1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Kỹ Năng Thuyết Trình

27 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 564,61 KB

Nội dung

Bài giảng Kỹ Năng Thuyết Trình Chƣơng trình học sẽ bao gồm 5 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề chung về thuyết trình Chƣơng 2: Chuẩn bị buổi thuyết trình Chƣơng 3: Thực hiện bài thuyết trình Chƣơng 4: Nâng cao hiệu quả thuyết trình Chƣơng 5: Vài điểm đáng nhớ khi thuyết trình.

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa QTKD2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bài giảng: Kỹ Năng Thuyết Trình

Người biên soạn: Nguyễn Văn Phương Giảng viên khoa QTKD2, Học viện CNBCVT

TP.HCM, tháng 07 năm 2011

Trang 2

Giới thiệu

Thực hiện một bài diễn thuyết là phải đương đầu với nỗi sợ hãi ngay cả những doanh nhân hay những báo cáo viên có nhiều kinh nghiệm cũng không tránh khỏi những nỗi lo lắng trước khi thuyết trình Người thuyết trình cần phải có lòng can đảm đứng trước khán giả và thực hiện bài diễn thuyết hấp dẫn với nội dung rõ ràng, mạch lac và súc tích nhằm thu hút khan giả Trong thực tế cuộc sống, mỗi chúng ta đều có ít nhất một hay nhiều lần kinh nghiệm nói trước đám đông với tâm trạng lo âu, đổ mồ hôi tay, đầu trống không, giọng nói run rẫy và đôi khi chúng ta phải cố vượt qua những cảm giác khó khăn đó để hoàn thành nhiệm vụ

Chúng ta biết rằng để thực hiện một bài thuyết trình hấp dẫn là không đơn giản Nó đòi hỏi người diễn thuyết phải có sự chuẩn bị kỹ càng và trang bị cho mình những kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp Dù bạn là ai và dù bạn làm nghề gì, bạn đều phải trải nghiệm những lần phát biểu trước đám đông Kỹ năng thuyết trình sẽ rất hữu ích giúp bạn thành công trên con đường công danh sự nghiệp của bạn Ví dụ bạn sẽ có những buổi nói trước đám đông như: báo cáo kết quả làm việc nhóm ở trường, trình bày kết quả nghiên cứu khoa học, bài giới thiệu về bạn trong buổi phỏng vấn xin việc, giới thiệu sản phầm hay dịch vụ mới, bài phát biểu trong hội nghị khách hàng, bài phát biểu trong cuộc họp, và rất nhiều dịp khác Ngoài ra, kỹ năng thuyết trình giúp bạn tự tin hơn khi diễn thuyết và đôi lúc bạn cảm thấy rất là thích thú khi được nói chuyện trước đám đông

Khi chúng ta nói chuyện với người khác, bất kể là nói chuyện nghiêm túc hay chỉ là cuộc đối thoại xã giao, chúng ta sử dụng ít nhất ba kỹ thuật khác nhau: chúng ta hay đổi giọng nói, điều phối âm lượng khác nhau, và thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ cơ thể Giọng nói có thể truyền cảm hay không truyền cảm: giọng nói âm lượng thấp thường dễ nghe hơn giọng nói âm lượng cao, một giọng rất trầm có lẻ dễ chịu lúc đầu, nhưng lại lại làm người nghe phát cáu bởi vì

họ phải cố gắng tập trung để nghe từng chữ

Âm điệu và âm thanh của giọng nói cũng rất quan trọng trong việc thể ý nghĩa Chúng ta

cứ thử với nói một câu với nhiều âm điệu khác nhau sẽ mang lại sự cảm nhận khác biệt Chúng

ta thường sử dụng sự khác biệt âm điệu để phản ánh cảm xúc thực sự của của lời nói

Về ngôn ngữ cơ thể thì rất khó kiểm soát và diễn đạt Nó không những phụ thuộc rất lớn đến hoàn cảnh văn hóa ở nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mà còn phụ thuộc vào tình huống mà chúng ta đang đối diện và cảm xúc mà chúng ta đang cảm nhận khi nói Ngôn ngữ cơ thể có thể tiếc lộ suy nghĩ nội tâm mà chúng ta muốn giữ kín Chính vì lẻ đó, ngôn ngữ cơ thể rất là nguy hiểm và quan trọng: nó có thể để lộ cảm xúc thật sự mà chúng ta muốn che dấu, và nó có thể biểu hiện trái ngược với lời nói Nhìn chung, chúng ta muốn thuyết trình hoàn hảo thì không thể không biết cách biểu lộ giao tiếp phi ngôn ngữ

