- Chuẩn bị: Chân dung nhà thơ Thanh Hải. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” ? Tác giả Vũ Khoan đã nêu những điểm mạnh & điểm yếu của người Việt Nam như thế nào. ? Từ đó, ông đã kết luận ra sao. Nhận xét cách lập luận trong văn bản. - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. Dựa vào chú thích về tác giả, tác phẩm trogn SGK để giới thiệu bài HĐ2: + Hướng dẫn đọc: ở đoạn 1 giọng say sưa trìu mến, đoạn 2,3 nhịp điệu nhanh, hối hả, phấn chấn, các đoạn còn lại giọng tha thiết, trầm lắng. ? Câu hỏi 1/SGK/57 : Bố cục có 4 phần: - Khổ 1: cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời. - Khổ 2,3: cảm xúc về mùa xuân đất nước. - Khổ 4,5: suy nghĩ & ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. - Khổ cuối: lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. ? Câu hỏi 2/SGK/57 : + Mùa xuân ở khổ đầu là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. + Vài nét phác họa: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời chỉ vài nét phác họa, tác giả đã vẽ ra được cả không gian cao rộng (dòng sông, mặt đất, bầu trời); cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím – màu tím đặc trưng của xứ Huế); cả âm thanh vang vọng, tươi vui của tiếng chim hót vang trời. + Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân thiên nhiên được diễn tả tập trung ở chi tiết rất tạo hình: I. TÌM HIỂU CHUNG: - Tác giả: Thanh Hải (1930-1980). - Tác phẩm: viết vào tháng 11/1980. - Thể loại: thơ tự do (5 chữ). - Giải nghĩa từ: SGK/57. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. Bố cục: 4 phần - Mùa xuân thiên nhiên. - Mùa xuân đất nước. - Mùa xuân tư tưởng. - Ngợi ca quê hương. 2. Mùa xuân thiên nhiên: - Âm thanh rộn ràng, màu sắc tươi vui & không gian rộng mở. - Tác giả say sưa, nâng niu mùa xuân tươi đẹp của đất nước. 1 TUẦN 25 TUẦN 25 MTCĐ: - Cảm nhận được cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước & khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ muốn được dâng hiến cho cuộc đời trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Phân tích được những đặc sắc trong hình ảnh, tứ thơ & giọng điệu của bài thơ. - Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính của tác giả khi từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ trong bài thơ “Viếng lăng Bác”. Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ về giọng điệu, hình ảnh & ngôn ngữ. - Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - Thấy được ưu điểm, nhược điểm & biết cách sửa lỗi trong bài TLV số 5: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. VĂN BẢN: MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI - TIẾT 111 Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Câu thơ có tính nghệ thuật cao, biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân. + từ mùa xuân thiên nhiên, tác giả chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước với hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” biểu trưng cho 2 nhiệm vụ: chiến đấu & lao động xây dựng đất nước tạo sức gợi cảm cho thơ bằng hình ảnh lộc non gắn với người cầm súng & người ra đồng. Mùa xuân đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non theo người chiến sĩ, người nông dân hay chính họ đem mùa xuân đến mọi nơi. + Sức sống của mùa xuân đất nước được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao, đất nước được hình dung bằng hình ảnh so sánh đẹp: Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. ? Câu hỏi 3/SGK/57 : + Từ cảm xúc mùa xuân của thiên nhiên đất nước, mạch thơ chuyển đổi tự nhiên sang những suy ngẫm & tâm niệm của nhà thơ: khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé – của mình một cách chân thành cho cuộc đời chung cho đất nước. + Nhà thơ dùng hình ảnh đẹp tự nhiên, giản dị của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa (cành hoa, tiếng chim được phát họa ở phần cuối). Cách lặp lại cấu tứ tạo sự đối ứng chặt chẽ, hình ảnh lặp lại có ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, được cống hiến cho đời mối quan hệ giữa đời sống cá nhân với cộng đồng. Ước nguyện