Phương pháp học tập cộng tác pptx

16 707 8
Phương pháp học tập cộng tác pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương pháp học tập cộng tác: Làm việc theo nhóm nhỏ Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng, cho dù nội dung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác. Barbara Gross Davis, Tools for Teaching Chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng của cách dạy truyền thống cũng như hình thức thảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên ở các trường đại học. Nhưng hiện nay phần lớn giáo viên đã thấy được giá trị của việc phân sinh viên làm việc cộng tác theo nhóm. Làm việc theo nhóm nhỏ trong và ngoài giờ học là một phần bổ sung quan trọng cho các bài giảng, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm và áp dụng vào các tình huống cần đến các kỹ năng suy nghĩ đào sâu. Trong một cuộc nói chuyện gần đây về chủ đề Những Giáo viên được trao Giải thưởng có tên là “Hãy để sinh viên tự học - theo nhóm”, Giáo sư Khoa học Sinh học - Hiệu trưởng Emeritus Donald Kennedy đã phát biểu về vấn đề này. Ông nhắc người nghe rằng sinh viên ĐH Stanford “giúp đỡ nhau rất nhiều” trong việc học tập. Điều quan trọng là các giáo viên phải biết cách tận dụng bằng cách tạo cơ hội và hình thành thói quen cho sinh viên thực hành các phương pháp học tập nhóm. Trong khi nhiều giáo viên thỉnh thoảng mới chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ để thực hiện các bài tập ngắn thì hình thức làm việc theo nhóm được đề cập ở đây chỉ nói đến các đề tài kéo dài hàng tiết, trong nhiều buổi học hoặc vài tháng. Giáo viên phân chia sinh viên thành từng nhóm hoặc sinh viên tự chọn nhóm cho mình và tất nhiên mỗi cách đều có mặt lợi và mặt hại. Nhưng điều chính yếu ở đây là bài tập phân công đòi hỏi phải có sự phụ thuộc lẫn nhau vì thế không cá nhân nào có thể hoàn thành bài tập một mình. Hình thức này được gọi là Học dựa trên Vấn đề. Giáo viên đưa ra vấn đề để sinh viên thảo luận và tạo điều kiện hoặc giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập. Làm việc theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài giảng kỹ và không thể thiếu tính khó trong các bài tập. Nhưng lợi ích đạt được rất đáng kể, chẳng hạn sinh viên sẽ tích cực tham gia, hiểu và nhớ bài lâu hơn, nắm vững các kỹ năng quan trọng để có thể thành công trong môn học hoặc trong nghề nghiệp. Ngoài ra, sinh viên sẽ hăng hái trong việc tự học, điều này khích lệ sinh viên nghiên cứu độc lập. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số đề xuất trong việc dạy học theo nhóm nhằm đạt được mục đích của môn học, gồm một số lời khuyên làm thế nào để tránh các vấn đề có khả năng xảy ra. Phân nhóm làm bài tập nhằm tăng cường học tập Quyết định phân nhóm học tập cần phải xem xét kỹ các mục đích của môn học. Chẳng hạn, nếu giáo viên mong muốn sinh viên có thể áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn hoặc chứng tỏ tính quyết đoán hay các kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc tính chuyên nghiệp của mình trong lĩnh vực đó thì phân nhóm học tập rất thích hợp để đưa vào chương trình môn học. Chúng ta không nên nghĩ phân nhóm học tập là phần việc thêm vào cấu trúc môn học đã có sẵn mà phải nghĩ điều này có ảnh hưởng quan trọng trong việc thiết kế chương trình môn học và giúp kết hợp các mục tiêu lại. Các yếu tố quan trọng khác nên xem xét trước tiên là quy mô lớp học (vì các lớp đông sinh viên chúng ta cần chú ý trong khâu tổ chức) và phương pháp đánh giá nhóm (để giáo viên có đủ thời gian và cho ý kiến phản hồi kịp thời đối với các đề tài làm theo nhóm). Loại bài tập nhóm giáo viên dự kiến trong môn học cũng cần được kiểm tra để bảo đảm sinh viên có thể hoàn thành. Nhóm học tập sẽ được khích lệ và một số khó khăn mà nhóm gặp phải sẽ được loại trừ hoặc giảm tối thiểu nếu giáo