Trang 3

Như vậy trang bị những kỹ năng thuyết trình là rất quan trọng đối với các bạn sinh viên chuẩn bị cho hành trang lập nghiệp của mình Môn học này được thiết kế giúp cho sinh viên tiếp cận với những kỹ năng cơ bản khi nói chuyện trước khán giả Các sinh viên tham gia khóa học vừa đóng vai trò là người thuyết trình vừa là khán giả có vai trò như là người giám sát nhằm đánh giá chất lượng bài thuyết trình của bạn mình Vì vậy các bạn sẽ có những cảm nhận khác biệt và trải nghiệm quí giá khi đóng cả hai vai

Chúng tôi thiết kế chương trình cho môn học này nhằm giúp sinh viên nắm bắt được những kỹ kỹ năng cơ bản khi thuyết trình cụ thể như sau: các bước chuẩn bị bài thuyết trình; phân tích đối tượng người nghe; nội dung bài diễn thuyết; làm cách nào sử dụng âm điệu hiệu quả và chọn ngôn từ thích hợp; làm thế nào sử dụng ngôn ngữ cơ thể; vần đề thiết kế slide trong PowerPoin; làm thể nào xử lý vấn đề phát sinh trong khi thực hiện bài diễn thuyết và một điểm cần lưu ý khác khi thuyết trình

Chương trình học sẽ bao gồm 5 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về thuyết trình

Chương 2: Chuẩn bị buổi thuyết trình

Chương 3: Thực hiện bài thuyết trình

Chương 4: Nâng cao hiệu quả thuyết trình

Chương 5: Vài điểm đáng nhớ khi thuyết trình

Chúng ta sẽ có 15 tiết lý thuyết và 15 tiết bài tập để hoàn thành khóa học này

Nội dung bài giảng chỉ mới là điều cần để có thể thực hiện bài thuyết trình hiệu quả, còn điều kiện đủ nữa là các bạn phải rèn luyện và phát triển những kỹ năng này một cách thường xuyên để trở thành những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp

Chúng tôi hy vọng sau khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích giúp cho việc phát triển nghề nghiệp tương lai của mình

Trang 4

Chương 1: Những vấn đề chung về thuyết trình

Trước hết chúng ta nên xem xét một số khái niệm về thuyết trình và tầm trọng của thuyết trình trước đám đông như sau:

 Thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng và các thông tin đến một nhóm khán giả

 Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe

 Thuyết trình là một diễn thuyết công phu nhằm báo cáo các kết quả hoạt động kinh doanh hay nghiên cứu khoa học đến một nhóm nhỏ thính giả quan tâm tại một hội nghị hay hội thảo

 Mục tiêu của thuyết trình cần phải thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng và chính xác các vấn đề liên quan

 Thuyết trình nhằm thông báo, giải thích, thuyết phục hay trình bày một quan điểm và sau

đó là phần trả lời các câu hỏi của thính giả

 Cứ mỗi lần thuyết trình, người thuyết trình phải có can đảm và bản lĩnh vượt qua được nổi sợ hãi, mà ngay cả những nhà quản lý có kinh nghiệm cũng không tránh khỏi tâm trạng lo lắng trước buổi thuyết trình

 Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được ví như là một nghệ sĩ hay diễn viên đứng trước công chúng

 Các nhà diễn thuyết nổi tiếng không nhờ vào bản năng trời phú, mà do họ được đào tạo bài bản và trải qua quá trình khổ luyện

 Thuyết trình là một kỹ năng được phát triển thông qua kinh nghiệm và đào tạo

 Như vậy, mục tiêu của thuyết trình không chỉ là trình bày một chủ đề, đưa một hình ảnh hay giới thiệu một đoạn phim, mà còn cung cấp cho khán giả một kinh nghiệm để nhớ

1> Các thể loại thuyết trình phổ biến trong thực tế:

1.1 Thuyết trình trong kinh doanh:

 Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm

 Giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ mới

 Bắt đầu một chương trình đào tạo

Trang 5

 Trình bày một kế hoạch kinh doanh mới

 Đề xuất một chiến lược Marketing

 Giới thiệu một phát minh kỹ thuật mới hay máy móc thiết bị mới

1.2 Thuyết trình trong nghiên cứu khoa học

 Báo cáo kết quả nghiên cứu

 Báo cáo đề tài hay luận văn tốt nghiệp

 Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật

2> Lợi ích của việc học kỹ năng thuyết trình

Rõ ràng thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả Thuyết trình đóng vai trò to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân Thuyết trình như một nghề có thể tạo thu nhập cao nếu bạn

có thể trở thành nhà diễn thuyết chuyên nghiệp Khi bạn có nhiều kinh nghiệm thuyết trình sẽ giúp bạn ít sợ hãi, tự tin hơn và đôi lúc cảm thấy thích thú và vui vẻ hơn khi được diễn thuyết

Bạn sẽ học được cách nói trước đám đông Học được những kỹ năng giao tiếp trong đối thoại Bạn có thể áp dụng chúng khi xin việc và trả lời phỏng vấn Có cơ hội thực hành và tích lũy kinh nghiệm Đặc biệt giúp bạn rất nhiều trong việc báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp Có thêm tự tin trong giao tiếp hàng ngày một cách chuyên nghiệp hơn Đặc biệt là khi bạn đảm nhiệm vai trò người thương thuyết hay đàm phán kinh doanh

Để thuyết trình thành công bạn còn phải học và rèn luyện nhiều kỹ năng hỗ trợ khác như giọng nói, phong cách, ngôn ngữ cơ thể và tính tổ chức khoa học

3> Các vấn đề thường gặp khi thuyết trình

Phần lớn chúng ta đều trải qua một lần hoặc nhiều lần thiếu bản lĩnh khi thuyết trình Trong khi diễn thuyết thì chúng ta có tâm trạng hoảng sợ, toát mồ hôi, có tư duy trống rỗng, và nói giọng run rẩy Các cảm giác khác thường gặp khi thuyết trình như miệng khô, chân run, dạ dày nôn nao, tim đập mạnh và nhanh

Những nỗi lo âu và sợ hãi nói trước đám đông thường thấy ở nhiều người trong số chúng

ta Chính vì vậy khi thuyết trình, người nói thường có biểu hiện như: Tránh né nhìn thẳng vào khán giả, che miệng khi nói, di chuyển quá nhiều hay chà xát hai bàn tay, tạo tiếng động nhỏ do tâm trạng lo lắng, cầm bút hay vật dụng…

4> Các vấn đề khi trình bày số liệu hay biểu đồ

Khi trinh bày số liệu hay biểu đồ cần lưu ý:

Trang 6

 Dữ liệu không ghi nguồn

 Dữ liệu lấy từ nguồn thiếu độ tin cậy

 Các biểu đồ không rõ ràng thiếu diễn giải

 Các bảng biểu quá nhiều thông số không cần thiết làm cho người xem khó nhìn thấy

 Trình bày số liệu hay kết quả nghiên cứu từ số liệu không tập trung làm cho người nghe không biết vấn đề nào là quan trọng

5> Nhận dạng bài thuyết trình hay

Bài thuyết trình hấp dẫn có thể nhận dạng thông qua các đặc điểm sau: i> phù hợp với đối tượng thính giả; ii> có mục tiêu rõ rang; iii> có cấu trúc logic và nhất quán; iv> sử dụng ngôn từ

và phi ngôn từ phù hợp; v> phân bổ thời gian hợp lý Sau đây chúng ta sẽ đi vào nội dung chi tiết của từng đặc điểm

5.1 Phù hợp với đối tượng

i> Phân tích đối tượng thính giả

Trước hết bạn phải đánh giá được năng lực của bản thân Sau đó tìm hiểu nhu cầu người nghe Ước lượng bao nhiêu người sẽ tham dự Thái độ, giá trị và niềm tin của họ là gì? Thính giả

có những khác biệt về văn hóa không?

ii> Thu thập thông tin và đánh giá đối tượng khán giả

Cần thu thập thu tin và đánh giá đối tượng khán giả theo các tiêu chí sau: Đặc điểm tâm

lý người nghe Suy đoán những mong đợi của khán giả Vì sao họ đến với buổi thuyết trình Thái

độ, giá trị và niềm tin của họ là gì? Thính giả có những khác biệt về văn hóa không? Tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, tôn giáo Họ có thông hiểu về chủ đề của buổi thuyết trình không? Họ muốn biết vấn đề nào?

5.2 Mục tiêu buổi thuyết trình

Bạn phải trả lời các câu hỏi chủ yếu sau: Lý do của buổi thuyết trình là gì? Tại sao bạn thực hiện buổi thuyết trình? Thời gian trình bày được xác định bao lâu? Không gian và địa điểm

Trang 7

Bài thuyết trình mang lại cho khán giả những thông tin bổ ích gì?

5.3 Có cấu trúc logic và nhất quán

Bài thuyết trình cần trình bày 3 phần cốt lõi bao gồm phần mở đầu, thân bài và kết luận i> Phần giới thiệu

Tự giới thiệu về bạn.Vài câu hỏi xã giao để kiểm chứng lại thông tin mà bạn đã tìm hiểu về khán giả có đúng không Giới thiệu các phần chính của bài thuyết trình và thông báo thời gian buổi thuyết trình, thời gian nghỉ giải lao nếu buổi thuyết trình kéo dài hơn 2 giờ Ngoài ra, phương thức tiến hành cũng cần nhắc đến

ii> Phần nội dung chính

Là phần quan trọng nhất Cần tập trung vào giải quyết các vấn đề để đạt mục tiêu của buổi thuyết trình Nếu bài thuyết trình có cung cấp thông tin dưới hình thức sự kiện thì các sự kiện phải được liệt kê theo thời gian Nếu bài thuyết trình có liên quan đến việc thuyết phục người nghe ủng hộ một quan điểm hay quyết định thì cần phải phân tích được cả các ưu khuyết điểm của quyết định đó Trong đó chỉ ra được tính ưu việt của nó

Nếu bài thuyết trình liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học thì phải chỉ ra được cái mới trong nghiên cứu Cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng ứng phó với những câu hỏi bất ngờ trong lúc diễn thuyết

iii> Phần kết luận

Cần nêu bật được những điểm chính của bài diễn thuyết Những kiến nghị hay hạn chế

mà bài diễn thuyết chưa đề cập hết Kết luận thật ngắn gọn và súc tích Cuối cùng đừng quên nói lời cảm ơn chân thành đối với khán giả

6> Sử dụng ngôn từ và phi ngôn từ phù hợp

Ngôn từ sử dụng nên chọn theo hướng tích cực, khích lệ người nghe Tránh dùng những

từ diễn tả sự bi quan hay ủy mị Chọn từ ngữ thích hợp và kiểm tra cẩn thận mức độ rõ nghĩa của

từ dùng để diễn giải Nếu dùng thuật ngữ cần có định nghĩa rõ ràng để tránh sự hiểu lầm Nhớ rằng ngôn ngữ viết và nói không phải lúc nào cũng tương đồng Không nên viết quá nhiều từ trong một slide Hãy thực hành chuỗi tự thuật nhiều lần để tìm ngôn từ và bày tỏ cảm xúc thích hợp (thể hiện chức năng của người diễn viên trước ống kính) Ngôn ngữ cơ thể và hình ảnh minh họa không thể không quan tâm khi thuyết trình

7> Chuỗi tự thuật

Trang 8

Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà dẫn đến kết quà tự thuật tiêu cực: Nản lòng hay có khuynh hướng đầu hàng Làm nản lòng người khác Mong đợi kết quả thất bại ê chề Phản ứng lại quá mức hay mất cân bằng

Để khắc phục những tự thuật tiêu cực trên, các bạn cần phải có ý trí mạnh mẽ thông qua các hành động: có nhận thức và phấn đấu vượt qua thách thức, phát huy được khả năng phân tích

và dự báo, thay thế ngôn từ và học kỹ năng bài tỏ cảm xúc Ngoài ra, thực hành nhiều lần là rất quan trọng để thấy nhiều yếu kém và tìm giải pháp khắc phục

8> Hiệu quả của người có kỹ năng thuyết trình

Người có trang bị tốt kỹ năng thuyết trình sẽ tạo sự tín nhiệm, có quyền uy, thể hiện sự nhiệt tình, có khả năng tạo sự thư giãn, có tính năng động và tạo được sự sôi nổi hào hứng cho người nghe

9> Ngôn ngữ cơ thể: những công ích

Ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp cho người thuyết trình: tạo sự tín nhiệm cho người diễn thuyết Tạo được sự chú ý của khán giả Giảm được sự lo âu Cử chỉ hỗ trợ cho lời nói.Giảm đi sự phân tâm đối với người nghe

