1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cuộc đời sự nghiệp Hồ Xuân Hương !

44 2,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

Những khó khăn trong việc nghiên cứu Hồ Xuân hương Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự chia rẽ ýkiến, không phải giữa những nhà nghiên cứu có quan điểm khác nhau, mà ngay t

Trang 1

HỒ XUÂN HƯƠNG

I Những khó khăn trong việc nghiên cứu Hồ Xuân hương

Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự chia rẽ ýkiến, không phải giữa những nhà nghiên cứu có quan điểm khác nhau,

mà ngay trong những nhà nghiên cứu có cùng một quan điểm là vấn đề

tư liệu về sáng tác cũng như tư liệu về cuộc đời của nhà thơ này,

Thơ Xuân Hương còn lại đến nay đều do người đời sau ghi chép,

không một tài liệu nào có thể tin cậy hoàn toàn, Không kể bản Lưu Hương ký ông Trần Thanh Mại mới tìm được và công bố trên tạp chí Văn học lăm 1964, góp nhặt đây đó số thơ thường được coi là của Hồ

Xuân Hương có đến trên một trăm bài, Chắc chưa hết, Nhưng điều cầngiải quyết trước tiên ở đây là số trên một trăm bài thơ ấy, có phải tất

cả của Xuân Hương không? Bởi vì rất dễ hiểu là nếu đánh giá Xuânhương mà dựa vào những bài thơ không phải của bà thì làm sao đánhgiá chính xác được?

Khảo sát trên một trăm bài thơ lâu nay được coi là của Hồ Xuân

Hương, thực tế ta thấy khoảng 40 bài phong cách rất thống nhất, Còn

số bài còn lại thì có khía cạnh này, khía cạnh khác giống với những bàitrên, nhưng nhìn chung không thuộc phong cách của những bài trên,

mà rất hỗn tạp, Thực tế đó cho thấy chúng ta nghĩ trong số bợn mươibài có phong cách thống nhất kia có nhiều khả năng là của một ngườisáng tác và đó là sáng tác của Xuân Hương, Còn những bài khác vì có

Trang 2

khía cạnh này, khía cạnh nọ giống với sáng tác của Xuân Hương, nênngười ta mới nhầm lẫn, cho là của Xuân Hương chứ không phải củabà,

Căn cứ vào tính thống nhất của phong cách, chúng ta làm một sựđối chiếu so sánh để loại trừ, như thế có khả năng tìm ra những bài thơcủa Xuân Hương, Tuy nhiên một vấn đề hoàn toàn có thể đặt ra là:phong cách của một nhà văn không phải đứng yên mà có thay đổi,Nghiên cứu phong cách trong tính thống nhất tĩnh tại, có khả năng bỏsót một số bài của Xuân Hương, Và ngay trong những bài phong cáchthống nhất chắc gì không có khả năng lẫn lộn?

Đúng nhu vậy, Về trường hợp thứ nhất, cần nói thêm rằng phongcách của một nhà thơ có thể thay đổi, nhưng phổ biến là sự thay đổi ấykhông phá vỡ tính thống nhất của nó, Riêng đối với những nhà vănsống trong xã hội phong kiến, cuộc sống không có những biến độnglớn về xã hội, về thế giới quan và ý thức hệ thì khả năng thay đổiphong cách rất hạn chế, Do đó nếu căn cứ vào tiêu chuẩn tính thốngnhất phong cách để xác định sáng tác của Hồ Xuân Hương, nếu ta có

bỏ sót một số bài nào, thì chắc con số ấy không nhiều, không ảnhhưởng đáng kể đến sự đánh giá chung đối với nhà thơ, Có thể với cách

xác định như thế, chúng ta chưa đánh giá triệt để Hồ Xuân Hương, nhưng tránh được khả năng đánh giá sai Hồ Xuân Hương,

Còn trường hợp thứ hai, về sự nhầm lẫn trong những bài có phong

cách thống nhất, Thực tế thơ Hồ Xuân Hương cho thấy có khả năng

này, Bài Đánh đu ngày tết là một bài mang đầy đủ phong cách Xuân

Trang 3

Hương theo tiêu chuẩn xác định trên thì chính nó lại thoát thai từ bài

thơ Cây đánh đu trong Hồng Đức quốc âm thi tập,(1 ) Hai bài Động Hương Tích và Hang Cắc Cớ mang nhiều nét phong cách Xuân

Hương, thì cả hai lại có nhiều câu rất giống nhau, Lẽ nào Xuân Hươngbất lực đến nỗi phải tự lặp lại mình thô thiển đến thế, Đây quả lànhững trường hợp phức tạp, Dù sao cũng có thể khẳng định trường hợpnhầm lẫn này không nhiều, Bởi vì hiện tượng nhại phong cách trongvăn học nói chung có thể phân biệt được, và Xuân Hương, một nhà thơ

có cá tính độc đáo như thế không dễ gì nhại được hoàn toàn, Và lại do

dù có đôi ba bài bắt chước phong cách Hồ Xuân Hương lẫn lộn trong

số thơ của bà mà ta không có cách gì phân biệt, thì những bài ấy cũngkhông thể làm phá vỡ sự đánh giá chung về nhà thơ được,

