Lập kế hoạch năm cho vật tư tại cty Cao Su Sao Vàng
Chuyên đề thực tập chuyên ngànhLỜI MỞ ĐẦUTrong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là vấn đề sống còn c của doanh nghiệp, do đó, doanh nghiệp luôn tìm cho mình hướng đi đúng đắn để có thể đứng vững trên thị trường. Hàng năm, doanh nghiệp lập nên các kế hoạch nhằm định hướng các hoạt động kinh doanh trong năm của mình.Trong một số năm gần đây, thị trường vật tư nước ta có nhiều biến động. Giá xăng dầu tăng cao, kéo theo đó là sự tăng gia của các nguyên vật liệu đầu vào. Nước ta là một nước nhập khẩu xăng dầu với một khối lượng lớn. Các doanh nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn, họ không thể đột ngột tăng giá sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp còn phải chịu lỗ để giữ chân khách hàng.Công ty cao su Sao vàng tuy là một doanh nghiệp đầu đàn trong ngành công nghiệp cao su Việt nam nhưng trong những năm gần đây, công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn vì sự biến động của thị trường vật tư. Vì vậy hàng năm, công ty luôn cố gắng làm tốt công tác lập kế hoạch năm cho vật tư để có thể đảm bảo đủ vật tư cho sản xuất, đồng thời có thể ứng phó được với những sự thay đổi của môi trường.Trong quá trình thực tập tại Công ty cao su Sao vàng, em đã có điều kiện nghiên cứu về công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng. Do đó, em chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng". Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em xin trình bày công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại công ty, những kết quả đạt được và một số vấn đề còn tồn tại trong công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng, đồng thời em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng.Kết cấu của bài viết ngoài phần mở đầu, kết luận được chia thành 3 chương:Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A1 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhChương I: Lý luận chung về công tác lập kế hoạch năm cho vật tư trong các doanh nghiệp.Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch vật tư tại Công ty Cao su Sao vàng.Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch vật tư tại Công ty cao su Sao vàng.Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng phân tích và trình độ nhận thức còn hạn chế nên bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết có thể hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền cùng các cán bộ trong phòng kế hoạch vật tư Công ty Cao su Sao vàng đã trực tiếp giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý đã giúp em có được kiến thức trong suốt quá trình học tập.Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A2 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhCHƯƠNG I. LẬP KẾ HOẠCH VẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆPI. VẬT TƯ VÀ KẾ HOẠCH VẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆP.1. Vật tư và quản lý vật tư trong doanh nghiệp.1.1 Vật tư:1.1.1 Khái niệm vật tư:Vật tư là tên gọi chung của nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm mua ngoài và các loại vật tư khác(1). Nói cách khác, vật tư còn được định nghĩa là những sản phẩm dùng để sản xuất ra 1 loại sản phẩm, hàng hoá khác.Trong doanh nghiệp, vật tư được thể hiện dưới dạng vật hoá như sắt thép, cao su, vải sợi, da .1.1.2. Vai trò của Vật tưTrong giai đoạn hiện nay, mỗi doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm và hàng hoá khác nhau, và theo xu thế chung, những chủng loại hàng hoá của một doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú. Để sản xuất ra các sản phẩm hóa đó, người ta phải sử dụng rất nhiều loại vật tư. Mỗi sản phẩm hàng hoá được cấu thành từ các loại vật tư theo một tỉ lệ nhất định. Cho dù là một vật tư nhỏ nhưng thiếu nó, sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hoặc ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Thông thường, trong các doanh nghiệp, chi phí vật tư chiếm đến 50% chi phí sản phẩm. Đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc khối ngành công nghiệp, chi phí vật tư chiếm từ 70 - 80% chi phí sản phẩm.Quá trình sản xuất có thể được ví như một hộp đen có đầu vào và đầu ra. Trong đó, đầu vào bao gồm vốn, máy móc thiết bị, con người và vật tư. Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất của doanh nghiệp(Nguồn: Giáo trình KHQL Tập II, trang 206)(1) Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp - Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, Hà nội, 2002.Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A3Đầu vàoĐầu vàoHộp đenHộp đenĐầu raĐầu ra Chuyên đề thực tập chuyên ngànhVật tư chính là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới sự tác động của lao động, vật tư bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Vật tư là yếu tố đầu tiên của quy trình sản xuất, nó tác động, ảnh hưởng và chi phối các hoạt động tiếp theo của quy trình sản xuất trong mỗi doanh nghiệp.1.1.3. Phân loại vật tư.Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật tư bao gồm nhiều loại khác nhau với nội dung kinh tế, công dụng trong quá trình sản xuất và các tính năng khác nhau. Để sản xuất, người ta phải sử dụng rất nhiều loại vật tư. Vì vậy, để quản lý và sử dụng hợp lý các loại vật tư, người ta phải tiến hành phân loại vật tư theo tính năng và đặc điểm của nó. Tuỳ từng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau mà có cách phân loại vật tư theo các cách khác nhau. Có các cách phân loại vật tư như sau:a) Phân loại vật tư căn cứ vào công dụng của vật tư trong quá trình sản xuất(2): - Vật tư là tư liệu lao động: là các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, bao gồm:+ Các máy móc, thiết bị sản xuất+ Các phương tiện vận chuyển+ Các thiết bị truyền dẫn năng lượng+ Các thiết bị dùng cho quản lý.+ Các phụ tùng thay thế .- Vật tư là đối tượng lao động bao gồm những yếu tố sau:+ Nguyên vật liệu.+ Nhiên liệu.+ Năng lượng+ Bán thành phẩm mua ngoài .(2) Phần này được tóm tắt từ : Giáo trình Quản trị vật tư kĩ thuật - Đại học Lâm Nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 2003, trang 73.Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A4 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhb) Phân loại vật tư căn cứ vào tầm quan trọng của nó trong sản xuất(3):Theo cách phân loại này, người ta chi ra thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ- Nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công sẽ trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm, hoặc những nguyên vật liệu được sử dụng với số lượng lớn hoặc những vật liệu đắt tiền phải nhập khẩu.- Nguyên vật liệu phụ: Là những vật tư không trực tiếp cấu thành sản phẩm nhưng lại rất quan trọng trong sản xuất. Những vật tư này được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính nhằm hoàn thiện tính năng cho sản phẩm, để tăng chất lượng sản phẩm hoặc dùng để trang trí cho sản phẩm.- Nhiên liệu: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất bao gồm các loại nguyên vật liệu ở thể rắn, lỏng hay khí như than, củi, xăng dầu, hơi đốt v v .Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại nguyên vật liệu phụ. Tuy nhiên nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, và có các tính năng cũng như kĩ thuật quản lý hoàn toàn khác với nguyên vật liệu thông thường. Tuỳ từng doanh nghiệp mà có thể tách nhiên liệu làm đối tượng quản lý riêng hay coi nhiên liệu là nguyên vật liệu phụ.c) Căn cứ vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu:Theo căn cứ này, nguyên vật liệu được chia thành vật liệu mua ngoài, vật liệu tự sản xuất và vật liệu từ các nguồn khác Nói chung, việc phân loại vật tư chỉ là tương đối. Nó phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp đó. Phân loại vật tư theo các cách nào là để tiện cho việc quản lý, sử dụng hay tính toán định mức tiêu thụ vật tư của doanh nghiệp đó.1.2. Quản lý vật tư trong doanh nghiệp(3) Phần này được tóm tắt từ : Giáo trình Quản trị vật tư kĩ thuật - Đại học Lâm Nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 2003, trang 74.Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A5 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhCông tác quản lý vật tư đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Do tính chất, đặc điểm và tầm quan trọng của vật tư trong doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có những biện pháp quản lý vật tư thật hợp lý. Công tác quản lý vật tư trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:- Xây dựng định mức tiêu hao vật tư cho từng đơn vị sản phẩm.- Lập kế hoạch vật tư: Bao gồm kế hoạch năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng . - Bảo quản và dự trữ vật tư.- Tổ chức cung ứng vật tư.Việc quản lý vật tư trong doanh nghiệp là một công việc khó khăn phức tạp vì đối tượng quản lý tương đối nhiều. Khi quản lý vật tư, doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu sau:- Trong khâu lập kế hoạch vật tư: Phải lập kế hoạch đủ số lượng, chất lượng quy cách, chủng loại cho từng loại vật tư và đảm bảo được kế hoạch phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Đối với kế hoạch vật tư theo quý, tháng thì phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian đã đề ra.- Trong khâu bảo quản vật tư: Phải xây dựng hệ thống kho bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo được chất lượng của vật tư. Bố trí các nhân viên thủ kho có trình độ chuyên môn, am hiểu về vật tư và doanh nghiệp . Cần bảo quản theo đúng quy định phù hợp với từng tính chất của mỗi loại vật tư để đảm bảo được đặc tính kĩ thuật, tránh hư hỏng, hao hụt .- Trong khâu dự trữ vật tư: Doanh nghiệp cần xây dựng được định mức dự trữ tối đa và tối thiểu cho từng loại vật tư. Vật tư được dự trữ dao động trong khoảng mức dự trữ tối đa và tối thiểu là hợp lý. Tránh việc dự trữ quá ít, khi cần cho sản xuất thì doanh nghiệp lại không đủ để cung ứng. Đồng thời tránh việc dự trữ quá nhiều mà làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.- Trong khâu tổ chức cung ứng và sử dụng vật tư: Doanh nghiệp cung ứng cho các xưởng sản xuất một số lượng vừa đủ để khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý nhằm giảm mức tiêu hao vật tư.Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A6 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhCông việc quản lý vật tư bao gồm rất nhiều nội dung. Nhưng do hạn chế về thời gian và dữ liệu, trong bài viết này chỉ xin đề cập đến 1 khía cạnh của quản lý vật tư. Đó là công tác lập kế hoạch năm cho vật tư. 2. Kế hoạch vật tư trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp.2.1 Kế hoạch vật tư của doanh nghiệp.Kế hoạch vật tư là một bộ phận của kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Kế hoạch vật tư được các doanh nghiệp lập ra vào đầu năm nhằm xác định chính xác lượng vật tư cần mua sắm hay cần dự trữ trong năm cho doanh nghiệp. Kế hoạch năm vật tư có một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cần có vật tư. Mỗi doanh nghiệp có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn loại vật tư khác nhau. Nếu thiếu chỉ một loại vật tư dù là nhỏ sẽ làm gián đoạn việc sản xuất, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Rõ ràng, vật tư quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản xuất. Việc quản lý tốt vật tư trong doanh nghiệp, lập kế hoạch năm cho các loại vật tư thật chính xác là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ của Kế hoạch vật tư tuy vụn vặt, phức tạp nhưng rất quan trọng vì số lượng vật tư của các doanh nghiệp là rất lớn. Nhiệm vụ của kế hoạch vật tư là phải đảm bảo được đủ số lượng vật tư cho sản xuất, giảm thiểu tối đa tồn đọng vật tư nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.2.2. Vị trí của Kế hoạch vật tư trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp.2.2.1 Xét theo các loại kế hoạch:Kế hoạch năm của doanh nghiệp bao gồm 7 bộ phận chính:- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm- Kế hoạch giá thành sản phẩm- Kế hoạch lao động - tiền lươngTạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A7 Chuyên đề thực tập chuyên ngành- Kế hoạch vật tư- Kế hoạch tài chính- Kế hoạch khoa học công nghệ- Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ7 loại hình kế hoạch này chính là các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh một năm cho doanh nghiệp. Các bộ phận này có quan hệ chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa các bộ phận kế hoạch xét theo các loại hình kế