Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
219,59 KB
Nội dung
Truyền thông Việt Nam 2009 qua một vài lát cắt Nhìn lại truyền thông trong nước năm 2009, sẽ là thiếu sót nếu chỉ nhắc tới báo chí “chính thống” mà bỏ quên một nền truyền thông đầy sôi động của các blogger. Nói tới truyền thông Việt Nam những năm qua, không thể không nhắc tới trào lưu mạng xã hội, chia sẻ dữ liệu (hình ảnh, âm thanh), diễn đàn cái đã làm nên các khái niệm “truyền thông Internet”, “báo chí công dân”. Vì vậy, sẽ là thiếu sót nếu nói về những cái vui và không vui của truyền thông nước nhà mà lại chỉ nhắc tới báo chí “chính thống” và loại bỏ nền truyền thông của các blogger Internet (“dân báo”) ra ngoài. Phần đầu của bài sẽ nói về những cái chưa được, cũng như những chuyện "kém vui". Yahoo! 360 đóng cửa Sự kiện mạng xã hội Yahoo! 360 chấm dứt hoàn toàn hoạt động vào ngày 13/7/2009 có thể được xem là một mất mát lớn đối với cộng đồng mạng ở Việt Nam. Ra đời ngày 29/3/2005 và bùng nổ ở Việt Nam từ nửa đầu 2006, mặc dù chưa bao giờ lọt vào danh sách những mạng xã hội nổi tiếng thế giới (như MySpace, Facebook hay Friendster), nhưng Yahoo! 360 là nơi thân thiết nhất, “ngôi nhà chung” đối với các blogger Việt. Cho đến trước khi sập, Yahoo! 360 chắc chắn là mạng xã hội được ưa chuộng nhất và phổ biến nhất Việt Nam. Đây là nơi chứng kiến đủ hỉ, nộ, ái, ố của cộng đồng blogger Việt: từ hiện tượng hình thành các “hot blogger” tới tâm lý ngưỡng mộ, tôn sùng những người nổi tiếng trên mạng, hay phản ứng dữ dội với các bài viết cực đoan, gây tranh cãi. Và cuối cùng là phong trào sử dụng blog Yahoo! 360 để phổ biến những bài viết có nội dung chính trị. Dù đóng cửa do kết quả hoạt động kinh doanh không ra lãi của Yahoo hay vì nguyên nhân nào khác thì sự kiện này vẫn là nỗi buồn lớn với blogger Việt Nam những người dùng chung thủy nhất của Yahoo. Bởi vì dù thế nào đi nữa, Yahoo! 360 cũng mang lại không ít điều tích cực: cổ vũ phong trào viết văn (dẫu có khi chỉ là vài dòng tâm sự cá nhân), khởi xướng trào lưu “văn học mạng”, và quan trọng nhất, là cầu nối cho rất nhiều mối quan hệ xã hội, phong phú và dân chủ hóa việc cung cấp và xử lý các thông tin. Trước khi có Yahoo! 360, chưa bao giờ mà cộng đồng mạng Việt Nam lại liên kết với nhau mạnh mẽ như thế. Sau khi Yahoo! 360 đóng cửa, cộng đồng blogger Việt gần như tan rã, tản mát sử dụng các mạng xã hội khác nhau: Blogger, Multiply, Wordpress, Youme… Nhưng dần dần, họ có xu hướng tìm đến với Facebook, hình thành nên một cộng đồng Facebook Việt Nam khá đông đảo. Tuy nhiên, từ khoảng đầu tháng 11, việc truy cập vào Facebook bắt đầu gặp khó khăn mà không rõ nguyên nhân. Đa số người dùng cho biết truy cập mạng xã hội này thường rất chập chờn, dấy nên lo ngại về khả năng đóng cửa Facebook. Hiện tại, tình trạng này đã được khắc phục phần nào. Mờ nhạt vai trò của truyền thông phòng chống thiên tai Mùa mưa bão 2009 như nhiều năm khác lại tiếp tục chứng kiến tranh cãi giữa cơ quan khí tượng và những người “thụ hưởng” dịch vụ dự báo thời tiết. Người trách Nha khí tượng dự báo sai, người bảo dự báo thế là đúng. Có cảm giác như cả hai phía đều “mượn” báo chí để nói rõ lý lẽ của mình; còn báo chí thì cũng chỉ biết “trải chiếu” cho các bên giãi bày quan điểm. Tuy nhiên, nếu công bằng thì phải trách cả những người được coi là chịu trách nhiệm diễn giải và phổ biến thông tin thời tiết từ Nha khí tượng tới công chúng nữa. Đó chính là lực lượng báo chí - truyền thông. Có thể thấy lối diễn giải “đều đều” quen thuộc, thiếu sự nhấn mạnh cần thiết, của các PTV thời tiết trên sóng TH và phát thanh, đã làm mất tác dụng cảnh báo của thông tin. Các phóng viên báo viết thì bê nguyên xi bản tin cơ quan khí tượng cấp, với đầy đủ từ ngữ kỹ thuật, lên trang. Đến khi thiên tai xảy ra, gây thiệt hại, dư luận chỉ còn biết phản ứng một cách cảm tính là trút hết trách nhiệm lên đầu “Ông” khí tượng. Tình hình đặt chúng ta trước việc phải "làm đậm thêm" cả chất lượng dự báo thời tiết lẫn vai trò của truyền thông phòng chống thiên tai. Tôn trọng riêng tư chưa thành “luật” Có một số nguyên tắc làm báo xưa nay vẫn âm thầm được coi như là "đạo" khi hành nghề, đó là thấu hiểu số phận của những nhân vật đồng thời tôn trọng đời sống riêng tư của họ: không chụp hình, không nêu rõ tên tuổi, quê quán, địa chỉ của cá nhân có liên quan tới đương sự nếu điều đó gây bất lợi cho họ. Điều này đã được "luật hóa" ở nhiều nước có hệ thống quy tắc và đạo đức báo chí nghiêm ngặt. Thậm chí, với những cá nhân đặc biệt là trẻ vị thành niên có liên quan tới pháp đình, danh tính cũng