PHONG CÁCH THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

Một phần của tài liệu Cuộc đời sự nghiệp Hồ Xuân Hương ! (Trang 33 - 44)

sáng tác thơ Nôm của Xuân Hương chắc chắn đã thất lạc đi nhiều, nhưng qua mấy chục bài còn lại, Xuân Hương vẫn có thể liệt vào

những nhà thơ Nôm xuất sắc nhất và có cá tính độc đáo nhất trong văn học dân tộc.

Khác với nhiều nhà thơ đương thời, Xuân Hương !à một người không phải xuất thân từ tầng lớp quý tộc, Nhà thơ lặn lội nhiều trong cuộc sống của quần chúng ở nông thôn cũng như ở thành thị. Xuân Hương không bị ràng buộc nhiều của luân lý lễ giáo phong kiến. Cuộc đời riêng của bà lại có nhiều chuyện éo le ngang trái về đường tình duyên... Tất cả những điều đó để lại dấu ấn rõ nét trong thơ bà, và cũng là những nhân tố làm cho thơ bà có phong cách rõ Nét. Với Xuân Hương, cuộc sống bao giờ cũng được phản ánh vào tác phẩm theo con mắt nhìn riêng, theo cái góc độ riêng của tâm hồn mình, Xuân Hương không chịu rập khuôn theo cái cũ, Xuân Hương sáng tác bằng thể thơ Đường luật, là một thể thơ được dùng phổ biến trong văn học bác học chứ không phải trong văn học bình dân, nhưng phong cách thơ của Xuân Hương trước hết lại thuộc dòng phong cách bình dân chứ không phải dòng phong cách quý tộc (l ). Một số nhà nghiên cứu trước đây cảm thấy sợ xuất hiện của Xuân Hương có cái gì khó hiểu, bởi họ đặt Xuân Hương vào truyền thống của văn học bác học mà không đặt nhà thơ vào truyền thống của văn học bình dân, văn học dân gian. Thực ra Xuân Hương sẽ rất dễ hiểu nếu chúng ta chú ý trong văn học dân gian giai đoạn này đã ra đời rất nhiều những câu ca dao trữ tình và trào phúng, những câu đố tục giảng thanh, và đố thanh giảng tục, những truyện Trạng Quỳnh, truyện tiếu lâm cười đến chảy nước mắt. Trong nghệ thuật dân gian giai đoạn này và một phần của giai đoạn trước

cũng có rất nhiều tác phẩm đề tài không khác gì,đề tài trong thơ của Xuân Hương cả,

Xuân Hương thuộc dòng phong cách bình dân, nhưng nhà thơ không tan biến trong phong cách chung ấy, mà sắc thái cá nhân hết sức đậm nét.

Văn học bác học nói chung viết về cuộc sống của tầng lớp trên.Trong một số bài thơ khẩu khí xuất hiện dưới thời Lê Thánh Tông có nói đến một vài nhân vật thuộc tầng lớp dưới, một số đồ vật trong đời sống hàng ngày của người lao động, ...nhưng nhà thơ không nhằm nói về những dối tượng ấy, mà chỉ mượn nhũng đối tượng ấy để nói về vai trò, nhiệm vụ của những con người thuộc tầng lớp trên, của bọn quan lại. Xuân Hương không làm thơ về đời sống quý tộc, không viết theo kiểu thơ khẩu khí, mà viết về những đề tài lấy trong sinh hoạt của người lao động, giống như trong văn học dân gian. Nhưng nếu như trong văn học dân gian, cuộc sống, sinh hoạt của người lao động được phản ánh với tất cả cái phong phú đa dạng của nó, thì với Xuân Hương, trong cuộc sống ấy bà chỉ viết về những hiện tượng nào gắn liền với,sinh hoạt của phụ nữ, hoặc có khả năng lồng vào đó một ''nghĩa ngầm'' gửi gắm vào đó cái khao khát về cuộc sống bản năng, về cuộc sống ái ân của trai gái. Xuân Hương sẽ không viết về bất cứ hiện tượng nào, mà viết về cảnh chồng chung, cảnh không chồng mà chửa, cảnh chồng chết, hay cảnh dệt cửi, đánh đu, hòn đá Ông Chồng bà Chồng...

Về ngôn ngữ, có thể nói trong văn học cổ không ai giản dị, dễ hiểu và mộc mạc như Xuân Hương. Ngôn ngữ của Xuân Hương không khác gì ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ. Thỉnh thoảng trong thơ bà có một đôi từ Hán Việt, thì hầu hết đã được Việt hóa, đã đi vào kho từ vựng phổ biến của tiếng Việt. Cá biệt như trong bài Bỡn bà lang khóc chồng, nhà thơ dùng nhiều từ Háu Việt, thì đó là một dụng ý. Bởi vì đây là một bài thơ ''bỡn'', Xuân Hương cố ý dùng rất nhiều tên thuốc bắc, mà tên thuốc bắc thì cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn gọi bằng từ Hán Việt như thế.

Nhìn chung, có thể nói ngôn ngữ trong thơ Xuân Hương là một ngôn ngữ thuần tuý Việt Nam. Xuân Hương có tài khai thác vốn ngôn ngữ súc tích, cô đọng của ca dao tục ngữ. Trong kiến trúc chung của câu thơ Xuân Hương, những yếu tố ca dao tục ngữ được đặt đúng chỗ nên rất tự nhiên, nó nhuyễn vào những từ, những câu khác của Xuân Hương làm thành một thể hữu cơ, thống nhất:

Ca dao viết:

Không chồng mà chửa mới ngoan,

Có chồng mà chửa thế gian sự thường,

từng ấy ý, Xuân Hương đã dọn lại thành cũng một câu sắc gọn hết sức có cá tính để làm câu kết cho một bài thơ, nghe dứt khoát và rắn rỏi:

Hình ảnh ''quả cau'' và ''miếng trầu'' thường thấy trong ca dao cũng được Xuân Hương dùng lại trong câu mở đầu của bài thơ Mời

trầu:

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương, mới quệt rồi,,,

Xuân Hương còn có tài khai thác, phát triển nội dung cú thành ngữ tục ngữ làm cho nó có sức tác động mạnh. Những thành ngữ, tục ngữ như ''cố đấm ăn xôi'', ''làm mướn không công'' trong bài Cảnh chồng

chung được nhà thơ láy lại để xoáy sâu hơn tính chất bi kịch của cảnh

ngộ người đàn bà làm lẽ:

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mướn, mướn không công,

Có thể nói ở một số bài Xuân Hương đã suy nghĩ và diễn đạt theo cách của thành ngữ, tục ngữ, Xuân Hương vận dụng ngôn ngữ không câu nệ ở hình thức, Xuân Hương không giống những nhà thơ bác học có xu hướng muốn dùng ngôn ngữ đài các, quý phái, thích chất đống những từ Hán-Việt, những điển cố trong tác phẩm, Xuân Hương đưa vào thơ một loạt từ ngữ ''đầu đường xó chợ'', miễn là các từ ngữ ấy nói đúng được cái chất thực của đời sống, của tình cảm. Nhà thơ không ngần ngại viết những câu?

Rúc rích thây ma con chuột nhắt,

Vo ve mặc mẹ cái ong bầu, Hay:

- Chém cha cái kiếp lấy chồng chung, - Năm thì mười họa hay chăng chớ, Hay:

Cha kiếp đường tu sao lắt lẻo, Cảnh buồn thêm chán nợ tình đeo.

Qua thực tiễn, sáng tác của Xuân Hương, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của đời sống được sử dụng một cách có nghệ thuật. Con đường của Xuân Hương cũng là con đường của Nguyễn Du, của nhiều nhà thơ dân tộc khác.

Kho từ ngữ của Xuân Hương thường chứa đựng nhiều từ ngữ động, nhiều hình thức lấp láy có tác dụng khêu gợi cảm giác mạnh,nhiều từ nói lái nghịch ngợm. Với Xuân Hương, màu sắc phải là ''trắng phau phau'', ''trong leo lẻo'', 'tối om om'', ''chín mõm mòm'', ''đỏ lòm lòm'', ''đỏ loét'', ''xanh rì'' ...cử động phải là ''khua lắc cắc ''vỗ “bong bong”, “năng năng nhắc'', 'thích thích mau''. Hoặc nếu không ,”xiên ngang mặt đất'', ''đâm toạc chân mây'', thì cũng phải “mõ thảm không khua mà cũng cốc, Chuông sầu không đánh cớ sao om''... chẳng có cái gì là đứng yên, là chết lặng cả,

Xuân Hương không thích dùng những vần oái oăm khó gieo thi pháp cổ gọi là những ''tử vận'', những vần chết, nhưng dùng thành công thì bài thơ lại có dáng dấp rất độc đáo, Chẳng hạn vần ênh trong bài

