1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 14

4 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

- Chuẩn bị : Chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long, phong cảnh Sa Pa. - Ổn định : (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ : “Làng” (Kim Lân) ? Tóm tắt truyện ngắn “Làng” & nêu chủ đề của truyện. ? Tình huống nào khiến ông Hai bộc lộ nội tâm, phân tích diễn biến nội tâm ông Hai trong tình huống đó. - Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài + HS đọc chú thích dấu () trong SGK. + GV hướng dẫn đọc: giọng chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm ở những đoạn miêu tả tâm trạng ông Hai. + GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp. HĐ2: + Hướng dẫn HS tóm tắt truyện. ? Câu hỏi 1 (SGK/189): + Cốt truyện đơn giản, tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của 4 nhân vật để tạo tình huống giới thiệu nhân vật chính là anh thanh niên qua cách nhìn & qua ấn tượng về anh của các nhân vật khác. + Truyện trần thuật từ điểm nhìn của ông họa sĩ dù không ở ngôi thứ nhất nhưng lại có vị trí quan trọng. Các nhân vật đều góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. + Nhân vật chính là anh thanh niên được tập trung khắc họa với nhiều nét đẹp qua cái nhìn & cảm nghĩ của các nhân vật khác. CỦNG CỐ TIẾT 66: ? Hãy tóm tắt ngắn gọn những nét chính trong nội dung truyện. VÀO TIẾT 67: ? Câu hỏi 2 (SGK/189): a) Vị trí của anh thanh niên & cách miêu tả của tác giả: Anh thanh niên là nhân vật chính nhưng không xuất hiện ngay từ đầu, anh chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ với các nhân vật I. ĐỌC-CHÚ THÍCH VB: + Tác giả: Nguyễn Thành Long (1.925-1.991). + Tác phẩm: truyện viết trong chuyến đi Lào Cai vào mùa hè 1970. + Thể loại: truyện ngắn. + Giải từ: (SGK) II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. Cấu trúc truyện: - Cốt truyện đơn giản tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa 3 nhân vật. - Nhân vật chính là anh thanh niên được khắc họa qua cách nhìn & cảm nghĩ của các nhân vật khác 2. nhân vật anh thanh niên: - Là nhân vật chính, xuất hiện trong chốc lát nhưng để lại ấn tượng về người lao động mới. - Hoàn cảnh sống & làm việc đặc biệt khó khăn nhưng vẫn vượt qua. - Yêu nghề, chăm chỉ, có ý thức trách nhiệm, xác định đúng đắn vị trí 1 TUẦN 14 TUẦN 14 MTCĐ: - Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” nhất là nhân vật anh thanh niên. Từ đó thấu hiểu tư tưởng của tác phẩm: công việc đem lại ý nghĩa trong cuộc sống & niềm vui cho con người, dù trong hoàn cảnh đơn độc. Phân tích được những điểm đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn, kết hợp tự sự & trữ tình. - Viết được bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm & nghị luận. - Hiểu được vai trò người kể chuyện trong VBTS. VĂN BẢN: LẶNG LẼ SA PA (NGUYỄN THÀNH LONG) TIẾT 66-67 khác khi xe họ dừng lại nghỉ. Dù hiện ra trong chốc lát nhưng anh vẫn để lại ấn tượng về những con người đang làm việc & lo nghĩ về đất nước một cách lặng lẽ. Anh hiện ra ngày càng rõ nét & đáng mến qua nhìn nhận, đánh giá của bác lái xe, ông họa sĩ & cô kỹ sư. b) Những nét đẹp của nhân vật: - Hoàn cảnh sống & làm việc: một mình trên núi cao quanh năm chỉ có cây cỏ & mây mù lạnh lẽo. Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ & có tinh thần trách nhiệm cao, gian khổ nhất là phải biết vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ  hoàn cảnh sống & làm việc của anh thật đặc biệt khó khăn. - Điều giúp anh vượt qua được hoàn cảnh khó khăn: có ý thức về công việc, yêu nghề, thấy được mục đích của công việc là có ích cho cuộc sống. Suy nghĩ đúng & sâu sắc về công việc của mình đối với cuộc sống con người.Có cuộc sống nội tâm phong phú, tổ chức cuộc sống ngăn nắp, chủ động (đọc sách, trồng hoa, nuôi gà, tự học thêm,…) - Tính cách đáng mến: cởi mở, chân thành, khiêm tốn & trọng tình cảm, sôi nổi, trẻ trung.  Đây là một chân dung đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống & cách suy nghĩ về cuộc sống, về công việc. ? Câu hỏi 3 (SGK/189): a) Nhân vật ông họa sĩ : - Người kể như nhập vai vào cái nhìn & suy nghĩ cuả ông họa sĩ để quan sát, miêu tả từ thiên nhiên đến nhân vật chính trong truyện. - Lần đầu gặp anh thanh niên, ông xúc động, bối rối, muốn ký họa lại hình ảnh anh. - Những cảm xúc , suy tư của ông làm cho nhân vật chính thêm sáng đẹp & có chiều sâu tư tưởng. b) Các nhân vật khác : - Cô kỹ sư: qua anh thanh niên, cô tự tin hơn khi bước vào đời. - Bác lái xe: là người môi giới, kích thích sự chú ý của người khác đối với anh thanh niên.  Tất cả họ đều góp phần làm tôn vẻ đẹp của nhân vật chính. - Những nhân vật gián tiếp: ông kỹ sư ở vườn rau SaPa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, anh bạn trên đỉnh Phăng-xi- păng đều là những con người miệt mài lao độngẻten lĩnh vực khoa học một cách lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của nhân dân, của đất nước. ? Câu hỏi 4 (SGK/189): + Chất trữ tình: từ phong cảnh đẹp và thơ mộng của SaPa, vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên của anh thanh niên, đẹp trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa 3 nhân vật mà vẫn để lại nhiều dư vị. Liên hệ thực tế về giáo dục bảo vệ thiên nhiên của đất nước: bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của rừng núi quê hương, không khai thác rừng bừa bãi, + Chất trữ tình toát lên từ nội dung truyện: cuộc gặp gỡ đầy dư vị, nét giản dị đáng mến của anh thanh niên & tình cảm mới nảy nở trong lòng ông họa sĩ, cô kỹ sư. HĐ3: Tổng kết. HS nêu chủ đề truyện: ca ngợi người lao động đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho tổ quốc. & mục đích công việc mình làm. - Đời sống nội tâm phong phú, tính cách & phẩm chất tốt đẹp, đáng mến.  Đây là chân dung đẹp về suy nghĩ & cách sống của thanh niên. 3. Những nhân vật khác: - Nhân vật trực tiếp: (ông họa sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe) qua suy nghĩ và tình cảm của họ làm cho nhân vật chính thêm sáng đẹp & có chiều sâu tư tưởng. - Nhân vật gián tiếp: là những con người đang ngày đêm lao động miệt mài vì tổ quốc  góp phần khẳng định rõ hơn chủ đề của tác phẩm. 4. Nghệ thuật: - Đậm chất trữ tình: thể hiện qua thiên nhiên SaPa, cuộc sống đặc biệt của anh thanh niên, cuộc gặp gỡ tình cờ đầy thú vị, tình cảm đẹp trong lòng các nhân vật trong truyện. - xây dựng thành công nhân vật điển hình cho người lao động mới có tri thức đang cống hiến cho tổ quốc một cách âm thầm. GHI NHỚ: SGK / 189 2 HĐ4: Luyện tập HS luyện tập theo nhóm: Hình tượng anh thanh niên tiêu biểu cho kiểu nhân vật nào trong văn học, trong kháng chiến ? - Dặn dò : + Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ, hiểu được chân dung con người mới mà nhà văn muốn ca ngợi. + Soạn bài: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) + Tìm hiểu tình huống truyện éo le ra sao & tình cảm cha con ông Sáu được thể hiện xúc động thế nào thông qua miêu tả hành động, suy nghĩ của nhân vật. + Tìm hiểu nghệ thuật kể xen miêu tả nội tâm nhất là tâm lý nhân vật Thu. + Chuẩn bị tiết tiếp theo: Bài viết TLV số 3. - Chuẩn bị : Đề bài. - Ổn định : (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Bài mới : HĐ1: GV ghi đề lên bảng. Hãy kể về một lần em trót xem nhật ký của bạn. HĐ2: HS làm bài. HĐ3: Thu bài. - Dặn dò : + Chuẩn bị: Người kể chuyện trong văn bản tự sự. + Xem trước ngữ liệu để tìm hiểu vai trò người kể chuyện trong VBTS. + Chuẩn bị theo nhóm phần luyện tập có trong SGK/ 193. 