như thông tin cá nhân và thân nhân đều được bảo toàn ở mức độ nhất định. Chẳng hạn, một số nước quy định không chụp hình trong phòng xử án, mà chỉ ghi lại hình ảnh bằng cách ký họa. Tuy nhiên, để đảm bảo tính "xác thực" của thông tin, nhiều tờ của ta báo lâu nay vẫn đưa cả ảnh con cháu nhân vật lên mặt báo bất chấp mọi ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy đến (chẳng hạn gần đây nhất là trường hợp sử dụng ảnh của con trai ông Lê Vân – người đàn ông 7 năm ôm tượng đựng cốt vợ). Những thông tin về trẻ em phạm tội khi vẫn đang ở tuổi vị thành niên được "cập nhật" và khai thác cặn kẽ cùng với những tấm ảnh đồng loạt trưng ngay trang bìa của các báo. Chưa có một thống kê hoặc nghiên cứu nào về cả mặt định tính và định lượng công bố về "tương lai gần và xa" của những cá nhân đã từng được "lên mặt báo" theo cách đó. Một đôi lần, người ta có nghe tin về vụ tự tử nào đó vì có người nhà bị báo chí "phanh phui" các vụ tham nhũng. Người mang tội thì đã rõ. Nhưng, người vô tội cũng vô tình mang án tử Dân trí đi lên. Nền báo chí phát triển mạnh thêm. Đó cũng là lúc hạ tầng cơ sở cho nền báo chí phải được củng cố thêm, mà trước nhất chính là việc hoàn thiện luật cho báo chí. * * * Những cái “được” của nền truyền thông Việt Nam năm qua Một năm dồi dào “phản biện chính sách” Có thể nói năm 2009 là một năm báo chí bám khá sát đời sống xã hội, theo cùng người dân và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân trong nhiều sự kiện lớn. Không thể phủ nhận rằng, chính nhờ sự tích cực đưa tin bài, đóng góp ý kiến phản biện của báo chí, mà chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đưa đến việc Bộ Chính trị ra quyết định : “Tiếp thu các ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước, các nhà khoa học, Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp ”. Cũng nhờ sự tham gia của báo chí mà tin tức về tình hình Biển Đông những động thái của Trung Quốc và các bên liên quan, quan hệ quốc tế trong khu vực… mới đến được với đông đảo công luận trong và ngoài nước. Nổi bật là vai trò “phản biện chính sách” của báo chí: Nửa đầu năm, những tin bài phản ánh kịp thời đã khiến chính quyền TP Hà Nội phải xem lại chủ trương “tiến sĩ hóa thành ủy”. Cuối năm, dự thảo về Quy chế quản lý lưu học sinh cũng được rất đông lưu học sinh Việt Nam quan tâm, góp phần làm cho nhà quản lý đã phải cân nhắc kỹ và có những điểm chỉnh sửa hợp lý khi ra quyết định. Phát hiện những điều bất thường Cùng với cộng đồng mạng (báo chí công dân), báo chí chính thống đã phát hiện việc trao giải thưởng còn nhiều khuất tất cho Vedan Việt Nam. Đó là giải thưởng “Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009”, và nơi nhận công ty CP hữu hạn Vedan là doanh nghiệp dính vào vụ bê bối “xả nước giết sông Thị Vải” hồi năm 2008. Trước sức ép của dư luận, Ban Tổ chức đã buộc phải xem lại mọi việc. Kết cục là giải thưởng bị thu hồi (trước đó, Vedan cũng đã chủ động trả lại giải). Cuối năm, kết quả kiểm toán về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) được công bố trên báo chí khiến nhiều người sửng sốt: Lương của một số lãnh đạo SCIC lên tới gần 1 tỷ đồng/năm. Mức này có vẻ không thỏa đáng, khi một trong những địa chỉ nhận vốn của SCIC là công ty CP Jestar Pacific bị thua lỗ nặng. Khi phản ánh những chuyện “bê bối” lương thưởng ở SCIC, báo chí cũng đã trực tiếp nêu lên vấn đề cần làm rõ: hiệu quả hoạt động và sự minh bạch trong khối DNNN đến đâu? Lời kết Còn rất nhiều điều mà truyền thông Việt Nam đã làm tốt trong năm qua, cũng như còn cả những cái “chưa được” do nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó mà khuôn khổ một bài viết không thể nêu hết được. [...]...“Những gì đã qua sẽ còn lại trong chúng ta” nhìn lại tất cả những điều ấy chỉ để mỗi năm, báo chí “chính thống” cũng như cộng đồng Internet ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn về số lượng và chất lượng, để góp phần xây dựng một “xã hội truyền thông lành mạnh, đa dạng và minh bạch . Truyền thông Việt Nam 2009 qua một vài lát cắt Nhìn lại truyền thông trong nước năm 2009, sẽ là thiếu sót nếu chỉ nhắc tới báo chí “chính thống” mà bỏ quên một nền truyền thông đầy. luật cho báo chí. * * * Những cái “được” của nền truyền thông Việt Nam năm qua Một năm dồi dào “phản biện chính sách” Có thể nói năm 2009 là một năm báo chí bám khá sát đời sống xã hội, theo. Còn rất nhiều điều mà truyền thông Việt Nam đã làm tốt trong năm qua, cũng như còn cả những cái “chưa được” do nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó mà khuôn khổ một bài viết không thể