viên thiết kế bài tập như sau: (1) đòi hỏi cá nhân phải có trách nhiệm giải trình đối với các thành viên nhóm; (2) các thành viên nhóm phải thảo luận và tác động lẫn nhau; (3) bảo đảm các thành viên nhận được phản hồi trực tiếp,rõ ràng và có ý nghĩa; (4) tặng quà cho nhóm nào có kết quả cao (Michaelson, Fink, và Knight 1997). Trách nhiệm giải trình của cá nhân rất quan trọng cho thành công của nhóm. Vì theo khuynh hướng tự nhiên sẽ có một số sinh viên vượt trội và một số kém hơn có khuynh hướng rút lui, điều này sẽ dần dần xảy ra trừ phi có một cơ chế yêu cầu mọi người tham gia. Điều này rất dễ như dùng giấy chấm công, mỗi thành viên ghi ra những ý tưởng đóng góp của mình vào cuộc thảo luận nhóm trong ngày hôm đó hoặc một đề tài lớn hơn kéo dài trong tuần. Hoặc bao gồm cả việc yêu cầu sinh viên phê bình ý kiến của các thành viên khác, đặc biệt một phần của sản phẩm là yêu cầu ghi biên bản ý kiến đóng góp của từng thành viên. Thật ra, nếu yêu cầu từng nhóm ghi lại bản báo cáo công việc nhóm đã thực hiện rất có khả năng việc thảo luận hoặc tác động lẫn nhau diễn ra rất ít. Mặc dù giáo viên yêu cầu sinh viên nỗ lực làm việc theo nhóm nhưng sinh viên có thể sẽ chia từng phần việc, giao phó công việc cho từng cá nhân, cuối cùng một người sẽ chịu trách nhiệm tập hợp các ý kiến đó lại. Sự tác động lẫn nhau và thảo luận có khả năng xảy ra nhất nếu giáo viên yêu cầu sinh viên giải quyết một vần đề hoặc đưa ra một quyết định dựa vào một nghiên cứu và phân tích tình huống phức tạp. Với những bài tập dựa trên vấn đề làm cho sinh viên bị thu hút vào việc thảo luận, sinh viên sẽ học được hai bài học quan trọng: (1) đóng góp của các thành viên khác trong nhóm là một nguồn tài nguyên có giá trị và (2) chúng ta có thể đạt được điều mong muốn khi làm việc cùng nhau, một điều mà không ai trong chúng ta có thể đạt được khi làm việc một mình. (Michaelson, Fink và Kight, 1997) Ý kiến phản hồi từ giáo viên, từ các thành viên trong nhóm và từ các nhóm khác giúp từng nhóm điều chỉnh lại theo hướng đúng và vì thế giúp xây dựng mối liên kết giữa các nhóm với nhau. Nếu các nhóm không rõ ràng trong quá trình làm việc, khó khăn giữa các thành viên sẽ là trở ngại lớn đến năng lực làm việc theo thứ tự nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Và sản phẩm sau cùng nên được chấm điểm như đề tài của cả nhóm để áp lực giữa các thành viên trong nhóm thúc đẩy nhau cùng làm việc cho dù là trong quá trình tổ chức cũng như đối với từng cá nhân có thể nảy sinh các khó khăn trong quá trình thực hiện. Một cách khác để biết xem điều gì làm cho hoạt động nhóm đạt hiệu quả là chúng ta nghĩ đến các đặc điểm tiêu biểu của một vấn đề hay:  Kể những câu chuyện hấp dẫn mà sinh viên có thể liên hệ qua đó củng cố mối liên quan giữa lý thuyết và ứng dụng.  Không hạn chế sinh viên, kích thích sinh viên thực hiện và biện minh cho các ước lượng và giả định mà họ đưa ra.  Đưa ra các vấn đề để sinh viên tranh luận hoặc yêu cầu họ đưa ra những quyết định, vì vậy đòi hỏi sinh viên phải có hướng giải quyết chứng tỏ kỹ năng tư duy ngoài vốn kiến thức đơn giản và bao hàm mà sinh viên biết.  Vừa đủ khó để sinh viên thấy rằng họ cần phải cùng nhau làm việc nhằm đưa ra kết luận thỏa đáng. (Allen, Duch và Groh, 1996). Cuối cùng, phân công nhóm nên bao gồm cả kế hoạch chi tiết để bắt đầu công việc kể cả ví dụ về các giai đoạn trong quá trình học giúp từng nhóm theo dõi thành công của mình. Trong biểu đồ thời gian cho một đề tài, giáo viên nên bao gồm phản hồi của giáo viên trong các buổi họp hoặc từ các báo cáo quá trình thực hiện Dạy sinh viên làm việc theo nhóm Trong một môi trường học tập mang tính cạnh tranh, sinh viên nào nỗ lực cao sẽ được khen thưởng thì việc cộng tác với nhau có lẽ không đến một cách tự nhiên hoặc dễ dàng. Và cho dù hầu hết sinh viên đã từng làm việc cùng