Tóm lại, theo chúng tôi vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận hàngđầu trong việc nghiên cứu Hồ Xuân Hương chính là vấn đề xác địnhvăn bản thơ Xuân Hương,

Cái khó ở đây là phải xác định như thế nào cho chính xác,

*

* *Nhưng sự phức tạp về văn bản thơ Xuân Hương lại thêm một lần

phức tạp nữa với sự xuất hiện của tập Lưu Hương ký,

l xem Hồng Đức quốc âm thi tập, PhanTrọng Điềm và Bùi Văn Nguyên phiên âm,chú thích, NXB Văn hóa, Hà Nội 1962,

Trang 4

Tháng 10 năm 1964, trên tạp chí Văn học, trong bài Trở lại vấn đề

Hồ Xuân Hương, ông Trần Thanh Mại giới thiệu một bài tựa của Nham Giác Phu viết cho tập Lưu Hương ký vào tháng 3 năm 1814, Bài này ghi trong một tập thơ chép tay Du Hương Tích động ký, Theo bài

tựa, Nham Giác Phu người họ Phan, cùng quận với Hồ Xuân Hương và

Lưu hương ký là tập thơ của Hồ Xuân Hương, Kèm theo bài tựa có

hơn ba mươi bài thơ toàn nói về mối tình của ông ta đối với Hồ Xuân

Hương, Sau đó Trần Thanh Mại lại tìm được bản Lư hương ký do ông

Nguyễn Văn Tú cử nhân Hán học, người xã Hành Thiện, huyện XuânTrường, tỉnh Nam Hà cung cấp, Ông Trần Thanh Mại giới thiệu tập

Lưu hương ký này như sau:

''Có phần chắc bản chép tập Lưu hương ký mà ông Nguyễn Văn Tú

đã trao cho chúng tôi là phần còn lại của tập thơ mà Nham Giác Phu đãđọc và đã đề tựa, hay ít nhất nó cũng thiếu nhiều tờ, Bản này chỉ có 22trang giấy viết hàng tám, tổng cộng 30 đầu đề có 52 bài ,trong 52 bàinày có 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm, Trang đầu có đề rõ:

Lưu hương ký - Hoan trung Cổ Nguyệt đường Xuân Hương nữ sử tập,

Hoan Trung tức là tỉnh Nghệ An; Cổ Nguyệt đường là tên nhà ở củaXuân Hương , đồng thời là chiết tự chữ Hồ chỉ họ của tác giả''(l ),

Nhìn chung, những bài thơ chữ Nôm và chữ Hán trong Lưu hương

ký có nghệ thuật khá điêu luyện, Nhà thơ không viết về một đề tài nàokhác ngoài tâm sự và mối tình của mình đối với những người bạn trai,

Có khi đó là một tình bạn thắm thiết gần như một tình yêu, có khi đó làmột tình yêu thật sự, Trong số những người quan hệ với Hồ XuânHương có ông Tốn Phong thị, ông hiệp trấn Sơn Nam Thượng họ Trần,

Trang 5

ông Sơn Phủ, ông Thanh Liên, ông Chí Hiên, và đặc biệt có cả một''ngưởi cũ'' là ông Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu tức Nguyễn Du, tác

giả Truyện Kiều,

Qua những bài thơ chép trong Lưu hương ký, thấy rõ tình cảm của

nhà thơ đối với những người bạn trai của mình rất chân thành, và nhiềubài bên cái đằm thắm dịu dàng có thêm một chút ngậm ngùi của những

mối tình không trọn vẹn, Chẳng hạn đây là bài Nhớ người cũ viết gửi

Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu:

Dặm khách muôn nghìn nỡi nhớ nhung,

Mượn ai tới đấy gửi cho cùng,

Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,

Giấc mộng rồi ra nửa khắc không,

Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,

Phấn sơn càng tủi phận long đong

Biết còn mảy chút sương sim mấy,

Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong !

Trần Thanh Mại, Bản Lưu hương ký

và lai lịch phát hiện nó, tạp chí Văn học số

11 - 1964, ,

Những bài chữ Hán cũng cùng một cảm hứng như thế, Nhà thơ khôngngượng ngùng gì khi nói lên một cách công khai tình cảm yêu đương

Trang 6

của mình, Điều đó đối với một phụ nữ sống trong xã hội phong kiến,

phải nói là hết sức táo bạo, Bài Nguyệt dạ ca là một thí dụ,

Nhà thơ viết:

Lộ như châu hề nguyệt như sai (sa),

Thúc vãng lai hề chiếu dư hoài,

Uyển cô nhân hề thiên nhai,

ái bất kiến hề tâm bồi hồi,

Đài hoang thần nữ miếu,

Vân tác Sở vương đài,

Minh nguyệt quang như thử,

Ngã tư chi nhân hề an tại tai!