Cảm xúc

Cử chỉ/Hành động

Kết quả/tác

động Suy tư

Trang 9

Những yếu tố hình dáng bên ngoài: dáng điệu và tư thế đứng, tư thế di chuyển, cử động của đôi bàn tay và điệu bộ, biểu lộ cảm xúc qua nét mặt, giao tiếp bằng mắt Quan sát hiệu quả sẽ giúp người thuyết trình hiểu được tâm trạng của người nghe

37

Nguồn: Allan Pease, Body language

38

Fig.165: Cử chỉ cởi mở, không có sự đe dọa

Fig 166: Cử chỉ tiêu cực-biểu hiện sự gian dối

Fig 167: Cử chỉ không rõ ràng, thái độ còn hoài nghi

Nguồn: Allan Pease, Body language

Trang 10

10> Giọng nói

Điều chỉnh âm lượng và tốc độ nói hợp lý sẽ tạo sự phấn khởi cho người nghe Cần nói mạnh lạc và rõ rang Bạn cũng cần lưu ý sự ngắt giọng Người nghe chỉ nghe được rõ khi người nói ngưng

11> Hình ảnh minh họa

i> Vì sao cần dùng hình ảnh minh họa

 43% nhân loại thường dễ bị thuyết phục

 Hình ảnh minh họa giúp cho việc thuyết trình quan điểm của bạn dễ hiểu hơn

 Hình ảnh dễ gợi nhớ - 85% thông tin chúng ta học được từ hình ảnh

 Một bức tranh có giá trị bằng 8 phút nói

 Các hình ảnh là những gì bạn lưu lại cô đọng nhất

ii> Phương tiện trợ giúp có thể bao gồm

Các phương tiện trợ giúp hữu hiệu khác cũng rất quan trọng cho bài diễn thuyết thành công: Biểu đồ; Sử dụng Power point; Sử dụng slides; Đoạn Video; Ảnh chụp, bức hoạ hay đồ họa

iii> Làm sao tạo hình ảnh hiệu quả

Không được phép có quá 6 dòng trong 1 slide Các slide nên được thiết kế đơn giản Màu sắc hài hòa kết hợp với in đậm những điểm quan trọng Nên trình bày 1 ý tưởng trong 1

slide Tránh hình ảnh có thể gây xung đột về văn hóa, phong tục và tôn giáo

iv> Hướng dẫn về phương tiện hỗ trợ

Đảm bảo tất cả mọi khán giả có thể thấy Diễn giải rõ ràng từng slide hay từng ảnh Làm hình ảnh Phóng to và Đơn giản Thiết kế Màu sắc hài hòa và dễ bắt mắt Tầm quan trọng của việc Phối Màu Nội dung quan trọng cần được phân biệt bằng màu sắc khác biệt Hình ảnh với màu sắc hài hòa dẫn đến gây cảm xúc phấn khích từ khán giả Màu sắc từ hình ảnh giúp khán giả

dễ hiểu và lưu lại hình ảnh lâu hơn Khi thiết kế slide cần quan tâm đến việc chọn màu sao cho: Màu nền và chữ phải dễ đọc; Màu trên các biểu đồ thể hiện tự tương phản; Lưu ý về độ phân giải của Projector; và có thể dùng màu nền đậm và chữ nhạt hay ngược lại

v> Làm sao sử dụng hình ảnh hiệu quả

Trang 11

Nên sử dụng nguyên tắc 4Ts (Turn, Touch, Turn-back, Talk) Không bao giờ đứng trước những gì bạn muốn trình bày Để khán giả có đủ thời gian đọc slides Rõ ràng thay vì đánh đố

12> Phân bổ thời gian hợp lý

Phân bổ thời gian hợp lý giữa các phần của bài thuyết trình Bạn phải dự trù thời gian bị gián đoạn do những câu hỏi từ phía khán giả trong lúc trình bày Bạn phải làm sao hoàn thành phần kết luận trước thời gian dự trù Tránh hiện tượng khán giả ra về trước khi chúng ta xong phần kết luận

i> Thời gian thuyết trình

Bạn phải biết thời gian cho phép là bao nhiêu Xác định tổng thời gian cần trình bày Đặc biệt cần lưu ý thời gian để trả lời các câu hỏi Ví dụ nếu bạn được phép trình bày 30 phút thì cách

bố trí thời gian như sau

 5 phút cho phần mở đầu

 20-21 phút cho phần thân bài

 2-3 phút cho phần kết luận

 5 phút dành cho phần câu hỏi và trả lời

Lưu ý: thông thường để trình bày một slide sẽ cần từ 1-2 phút

Trang 12

Chương II: CHUẨN BỊ BÀI THUYẾT TRÌNH

Để chuẩn bị một bài diễn thuyết hiệu quả, chúng ta cần làm các công việc cụ thể sau: xác định rõ vấn đề, chuẩn bị nội dung thuyết trình, chuẩn bị điều kiện cho buổi thuyết trình, luyện tập thuyết trình

1> Xác định rõ vấn đề

1.1 Chủ đề của bài thuyết trình

Mục tiêu của buổi thuyết trình cần được xác định rõ Tự hỏi vì sao có buổi thuyết trình? Nội dung chủ yếu là gì? Thái độ tích cực, nhiệt tình và lôi cuốn Ví dụ như truyền đạt thông tin; thuyết phục người nghe; bài giảng trên lớp hay báo cáo chuyên đề

Việc truyền tải thông điệp của bạn phải dễ nhớ và dễ hiểu Một người bình thường có khả năng tập trung thời gian ngắn Vì vậy, nhiệm vụ của bạn làm sao người nghe tập trung đủ lâu

để hiểu được nội dung của bài thuyết trình Khi mục tiêu đã được xác định thì cần phải tập trung suy nghĩ về nó để làm sao thực hiện bài diễn thuyết hấp dẫn, không lãng phí thời gian của mọi người Trình bày đúng, đơn giản và đi thẳng vào vấn đề

Ví dụ để giới thiệu sản phẩm mới cần giới thiệu sản phẩm mới một có tính vượt trội và hấp dẫn Những lợi ích mà sản phẩm mới mang lại cho khách hàng Giải thích tại sao khách hàng muốn mua nó

1.2 Tìm hiểu khán giả

Cố gắng tìm hiểu ai sẽ tham dự vào buổi thuyết trình của bạn Có bao nhiêu người sẽ tham dự Đánh giá mức độ hiểu biết của người nghe về chủ đề thuyết trình Các khía cạnh về nhân chủng học của thính giả ví dụ như độ tuổi, giới tính, trình độ, v.v Ngoài ra, chúng ta cần tìm thông tin để trả lời các câu hỏi: Tại sao người nghe có mặt? Khán giả cần thông tin gì? Người nghe mong đợi điều gì từ bài thuyết trình? Làm thế nào bạn có thể truyền đạt được thông tin phù hợp với mong đợi của thính giả?

Cần quan sát thái độ của khán giả biểu hiện như thế nào trước, trong lúc và sau khi nghe bài điễn thuyết Nên hiểu thêm giá trị về niềm tin và tôn giáo của khán giả Đồng thời nghiên cứu những nhân tố có thể làm phấn khích người nghe

1.3 Địa điểm, không gian và thời gian của bài thuyết trình

Bạn phải biết rõ địa điểm nơi thuyết trình để xác định phương tiện đi đến đó Nơi tổ chức

là hội trường, phòng họp nhỏ, hay ngoài trời và môi trường xung quanh Xác định thời gian dự kiến của buổi thuyết trình: thời gian báo cáo chính, thời gian giải lao (nếu có), thời gian bị ngừng

do giải đáp thắc mắc của khán giả, và thời gian thảo luận

Trang 13

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình

i>Sự tự tin: Thực tập thường xuyên sẽ giúp gia tăng sự tự tin Chuẩn bị sẵn sàng trả lời những câu hỏi Ghi âm hay quay phim lại trong quá trình thực tập và hoàn thiện những sai sót

ii> Khả năng giao tiếp với khán giả

Khả năng giao tiếp có thể phát triển bằng cách:

 Giới thiệu bạn với khán giả

 Duy trì tốt giao tiếp qua ánh mắt

 Cố gắng nhớ được tên khán giả

 Giảm thiểu những rào cản về tâm sinh lý

 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể chuẩn mực

 Làm sao để khán giả tin cậy bạn

iii> Sự tín nhiệm

Sự tín nhiệm phụ thuộc vào cách cư xử đúng mực, khả năng hay năng lực, độ tin cậy về nguồn thông tin bạn cung cấp Nhìn chung, sự tín nhiệm phụ thuộc vào những gì bạn trình bày làm khán giả tin tưởng

iv> Tâm trạng quá lo âu

Để giảm tâm trạng quá lo âu, bạn cần

Tạo t m thoải mái:

 Hơi thở và giọng nói: tập hít thở điều hòa

 Đừng sợ hãi khán giả-người nghe chính là bạn

Ngày đăng: 12/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w