tha thiết, chân thành của tác giả thể hiện qua những hình tượng đơn sơ mà chứa đựng nhiều cảm xúc. + Hình ảnh sáng tạo sâu sắc trong thơ là: mùa xuân nho nhỏ, cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến …, tất cả mang vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết của tác giả. HĐ3: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. + Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca miền Trung, âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Gieo vần liền giữa các khổ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. + Hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị, giàu ý nghĩa biểu trưng & khái quát, được phát triển từ những hình ảnh thực tạo nên sự lặp lại mà nâng cao: cành hoa, tiếng chim, mùa xuân). + Cấu tứ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân đất trời đất nước mỗi người góp vào mùa xuân lớn của dân tộc. + Giọng điệu đúng tâm trạng & cảm xúc của tác giả. “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo của Thanh Hải, đó là một phát triển mới mẻ & sáng tạo. Tác giả nguyện làm một mùa xuân , nghĩa là sống đẹp , với tất cả sức tươi trẻ nhưng khiêm nhường chỉ là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước Ghi nhớ. HĐ4: Luyện tập 1. Học thuộc lòng bài thơ. 3. Mùa xuân đất nước: - Con người xây dựng & bảo vệ Tổ Quốc gắn liền với sức sống bất diệt của đất nước. - Hình ảnh so sánh đẹp về đất nước trước mùa xuân (như vì sao). 4. Mùa xuân tư tưởng: - Khát vọng được cống hiến phần nhỏ bé của mình cho đất nước. - Mong muốn sống có ích: nhận thức đúng đắn về quan hệ giữa cá nhân & xã hội. Ước nguyện chân thành, khiêm tốn & tha thiết. 5. Nghệ thuật: - Thư 5 chữ gần với các điệu dân ca miền Trung. - Hình ảnh tự nhiên, giản dị, giàu ý nghĩa biểu trưng. - Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu đúng tâm trạng & cảm xúc tác giả. GHI NHỚ : SGK / 58. 2 2. Viết một đoạn văn bình một khổ thơ trong bài mà em thích. (Gợi ý: những khổ thơ đặc sắc trong bài là 1,4,5- HS làm ở nhà) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc bài thơ, thuộc ghi nhớ. - Soạn bài: Viếng lăng Bác. - Tìm hiểu về tác giả & átc phẩm. - Sưu tầm bài hát “Viếng lăng Bác” & tập hát. - Làm bài tập 2, chú ý phân tích nội dung & nghệ thuật của khổ thơ (dẫn thơ minh họa). - Chuẩn bị: Chân dung nhà thơ Viễn Phương, hình ảnh minh họa cảnh lăng Bác. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: “Mùa xuân nho nhỏ” ? Từ hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của bài thơ, em nhận xét gì về tựa đề bài thơ của Thanh Hải. ? Đọc lại bài thơ, nêu cảm nhận của em về 2 khổ thơ 4,5. - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. Dựa vào chú thích tác giả, tác phẩm. HĐ2: Hướng dẫn đọc: giọng trang nghiêm thành kính vừa tha thiết, đau xót lẫn tự hào. Nhịp chậm, sâu lắng, khổ cuối hơi nhanh & hơi cao giọng. ? Câu hỏi 1/SGK/60 : + Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn & tự hào pha đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. + Giọng điệu thành kính trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, cùng giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào. + Mạch cảm xúc theo trình tự của chuyến vào viếng lăng Bác. Từ cảm xúc ngoài lăng với ấn tượng đậm nét về hàng tre gợi hình ảnh quê hương đất nước cảm xúc về dòng người vào lăng viếng Bác cảm xúc về Bác với hình ảnh biểu trưng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh niềm mong ước thiết tha khi sắp rời xa đề về Nam, muốn lòng mình vẫn mãi ở lại bên lăng Bác. Tạo nên bố cục tự nhiên, hợp lý. ? Câu hỏi 2/SGK/60 : + Ấn tượng đậm nét về cảnh bên lăng là hàng tre, hình ảnh đầu tiên mà tác giả nhìn thấy. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam, là biểu tượng của dân tộc: một sức sống bền bỉ, kiên cường. + Hình ảnh tre lặp lại ở câu cuối với nét nghĩa bổ sung: cây tre I. TÌM HIỂU CHUNG: - Tác giả: Viễn Phương (1.928). - Tác phẩm: viết tháng 4/1976. - Thể thơ: tự do. - Giải nghĩa từ: (SGK/60). II. ĐỌCHIỂU VĂN BẢN: 1. Cảm xúc bài thơ: niềm xúc động thiêng liêng, thành kính cùng lòng biết ơn, lòng tự hào. 2. Hình ảnh hàng tre: - Hiện ra gần gũi, quen thuộc của làng quê Việt nam. - Là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. tre xanh, tre thẳng hàng, tre trung hiếu đã nâng cảm xúc bài thơ được trọn vẹn. 3 VĂN BẢN: VIẾNG LĂNG BÁC - VIỄN PHƯƠNG - TIẾT 112 trung hiếu kết cấu đầu cuối tương ứng làm đậm nét hình tượng cây tre & dòng cảm xúc được trọn vẹn. ? Câu hỏi 3/SGK/60 : + Khổ 2: hai cặp câu với hình ảnh thực & ẩn dụ sóng đôi Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Sự vĩ đại của Bác Hồ, thể hiện sự tôn kính của nhân dân & nhà thơ đối với Bác. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. Dòng người là hình ảnh thực, kết tràng hoa là một ẩn dụ đẹp & sáng tạo của tác giả thể hiện lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác. + Khổ 3: diễn tả cảm xúc & suy nghĩ của tác giả khi vào lăng. Khung cảnh & không khí trong lăng thanh tĩnh như ngưng kết cả không gian, thời gian: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. Câu thơ diễn tả chính xác & tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm & ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng. Hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác & những vầng thơ tràn đầy ánh trăng của Người. Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ sâu sắc: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Bác sống mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi. Người hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc nhưng vẫn đau xót vì sự ra đi của người. Nỗi đau xót biểu hiện cụ thể, trực tiếp: Mà sao nghe nhói ở trong tim! + Khổ 4: diễn tả tâm trạng lưu luyến của tác giả muốn được ở mãi bên lăng Bác, tác giả gởi lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật bên lăng: con chim, bông hoa, cây tre. Tóm lại, 4 khổ thơ cô đọng thể hiện được niềm xúc động tràn đầy & lớn lao trong lòng khi tác giả viếng lăng Bác, những tình cảm thành kính & sâu sắc. ? Câu hỏi 4 /SGK/60 : + Giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết vừa đau xót pha lẫn tự hào thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng. Giọng điệu ấy tạo nên bởi các yếu tố: thể thơ, nhịp thơ, từ ngữ & hình ảnh. + Thể thơ 8 chữ (có dòng 7 hoặc 9 chữ), cách gieo vần không cố định, nhịp chậm rãi diễn tả đúng tâm trạng tác giả. Riêng khổ cuối nhjp hơi nhanh & điệp ngữ “muốn làm” thể hiện mong ước tha thiết & nỗi lưu luyến của tác giả. + Hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp giữa hiện thực & ẩn dụ, biểu tượng vừa quen thuộc vừa sâu sắc có ý nghĩa khái quát & có giá trị biểu cảm. HĐ3: Tổng kết (dựa vào ghi nhớ). HĐ4: Luyện tập HS viết đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 (về nhà làm). 3. Hình ảnh lãnh tụ: - Hình ảnh ẩn dụ: mặt trời, vầng trăng, bầu trời xanh đã nâng Bác ngang tầm vũ trụ Bác vĩ đại & bất tử trong lòng nhân dân Việt Nam. - Hình ảnh ẩn dụ: kết tràng hoa thể hiện lòng thành kính của nhân dân đối với Bác. - Hình ảnh hoán dụ: bảy mươi chín mùa xuân Bác hiến dâng cả đời mình để đem lại mùa xuân cho dân tộc: Công lao của Bác thật to lớn. - Uớc nguyện của tác giả: muốn được ở bên Bác đây là lòng thành kính chân thành. 4. Đặc sắc nghệ thuật: - Giọng điệu thơ tha thiết, sâu lắng, trang nghiêm, tự hào pha lẫn đau xót phù hợp với nội dung. - Nhịp thơ linh hoạt diễn tả đúng tâm trạng tác giả. - Hình ảnh thơ sáng tạo vừa quen thuộc vừa có ý nghĩa khái quat làm tăng giá trị biểu cảm. GHI NHỚ : SGK / 60 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc ghi nhớ, thuộc lòng bài thơ, nắm vững các ý chính của bài thơ. - Soạn bài: Sang thu (Hữu Thỉnh) 4 - Sưu tầm những hình ảnh về mùa thu có trong bài thơ. Tìm hiểu thêm về tác giả. - Chuẩn bị tiết tiếp theo: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - Tìm hiểu các đề bài nghị luận & cách làm bài. - Xem trước phần luyện tập củng cố & làm theo nhóm. - Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Em hiểu thế nào là bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. ? Hãy trình bày dàn ý chung của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu các đề bài nghị luận (SGK/51,52) ? Câu hỏi a/SGK/52 : + Giống nhau: đều bàn về những vấn đề tư tưởng, đạo lý. + Đề 1, 3, 10 có nêu mệnh lệnh làm bài. Các đề còn lại là đề mở rộng, không nêu mệnh lệnh sự khác biệt này không lớn. Khi làm bài, tự HS phải vận dụng phép giải thích, chứng minh hoặc bình luận tư tưởng, đạo lý nêu trong đề, bày tỏ suy nghĩ, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lý ấy. ? Câu hỏi b/SGK/52 : HS nghĩ ra một số đề bài tương tự (thảo luận nhóm). HĐ2: Cách làm bài + Tìm hiểu đề: chú ý từ “suy nghĩ” thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Biết cách giải thích đúng câu tục ngữ & biết cách tư duy. + Tìm ý: giải thích nghĩa đen bóng. - “Nước” là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ từ các giá trị của đời sống vật chất (cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng, nước dùng, cả non sông gấm vóc, đất nước hòa bình, …) cho đến giá trị tinh thần (văn hóa, phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, …). - “Nguồn” là những người làm ra thành quả , là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. “Nguồn” là tổ tiên, xã hội, gia đình, dân tộc,… - Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý của người hưởng thụ thành quả đối với “nguồn”. - “Nhớ nguồn” là lương tâm, trách nhiệm, là sự biết ơn, giữ gìn, tiếp nối, sáng tạo, là không vong ân bội nghĩa, là sáng tạo những thành quả mới. - Đạo lý này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất & tinh thần của dân tộc, là nguyên tắc làm người của người Việt Nam. HĐ3: Lập dàn ý chi tiết a) Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ với nội dung đạo làm người, là đạo lý cho toàn xã hội. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đề bài: - Giống nhau: đều bàn về vấn đề tư tưởng, đạo lý. - Khác nhau: các đề 1, 3, 10 có nêu mệnh lệnh, các đề còn lại thì không. 2. Cách làm bài: a) Tìm hiểu đề & tìm ý. b) Lập dàn ý chi tiết: có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). 5 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ TIẾT 113, 114 b) Thân bài : - Giải thích câu tục ngữ: + “Nước” là gì? Cụ thể hóa các ý nghĩa của nước. + “Uống nước” có ý nghĩa gì? + “Nguồn” là gì? Cụ thể hóa nội dung của “nguồn”. + “Nhớ nguồn” là thế nào? Cụ thể hóa những nội dung “nhớ nguồn”. - Nhận định, đánh giá (bình luận): + Câu tục ngữ nêu đạo lý làm người. + Nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Nêu một nền tảng tự duy trì & phát triển của xã hội. + Là lời nhắc nhở đối với kẻ vô ơn. + Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, cho dân tộc. c) Kết bài : Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống & con người Việt Nam. HĐ4: Viết bài, đọc lại & sửa chữa (giới thiệu phần viết bài trong SGK/53, 54). HĐ5: Ghi nhớ (SGK/54). HĐ6: Luyện tập củng cố. (HS giải thích, phân tích để tìm ý) c) Viết bài. d) Đọc lại & sửa chữa. GHI NHỚ : SGK / 54. II. LUYỆN TẬP: Ví dụ: Học là một hoạt động thu nhận kiến thức & hình thành kỹ năng của một người nào đó. Do đó, mọi sự học luôn luôn là tự học, ai học thì người ấy có kiến thức, không có chuyện ai học hộ cho ai được. Bởi vậy, chỉ có nêu cao tinh thần tự bọc mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người. (Nêu một số gương tự học…) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc cách làm bài. - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài “Uống nước nhớ nguồn”, chú ý liên kết câu & đoạn văn. - Chuẩn bị: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hay đoạn trích) - Tìm hiểu bài nghị luận tác phẩm truyện (hay đoạn trích) SGK/ 61,62,63, làm bài luyện tập theo nhóm SGK/63,64. 6 - Chuẩn bị: Bài làm của HS, bài sửa. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Bài mới: HĐ1: 1. GV nhắc lại đề bài: HS chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống … Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy & viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. Đề 2: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người. 