(sương như hạt châu, trăng như ngọc sáng,

Trăng qua qua lại lại chiếu rọi xuống tấm lòng tôi,

ấm ức thay, người bạn cũ mãi còn ở ngoài ven trời,

Yêu mà không thấy mặt, dạ bao xiết bồi hồi,

Miếu nữ thần rêu đã phủ khắp,

Đài vua Sở mây đã tan rồi,

trăng sáng rực rỡ như kia,

Mà con người mình nhớ nhung còn mãi nơi đâu,)

Đánh giá chung Lưu hương ký, ông Trần Thanh Mại, người đầu

tiên giới thiệu tập thơ này viết: ''Nhìn chung lại thơ chữ Hán và chữ

Trang 7

Nôm của Hồ Xuân Hương như được ghi chép trong Lưu hương ký

không trực tiếp nêu lên được những vấn đề xã hội lớn lao và cấp thiết,

Dù thế nào mặc lòng, chúng ta vẫn có thể tìm thấy trong thơ này nhữnggiọng chân thành tha thiết để đấu tranh cho một tình yêu bình đẳng,

Lưu hương ký là tiếng kêu thất vọng để có một tình yêu thành

thực,chung thúy ''

Như thế phải chăng ngoài những bài thơ Nôm của Xuân Hương mà

lâu nay chúng ta biết, Xuân Hương còn là tác giả của tập Lưu hương

ký này nữa? Trong tình hình tư liệu hiện nay, chúng tôi cho rằng một

sự khẳng định nhu thế có lẽ chưa được thận trọng mà cần phải tiếp tụckhảo sát thêm,

Về nội dung, Lưu hương ký không phải không có chỗ giống với thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Trong Lưu hương ký chúng ta thấy tác giả

như Hồ Xuân Hương (hay chính là Hồ Xuân Hương) là một phụ nữgiầu nhiệt tình, yêu đời, bất chấp tất cả lễ giáo phong kiến, lúc nàocũng tha thiết muốn yêu và không bao giờ có được một tình yêu toại

nguyện, Có lẽ vì thế mà Trần Thanh Mại nhận xét Lưu hương ký ''khá

gần gũi với những bài trữ tình trong ''thơ Hồ Xuân Hương'' quen thuộc

như Chiếc bách, Hờn duyên, Cái hồng nhan v,v,,, '',

Nhưng đọc kỹ chúng tôi vẫn thấy có một khoảng cách giữa thơ

Nôm của Hồ Xuân Hương với Lưu hương ký, chủ yếu là về phong cách biểu hiện, Trong Lưu hương ký có cả thơ chữ Hán, lẫn thơ chữ Nôm, Riêng phần thơ Nôm trong Lưu hương ký nếu so sánh với thơ

Nôm lâu nay được coi là của Hồ Xuân Hương, thì hai bên vẫn khác

Trang 8

nhau nhiều lắm, Thơ Nôm trong Lưu hương ký có rất nhiều từ Hán

Việt, và từ Hán Việt được sử dụng với phong cách trang nhã, Giọngthơ lại hiền lành, chữ không góc cạnh, gân guốc như ở thơ Hồ XuânHương, Thơ Hồ Xuân Hương có bài trữ tình, có bài trào phúng, nhưngphong cách của nhà thơ vẫn thống nhất rõ nét qua cả hai thể loại; trongkhi đó giữa thơ trữ tình của Hồ Xuân Hương với thơ trữ tình trong Lưu

hương ký thì tuy cùng một loại, mà phong cách khác nhau rất nhiều,

Vì những lý do như thế, để đảm bảo tính chất khoa học của vấn đề

trong cuốn sách này chúng tôi sẽ không đề cập đến Lưu hương ký

trong khi phân tích đánh giá Hồ Xuân Hương, Điều đó không có nghĩa

chúng tôi phú nhận Lưu hương ký không phải của Hồ Xuân Hương,

mà chỉ có nghĩa là trong khi chờ đợi một sự xác minh khoa học, Cáchlàm như thế là thận trọng hơn cả,

Tư liệu về Hồ Xuân Hương có nhiều rắc rối mà tư liệu về cuộc đờicủa Hồ Xuân Hương cũng có nhiều rắc rối, không rõ ràng gì, Cho đếnnay, không có một tài liệu gốc nào về cuộc đời của Xuân Hương còngiữ lại,

Theo những tài liệu lưu truyền về tiểu sử Xuân Hương trước naythì Hồ Xuân Hương quê ở làng Quýnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu tỉnhNghệ An, Họ Hồ ở Quỳnh Lưu là một họ tương đối lớn, từng có ngườiđậu đạt và làm quan, nhưng đến đời Hồ Phi Diễn thì họ này suy tàn,

Hồ Phi Diễn, tương truyền là ông thân sinh của Hồ Xuân Hương sinhnăm 1704 đậu tú tài năm hai mươi bốn tuổi dưới triều Lê Bảo Thái,Nhà nghèo, Hồ Phi Diễn không có tiền để tiếp tục học thêm, ông ra

Trang 9

Bắc dạy học kiếm sống, Ông đồ Diễn thường dạy ở hai tỉnh HảiDương, Bắc Ninh, về sau ông lấy một cô gái Bắc Ninh họ Hà làm vợ

lẽ, Hồ Xuân Hương là kết quả của cuộc tình duyên ấy, Trước khi sinh

Hồ Xuân Hương, gia đình ông đồ Diễn có một thời sống ở phườngKhán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, gần hồ Tây, Thăng Long, Lúc HồXuân Hương lớn lên, gia đình một dạo cũng dọn về thôn Tiên Thị,tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư, Hà Nội), vàkhi trưởng thành, bà có làm một ngôi nhà ở gần hồ Tây, lấy tên là Cổ

Nguyệt đường Các bài thơ Chơi chùa Quán Sứ, Đề đền Sầm Nghi Đống còn ghi lại dấu vết những ngày nhà thơ sống ở đế đô này,

Không rõ vì lẽ gì từ bê Hồ Xuân Hương vẫn thường sống với mẹ.Xuân Hương có đi học, thông minh, nhưng không học được nhiều Lúclớn lên, cô gái ấy lại thích làm thơ, và trong cuộc đời thơ văn củamình, Xuân Hương có một người bạn trai rất đỗi tri âm là Chiêu Hổ

Nhiều người nói Chiêu Hổ chính là Phạm Đình Hổ, tác giả Vũ trung tuỳ bút và Đông Dã học ngôn thi ộâp., Chắc không đúng vì Chiêu Hổ

của Hồ Xuân Hương nghịch ngợm không kém gì bà, còn Phạm Đình

Hổ là một nhà thơ mực thước Về cuộc đời riêng của Xuân Hương, có

lẽ điều đau nhất còn dấu vết khắc sâu trong thơ văn là con đường tìnhduyên trắc trở của bà Xuân Hương muộn chồng, đến khi lấy chồngcũng chẳng ra gì, Một lần bà lấy lẽ tổng Cóc và một lần lấy lẽ ông phúVĩnh Tường

Trong số thơ Xuân Hương còn để lại, một nét khá nổi bật mà chúng

ta biết được là nhà thơ đi rất nhiều, Lần theo dấu vết bàn chân của

Xuân Hương khi ở Chùa Quán Sứ khi ở Động Hương Tích, ở núi ông

Trang 10

Chồng bà Chồng, đèo Ba Dội v,v,,, chúng ta có thể hình dung ra cuộc

du lãm của nhà thơ kéo dài qua nhiều tỉnh miền Bắc và miền, Trung,bao gồm cả đồng bằng lẫn miền núi: Hà Đông, Ninh Bình, Thanh Hóa,Tuyên Quang: Sơn La Đấy là chưa kể Nghệ,An, quê cha và BắcNinh, quê mẹ, thế nào Xuân Hương lại chẳng đi về, Một con người đinhiều, người ấy lại là phụ nữ Điều đó quả là hiếm thấy trong xã hộiphong kiến ngày trước,

Tóm lại, về cuộc đời Hồ Xuân Hương, còn nhiều chi tiết cần xácminh lại, cần phải tìm tòi thêm (l )

Dù sao, một số vấn đề sơ bộ có thể kết luận được, Đó là nhà thơ cómột cuộc đời hoàn toàn bất như ý,Xuân Hương sống vào một thời kỳchế độ phong kiến đã mục rỗng,thối nát và bà là nạn nhân của cái chế

độ ấy Là người phụ nữ xuất

thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, cuộc sống đã đẩy XuânHương xuống tầng lớp tận cùng của xã hội Quằn quại và đau đớn,lòng căm phẫn đối với xã hội bất công, một cái gì tha thiết của cuộcsống riêng tây và sự lăn lộn tiếp xúc với những người phụ nữ cùng bị

áp bức trong xã hội, tất cả đã hun đúc nên con người và tài năng củaXuân Hương, thôi thúc Xuân Hương viết lên những vần thơ nhọn sắc

và cháy bỏng, những vần thơ thông minh và tình tứ, những vần

thơ rất quần chúng mà cũng rất độc đáo, rất Xuân Hương,

II HỒ XUÂN HƯƠNG, NHÀ THƠ CỦA PHỤ NỮ

Trong văn học Việt nam nửa cuối thế kỷ XVIII - lửa đầu thế kỷXIX, Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ

Trang 11

bà trước hết là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, Không phải ngườiphụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay cung tần, mà là người phụ nữbình thường, ngưởi phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh trong cuộcsống, Có thể nói, ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương là nhà thơđầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếngnói của những người phụ nữ ấy, những tiếng than và những tiếng thét,những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay.