3 BÀI VIẾT TLV SỐ 3. TIẾT 68-69 - Chuẩn bị : Bảng phụ. - Ổn định : (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ : ? Truyện “Lặng lẽ SaPa” được kể theo ngôi thứ mấy, người kể là ai & ngôi kể này có ưu điểm gì. ? Người kể nhìn sự việc từ góc độ nào, người kể & ngôi kể có quan hệ với nhau ra sao. - Bài mới : HĐ1: Tìm hiểu về người kể chuyện trong VBTS HS đọc VD trong SGK. ? Chuyện kể về ai & kể về việc gì. Chuyện kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô kỹ sư & anh thanh niên. ? Ai là người kể câu chuyện đó. Người kể vắng mặt – ngôi thứ 3. ? Câu hỏi (c) (SGK/193): Những câu văn đó là nhận xét của người kể chuyện nhập vào vai anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ & tình cảm của anh ta nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. ? Câu hỏi (d) (SGK/193): Căn cứ vào: người kể vắng mặt, mọi sự việc, nhân vật đều được miêu tả, người kể có khi nhập vai vào một nhân vật nào đó để đưa ra những nhận xét. HĐ2: Tổng kết & hướng dẫn ghi nhớ. HĐ3: Luyện tập I. VAI TRÒ NGƯỜI KỂ TRONG VBTS: 1. Đọc VD (SGK). 2. Nhận xét: - Chuyện kể về phút chia tay giữa người họa sĩ, cô gái & anh thanh niên. - Người kể vắng mặt. - Người kể như nhập vào vai anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ, tình cảm của anh. - Căn cứ vào người kể chuyện như thấy hết, biết hết mọi việc của các nhân vật khác. GHI NHỚ : SGK / 193. II. LUYỆN TẬP: 1. - Người kể chuyện trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “tôi” (ngôi thứ I) – chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách. - Ngôi kể này giúp người kể dễ đi sâu vào tâm tư, tình cảm nhân vật, miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. - Ngôi kể này hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cía nhìn nhiều chiều, dễ gây sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật. 2. Yêu cầu HS chọn 1 trong 3 nhân vật là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn trích thành một đoạn khác sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn là cách kể phù hợp với ngôi thứ I. - Dặn dò : + Thấy được ngôi kể, người kể ảnh hưởng đến nội dung câu chuyện. + Luyện tập để biết cách chuyển ngôi kể. + Chuẩn bị: Ôn tập TLV. + Xem lại các thể loại bài cụ thể đã học về văn thuyết minh,& văn tự sự ở lớp 9 (HKI). + Chuẩn bị trả lời các câu hỏi ôn tập trong SGK. 4 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ TIẾT 70 . giả: Nguyễn Thành Long (1 .92 5-1 .99 1). + Tác phẩm: truyện viết trong chuyến đi Lào Cai vào mùa hè 197 0. + Thể loại: truyện ngắn. + Giải từ: (SGK) II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. Cấu trúc truyện:. vẫn vượt qua. - Yêu nghề, chăm chỉ, có ý thức trách nhiệm, xác định đúng đắn vị trí 1 TUẦN 14 TUẦN 14 MTCĐ: - Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. các thể loại bài cụ thể đã học về văn thuyết minh,& văn tự sự ở lớp 9 (HKI). + Chuẩn bị trả lời các câu hỏi ôn tập trong SGK. 4 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ TIẾT 70

Ngày đăng: 12/07/2014, 12:01

Xem thêm: GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w