1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

HỒI SỨC TIM PHỔI CƠ BẢN doc

6 3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 167 KB

Nội dung

Tên tài liệu học tập: Ngừng tuần hoàn – Hồi sức tim phổi cơ bản 3.. chẩn đoán xác định NTH và các hậu quả chính nếu cấp cứu NTH muộn 2.. + Sinh viên trong tổ chia thành 3-4 nhóm, mỗi nhó

Trang 1

HỒI SỨC TIM PHỔI CƠ BẢN

I HÀNH CHÍNH

1 Tên môn học: Nội bệnh lý

2 Tên tài liệu học tập: Ngừng tuần hoàn – Hồi sức tim phổi cơ bản

3 Bài giảng: Thực hành

4 Đối tượng: Sinh viên đa khoa năm thứ 6

5 Thời gian: 2 tiết

6 Địa điểm giảng: Trung tâm giáo dục tiền lâm sàng

7 Họ tên giảng viên: BS Hà Trần Hưng – Ngô Chí Hiếu

II MỤC TIÊU

Sau khi học xong sinh viên phải có khả năng

1 chẩn đoán xác định NTH và các hậu quả chính nếu cấp cứu NTH muộn

2 Nắm được các bước tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản (A,B,C)

III NỘI DUNG

YÊU CẦU CHUẨN BỊ

+ Địa điểm học: tại Trung tâm giáo dục tiền lâm sàng

+ Sinh viên trong tổ chia thành 3-4 nhóm, mỗi nhóm từ 4-5 sinh viên, phân

công chuẩn bị trước các kiến thức cần thiết về ngừng tuần hoàn - cấp cứu hồi sức tim phổi cơ bản

+ Thảo luận của sinh viên trong tổ dưới sự hướng dẫn của giáo viên về chẩn

đoán xác định ngừng tuần hoàn và trình tự các kỹ thuật hồi sức tim phổi

cơ bản

+ Thực hiện một số biện pháp xử trí ban đầu cơ bản như các biện pháp hồi

sinh tim phổi cơ bản

MỨC ĐỘ KHẨN CẤP

Cần can thiệp sớm để khỏi mất não, chỉ có 3 phút để hành động

Báo ngay kíp cấp cứu đến hỗ trợ

THUỐC VÀ TRANG THIẾT BỊ CẤP CỨU CẦN THIẾT

Túi thuốc cấp cứu: Adrenalin, mặt nạ, bóng ambu, ống NKQ, đèn soi thanh quản, máy

sốc điện, điện tim, bình oxi Ít nhất phải có mặt nạ giấy hoặc mặt nạ có ống dài để thổi ngạt

Các thuốc khác:

- Dung dịch Natriclorua 0,9%, natribicarbonat 4,2%

- Calciclorua ống 0,5g tiêm TM

- Xylocain ống 5 ml 2%

- Isupel ống 2 mg

- Atropin 1/4 mg ống

CHẨN ĐOÁN NGỪNG TUẦN HOÀN

Trang 2

1 Chẩn đoán xác định:

- Mất ý thức đột ngột ở bệnh nhân đang tỉnh

- Bệnh nhân đột ngột ngừng thở Thường ngừng thở xuất hiện cùng lúc với ngừng tim, cũng có thể bệnh nhân còn một giai đoạn ngắn thở rời rạc (thở ngáp)

- Mất mạch cảnh hay mạch bẹn: dấu hiệu quan trọng nhất để chẩn đoán xác định NTH

- Nếu cấp cứu chậm đồng tử bắt đầu giãn to, cố định, mất PXAS

Không nên mất thì giờ để nghe tim, đo HA Cũng không cần trờ có điện tim để xác định chẩn đoán Điện tim sẽ được làm sau, khi có điều kiện, để xác định cơ chế của ngừng tuần hoàn

Các dấu hiệu gợi ý khác:

- Da nhợt nhạt do mất máu cấp

- Da tím ngắt nếu có SHHC

- Máu ngừng chảy khi đang phẫu thuật động mạch hay chảy máu kéo dài từ vùng mổ

2 Nguyên nhân

2.1 Ngoại khoa:

- Đa chấn thương gây chấn thương sọ não và sốc

- Khi đang phẫu thuật: do tai nạn gây mê hoặc do mất nhiều máu

2.2 Nội khoa: Có rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là:

- Do bệnh tim, rối loạn nhịp tim, dùng các thuốc điều trị suy tim và rối loạn nhịp tim không đúng quy cách