Ai cũng biết cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phận riêng dànhcho phụ nữ, Nhưng cái đau khổ của phụ nữ bao giờ cũng có khía cạnh

Năm 1983 ông Hoàng Xuân Hãn ở Paris có cungcấp thêm một số tư liệu về Hồ Xuân Hương, Căn cứ

vào tập Quốc sử đi biên của Phan Thúc Trực

ôngHoàng Xuân Hãn nói Hồ Xuân Hương còn là

vợ lẽ của Trần Phúc Hiển, quan Tham hiệp trấnYên Quảng (tức Quảng yên sau này), Trần PhúcHiển sau đó ăn hối lộ nên bi xử tử năm 1819, Thờigian ở Yên Quảng Hồ Xuân Hương có làm một sốbài thơ vịnh cảnh đẹp ở Hạ Long, ông có dịch và

giới thiệu 5 bài chép trong tập Đại nam dư địa chí

ước biên, Cũng trong tài liệu này ông Hoàng Xuân

Hãn phản bác lại ý kiến cho Hồ Xuân Hương lấy lẽ

ông phủ Vĩnh Tường, Xem Hoàng Xuân Hãn, Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long và trong tập san

khoa học xã hội bản tiếng Việt) số l0-n, tháng 12

năm 1983 ở p&ns, (Chú thích của lần tái bản, N,L)

Trang 12

chua xót, tái tê riêng của nó, Phụ nữ cũng là người làm lụng đầu tắtmặt tối, cũng đói cơm rách áo, cũng bị trăm nghìn thứ chà đạp như bất

cử một người bị áp bức nào khác, Nhưng xã hội phong kiến còn dànhcho họ nhiều sự bạc đãi: các qui chế nặng nề của đạo đức, của lễgiáo,của tập tục xã hội mà cái đau khổ về tinh thần nhiều khi còn day dứtđau đớn hơn nhiều lần cái đau khổ về thể chất!

Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ, và nhà thơ của phụ nữ, bằngkinh nghiệm của cuộc đời chung, và,kinh nghiệm của cuộc đời riêngchẳng ra gì của mình, nhà thơ đứng về phía những người phụ nữ bị ápbức Trong thơ mình, Xuân Hương không nói đến toàn bộ nổi khổ củaphụ nữ Xuân Hương hình như chỉ muốn nói đến nỗi đau khổ riêng cótính chất giới tính của mình, Viết về đề tài phụ nữ, nhà thơ thườngxoáy sâu vào các ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bikịch không kém phần chua chát, song bình thường nó bị xóa nhòatrong một cuộc sống vốn dĩ đã rập khuôn theo những chế ước nặng nềcủa lễ giáo, Hồ Xuân Hương viết về nỗi khổ của người phụ nữ ''lấychồng chung'' hay nỗi khổ của người phụ nữ ''không chồng mà chửa''

v.v Trong bài Cảnh chồng chung, nhà thơ vạch ra làm lẽ chẳng qua

chỉ là một thứ làm mướn, thậm chí còn tệ hơn làm mướn nữa: đó là thứ

làm mướn không công, Hồ Xuân Hương nêu lên được một nét điển

hình nổi bật của chế độ hôn nhân phong kiến Xã hội phong kiến bắtngười phụ nữ phải chính chuyên một chồng trong khi cho phép đànông có quyền năm thê bảy thiếp Trừ trường hợp cá biệt, lấy vợ lẽ vìngười vợ cả không có con trai ''nối dõi tông đường'', thông thườngtrong xã hội phong kiến lấy lẽ là để thỏa mãn cuộc sống dâm dật của

Trang 13

bọn địa chủ, đồng thời để có thêm sức lao động Đó là cách thuê nhâncông mà không phải trả tiền công, ý nghĩa phê phán sâu sắc trong bàithơ của Hồ Xuân Hnơng là ở đó Và ý nghĩa ấy được nhân lên rấtnhiều, do chỗ người phụ nữ của Xuân Hương cố hết sức để chịu đựng:

Năm thì mười họa hay chăng chớ,

Một tháng đôi lần cỏ cũng không,

Cố đấm ăn xôi ,xôi lại hẩm,

cầm bằng làm mướn, mướn không công!

và đã không chịu đựng nổi, đã thét lên:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!

Hồ Xuân Hương nhận thức được cảnh bất công, ngang trái của việclấy chồng chung, nhà thơ lên tiếng chửi mắng quyết liệt, nhưng điềukiện xã hội phong kiến vẫn cứ cho phép nó nghiễm nhiên tồn tại Lịch

sử hạn chế nhà thơ, Xuân Hương không tìm được lối thoát Bài thơ kếtthúc không mở ra bước ngoặt nào cả, mà đóng lại bằng một tiếng thởdài bất lực:

Thân này ví biết dường này nhỉ,

Thà trước thôi đành ở vậy xong !

Nhà thơ không thể vuợt lên trên hoàn cảnh xã hội Bất mãn vớithực tại, Xuân Hương nghĩ giá gì ngày trước, dừng đi lấy chồng! Đó làmột cách nói chứ không phải một giải pháp, và tiếng thở dài của XuânHương chỉ làm đậm thêm cái mỉa mai của thực tại,

Trang 14

Đặc điểm của thơ Xuân Hương là không bao giở dửng dưng, lạnhnhạt Nhà thơ luôn luôn có một trái tim cháy bỏng, nói đến cái gì là nóiđến với tất cả sự xúc động chân thành của mình, Khi giận dữ thì thétlên, mắng chửi; khi yêu thương thì đằm thắm, ngọt ngào Nếu bài

Cảnh chồng chung là tiếng nói phẫn uất chua xót đối với chế độ đa thê bất công mà người phụ nữ phải chịu đựng, thì bài Không chồng mà chửa lại là một bời nói rất mực khoan dung, độ lượng đối với cảnh ngộ

không may của họ

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chửa hoang là một tai họatầy đình, Thời Hổ Xuân Hương sống và sáng tác, bộ luật Gia Long ghirõ: ''Nam nữ đã đính hôn với nhau, nhưng chưa cưới mà dã thông gianthì phải phạt một trăm trượng'' Và chú thêm: ''người đàn bà phạm tộigian dâm thì hết cả liêm sỉ, nên bắt cởi áo cánh, cho để mặc váy mà giahình; còn tội khác, khi phạt cũng được mặc cả áo''

Đấy là ''tội'' của những người có đính hôn, nhưng chưa cưới xin đã

ăn nằm với nhau.Chứ những người không có đính hôn, những phụ nữ''không chồng mà chửa'' thì ''tội'' không thể hình dung được Giai cấpphong kiến thống trị lấy việc lăng nhục nhân cách con người để trả thùcho cái mà chúng gọi ''phá hoại nhận cách'', là ''hết cả liêm sỉ'', Thậtkhông có sự lệ thuộc nào bằng sự lệ thuộc của người phụ nữ trong xãhội phong kiến Pháp luật, lễ giáo, tập tục, những tam cương ngũthường, tam tòng tứ đức đã hoàn toàn biến phụ nữ thành một thứ sởhữu của người gia trưởng, của đàn ông Họ biết tước hết mọi quyền lợi,

kể cả quyền được yêu, và quyền đối với con cái của họ

Trang 15

Trong hoàn cảnh như vậy, quan hệ vợ chồng chưa chắc đã là quan

hệ yêu đương, và việc ''không chồng mà chửa'' chưa hẳn là chuyện bừabãi, trong bộc trên dâu, mà nhiều khi lại là kết qua của một tình yêuthật sự Người phụ nữ ''không chồng mà chửa'' trong bài thơ của XuânHương là trường hợp ấy, Nàng nói với người tình của mình nửa nhưtrách móc, nửa như tâm sự:

cả nể cho nên hóa dở dang,

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng !

không coi việc làm của nàng là tội lỗi Đó chỉ là chuyện ''cả nể'' đốivới người tình, và vì cả nể nên mới hóa dở dang như vậy Lễ giáo, luậtpháp phong kiến khắc nghiệt làm cho người tình không dám nhìn nhậnkết quả tình yêu của chàng Chỗ nhút nhát ấy của bạn tình, nguời phụ

nữ của Xuân Hương cũng rất độ lượng:

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng !

nàng chỉ yêu cầu một điều là phải nhìn nhận sự việc cho đúng đắn Đây

là chuyện tình, chuyện nghĩa chứ không phải chuyện bướm ong trong

chốc lát: ''Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa'' Còn kết quả của nó,

bạn tình không dám nhận, nàng xin đảm đương tất cả:

''Mảnh tình một khối thiếp xin mang'',

Cuối cùng nguời phụ nữ của Xuân Hương thấy không thể sống khuấtphục được, nàng đã ngẩng cao đầu tuyên chiến với lễ giáo phong kiến,bằng những lời lẽ hùng hồn, đanh thép:

Quản bao miệng thế lời chênh lệch,

Trang 16

không có, nhưng mà có, mới ngoan,

Thái độ của, Xuân Hương bắt gặp thái độ của quần chúng nhân dântrong ca dao:

Không chồng mà chửa mới ngoan,

Có chăng mà chửa thế gian sự thường,

Cố nhiên, quần chúng nhân dân cũng như Hồ Xuân Huơng khôngphải bênh vực cho quan hệ bừa bãi giữa nam nữ, mà ở đây là cách nói''ăn miếng trả mếng'' có tính cách đốp chát trong lối đối thoại của nhândân với giai cấp phong kiến thống trị,

