Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 4. 7. Nên chế biến nước xốt cà chua như thế nào ? - Các nhà khoa học Mỹ khẳng định việc đun nóng nhiều lần nước xốt và các món ăn có cà chua kèm theo một chút mỡ sẽ làm tăng lợi ích của loại quả màu đỏ này. Kỹ thuật nói trên sẽ làm thay đổi cấu trúc của lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh có trong cà chua, để nó có thể xâm nhập vào mạch máu dễ dàng hơn. Ngoài khả năng ngừa ung thư, lycopene còn có thể chống lại bệnh tim và tiểu đường. Cà chua có chứa lycopene – một chất chống oxi hóa hiệu quả - Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng các lợi ích của cà chua tăng lên nếu chúng được chế biến thành bột nhuyễn hoặc nước xốt. Gần đây, một nhóm chuyên gia tại đại học Ohio (Mỹ) vừa tìm ra một cách để làm tăng những tính chất có lợi của cà chua. - Ở cà chua sống, lycopene có hình dạng thẳng hoặc tuyến tính khiến chúng gặp khó khăn trong việc “chui” qua thành ruột để xâm nhập vào máu. Mặt khác, phần lớn phân tử lycopene trong máu lại có hình dạng cong. Vì thế, các nhà khoa học tin rằng kiểu cấu trúc đó giúp chúng xâm nhập vào máu dễ dàng hơn. Phân tử lycopene ở cà chua sống có dạng thẳng - Theo tiến sĩ Steven Schwartz, trưởng nhóm nghiên cứu, con người có thể bẻ cong cấu trúc của lycopene. Nhiệt độ đóng vai trò quyết định đối với quá trình này, với sự hỗ trợ của một số loại chất béo để giúp lycopene đi qua thành ruột nhanh hơn. “Nhiều người thích đun nước xốt cà chua thật lâu, thậm chí hâm nóng chúng từ ngày này sang ngày khác, bởi vì sau mỗi lần đun, mùi vị của chúng trở nên hấp dẫn hơn. Họ bổ sung chất béo bằng cách bỏ thịt hoặc dầu thực vật vào nước xốt, qua đó làm tăng nồng độ lycopene có ích”, tiến sĩ Schwartz nói. Nhóm chuyên gia đổ dầu thực vật vào nước xốt rồi đun nóng ở nhiệt độ 127 o C trong 40 phút. Sau khi đun, nồng độ lycopene “cong” trong nước xốt tăng gấp 9 lần so với khi chưa đun. Trong quá trình nghiên cứu, 12 tình nguyện viên được yêu cầu ăn nước sốt cà chua. Sau mỗi bữa ăn, các nhà khoa học lấy mẫu máu của họ và phân tích. Kết quả cho thấy nồng độ lycopene trong máu tăng lên 55%. 8. Coi chừng các món kị rơ Theo các nhà chuyên môn, ẩm thực cần đa dạng mới đủ chất. Tuy nhiên nếu thiếu hiểu biết, ăn không đúng thì một số thực phẩm có thể “đánh nhau” trong bao tử bạn. Một số ít lại tạo phản ứng hóa học ngay trong …bụng mà người yếu có thể …ngủm sau khi ăn. 1. Đậu nành ăn với mật ong Ai cũng biết mật ong là thực phẩm và cũng là vị thuốc bổ tuyệt vời. Nhiều chị dùng sữa bò trộn mật ong đắp lên mặt thì da mịn màng, trắng sáng. Nhưng nếu lấy mật ong hòa chung với sữa đậu nành để uống thì mật ong sẽ làm đông vón protein trong đậu nành. Đang từ một loại sữa dễ tiêu hóa nay hỗn hợp cứ “đứng” trong bao tử tạo ra trạng thái “Đi cũng dở, ở không xong” mà cứ “lình bình”, khiến ai nấy đều ở trong trạng thái “tức thở”. Hai món này được xếp vào hệ “tương khắc”. Không nên uống sữa đậu nành chung với mật ong Có người nấu sữa đậu nành nhưng đã không đun đến nhiệt độ sôi. Trong đậu nành sống chứa enzym ngăn cản sự hoạt động của trypsin và còn có soyin là một protein có độc tính ức chế hoạt động của hoocmon tuyến giáp, bởi vậy người ta bảo đậu nành gây bướu cổ. Nhưng nếu nấu chín thì những chất này đều bị nhiệt phân hủy. 2. Chiên trứng vịt với tỏi Từ lâu, dân ta vẫn truyền miệng rằng chiên trứng vịt không được dùng tỏi. Lí do là tỏi có chứa một lượng tinh dầu tạo mùi khi gặp albumincủa lòng trắng sẽ kết hợp sinh ra sản phẩm độc. Alixin là một kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn trong tỏi khi trộn với lòng trắng trứng thì nó bị mất tác dụng hoàn toàn. Khi chiên trứng vịt thì không được dùng tỏi 3. Uống trà và ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn Sau bữa ăn, chúng ta thường hay uống trà. Như vậy chất tanin trong trà sẽ làm vón protein, gây chứng khó tiêu. Ngoài ra còn có thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa. Hãy cẩn thận nếu bạn ăn một bữa hải sản có hàm lượng protein và canxi phong phú sau đó lại ăn trái hồng hoặc nho. Axit tanic trong hồng hoặc nho sẽ làm đông vón protein của hải sản, chúng trở thành món khó tiêu, cứ buộc bao tử hết nhào đến trộn mà không dồn xuống ruột được vì qui trình “tiêu hóa” đám hải sản kia chưa xong. . Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 4. 7. Nên chế biến nước xốt cà chua như thế nào ? - Các nhà khoa học Mỹ khẳng. trong việc “chui” qua thành ruột để xâm nhập vào máu. Mặt khác, phần lớn phân tử lycopene trong máu lại có hình dạng cong. Vì thế, các nhà khoa học tin rằng kiểu cấu trúc đó giúp chúng xâm. trở thành món khó tiêu, cứ buộc bao tử hết nhào đến trộn mà không dồn xuống ruột được vì qui trình “tiêu hóa đám hải sản kia chưa xong.