- Do phản xạ: Gặp trong khi làm một số thủ thuật, đặc biệt là ở vùng cổ

- Do TBMN gây tăng áp lực nội sọ, tụt não gây ngừng thở, ngừng tim

- Do các tai nạn, nhiễm độc (điện giật, ngộ độc cóc, phụ tử…)

- Do rối loạn điện gaỉi nặng, rối loạn kiềm toan

- Hay gặp nhất là do SHHC Đây là nhóm nguyên nhân cần được chú ý trong cấp cứu và hồi sức

HỒI SỨC TIM PHỔI CƠ BẢN

1.Khi nào tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR, cardio pulmonary resuscitation)

 Gọi không thấy đáp ứng

 Nghe, nhìn không thấy thở

 Không có mạch

2.Gọi người hỗ trợ

(http://www.learncpr.org)

3.Cấp cứu ban đầu ngoài bệnh viện

 Ngoài bệnh viện gọi 115

 Trong bệnh viện: gọi bác sỹ, y tá trực

Trang 3

A (Airway control), khai thông đường dẫn khí:

- Làm nghiệm pháp Heimlich nếu có dị vật đường thở

- Đặt bệnh nhân nằm trên nền phẳng, cứng, đẩy trán, kéo cằm (khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ thì chỉ nâng hàm dưới lên, tránh di chuyển nhiều)

- Móc bỏ dị vật trong miệng bệnh nhân ra ngoài (kể cả răng giả) Lau khô đờm dãi và các chất tiết họng miệng

B (Breathing support), hô hấp nhân tạo

( http://www.learncpr.org)

C (Circulation support), hỗ trợ tuần hoàn

Bắt mạch cảnh trong 10 giây, nếu không thấy có mạch đập, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, nhịp độ mỗi 15 lần ép tim liên tiếp cho mỗi hai lần thổi ngạt liên tiếp (cho cả tình huống có 2 người cấp cứu trở lên) Vị trí ép 1/2 dưới xương ức, mỗi lần lún xuống khoảng 4-5 cm, hoặc bắt thấy mạch cảnh đập theo nhịp ép, tần số 100 lần/phút

(http://www.learncpr.org)

Sau khoảng 1 phút cấp cứu, kiểm tra mạch cảnh trong 5 giây, nếu thấy có đập, dừng ép tim, đánh giá hô hấp, nếu bệnh nhân tự thở trở lại dừng thổi ngạt, theo dõi sát trên đường chuyển đến bệnh viện Các trường hợp khác tiếp tục cấp cứu, đánh giá lại 3-5 phút/lần

Cầm máu nếu bệnh nhân có vết thương mạch máu gây mất máu cấp

D (Defibrillation), phá rung: nếu có máy sốc điện (tại bệnh viện, hoặc trên xe cấp cứu).

ttttttttttttttttt

Thổi ngạt miệng miệng hai lần liên tiếp, mỗi lần thổi vào trong 2 giây Nếu thấy lồng ngực không nhô lên khi thổi vào, thổi nặng, phải xem lại tư thế đầu của bệnh nhân, tụt lưỡi Nếu không cải thiện làm nghiệm pháp Heimlich để loại bỏ dị vật đường thở

Nếu có điều kiện hố trợ hô hấp bằng bóng Anbu hoặc đặt NKQ và bóp bóng qua NKQ

Trang 4

HỒI SỨC TIM PHỔI CƠ BẢN

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

I HÀNH CHÍNH

1 Tên môn học: Nội bệnh lý

2 Tên tài liệu học tập: Ngừng tuần hoàn – Hồi sức tim phổi cơ bản

3 Bài giảng: Thực hành

4 Đối tượng: Sinh viên đa khoa năm thứ 6

5 Thời gian: 2 tiết

6 Địa điểm giảng: Trung tâm giáo dục tiền lâm sàng

7 Họ tên giảng viên: BS Hà Trần Hưng – Ngô Chí Hiếu

II MỤC TIÊU

Sau khi học xong sinh viên phải có khả năng

1 chẩn đoán xác định NTH và các hậu quả chính nếu cấp cứu NTH muộn

2 Nắm được các bước tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản (A,B,C)

III NỘI DUNG

1 Mở đầu

- Dây chuyền cấp cứu là một chuỗi mắt xích Tại cộng đồng, báo ngay 115 hay đơn vị cấp cứu ngoại viện của bệnh viện gần nhất

- Bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt tức khắc

- Adrenalin là thuốc cấp cứu cơ bản

- Chống rung thất bằng sốc điện càng sớm càng tốt

Nội dung học tập

chủ yếu Thời gian

Phương pháp dạy

Phương tiện

Hoạt động của sinh viên

Đánh giá

Kỹ năng thăm khám

Phát hiện ngừng tuần

phút

Sinh viên khám, giáo viên hướng dẫn và sửa chữa Bảng kiểm

Mô hình Điện tim

Khám mô hình bệnh nhân Quan sát Trả lời câu hỏi Thảo luận

Qua quan sát sinh viên khám Qua trả lời câu hỏi

Kỹ năng làm thủ

thuật

Các kỹ thuật hồi sinh

tim phổi cơ bản

45 phút

Thuyết trình Hỏi sinh viên Thảo luận

SV chia nhóm thực hành

Mô hình Các phương tiện cấp cứu cơ bản

Quan sát Trả lời câu hỏi Thảo luận nhóm, phân tích kết quả

Qua quan sát Qua trả lời câu hỏi

Qua thảo luận

Trang 5

Kỹ năng ra quyết

định

Chẩn đoán ngừng

tuần hoàn

Đánh giá mức độ các

tổn thương phối hợp

Ra y lệnh

Chẩn đoán nguyên

nhân

Ra quyết định điều trị

Xử trí ban đầu

15 phút

Thảo luận nhóm

Ca lâm sàng

cụ thể Hỏi sinh viên

Phấn bảng Thảo luận

Trả lời câu hỏi Phân tích lợi ích, chỉ định chống chỉ định hay nguy

cơ của các biện pháp điều trị

Qua thảo luận Qua trả lời câu hỏi

Qua phân tích

Tóm tắt những điểm

quan trọng cần thu

hoạch trong bài

giảng

10 phút

Thuyết trình Phấn bảng Nghe, ghi Qua quan sát

và hỏi sinh viên

IV ĐÁNH GIÁ NGAY SAU BUỔI HỌC

Trắc nghiệm, câu hỏi ngắn

Sử dụng bảng kiểm (hồi sinh tim phổi cơ bản)

V ĐÁNH GIÁ HẾT MÔN HỌC

Thi trên mô hình tại Trung tâm Tiền lâm sàng

VI VẬT LIỆU DẠY HỌC

1 Mô hình

2 Các thuốc và thiết bị cấp cứu cơ bản như đã trình bày

3 Bảng kiểm hồi sinh tim phổi cơ bản

VII TÀI LIỆU HỌC TẬP CHỦ YẾU CHO SINH VIÊN

1 Vũ Văn Đính Hồi sức cấp cứu toàn tập Nhà xuất bản y học 2004

2 Vũ Văn Đính Cẩm nang cấp cứu Nhà xuất bản y học 2000

3 Handout

4 Tham khảo các Website: http://www.cpr-ecc.org , http://www.learncpr.org

VIII SỐ LƯỢNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CHỦ YẾU CHO SINH VIÊN: đủ

Trang 6

BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ

KỸ NĂNG HỒI SỨC TIM PHỔI CƠ BẢN

Họ tên sinh viên:

Ngày thi:

1 Xác định ngừng tuần hoàn

Khai thông đường thở:

2 Kỹ thuật đẩy trán nâng cằm giữ đầu ngửa, cổ ưỡn

3 Kỹ thuật ấn giữ hàm ở tư thế cổ ưỡn

4 Lấy dị vật miệng, răng giả, hút dờm dãi

5 Thủ thuật Heimlich

Hỗ trợ hô hấp

6 Kỹ thuật thổi ngạt miệng – miệng

7 Kỹ thuật thổi ngạt miệng - mũi

8 Kỹ thuật bóp bóng Ambu

Hỗ trợ tuần hoàn

9 Tư thế tiến hành thủ thuật, xác định vị trí ép tim

10 Kỹ thuật ép tim

Quy định: 0 = Không làm

1 = Làm không đạt

2 = Làm đạt nhưng chưa thành thạo

3 = Làm thành thạo

Điểm tối đa : 40 Điểm cho sinh viên:

Điểm đạt :  20

20-24 = 5 điểm

24-27 = 6 điểm

28-31 = 7 điểm

32-35 = 8 điểm

36-39 = 9 điểm

40=10 điểm

Ngày đăng: 12/07/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w