Xuân Hương là nhà thơ yêu con nguời, yêu cuộc uống, Tình cảmchân thành làm cho thơ Xuân Hương dường như lúc nào cũng che dấubên trong một nụ cười Đối với Xuân Hương, nụ cười có ý nghĩa nhiềuhơn nhũng giọt nước mắt Tất nhiên nói thế chẳng phải nước mắtkhông có ý nghĩa Nhất là đối với những giọt nước mắt hết sức chânthành và thông cảm như của một Nguyễn Du chẳng hạn, thì đó vẫn làniềm an ủi lớn đối với con người, đó vẫn là một bằng chứng rằng conngười không phải tất cả là láng sói, mà còn có những tấm lòng Song

dù sao cũng phải nhận rằng, cuộc sống cũ nước mắt đã đọng lại thànhsông, thành biển, khóc thêm vài giọt nữa phỏng có ích gì? XuânHương không muốn khóc, Xuân Hương không muốn phủ một màuđen lên cuộc đời vốn đã đen ngòm của những con người đau khổ, màmuốn đem đến cho họ một nụ cười, giúp họ có nghị lực để sống vàchống chọi với cuộc sống Nhà thơ sẽ bảo một bà lang khóc chồng:

Văng vẳng tai ghe tiếng khóc gì,

Trang 17

Thương chồng nên nỗi khóc tì ti,

sẽ bảo một cô gái chồng chết:

Nín đi kẻo thẹn với non sông,

Ai về nhắn nhủ đàn em bé

sẽ đem đến chút ánh sáng của lòng tin vào một lẽ phải công bằng vànhân đạo hơn để cho những cô gái không chồng mà chửa có thể tiếptục sống, làm mẹ và làm người:

Không có, nhưng mà có, mới ngoan!

Nhưng đối với phụ nữ, Xuân Hương không phải chỉ có thông cảm

và bênh vực Đặc biệt hơn nữa là nhà thơ còn hết sức đề cao và ca ngợi

họ Xuân Hương tìm thấy vẻ đẹp thật sự chân chính của họ

Trong một loạt hình tượng nói về số phận bấp bênh hẩm hiu củangười phụ nữ như chiếc bánh trôi '' bảy nổi ba chìm với nước non''; con

ốc nhồi ''đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi'', hay quả mít ''da nó sù sì” v.v nhà thơ chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của họ.Quả mít da sù sì, nhưng ''múi nó dày'', Chiếc bánh trôi bảy nổi ba chìm

và ''rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn'', nhưng ''vẫn giữ tấm lòng son''

Trong bài thơ Đề tranh tố nữ, Xuân Hương ca ngợi người phụ nữ ,ở

một khía cạnh khác: ca ngợi tuổi trẻ tươi mát, trắng trong của các côgái đang xoan:

chị cũng xinh mà em cũng xinh,

Đôi lứa như in tờ giấy trắng, ,

Trang 18

Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh,,,

Và trong bài Thiếu nữ, ngòi bút của nhà thơ lại đi vào một lĩnh vực

hoàn toàn mới mẻ về cái đẹp của họ: cái đẹp trong cơ thể Bài thơ làmột bức tranh khỏa thân truyền thần sinh động:

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, ,

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc,nồng,

Lược trúc biếng cài trên mái tóc,

Yếm đào trễ xuống dưới nương long,

Đôi gò bồng đảo hương còn ngậm,

Một lạch đào nguyên suối chửa thông,

Quân tử dùng dằng đi chẳng đứt,

Đi thì cũng dở ở không xong,

Không phải bằng đường loét và màu sắc, mà bằng một thứ ngônngữ trang trọng, bức tranh khỏa thân của Xuân Hương mới sinh độngbiết bao!

Có người cho đây là một cách nhảm nhí của nhà thơ, một thứ ''dâmhay tục'', Nhưng bài thơ có gì là nhảm nhí, có gì là dâm, là tục? Ở đâyngười đọc chỉ thấy một thân hình cân đối mĩ lệ của người thiếu nữ, mộtquang cảnh nên thơ với những bồng đảo, đào nguyên

Bức tranh không hề khiêu gợi một sự thèm khát nào của dục vọngthấp hèn, mà chỉ đem đến cho người đọc những rung động thẩm mỹthanh cao,

Trang 19

III HỒ XUÂN HƯƠNG, NHÀ THƠ TRÀO PHÚNG

Trước kia Xuân Hương thường bị giai cặp phong kiến thống trị coi

là người đàn bà lăng loàn, đĩ thõa Họ căm ghét Xuân Hương, bởi vìXuân Hương dám nói những điều bọn mũ cao áo dài không dám nóiđến Đó mới là một phần, Một phần nữa điều này họ không dám nói ranhưng là cái chú yếu nhất khiến họ căm ghét Xuân Hương , bởi vì nhàthơ phụ nữ, này dám thẳng tay đánh tát vào mặt cả một duộc bọnphong kiến thống trị suốt từ trên xuống dưới, chẳng có sợ hãi, chẳng có

nể nang ai một chút nào Nhà thơ xé toạc hết các bộ mặt nạ giả dối, lộttrần hết những chiếc áo đạo đức cũn cỡn để chúng lộ nguyên hình làmột lũ bịp bợm, dối đời và dốt nát