Chiếc bách (nổi nênh, lênh đênh, gập ghềnh ạ tấp tênh) tạo ra cảm giác

mõm, đỏ lòm lòm,,,) tạo ra cảm giác sung mãn, tràn đầy; vần eo trong bài Quán khách như vẽ ra cảnh rừng núỉ cheo leo hiểm trở,,, Đặc biệt trong bài sau cùng, dường như nhà thơ chỉ dùng vần để tạo hình:

Đứng tréo trông theo cảnh hắt heo, Đường đi thiên thẹo đá cheo leo, Lợp lều mái cỏ tranh xơ xác Xỏ kẽ kèo tre đốt ngẳng ngheo, Ba chạc cây xanh hình uốn éo, Một dòng nước biếc cảnh leo teo, Thú vui quên cả niềm lo cũ, Kìa cái diều ai nó lộn lèo!

Xuân Hương còn thích cái lối nói lấp lửng có hai nghĩa. Về phương diện này nhà thơ cũng tiếp thu truyền thống của câu đối dân gian chứ không phải lối thơ có tính chất biểu tượng như thơ ngụ ngôn hay thơ khẩu khí. Trong những bài thơ còn lại, chúng ta thấy Xuân Hương chỉ làm thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt. Đây là hai thể thơ rất phổ biến trong văn học phong kiến. Thơ Đường luật là thể thơ được dùng trong thi cử và các nhà thơ quý tộc thường dùng thể tài này để ngâm vịnh. Với niêm, luật chặt chẽ của nó, thơ Đường luật có một hình thức đường bệ, và thường chứa đựng một nội dung cũng đường bệ thư thế. Nhà thơ rất tiêu biểu cho thể thơ này là bà huyện Thanh Quan. Những sáng tác của bà huyện Thanh Quan đọc lên nghe ''như có con hầu đi theo sau'',(l )(chữ của Xuân Diệu)

Đối lập với bà huyện Thanh Quan - và cũng đối lập với quan niệm phổ biến về thơ Đường luật của nhiều nhà thơ quý tộc khác, Xuân Hương đem đến cho thể thơ này một nội dung hết sức thông tục. Chẳng có cái gì là kiêng ky đối với thơ Đường luật cũ, Xuân Hương thực tế đã ''cải tạo'' thể thơ Đường luật. Một sự thay đổi về nội dung tất phải đưa đất một sự thay đổi về hình thức tương ứng: trong khuôn khổ mà thể thơ cho phép, dưới ngòi bút của Xuân Hương, nhữug bài thơ Đường luật hồn nhiên, tươi trẻ không khác gì cô gái Xuân Hương, cô gái Việt Nam:

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình, Chị cũng xinh mà em cũng xinh, Đôi lứa như in tờ giấy trắng, Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh,

và khi cần bốp chát, đanh dá thì cũng có thể bốp, chát, đanh đá không kém:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ Lại đây cho chị dạy làm thơ

Ong non ngứa nọc,châm hoa rữa, Dê cỏn buông sừng húc dậu thưa...

Cũng chỉ với Xuân Hương, câu thơ Đường luật mới có cái nhịp điệu đầy sức sống này :

Khi cảnh, khi tiêu, khi chũm chọe, Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha,

Hay:

Không có, nhưng mà có, mới ngoan,

Thể thơ ngắn và bó rọ trong niêm luật, rất hạn chế khả năng biểu hiện, Nhà thơ phải nắm vững đặc trưng của nó, phải khéo léo mới sử dụng có hiệu quả. Xuân Hương thích dùng nó, bởi vì trong tay bà, cái kết cấu ngắn gọn và chặt chẽ kia có khả năng giúp nhà thơ bắt chộp ngay được cuộc sống một cách tức khắc để trào phúng, đả kích, và dĩ nhiên, có lúc để tâm tình nữa. Nhược điểm trong thơ Đường luật qua Xuân Hương đã trở thành một ưu điểm. Giống như người lính xung kích lăm lăm mũi lê trên đầu súng, Xuân Hương dùng thơ Đường luật chú yếu ,là để đánh giáp lá cà với giai cấp phong kiến thống trị. Các sáng tạo trong việc vận dụng thơ Đường luật của Xuân Hương đến giai đoạn sau được hai nhà thơ xuất sắc là Nguyễn Khuyến và Tú Xương kế thừa và phát triển,

