1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Lập các kế hoạch cho một năm mới pptx

3 470 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 37,5 KB

Nội dung

Lập kế hoạch cho năm mới - 8 nguyên tắc giúp bạn thành công! Bạn quá bận rộn trong những ngày cuối năm? Bạn dành thời gian để đánh giá lại các hoạt động sau một năm làm việc? Bạn đang xem xét và đưa ra các kế hoạch mới trong năm mới? Trong đầu bạn luôn đặt ra những câu hỏi đại loại như: Kế hoạch của năm sau là gì? Mình phải làm gì trong năm này? . Trong năm 2007, bạn sẽ chú trọng vào “làm cái gì?” hay “làm như thế nào”? Nếu bạn quá chú tâm vào việc xác định các mục tiêu hơn là xác định các cách thức thực hiện các mục tiêu đó hoặc thậm chí bạn không hình dung các mục tiêu đó có thực tế và có thể đạt được hay không thì giống như bạn đã thất bại ngay từ đầu. Do đó ngoài việc xác định các mục tiêu bạn phải tập trung vào việc xác lập các cách thức thực hiện công việc (Let's focus on how). Các sai lầm thường gặp Trước tiên bạn cần nhận biết và tránh các sai lầm căn bản thường thấy trong quá trình lập kế hoạch cho năm mới như sau: Bạn thường nghĩ là bạn “nên” làm cái này hay cái kia thay vì bạn thật sự “muốn” làm và đừng nghĩ là bạn nên từ bỏ công việc này công việc nọ hơn mà hãy nghĩ đến những gì bạn thật sự muốn đạt được. Và bạn thường hay gặp một số câu hỏi như: “mình nên làm cái gì trong năm mới này?” “mình nên từ bỏ/ rút lui công việc nào”, “Mình có nên làm công việc này theo đề nghị của người kia hay không?” Bạn thường bỏ nhiều thời gian để cân nhắc việc “nên làm” hoặc “nên rút lui” thay vì cân nhắc cái bạn “thật sự muốn làm”. Nếu không suy nghĩ một cách thấu đáo và có những cam kết rõ ràng thì bạn sẽ không có động lực để thực hiện và bạn có thể sẽ từ bỏ mục tiêu đó khi gặp phải một vài khó khăn ban đầu. Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên của việc lập mục tiêu cho năm mới này là bạn phải cam kết thực hiện. Không lập các mục tiêu đơn giản chỉ vì đó là “những việc phải làm” hoặc lập mục tiêu vì người nào đó nói với bạn là “bạn nên làm cái đó”. 8 nguyên tắc lập mục tiêu cho năm mới Các nguyên tắc này sẽ giúp bạn làm đúng ngay từ đầu khi thiết lập các mục tiêu. Khi áp dụng các nguyên tắc này sẽ giúp bạn có khả năng đối phó với các thách thức và xuôi chèo lướt sóng trên con đường của mình. Nguyên tắc đầu tiên - Cam kết với các mục tiêu của bạn Để đạt được mục tiêu bạn phải có một cam kết thật sự mạnh mẽ. Để đạt được thành công bạn phải tin rằng bạn sẽ thực hiện được và luôn theo đuổi nó. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi xác định các mục tiêu cho mình: Chọn các mục tiêu mà bạn thật sự muốn đạt được - luôn giữ cho bạn sự lạc quan Công bố với mọi người xung quanh bạn - họ sẽ giúp bạn có trách nhiệm hơn Tổ chức một buổi tiệc để đánh dấu các cam kết của bạn - điểm khác biệt của bạn Theo đuổi mục tiêu cho đến phút cuối cùng, dành thời gian suy nghĩ về các mục tiêu đã đặt ra, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với các thách thức và có thể để vụt mất các cơ hội của mình. Một số câu hỏi giúp bạn xác định mục tiêu cho mình: Mục tiêu đó do chính bạn đặt ra hay do người khác? Liệu mục tiêu này giúp bạn luôn có động lực và lòng nhiệt huyết để thực hiện? Liệu mục tiêu này có phù hợp với các kế hoạch dài dài hạn của bạn hay không? Nguyên tắc thứ 2 - Thực tế Chìa khóa là các mục tiêu luôn tạo ra động lực cho bạn. Nếu bạn đặt mục tiêu quá cao, không mang tính thực tiễn và lạc quan thái quá thì bạn sẽ chẳng thể nào đạt được. Điều đáng nói là bạn sẽ mất thời gian và phải từ bỏ các mục tiêu đã đặt ra. Cân nhắc một cách kỹ lưỡng nếu bạn đặt mục tiêu của năm nay tương tự như năm trước, bạn cần dựa trên một vài cơ sở khiến bạn tin là có thể thực hiện được trong năm nay. Mục tiêu có thay đổi gì so với năm trước? Bạn có nhiều cam kết hơn hay không (hãy cẩn thận, nếu không thì vô hình chung bạn đang lập lại các mục tiêu của năm trước một cách máy móc)? Không đặt mục tiêu quá cao, mục tiêu phải chứa đựng sự thử thách; và Lượng sức mình, chẳng có lý do nào buộc bạn phải đặt nhiều hơn một hay hai mục tiêu, điều quan trọng là bạn phải biết chia sẻ nguồn lực của mình một cách hợp