Hiền nhân quân tử là mẫu người lý tưởng của xã hội phong kiến,thực ra cũng chẳng ''hiền nhân quân tử'' gì Họ cũng có lắm khát khaophàm tục Thấy một cô gái ngú hớ hênh, quân tử cũng ''dùng dằng đichẳng dứt'', Hay trước cảnh đèo Ba Dội - mà hiển nhiên aicũng có thểhiểu được ý ngầm trong cách miêu tả của nhà thơ – thì hiền nhân ''mỏigối chồn chân cũng muốn trèo'' ý nghĩa phê phán của bài thơ khôngphải ở chỗ nhà thơ nói đến cái khát khao phàm tục mà ở chỗ nhà, thơvạch trần tính mâu thuẫn đầy tính chất khôi hài của một nội dung rấtphàm tục lại được che đậy bằng một lớp vỏ đạo đức giả dối

Trong xã hội phong kiến, giai cấp thống trị cố dùng những từ ngữđẹp đẽ để trang điểm cho cái địa vị vô thượng của chúng Nào những'thiên tử'', những ''minh quân'', ''lương tướng'', những ''thế thiên hànhđạo'' Xuân Hương phủ nhận, và nói ngược lại tất cả Bài thơ Vịnh

Trang 20

cái quạt, Xuân Hương mượn cớ tả cái quạt dể ám chỉ cái khác, rồi bà

nói to lên với mọi người:

Chúa dấu vua yêu một cái này!

Vua chúa chỉ yêu ''cái này'' thôi và không yêu cái gì khác nữa ! Đả kíchvua chúa đến như thế, đương thời chỉ có ca dao với chuyệnTrạngQuỳnh Xuân Hương cũng chẳng tha bọn văn nhân tài tử, dốt nát màkhoe chữ nghĩa là chuyện lố lăng, bà chửi thẳng vào mặt:

Ai về nhắn bảo phường lòi tói,

Muốn sống đem vôi quét trả đền,

Hay:

ong non ngứa nọc châm hoa rữa,

Dê cỏn buồn sừng húc đậu thưa,

Nhà thơ cũng không ngần ngại kéo lên sân khấu cười cợt cả bộ mặtthẩn thờ của những tên quan thị,(quan hoạn ) hám danh vọng đã làmcái việc trái lẽ thường; cả cái đầu trọc của những nhà sư ''miệng nam

mô, bụng một bồ dao găm”, Hồ Xuân Hương tỏ ra khó chịu nhất là dốivới bọn nầy Trước Xuân Hương cũng như cùng thời với- bà có nhiềunhà thơ đả kích bọn chúng Xã hội rối ren, nhà chùa không còn là nơi

tu hành trang nghiêm, Nhiều kẻ lợi dụng cảnh chùa để làm điều bậy bạ.Một con người khao khát cuộc sống hồn nhiên, khao khát được hưởnglạc thú của tình yêu như Xuân Hương, tất không thể chịu được lối tuhành giả dối đó Y như rằng mỗi lần nói đến sư mô là thơ Xuân Hươnglại quất chiếc roi đánh đét vào bọn chúng:

Trang 21

Nào mũ tu lờ, nào áo thâm,

Đi đâu không đội để ong châm

Đầu sư há phải gì bà cốt,

Bá ngọ con ong bé cái nhầm,

Hay:

Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta,

Đầu thì trọc lốc, áo không tà,

Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm,

Vãi núp sau lưng sáu bảy bà,

Khi cảnh, khi tiêu, khi- chũm chọe,

Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha,,,

Xuân Hương căm ghét bọn tu hành giả dối, nhà thơ cũng chẳng ưa

gì lối tu hành Cảnh đẹp của chùa chiền không gây được một xúc độngnào đối với bà Đứng trước cảnh chùa Quán Sứ, chùa Thầy hay chùaHương Tích, Xuân Hương không tìm vẻ đẹp của thiên nhiên, mà bà cáichú ý đến cảnh ngược đời của bọn người sùng đạo:

Người quen cõi Phật chen chân xọc,

Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt đòm,

Trong con mắt của nhà thơ, sinh hoạt ở chùa Quán Sứ lười biếng và vônghĩa:

Chày kình tiểu để suông không đấm,

Trang 22

Tràng hạt vải lần đếm lại đeo,

Sáng banh không kẻ khua tang mít,

Trưa trật nào ai móc kẻ rêu,

còn chùa Hương được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động'', cũngphô ra hớ hênh, xấu xí:

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm,

ly bản tính hồn nhiên tươi trẻ của mình Với Xuân Hương, tất cả những

gì là con người, của con người đều gần gũi, thân thiết, và rất xa lạ đốivới nhà thơ những gì xa lạ con người, đối lập vớí con người Nói chocông bằng, cảnh chùa chiền thường là những thắng cảnh, ngày naychúng ta, những người duy vật chủ nghĩa không ,bị một giáo lý nàoràng buộc, đi du ngoạn cảnh chùa để thưởng thức vẻ đẹp của thiênthiên và những công trình văn hóa của cha ông, nhưng ngày xưa cómấy nhà thơ nói đến vẻ đẹp của chùa chiền mà không gắn nó với cái''thú mầu'' của đạo Phật, không tán dương triết lý hư vô của Phật giáo?

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w