1 Một số biện pháp hạn chế nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von Bệnh lúa von phát triển rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều ruộng lúa bị bệnh khá nặng với tỷ lệ bện
Trang 11
Một số biện pháp hạn chế nấm Fusarium moniliforme
gây bệnh lúa von
Bệnh lúa von phát triển rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều ruộng lúa bị bệnh khá nặng với tỷ lệ bệnh trung bình 10 - 20%, có nơi lên đến 40 - 45%, nhất là vùng thâm canh lúa 3 vụ
Tại An Giang bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme đã liên tiếp phát triển, diện tích
bị nhiễm lúa von năm 2006 là 801ha, năm 2007 là 10.211 ha và năm 2008 là 1.756 ha
Theo ông Phạm Văn Kim cho biết nấm gây bệnh lúa von có trong không khí, chỉ xâm nhập vào cây lúa ở bốn thời điểm nhấ́t định: nấm bệnh trên hạt xâm nhiễm lúc hạt lúa nẩy mầm, nấm bệnh trong không khí xâm nhập vào giai đoạn phân hóa đòng làm chết cây, vào giai đoạn lúa trổ bông gây lép hạt và vào giai đoạn nuôi hạt tạo triệu chứng lem hạt Vụ Đông Xuân rất thích hợp cho nấm bệnh phát triển Vì vậy, việc lựa chọn giống lúa cần phải tìm hiểu về đặc tính cũng như mức độ nhiễm dịch hại để lựa chọn biện pháp hữu hiệu
Để loại mầm bệnh lúa von lưu tồn trong phôi nhũ hạt giống, cần áp dụng biện pháp như: dùng muối ăn (NaCl) tỉ lệ 15% hoà với nước (dùng 1,5kg muối hòa với 10 lít nước) để loại bỏ các hạt lép, lửng, chính những hạt này chứa mầm bệnh lúa von, đây là biện pháp ít tốn kém, khả năng loại bỏ nấm Fusarium moniliforme rất cao Ngoài ra, nông dân kết hợp với dùng thuốc bảo
vệ thực vật để xử lý hạt giống như thuốc: Jivon 6WP, Folicur, Tricom … Để đạt hiệu quả trong việc phòng trừ nấm bệnh lúa von, nông dân nên áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp ngay từ đầu
Trang 22
vụ, giúp cây lúa khỏe và khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thường xuyên luân phiên các nhóm thuốc với nhau
Theo kết quả điều tra của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, vụ Đông Xuân 07-08, một
số giống lúa nhiễm bệnh lúa von
Giống Tỉ lệ lúa von (%)
Ks Trần Thanh Hiệp - Chi cục BVTV An Giang