hoạchNhìn vào sơ đồ trên ta thấy: Trong hệ thống kế hoạch năm của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò chủ đạo và làm Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A8Kế hoạch SX và tiêu thụ SPKế hoạch lao động - tiền lươngKế hoạch vật tưKế hoạch xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐKế hoạch khoa học-công nghệKế hoạch giá thành sản phẩmKế hoạch tài chính Chuyên đề thực tập chuyên ngànhcơ sở cho các bộ phận kế hoạch khác. Trên cơ sở của kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp xác định các bộ phận kế hoạch khác. Kế hoạch vật tư được thiết lập dựa trên cơ sở của kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời căn cứ vào kế hoạch xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ và kế hoạch khoa học công nghệ để xác định năng lực của doanh nghiệp trong năm và các định mức tiêu hao vật tư cho các đơn vị sản phẩm. Các chỉ tiêu của Kế hoạch vật tư được phản ánh trong kế hoạch tài chính và kế hoạch giá thành sản phẩm bởi vì, giá thành vật tư ảnh hưởng trực tiếp lên giá thành sản phẩm.Kế hoạch vật tư là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do đó, trước khi lập kế hoạch năm cho vật tư, doanh nghiệp phải xem xét các mối liên hệ giữa kế hoạch vật tư và các loại hình kế hoạch khác để có thể thu thập đầy đủ thông tin, nhằm lập được một kế hoạch chính xác nhất. 2.2.2 Xét theo cấp độ kế hoạch:Căn cứ vào sứ mệnh của doanh nghiệp, tức là lĩnh vực hoạt động, vai trò và vị trí của doanh nghiệp trong môi trường hoạt động của nó, người ta quản lý doanh nghiệp bằng 2 cấp kế hoạch là: Kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp:Sơ đồ 3: Các cấp độ kế hoạch- Các kế hoạch chiến lược được thiết lập nhằm xác định các mục tiêu tổng thể cho tổ chứcTạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A9Sứ mệnh của doanh nghiệpSứ mệnh của doanh nghiệpCác kế hoạch chiến lượcCác kế hoạch chiến lượcCác kế hoạch tác nghiệpCác kế hoạch tác nghiệp Chuyên đề thực tập chuyên ngành- Các kế hoạch tác nghiệp được thiết lập nhằm cụ thể hoá các kế hoạch chiến lược thành các hoạt động hàng năm, hàng quý hay hàng tháng cho tổ chức. Kế hoạch tác nghiệp bao gồm: Kế hoạch nhân công, kế hoạch tài chính, kế hoạch vật tư, kế hoạch sản xuất .Kế hoạch vật tư và các kế hoạch tác nghiệp khác đảm bảo cho mọi người đểu nắm bắt được mục tiêu của tổ chức. Đồng thời, các kế hoạch này quy định rõ trách nhiệm của từng người trong các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.3. Nội dung của kế hoạch năm cho vật tư Kế hoạch năm cho vật tư gồm ba nội dung chính sau đây:- Xác định tổng nhu cầu vật tư.- Xác định nhu cầu vật tư cần dự trữ.- Xác định nhu cầu vật tư cần mua sắm trong năm.3.1 Xác định tổng nhu cầu vật tư Để xác định được tổng nhu cầu vật tư trong năm, trước hết doanh nghiệp phải xác định được định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm từ đó để làm căn cứ lập kế hoạch số lượng vật tư cần dùng, cần mua một cách hợp lý nhất. - Định mức tiêu hao vật tư là lượng vật tư tiêu hao lớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành 1 khối lượng công việc nhất định trong một điều kiện tổ chức và kĩ thuật đã được xác định(4). Trong doanh nghiệp, định mức tiêu hao vật tư giữ một vai trò quan trọng. Đối với với việc sản xuất kinh doanh, định mức tiêu hao vật tư là căn cứ để cấp phát vật tư cho từng đơn vị sản xuất, đảm bảo cho việc sản xuất được tiến hành cân đối, liên tục. Đối với công tác lập kế hoạch vật tư, định mức tiêu hao vật tư vừa là căn cứ để tính nhu cầu vật tư, vừa là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, cân đối các bộ phận kế hoạch khác có liên quan .(4) Giáo trình Quản trị vật tư kĩ thuật - Đại học Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà nội, 2003, trang 76.Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A10 [...]... dựng cho Cơng ty, đồng thời tăng chi phí đào tạo các cán bộ quản lý ở các phân xưởng để họ có kiến thức về quản lý vật tư tại xưởng sản xuất đó. II. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH NĂM CHO VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 1. Đánh giá kế hoạch năm cho vật tư của Công ty cao su Sao vàng. 1.1 Nội dung của kế hoạch năm cho vật tư: Kế hoạch vật tư của Công ty cao su Sao vàng bao gồm 2 bộ phận là kế hoạch. .. trình lập kế hoạch năm cho vật tư tại cơng ty cao su Sao vàng - Về tổ chức các nguồn lực để đạt được mục tiêu của Kế hoạch - Việc sử dụng các cơng cụ, các mơ hình lý thuyết để lập kế hoạch. 2.1. Về tổ chức bộ máy lập kế hoạch. Công tác lập kế hoạch năm cho vật tư của Công ty Cao su Sao vàng giao cho phòng kế hoạch vật tư đảm nhiệm. Phòng kế hoạch vật tư được tổ chức làm 3 bộ phận phục vụ cho cơng... cho cơng tác quản lý vật tư đó là bộ phận lập kế hoạch vật tư, bộ phận cung ứng vật tư và bộ phận thống kê. Đối với công tác lập kế hoạch vật tư, bộ phận lập kế hoạch đóng vai trị chủ đạo. Các bộ phận khác hỗ trợ và giúp cho những người lập kế hoạch vật tư được nhanh chóng, chính xác hơn. - Bộ phận lập kế hoạch vật tư: Lập nên các kế hoạch năm cho vật tư, lập kế hoạch vật tư cho từng quý hay tháng... tập tại Công ty cao su Sao vàng, em đã có điều kiện nghiên cứu về cơng tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng. Do đó, em chọn đề tài: "Hồn thiện công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng& quot;. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em xin trình bày cơng tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại công ty, những kết quả đạt được và một số vấn đề cịn tồn tại. .. vật tư. Đó là cơng tác lập kế hoạch năm cho vật tư. 2. Kế hoạch vật tư trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp. 2.1 Kế hoạch vật tư của doanh nghiệp. Kế hoạch vật tư là một bộ phận của kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Kế hoạch vật tư được các doanh nghiệp lập ra vào đầu năm nhằm xác định chính xác lượng vật tư cần mua sắm hay cần dự trữ trong năm cho doanh nghiệp. Kế hoạch. .. các năm trước. Do đó, khi lập kế hoạch năm cho vật tư, Công ty cần nghiên cứu kĩ năng lực sản xuất của mình trong năm đó để có thể lập nên được 1 kế hoạch năm cho vật tư được chính xác. 2.2.2. Xác định mục tiêu Mục tiêu của công tác lập kế hoạch năm cho vật tư là một kết quả dự kiến cho hoạt động mua sắm vật tư trong năm và dự trữ vật tư vào cuối năm. Mục tiêu của công tác lập kế hoạch năm cho vật. .. các năm kế hoạch. Đồng thời, lượng dự trữ vật tư luôn đủ để hoạt động sản xuất của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn 2. Đánh giá công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng. Để xem xét đánh giá công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng, ta xem xét trên các mặt chủ yếu sau: - Về tổ chức bộ máy phục vụ công tác lập kế hoạch -... II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 1. Giới thiệu chung về Cơng ty cao su Sao vàng. 1.1 Q trình hình thành phát triển: Công ty cao su Sao vàng là đơn vị hạch tốn độc lập thuộc tổng cơng ty hố chất việt nam. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, ngày nay công ty cao su Sao vàng đang là doanh nghiệp... của Công ty cao su Sao vàng. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch vật tư của Công ty cao su Sao vàng hiện nay chỉ do rất ít người đảm nhiệm. Điều này dẫn đến việc trách nhiệm dồn lên một số ít người. Hiện nay, Trưởng phịng kế hoạch vật tư Công ty cao su Sao vàng là người bao quát toàn bộ hoạt động quản lý vật tư, hoạt động của phòng kế hoạch vật tư. Bên cạnh đó, Trưởng phịng kế hoạch vật tư cịn là người... nhiệm lập các kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành, kế hoạch vật tư . Tuy rằng việc giao cơng việc cho một số người có kinh nghiệm đảm nhiệm thì việc lập kế hoạch sẽ được chính xác hơn, ít có sai sót xảy ra hơn. Tuy nhiên, điều này dẫn đến sự quá tải công việc đối với những người đó. 2. 2. Về quy trình lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng. Công tác lập kế hoạch năm cho Công ty cao . công tác lập kế hoạch năm cho vật tư. 2. Kế hoạch vật tư trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp.2.1 Kế hoạch vật tư của doanh nghiệp .Kế hoạch vật tư là. phẩm.- Lập kế hoạch vật tư: Bao gồm kế hoạch năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng... - Bảo quản và dự trữ vật tư. - Tổ chức cung ứng vật tư. Việc quản lý vật tư