2. Dàn ý chung: a) Mở bài: - Nêu được hiện tượng vứt rác bừa bãi (đề 1). - Giới thiệu hình ảnh Bác Hồ với các phẩm chất cao quý (đề 2). b) Thân bài: - Đề 1: + Nêu biểu hiện & nguyên nhân vứt rác bừa bãi. + Nêu hậu quả của việc vứt rác bừa bãi. + Nêu biện pháp khắc phục. + Phê phán những người thiếu ý thức đã vứt rác bừa bãi. + Nhắc nhở bạn bè, người thân…về ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh chung. - Đề 2: + Bác là vị lãnh tụ vĩ đại – phân tích & dẫn chứng. + Bác là vị anh hùng dân tộc – phân tích & dẫn chứng. + Bác là danh nhân văn hóa – phân tích & dẫn chứng. c) kết bài: + Đề 1: Nêu suy nghĩ của bản thân về hiện tượng vứt rác bừa bãi & liên hệ bản thân về ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường. + Đề 2: Khẳng định hình ảnh Bác Hồ luôn bất tử trong lòng nhân dân Việt Nam, sự nghiệp cách mạng của Bác vẫn tồn tại & phát triển mãi, công lao to lớn của Bác vẫn luôn được người dân Việt Nam ghi nhớ. Bác là một nhân cách cần học tập theo gương Bác. HĐ2: Nhận xét chung về bài làm của HS. 1. Uu điểm: + Đa số viết đúng kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng xã hội. + Bài viết có bố cục đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. + Có lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, diễn đạt sâu sắc, dẫn chứng xác thực, bài viết mạch lạc. + Mở bài, kết bài tốt. + Bài viết có sự liên kết chặt chẽ về nội dung & hình thức. + Chữ viết tốt, dùng từ, đặt câu khá chuẩn, ít sai lỗi chính tả,… 2. Hạn chế: + Còn HS chưa nhận biết dạng đề nghị luận, bài viết hời hợt, sai phương pháp, sa vào văn tự sự. + Chưa biết nêu luận điểm, trình bày thiếu rõ ràng, một số đoạn viết sơ sài, không rõ ý. + Chưa biết cách nêu dẫn chứng, còn dẫn chứng không đạt yêu cầu về tính tiêu biểu, xác thực. + Chưa biết vận dụng cách liên kết câu & đoạn văn, thiếu mạch lạc. + Sắp xếp ý lộn xộn, triển khai sơ sài, ngôn ngữ diễn đạt trong văn nghị luận chưa phù hợp. + Chữ viết kém khó đọc, sai nhiều lỗi dùng từ, chính tả,… 7 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 TIẾT 115 HĐ3: Trả bài & sửa lỗi cụ thể. 1. Trả bài. 2. Chữa lỗi cụ thể: - Sai luận điểm: “Tôi đã có lần lầm lỗi là vứt rác bừa bãi” “Hiện tượng vứt rác bừa bãi khá phổ biến & trở thành thói quen khó sửa.” - Thiếu luận điểm: + Bác còn là một danh nhân văn hóa. + Cần có biện pháp để khắc phục thói quen xấu này. + Chúng ta cần học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Sai các lỗi dùng từ, chính tả, đặt câu,… + Vức rác bừa bải - Vứt rác bừa bãi. + Đây là một việc làm khó bỏ - Đây là một thói quen xấu khó sửa. + Em nguyện học tập theo gương Bác - Em sẽ phấn đấu học tập theo gương Bác. + Bác là người dẫn đầu nhân dân … - Bác là người đã dẫn dắt nhân dân … + Có bạn khoái xã rác lung tung … - Có bạn thường hay xã rác bừa bãi … - Lỗi sắp xếp ý: + Tác hại của việc xã rác – biểu hiện - biện pháp khắc phục – nguyên nhân. + Bác là anh hùng giải phóng dân tộc – là vị lãnh tụ vĩ đại – là danh nhân văn hóa. HĐ4: - Ghi điểm: Điểm 8-10 Điểm 6,5 - > 8 Điểm 5 - > 6,4 Điểm 3,5 - > 5 Điểm 2 - > 3,5 Điểm 1 - > 2 Tổng cộng Điểm > 5 Tổng cộng Điểm < 5 - Đọc bài khá nhất: III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Xem lại bài làm để rút kinh nghiệm cho những bài sau. - Ôn lại cách viết bài văn gnhị luận về sự việc, hiện tượng xã hội để thi giữa học kỳ 2. - Chuẩn bị: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. - Xem trước phần tìm hiểu bài & làm luyện tập theo nhóm. - Tiết tiếp theo: Văn bản “Sang thu” (Hữu Thỉnh). 8 . HIỂU CHUNG: - Tác giả: Thanh Hải ( 193 0- 198 0). - Tác phẩm: viết vào tháng 11/ 198 0. - Thể loại: thơ tự do (5 chữ). - Giải nghĩa từ: SGK/57. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. Bố cục: 4 phần - Mùa. & không gian rộng mở. - Tác giả say sưa, nâng niu mùa xuân tươi đẹp của đất nước. 1 TUẦN 25 TUẦN 25 MTCĐ: - Cảm nhận được cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước & khát vọng. I. TÌM HIỂU CHUNG: - Tác giả: Viễn Phương (1 .92 8). - Tác phẩm: viết tháng 4/ 197 6. - Thể thơ: tự do. - Giải nghĩa từ: (SGK/60). II. ĐỌCHIỂU VĂN BẢN: 1. Cảm xúc bài thơ: niềm xúc động thiêng