Một số biện pháp thông thường phòng bệnh mùa Đông – Xuân Thời tiết mùa Đông, Xuân có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và còn tác động trực tiếp đến một số bệnh. Thời tiết thay đổi kéo theo sự thay đổi của cơ thể để đáp ứng với hoàn cảnh mới. Mùa Đông, ngoài những đợt rét còn kèm theo các đợt mưa lạnh, ẩm thấp kéo dài là điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển như viêm họng cấp, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, hen xuyễn (hen phế quản), sốt xuất huyết, cảm cúm, tai biến mạch máu não Những bệnh trên thường xảy ra vào mùa Đông - Xuân hoặc khi thay đổi nhiệt độ đột ngột. Trẻ em và người già dễ mắc bệnh, vì cơ thể trẻ em phát triển chưa hoàn chỉnh về cả chức năng lẫn sinh lí nên dễ mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết, dễ mắc bệnh viêm a-mi- đan, viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi Đối với người cao tuổi, sức đề kháng đã giảm và họ thường xuyên mắc chứng bệnh cao huyết áp, do đó vào mùa Đông thời tiết giá lạnh, nhiệt độ thường thay đổi đột ngột nên người già dễ bị tai biến mạch máu não hoặc xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc nặng hơn dẫn đến tử vong nhanh. Để phòng một số bệnh trên, các bậc cha mẹ cần bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong điều kiện thời tiết giá lạnh, ẩm ướt. Từ đó, cần chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thật chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, cơ thể thường xuyên được giữ ấm, tránh gió lùa vào buổi chiều nhất là những khi chuyển giao thời tiết, phòng ngủ của trẻ phải ấm áp, tránh gió lùa. Trong ăn uống, phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ vệ sinh răng miệng, tránh nhiễm khuẩn, vệ sinh thân thể thường xuyên, bàn tay luôn sạch sẽ, không cho trẻ mút tay hoặc ngoáy mũi, dụi mắt, ngậm vú cao-su. Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín, đặc biệt là sau khi tắm, gội xong phải dùng khăn bông khô để thấm khô nước khắp cơ thể và trên đầu trẻ, sau đó mặc ngay quần áo ấm, đi tất, đội mũ cho bé. Đối với người cao tuổi, cơ thể cũng phải luôn luôn được giữ ấm hoàn toàn vào mùa Đông - Xuân. Khi ngủ phải đủ ấm, tránh gió lùa, ban đêm tránh ra ngoài trời khi thời tiết lạnh. Ngủ dậy không nên ra ngoài ngay mà phải vận động hoặc xoa nóng vùng đầu, cổ, mặt, ngực trước khi ra khỏi màn. Chú ý tập thể dục hằng ngày với các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khoẻ mỗi người như: chơi cầu lông, đi bộ, tập dưỡng sinh. Đối với những người yếu không nên ngồi tại chỗ quá nhiều mà có thể xoa bóp, vận động tại chỗ cho khí huyết lưu thông, tránh căng thẳng thần kinh như tức giận, lo nghĩ quá mức, thức khuya, dậy sớm, nên kiểm tra sức khoẻ theo định kì, thường xuyên theo dõi huyết áp và thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của thầy thuốc . Một số biện pháp thông thường phòng bệnh mùa Đông – Xuân Thời tiết mùa Đông, Xuân có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và còn tác động trực tiếp đến một số bệnh. Thời. phế quản), sốt xuất huyết, cảm cúm, tai biến mạch máu não Những bệnh trên thường xảy ra vào mùa Đông - Xuân hoặc khi thay đổi nhiệt độ đột ngột. Trẻ em và người già dễ mắc bệnh, vì cơ. của cơ thể để đáp ứng với hoàn cảnh mới. Mùa Đông, ngoài những đợt rét còn kèm theo các đợt mưa lạnh, ẩm thấp kéo dài là điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển như viêm họng cấp, viêm