KẾT LUẬN

Thơ Xuân Hương là một thể thống nhất giữa nội dung và nghệ thuật. Nhà thơ dù nói đến lòng xót thương người phụ nữ hay, đả kích giai cấp phong kiến thống trị, dù bộc bạch nỗi niềm riêng tây hay ngâm ngợi cảnh đẹp thiên nhiên rộng lớn, dù làm thơ trào phúng hay làm thơ trữ tình đều chịu sự chi phối của một tư tưởng thống nhất. Đó là chú nghĩa nhân đạo của nhà thơ. Đặc điểm chủ nghĩa nhân đạo của Xuân Hương là một tình cảm yêu đời tha thiết, hồn nhiên và mộc mạc. Nhà

thơ lớn tiếng đòi cho con người phải có một cuộc sống đầy đủ phải được hưởng tất cả lạc thú của tình yêu, phải tôn trọng phụ nữ, và đấu tranh chống lại những gì phản tự nhiên, giả dối và bất công trong xã hội. Chú nghĩa nhân đạo của Xuân Hương góp phần làm phong phú trào lưu văn học nhân đạo chú nghĩa nửa cuối thế ký XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX: và có khuynh hướng nghiêng về văn học dân gian, nghĩa là nó gần với chủ nghĩa nhân đạo của người bình dân. Hiện tượng Xuân Hương hoàn toàn có tính chất lịch sử và xã hội, và tất nhiên có thể cắt nghĩa được bằng những điều kiện lịch sử xã lội cụ thể của thời đại tác giả. Có thể nói thơ Xuân Hương, là sản phẩm của một thời đại mà phong trào đất tranh của quần chúng nổi lên như vũ bão chống lại ách thống tri Phong kiến thối nát, là kết tinh của truyền thống phụ nữ trên lĩnh vực xã hội và văn học, đặc biệt là truyền thống của người phụ nữ bình dân, và, tất cả những cái đó được thể hiện thông qua tài năng độc đáo có một không hai của nhà thơ. Vấn đề Xuân Hương trong hoàn cảnh tư liệu hiện nay chưa thể giải quyết dứt khoát được. Tuy vậy, với tất cả sự thận trọng cần thiết, chúng ta vẫn cần phải khẳng đanh vị trí của nhà thơ trong lịch sử văn học dân tộc. Xuân Hương còn thiếu cái phong phú nhiều mặt của những tác giả lớn. Trong tác phẩm của Xuân Hương, nhà thơ chưa phản ánh được những mâu thuẫn lớn của thời đại, chua có cái tầm nhìn xa để thấy hết những đau khổ và khát vọng của con nguời, ngoài cái đau khổ và khát vọng của riêng mình, hay những người cùng cảnh ngộ với mình. Còn một quãng đường xa nữa Xuân Hương mới vươn đến tầm rộng lớn và sâu sắc của Nguyễn Du. Về phương diện nghệ thuật, việc vận dụng cái tục quá

nhiều cũng là một hạn chế. Song dù vậy, phần đóng góp của Xuân Hương vẫn hết sức độc đáo . Với Xuân Hương, người phụ nữ bình dân dược đưa vào văn học thành văn. Đó là những con người có cuộc đời riêng nhiều đau khổ, nhiều chua xót, nhưng tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, Họ yêu đời tha thiết, có tài năng và phẩm chất trong sạch,

Cuộc đời cũ là những ngày buồn dài, đau khổ kết tụ lại thành mây mù đè nặng trên bầu trời ngày trước, Tiếng cười to, cười vang của Xuân Hương có tác dụng làm cho mây mù tan đi, trả lại một chút màu xanh cho bầu trời cao rộng.

Về phương diện nghệ thuật, Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày để sáng tác thơ, và có những cống hiến quan trọng trong việc cải tạo thể thơ Đường luật. Thành công của Xuân Hương là một đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của nền văn học chữ Nôm của dân tộc. Ngày nay tiếp thu di sản văn học của Xuân Hương, chúng ta giữ lại những gì có ý nghĩa đối với cuộc sống hiện tại cũng như những gì giúp cho con người ngày nay hiểu sâu hơn quá khứ, và gạt bỏ đi tất cả những phần hạn chế do hoàn cảnh lịch sử và cá nhân của tác giả, gây nên

l Hòang Xuân Hãn, Hồ, Xuân Hương với vịnh Hạ Long, Xem Hoàng ,Xuân Hãn, Thiên tình sử Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, 1995 ,

2, Đào Thái Tâm: Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục, NXB Giáo dục, 1995

Một phần của tài liệu Cuộc đời sự nghiệp Hồ Xuân Hương ! (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w