nhau trong các nhóm học tập hoặc các tổ chức xã hội nhưng họ không bao giờ suy nghĩ kỹ về các kỹ năng có thể nâng cao thành tích của nhóm. Những giáo viên dạy theo kiểu phân nhóm nhưng lại không đưa ra hướng dẫn chi tiết hoặc mô hình mẫu để thành công sẽ thấy rằng sinh viên sẽ phải vật lộn để có thể có được khởi đầu thật tốt. Dĩ nhiên, một số sinh viên lúc đầu sẽ có thái độ hoài nghi về giá trị làm việc của nhóm hoặc họ cảm thấy tốt hơn là nên nghe giáo viên giảng còn hơn là làm việc nhóm với những sinh viên khác - những người mà họ tin rằng kiến thức cũng ít ỏi như họ. Số khác sẽ cảm thấy họ đã thực sự thành công vì thế không muốn bị vướng víu bởi các sinh viên khác có quá trình học tập hoặc phương pháp làm việc khác nhau. Một sồ thì ngại ngùng và không quen với việc chia sẻ công việc với bạn trong lớp. Để sinh viên hiểu rõ hơn, từ khi bắt đầu lớp học và trong chương trình môn học, giáo viên nên nói rõ phần lớn công việc trong khóa học sẽ là làm việc theo nhóm như thế nào và tại sao làm việc theo nhóm giúp họ đạt được mục đích mà môn học đề ra. Điều này tiếp tục đến khi có thể khắc phục được sự chống đối của sinh. Chỉ cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của làm việc theo nhóm và mục tiêu của làm việc theo nhóm là chủ yếu bởi vì sinh viên sẽ hăng hái tham gia vào hoạt động nhóm nếu họ thấy được mối liên quan của việc phân công nhóm với các mục tiêu môn học lớn hơn. Những giáo viên có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn lớp học trong các câu hỏi tư duy phức tạp thường không đánh giá cao là các kỹ năng dạy học công phu của họ đã bị mài mòn sau nhiều năm và hầu hết sinh viên rất ít được huấn luyện trong việc hướng dẫn bạn cùng nhóm thông qua các hoạt động như thế. Các kỹ năng giữa các cá nhân và kỹ năng tổ chức cần thiết cho việc quản lý một đề tài của nhóm cần phải được nêu rõ trong bất kỳ bài tập nhóm nào để sinh viên nhận ra tầm quan trọng của những công việc như: nghe, làm rõ phần trình bày, đưa ra phản hồi có giá trị, duy trì thảo luận bài tập, nghiên cứu kỹ các giả định và luận cứ, gợi lên các quan điểm và triển vọng, giải quyết mâu thuẫn, tóm tắt và trình bày các kết quả tìm được (Bosworth, 1994). Nếu trong bài tập nào cần các kỹ năng riêng biệt giáo viên phải xác định được các kỹ năng này và đưa ra ví dụ cách sử dụng thành công các kỹ năng này trong các bài tập hoặc trong các buổi học. Một cách đơn giản để hỗ trợ sinh viên là gợi ý vai trò của các thành viên nhóm có thể vận dụng vào bài tập. Chẳng hạn, người đứng đầu nhóm hướng dẫn thảo luận, người ghi chép ghi lại tóm tắt buổi thảo luận, người lập kế hoạch phác thảo công việc sẽ thực hiện như thế nào và ở đâu, người đánh giá đưa ra ý kiến phê bình. Và đưa ra các miêu tả và ví dụ về các vai trò đó. Trừ phi kỹ năng quản lý nhóm được chỉ định cũng như sinh viên được yêu cầu suy nghĩ về thành công và khó khăn mà họ gặp phải khi thực hành các kỹ năng này, rất ít sinh viên nhận thấy mối quan hệ giữa việc hoàn thành đề tài và việc đạt được một số mục tiêu lớn trong bài tập [...]... hoạt động tốt trong các lớp học nhỏ Nhưng phương pháp này luôn có rủi ro là phân chia sinh viên hoặc tạo bè phái trong lớp Với những lớp lớn hơn, lựa chọn ngẫu nhiên hoặc lựa chọn dựa vào tính tương thích của thời khóa biểu (những sinh viên có thể gặp mặt trong các buổi học nhóm ở một số giờ xác định trong mỗi tuần) hoặc do giáo viên lựa chọn dựa trên bảng câu hỏi trong buổi học đầu tiên sẽ tốt hơn và... vào đầu mỗi khóa học trước khi bắt đầu hoạt động nhóm thì sinh viên sẽ ít lo lắng về cách cho điểm nhóm Họ sẽ cảm thấy thoải mái và hướng theo các mục tiêu chung Thực vậy, hầu hết sinh viên lo lắng họ sẽ không phải làm trò hề hay thiếu trách nhiệm đối với các bạn của mình Thực nghiệm Nhiều giáo viên tuy nhận thấy lợi ích của làm việc cộng tác nhưng vẫn lưỡng