lý Nguyên tắc thứ 3 - Viết ra giấy Đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất, hãy viết tất cả những gì bạn mong muốn, bạn suy nghĩ, bạn dự định và các mục tiêu bạn phải thực hiện. Tài liệu hóa các cam kết, xây dựng lộ trình thực hiện và dán chúng lên bàn, tường hoặc chỗ nào bạn luôn nhìn thấy nó. Nguyên tắc thứ 4 - Lên kế hoạch Lên kế hoạch cho các mục tiêu của bạn, nếu thiếu bước này thì hầu hết các mục tiêu của bạn đều không thể thực hiện được. Hình dung kết quả mà bạn sẽ đạt được Lập kế hoạch cho các công việc dựa trên nguồn lực sẵn có/ có thể huy động được Phân bổ thời gian, thứ tự ưu tiên công việc một cách hợp lý Kiểm soát và đánh giá quá trình thực hiện để có thể điều chỉnh kịp thời Nguyên tắc thứ 5 - Linh động Không phải lúc nào mọi việc cũng suôn sẽ như trong kế hoạch, do đó cần phải linh động, nếu quá cứng nhắc bạn sẽ dễ dàng bị thất bại khi gặp khó khăn ngoài dự tính. Do đó khi lên kế hoạch cho các mục tiêu bạn nên: Cố gắng liệt các khó khăn và thách thức mà bạn có thể sẽ gặp phải. Lập một số phương án dự phòng để đối phó với những tình huống bất ngờ. Có kế hoạch chủ động điều chỉnh cho phù hợp. Hiến pháp còn phải thay đổi do sự phát triển của xã hội. Bạn cũng vậy, kế hoạch, mục tiêu của bạn có thể sẽ thay đổi trong quá trình phát triển của cá nhân bạn. Sự thay đổi đó không phải là sự thất bại mà là sự thành công nếu nó phù hợp với hoài bão, mong muốn, khát khao và ý nghĩa cuộc đời của bạn, vì vậy bạn cũng không nên quá lo lắng nếu mục tiêu của bạn bị thay đổi… Nguyên tắc thứ 6 - Sử dụng hệ thống nhắc nhở Rất khó để tập trung vào các kế hoạch của bạn trong khi bạn còn rất nhiều các cam kết, trách nhiệm và nghĩa vụ khác phải thực hiện. Các tốt nhất để bạn không xa rời và bỏ quên các kế hoạch của mình là bạn phải tự tạo ra các hệ thống nhắc nhở từ những cái đơn giản nhất. Viết các mục tiêu lên những chỗ mà bạn sẽ thấy nhiều lần trong ngày (Bàn làm việc, lịch làm việc, gương soi, trong xe hơi, hoặc bất cứ chỗ nào bạn muốn) Đảm bảo là các kế hoạch làm việc đã được đưa vào danh sách các công việc phải làm (to-do list) Cài đặt hệ thống nhắc nhở trên màn hình máy tính, Outlook, hoặc một hệ thống nhắc nhở nào đó Hãy tự nhắc nhở chính mình, hãy lưu chúng vào đầu của bạn! Nguyên tắc 7 - Liên tục theo dõi sự tiến triển Bạn sẽ không biết là bạn đã làm được đến đâu, được bao nhiêu phần của mục tiêu nếu bạn không có một kế hoạch cụ thể, kế hoạch càng chi tiết càng tốt. Khi đó bạn sẽ biết được bạn đã hoàn tất được công việc nào và điều này tạo thêm động lực cho bạn thực hiện các công việc kế tiếp. Tập thói quen khi chép hàng ngày những công việc bạn thực hiện Ghi chú các công việc bạn chưa làm tốt để nỗ lực hơn nữa Ghi chú khi bạn gặp phải thất bại (gần như kế hoạch bị phá sản không có thời gian) Ghi lại các thách thức mà bạn đã gặp phải cũng như các công việc diễn ra tốt hơn so với kế hoạch Xem xét lại các công việc và dựa vào kinh nghiệm cũng như cảm nhận của bạn để có những điều chỉnh phù hợp Nguyên tắc 8 - Tự thưởng cho mình Hãy tự thưởng cho mình khi thành công một công việc nào đó. Một món quà, một cuộc dã ngoại, một chầu bia, một chầu café… với bạn bè để chia sẻ những kinh nghiệm của mình… Điều này giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục thực hiện các mục tiêu còn lại của mình. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với những công việc mà bạn phải khá vất vả mới có được nó. Ghi chú: Mục tiêu trong năm mới của bạn có thể thành công hay thất bại, nó tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Hãy bắt đầu với việc tập trung vào những công việc mà bạn thật sự muốn làm và sẵn sàng cam kết với chính mình để thực hiện nó. Chúc bạn trong năm 2007 này sẽ gặt hái được nhiều thành công khi áp dụng 8 nguyên tắc này! Lê Hồng Lĩnh Nguồn : quantri.com . sau một năm làm việc? Bạn đang xem xét và đưa ra các kế hoạch mới trong năm mới? Trong đầu bạn luôn đặt ra những câu hỏi đại loại như: Kế hoạch của năm. Lập kế hoạch cho năm mới - 8 nguyên tắc giúp bạn thành công! Bạn quá bận rộn trong những ngày cuối năm? Bạn dành thời gian để đánh giá lại các hoạt

Ngày đăng: 21/12/2013, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w