5 H 8 có mấy chất tác dụng được với dd AgNO 3 /NH 3 ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 43. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hiđrocacbon X thu được 6,72 lít CO 2 (đktc). X tác dụng với dd AgNO 3 /NH 3 sinh ra kết tủa Y. Công thức cấu tạo của X là A. CH 3 – CH = CH 2 B. CH ≡ CH C. CH 3 – CH ≡ CH D. CH 2 = CH – CH = CH 2 Câu 44. Khí propan có lẫn propin. Để thu được propan tinh khiết, cho hỗn hợp khí này qua lượng dư A. dd Br 2 B. dd KMnO 4 C. dd AgNO 3 /NH 3 D. A, B, C đều đúng. Câu 45. Đốt cháy hoàn toàn ankin tạo ra CO 2 và H 2 O. Nhận xét tỉ lệ về số mol của CO 2 và H 2 O là A. 2 2 CO H O n n= B. 2 2 CO H O n n< C. 2 2 CO H O n n> D. Kết quả khác Câu 46. Để phân biệt but-1-in và but-2-in, người ta dùng thuốc thử nào sau đây ? A. dd Br 2 B. dd KMnO 4 C. dd AgNO 3 /NH 3 D. A, B, C đều đúng Bài 33. LUYỆN TẬP: HIĐROCACBON KHÔNG NO Câu 47. Công thức phân tử nào phù hợp với penten ? A. C 5 H 8 B. C 5 H 10 C. C 5 H 12 D. C 4 H 8 Câu 48. Hợp chất nào là ankin ? A. C 2 H 2 B. C 4 H 4 C. C 6 H 6 D. C 8 H 8 Câu 49. Gốc nào là ankyl ? A. -C 3 H 5 B. –C 6 H 5 C. –C 2 H 3 D. –C 2 H 5 Câu 50. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ? A. Eten B. Propen C. But-1-en D. Pent-1-en Câu 51. Chất nào không tác dụng dung dịch AgNO 3 /NH 3 trong amoniac ? A. But-1-in B. But-2-in C. Propin D. Etin Câu 52. Chất nào không tác dụng với Br 2 (tan trong CCl 4 ) ? A. But-1-in B. But-1-in C. Xiclobutan D. Xiclopropan Câu 53. Metan được điều chế từ phản ứng nào sau đây: A. Na 2 CO 3 + NaOH ở 20 0 C. B. Na 2 CO 3 + NaOH ở nhiệt độ cao. C. Nung CH 3 COONa ở nhiệt độ cao. D. Nung hỗn hợp CH 3 COONa + NaOH ở nhiệt độ cao. GV: La Văn Thiện 3 Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập HIĐROCACBON Câu 54. Bằng phương pháp nào tách được etan có lẫn etilen? A. Cho phản ứng hợp H 2 . B. Cho phản ứng với HCl. C. Cho qua dung dịch nước brom. D. Cho phản ứng trùng hợp. Câu 55. Axetilen được điều chế từ chất nào sau đây: A. C+H 2 . B. CaC 2 + H 2 O. C. CH 4 D. Từ B và C. Câu 56. Phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon không no là A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng tách D. Phản ứng cháy Câu 57. Trong các hiđrocacbon sau: ankan, xicloankan, anken, ankađien, ankin thì loại hiđrocacbon nào khí đốt cháy cho ra 2 2 CO H O n n= ( n là số mol) A. ankađien, xicloankan. B. ankađien và ankin C. ankin và xicloankan D. anken và xicloankan. Câu 58. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch thuốc tím KMnO 4 ? A. Etan B. Etilen C. Axetilen D. Isopren Câu 59. 0,7 g anken X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,6 g brom. Phân tử khối của X bằng A. 70 B. 72 C. 80 D. 56 Câu 60. Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 8,4 lít khí CO 2 (đktc) và 6,75 g H 2 O. X, Y thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây ? A. Ankan B. Ankin C. Anken D. Ankađien II. BÀI TẬP: HIĐROCACBON NO Câu 1. Thế nào là hiđrocacbon no, ankan, xicloankan ? Câu 2. Viết các đồng phân cấu tạo của ankan ứng với công thức phân tử C 5 H 12 ? Gọi tên các đồng phân đó theo danh pháp thay thế. Câu 3. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi: a) Propan tác dụng với clo (theo tỉ lệ 1:1) khi chiếu sáng. b) Tách một phân tử hiđro từ phân tử propan. c) Đốt cháy hexan. Câu 4. Một ankan X có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 36. a) Xác định công thức phân tử của X. b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên tất cả các ankan ứng với công thức phân tử tìm được. Câu 5. Chất A là một ankan ở thể khí. Để đốt cháy hoàn toàn 1,2 lít A cần dùng vừa hết 6,0 lít oxi lấy ở cùng điều kiện. a) Xác định công thức phân tử chất A b) Cho chất A tác dụng với khí clo ở 25 0 C và có ánh sáng. Hỏi thu được mấy dẫn xuất monoclo của A ? Cho biết tên của mỗi dẫn xuất đó. Dẫn xuất nào thu được nhiều hơn ? Câu 6. Để đốt cháy hoàn toàn 1,45 g một ankan X phải dùng vừa hết 3,64 lít oxi (đktc). a) Xác định công thức phân tử của X b) Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử đó. Ghi tên tương ứng. Câu 7. Xicloankan đơn vòng X có tỉ khối hơi so với nitơ bằng 2,0. Lập CTPT của X. Viết PTHH (ở dạng công thức cấu tạo) minh họa tính chất hóa học của X, biết rằng X tác dụng với H 2 (xúc tác Ni) chỉ tạo ra một sản phẩm. Câu 8. Viết PTHH của phản ứng xảy ra khi: a) Sục khí xiclopropan vào dung dịch brom. b) Dẫn hỗn hợp xiclopropan, xiclobutan và hiđro đi vào trong ống có bột Ni, nung nóng. c) Đun nóng xiclohexan với brom theo tỉ lệ 1:1. Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp khí A gồm metan và etan thu được 4,48 lít khí cacbonic (đktc). Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 2,86 g hỗn hợp gòm hexan và octan người ta thu được 4,48 lít CO 2 (đktc). Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ankan. Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 20,16 lít CO 2 (đktc) và 19,8 g H 2 O. Xác định CTPT của 2 hiđrocacbon. HIĐROCACBON KHÔNG NO Câu 12. Viết các đồng phân cấu tạo của anken ứng với công thức phân tử C 5 H 10 ? Gọi tên các đồng phân theo tên thay thế. GV: La Văn Thiện 4 Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập HIĐROCACBON Câu 13. Viết PTHH của phản ứng xảy ra khi: a) Propilen tác dụng với hiđro, đun nóng (xúc tác Ni). b) But-2-en tác dụng với HCl. c) Metylpropen tác dụng với nước có xúc tác axit. d) Trùng hợp but-1-en. Câu 14. Trình bày phương pháp hóa học để: a) Phân biệt metan và etilen. b) Tách lấy khí metan từ hỗn hợp với etilen. c) Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en. Viết PTHH của các phản ứng. Câu 15. Dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp gồm etilen và propilen (đktc) vào dung dịch brom thấy dung dịch bị nhạt màu và không còn khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 4,90 g. a) Viết các PTHH và giải thích các hiện tượng ở thí nghiệm trên. b) Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu. Câu 16. Dẫn 4,48 lít hỗn hợp X gồm 2 anken A và B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng vào nước brom dư, thấy khối lượng bình nước brom tăng 10,50 g. Tìm CTPT của A, B và tính thành phần phần trăm thể tích của mỗi anken. Câu 17. Cho etilen vào bình chứa brom lỏng tạo ra 1,2-đibrometan. a) Tính thể tích etilen (đktc) đã tác dụng với brom biết rằng sau khi cân lại thấy bình brom tăng thêm 14 g. b) Tính khối lượng brom có thể kết hợp với 3,36 lít etilen (đktc). Câu 18. Thế nào là ankađien, ankađien liên hợp ? Viết CTCT và gọi tên các ankađien liên hợp có CTPT C 4 H 6 , C 5 H 8 . Câu 19. Viết PTHH (dạng CTCT) của các phản ứng xảy ra khi a) isopren tác dụng với hiđro (xúc tác Ni). b) isopren tác dụng với brom (trong CCl 4 ). Các chất được lấy theo tỉ lệ 1:1, tạo ra sản phẩm cộng theo kiểu 1,4. c) Trùng hợp isopren theo kiểu 1,4. Câu 20. Oxi hóa hoàn toàn 0,68 g ankađien X thu được 1,12 lít CO 2 (đktc). a) Tìm CTPT của X. b) Viết CTCT có thể có của X. Câu 21. Viết CTCT của: a) 2,3-đimetylbuta-1,3-đien b) 3-metylpenta-1,4-đien. c) 3,3-đimetylbuta-1-en. d) 2-etylbut-1-en Câu 22. Viết PTHH minh họa: a) Để tách metan từ hỗn hợp với một lượng nhỏ etilen, người ta dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch brom dư. b) Sục khí propilen và dd KMnO 4 thấy màu của dd bị nhạt dần, có kết tủa nâu đen xuất hiện. Câu 23. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt ba bình đựng khí riêng biệt là: metan, etilen và cacbonic. Viết PTHH minh họa. Câu 24. Viết PTHH của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau: ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) 1 2 3 4 5 3 4 2 2 2 4 2 6 2 5 CH COONa CH C H C H C H C H Cl→ → → → → Câu 25. Viết PTHH của các phản ứng điều chế polibuta-1,3-đien từ but-1-en. Câu 26. 2,8 g anken X mạch cacbon không nhánhphản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch brom 0,25 M. Tìm CTPT của X, viết CTCT của X biết khí tác dụng với HBr tạo ra một dẫn xuất duy nhất. Câu 27. a) Viết CTCT và gọi tên các ankin có CTPT C 4 H 6 , C 5 H 8 . b) Viết CTCT của các ankin co tên sau: pent-2-in; 3-metylpent-1-in; 2,5-đimetylhex-3-in Câu 28. Viết PTHH của phản ứng giữa propin và các chất sau: a) hiđro có xúc tác Pd/PbCO 3 . b) dung dịch brom dư. c) đung dịch bạc nitrat trong amonic. d) hiđro clorua có xúc tác HgCl 2 . Câu 29. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt: a) axetilen với etilen. GV: La Văn Thiện 5 Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập HIĐROCACBON b) ba bình không dán nhãn chứa mỗi khí không màu sau: metan, etilen, axetilen. c) but-1-in và but-2-in. Câu 30. Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí A gồm propin và etilen đi vào một lượng dư dd AgNO 3 trong NH 3 thấy còn 0,84 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích đo ở đktc. a) Tính phần trăm thể tích etilen trong A. b) Tính m. Câu 31. Dẫn hỗn hợp khí gồm metan, etilen, axetilen đi vào một lượng dugn dịch bạc nitrat trong dùn dịch amoniac. Khí còn lại được dẫn vào dd brom dư. Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Câu 32. Viết PTHH của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển háo sau: ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) 1 2 3 4 5 3 4 2 2 4 4 6 6 CH COONa CH C H C H C H polibutadien→ → → → → Câu 33. Viết PTHH của các phản ứng từ axetieln và các chất vô cơ cần thiết điều chế các chất sau: a) 1.2-đicloetan b) 1,1-đicloetan c) 1,2-đibrommetan d) buta-1,3-đien d) 1,1,2-tribrometan. Câu 34. Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí gồm propan, etilen và axetilen qua dd brom dư thấy còn 1,68 lít khí không bị hấp thụ. Nếu dẫn 6,72 lít khí X trên qua dd bạc nitrat trong amoniac thấy có 24,24 g kết tủa. Các thể tích đo ở đktc. a) Viết các PTHH để giải thích quá trình thí nghiệm trên. b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp. Câu 35. Cho biết các phương pháp làm sạch chất khí: a) metan lẫn tạp chất là axetilen và etilen. b) etilen lần tạp chất là axetilen GV: La Văn Thiện 6 Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập HIĐROCACBON GV: La Văn Thiện 7 . đúng. Câu 45. Đốt cháy hoàn toàn ankin tạo ra CO 2 và H 2 O. Nhận xét tỉ lệ về số mol của CO 2 và H 2 O là A. 2 2 CO H O n n= B. 2 2 CO H O n n< C. 2 2 CO H O n n> D. Kết quả khác Câu. 9. Đốt cháy hoàn toàn xicloankan tạo ra CO 2 và H 2 O. Nhận xét tỉ lệ về số mol của CO 2 và H 2 O là A. 2 2 CO H O n n= B. 2 2 CO H O n n< C. 2 2 CO H O n n> D. Kết quả khác Câu 10 hơn Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn anken tạo ra CO 2 và H 2 O. Nhận xét tỉ lệ về số mol của CO 2 và H 2 O là A. 2 2 CO H O n n= B. 2 2 CO H O n n< C. 2 2 CO H O n n> D. Kết quả khác Câu 25.