lự khi vận dụng phương pháp này Họ sợ rằng...hoặc môn học Thời gian để kiểm tra các kỹ năng này có thể quyết định đến sự thành công của các đề tài Một nhóm đã chỉ ra “Mặc dù giáo viên có thể hiểu được việc mất thời gian cho việc thảo luận nhóm là miễn cưỡng nhưng chúng tôi đề nghị sinh viên thoải mái trong học tập sẽ dẫn đến thúc đẩy nhóm làm việc và đầu tư cho tiết học vào các kỹ năng nhóm” (Miller, Trimbur... thể cộng vào điểm cá nhân vào cuối khóa học Chính từng nhóm có thể tự đánh giá hiệu lực công trình của họ dựa trên sản phẩm cuối cùng và đóng góp của từng thành viên trong nhóm Giáo viên đưa ra mẫu phiếu đánh giá yêu cầu các thành viên của từng nhóm đánh giá bạn cùng nhóm về các mặt như phẩm chất chuyên môn (có mặt tại các buổi họp và tham gia đúng lúc), sáng kiến (đề xuất ý kiến, làm việc khoa học. .. dựa trên bảng câu hỏi trong buổi học đầu tiên sẽ tốt hơn và công bằng với tất cả sinh viên Một khi các nhóm đã được phân chia và bài tập đã được giải thích giáo viên nên cho ý kiến phản hồi trước khi có giải pháp cuối cùng Sinh viên không chỉ cần giúp đỡ để hiểu được bài tập mà họ còn cần lời khuyên và sự khích lệ từ khi bắt đầu để bảo đảm lần nữa đường lối họ chọn đi đúng hướng Bằng cách điểm danh và... quyết được một số vấn đề giữa hoàn thành chương trình và bảo đảm được chiều sâu kiến thức cho sinh viên Nếu giáo viên đưa ra những bài tập có ích, hấp dẫn và thích hợp và với sự giúp đỡ đúng cách sinh viên sẽ đi theo hướng tự do tư duy và có trách nhiệm hơn đối với việc học tập của họ ... hầu hết các môn học, điểm số cho bất kỳ đề tài nào của nhóm thường chỉ là phần phụ cùng với điểm thi giữa kỳ và thi cuối kỳ Nhưng thành tích cá nhân trong hoạt động nhóm có thể được đánh giá để sinh viên cảm thấy đóng góp của họ vào hoạt động nhóm được đánh giá tương xứng Trong quá trình thực hiện đề tài, sinh viên cũng có thể nhận được các câu hỏi thông tin chi tiết về những gì họ đã học được, họ cảm... thể hoàn thành hết chương trình Cấu trúc lại một môn học để thêm vào phần làm việc theo nhóm cũng có nghĩa là phải mất thêm thời gian để giải quyết ít vấn đề hơn Nhưng “nghiên cứu đã cho thấy sinh viên làm việc theo nhóm có thể phát triển khả năng giải quyết các vấn đề và chứng minh được sự hiểu biết” (Davis, 1993) Có lẽ bắt đầu với việc phân công học nhóm và bổ sung các bài đọc sẽ giải quyết được một... giảng viên đã từng làm việc nhóm trong các môn học đồng ý rằng nhóm từ 4 đến 6 sinh viên làm việc tốt nhất Tuy dựa vào công việc nhưng nhóm lớn hơn (8-10 sinh viên) cũng có thể làm việc thành công Quyết định thành lập nhóm như thế nào có thể sẽ phức tạp hơn vì một nhóm lý tưởng nên gồm nhiều sinh viên khác nhau với sự khác nhau về khả năng, sự quan tâm về học thuật và lối hiểu biết Cho phép sinh viên... phẩm cuối cùng và đánh giá nhóm trong quá trình thực hiện Nhiều kết quả nỗ lực của nhóm được trình bày bằng văn bản hoặc một phần trình bày trước lớp hoặc cách giải quyết một vấn đề cụ thể Nếu quy mô lớp học cho phép, toàn bộ lớp có thể đưa ra ý kiến phản hồi về các sản phẩm bằng cách yêu cầu sinh viên chia sẻ với nhau Các văn bản được photo ra và có thể sử dụng được hoặc tải lên trang web Phần trình bày . Phương pháp học tập cộng tác: Làm việc theo nhóm nhỏ Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng, cho dù nội dung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học. nhiều” trong việc học tập. Điều quan trọng là các giáo viên phải biết cách tận dụng bằng cách tạo cơ hội và hình thành thói quen cho sinh viên thực hành các phương pháp học tập nhóm. Trong. trong lĩnh vực đó thì phân nhóm học tập rất thích hợp để đưa vào chương trình môn học. Chúng ta không nên nghĩ phân nhóm học tập là phần việc thêm vào cấu trúc môn học đã có sẵn mà phải nghĩ điều

Ngày đăng: 12/07/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan