Ba năm đầu, môn sinh luyện tập võ thuật Trung Hoa, bao gồm tấn pháp, đòn thế và các bài quyền như: Long hổ quyền, Tứ lộ đoản quyền, Thảo mã quyền, Phượng vũ quyền, Liên hoa quyền, Hồng c
Trang 1Phái võ ở Việt Nam
Phần 2
1.Nam Hồng Sơn là môn võ do võ sư Nguyễn Nguyên Tộ[cần dẫn nguồn] sáng lập trên cơ sở kết hợp võ thuật Trung Hoa và võ thuật cổ truyền Việt Nam Sau một thời gian gián đoạn,
từ năm 1984 con trai trưởng của ông tiếp tục phát triển Nam Hồng Sơn trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây, Việt Nam Võ sinh Nam Hồng Sơn tập luyện bằng võ thuật Trung Hoa ở những năm đầu, sau đó mới học võ thuật cổ truyền Việt Nam, kết hợp cả võ thuật tay không và binh khí
Lịch sử
Nguyễn Nguyên Tộ (1895-1984), còn có tên là Sáu Tộ là võ sư nổi tiếng trong làng võ
Hà Nội Ông là bạn của các bậc tiền bối võ thuật Việt Nam như Ba Cát, Hàn Bái, Cử Tốn Từ nhỏ ông đã được học võ dân tộc của những người đã dự kỳ thi võ của triều đình Huế, sau đó ông học thêm một số môn phái võ Trung Hoa để bổ sung cho môn võ của mình Trong suốt cuộc đời, ông đã đóng góp nhiều công sức cho việc truyền bá, giảng dạy võ dân tộc
Trưởng nam của ông, võ sư Nguyễn Văn Tỵ từ năm lên 9 tuổi đã được cha truyền dạy võ Vào năm 1954, khi ông lên tuổi 17, ông đã dạy lớp võ đầu tiên để tự vệ quê nhà tại làng Văn Hội, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội Trong thời gian chiến tranh chống Mĩ,
võ sư Nguyễn Văn Tỵ phải gác võ thuật sang một bên và bước sang lĩnh vực đàn guitar, suốt từ năm 1957 đến năm 1984
Từ năm 1984, phong trào võ thuật thủ đô được khôi phục, võ sư Nguyễn Văn Tỵ vừa dạy đàn vừa dạy võ Sau khi Nguyễn Nguyên Tộ mất, kế thừa di huấn của ông, Nguyễn Văn
Tỵ đã đưa Nam Hồng Sơn đến với thanh niên Hà Nội, Hà Tây, với hàng ngàn thanh niên
Trang 2tham gia trong đó có nhiều người nước ngoài Tại các kì hội diễn võ thuật cổ truyền, môn phái Nam Hồng Sơn có nhiều tiết mục đặc sắc, có chất lượng và giành được nhiều thứ hạng cao Nhiều người kế tục môn phái đã trở thành võ sư, huấn luyện viên tài năng
Đặc điểm và hệ thống chương trình
Bên cạnh đặc tính kết hợp võ thuật của hai dân tộc nói trên, Nam Hồng Sơn hiện nay còn gìn giữ được một số bài võ cổ thuộc chương trình thi võ của triều Nguyễn Về mặt kĩ thuật, võ sư Nguyễn Văn Tỵ vẫn trung thành với chương trình giảng dạy của cha ông sử dụng lúc sinh thời Ba năm đầu, môn sinh luyện tập võ thuật Trung Hoa, bao gồm tấn pháp, đòn thế và các bài quyền như: Long hổ quyền, Tứ lộ đoản quyền, Thảo mã quyền, Phượng vũ quyền, Liên hoa quyền, Hồng côn, Tề mi côn, Quý Châu kiếm, Liên hoa độc kiếm, Liên hoa song kiếm Những năm tiếp theo, các võ sinh học võ thuật cổ truyền Việt Nam bao gồm các bài như Lão mai quyền, Ngọc trản ngân đài, Siêu xung thiên v.v kết hợp với tập khí công và nội công
Các võ đường
Việt Nam
Tại Hà Nội có 8 võ đường, trong đó đáng chú ý là các võ đường Quán Thánh và Ngọc Lâm.[1]
1 Phân đường Văn Sừ
2 Phân đường Đăng Văn
3 Phân đường Huy Đồng
4 Phân đường Ngọc Lâm
5 Phân đường Khánh Hải
6 Phân đường Khắc Trịnh
Trang 37 Phân đường Văn Thế
8 Phân đường Quốc Trung
Nước ngoài
Tại Đức có 3 địa điểm tập luyện[2]:
1 Bernhard-bästleinstr.22 - Berlin - Lichtenberg
2 Kungfu 17 Marzahn - Wollenbergerstr 1 - Berlin - Lichtenberg
3 Anton-Saefkow-Platz 5 - 10369 Berlin
Võ phục
Võ phục môn phái màu đen Hệ thống đai đẳng bao gồm 5 màu, phân cấp theo thứ tự từ thấp đến cao là Huyền Đai, Bạch Đai, Thanh Dai, Hoàng Đai, và cao nhất là màu Hồng Đai.Riêng Hồng Đai dành cho huấn luyện viên và các võ sư.Chia làm 9 thao
Các bài quyền
Cơ Bản Công
Khởi đầu quyền
Long hổ quyền
Tứ Lộ đoản quyền
Thảo mã quyền
Ngũ hành quyền
Trang 4 La Hán Quyền
Quý Châu quyền
Mai Hoa Quyền
2 Phạm Gia võ phái là một môn võ được lão võ sư Phạm Cô Gia thành lập năm 1940
trên cơ sở kết lọc võ thuật truyền thống gia đình, các bài quyền và binh khí của võ Bình Định Võ phái Phạm Gia nổi tiếng nhờ các bài Phạm Gia kiếm pháp, bao gồm các động tác kiếm thuật mới lạ và Phạm Gia quyền pháp với các đòn thế tự vệ sắc sảo Từ năm
1990, Phạm Gia võ phái gia nhập Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam Hiện nay, võ phái hoạt động chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh
3 Phật gia quyền còn có tên khác là La Hán Phật gia quyền lấy gốc tích xuất xứ võ
Thiếu Lâm từ bài quyền đầu tiên La Hán Thập Bát Thủ (chữ Hán: 佛家拳; phiên âm latinh: Fut Gar (Kuen); đôi khi được dịch nghĩa là Buddha Fist hay Monk Family Fist), là
tên của một võ phái của các vị Lạt Ma ở vùng Vân Nam và Tây Tạng là chủ yếu
Nguồn gốc và danh xưng
Tương truyền rằng võ phái này có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm và chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam
Trang 5Thuyết khác lại cho rằng gốc phát tích của nó là chung một gốc với Hồng Gia Quyền của Hồng Hy Quan và Vịnh Xuân Quyền của Nghiêm Vịnh Xuân tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông
Nguồn gốc môn phái không rõ ràng và có một vài kỹ thuật kỹ pháp liên quan đến Nam
Thiếu Lâm Phúc Kiến ở kỹ thuật trường kiều đại mã và La Hán quyền của Thiếu Lâm
Tung Sơn Hà Nam, cước pháp (đòn chân) thì lại có liên quan một ít đến Bắc Thiếu Lâm
Theo thuyết khác, bộ môn này có nguồn gốc từ một ngôi chùa thuộc các môn đồ của Thiếu Lâm ở tỉnh Quảng Đông do các sư tăng trong chùa rút gọn tinh hoa quyền pháp của các hệ Nam quyền Quảng Đông mà chủ yếu là Hồng Gia Quyền của Nam Thiếu Lâm nên rất thịnh hành ở vùng lưỡng Quảng (Quảng Đông & Quảng Tây)
Bộ môn này có lan truyền sang các khu vực lân cận như Hồng Kông, Đài Loan và rất thịnh hành tại tỉnh Thanh Hóa miền Bắc Việt Nam trước 1954 và hiện đang lưu truyền phổ biến ở các khu vực Bắc Mỹ, Canada
Đặc trưng kỹ pháp
Đây là một môn quyền thuật có nguồn gốc từ các phái võ miền Nam Trung Hoa xuất xứ
từ Nam Thiếu Lâm nên thuộc các bộ môn Nam quyền
Về mặt kỹ pháp, Phật gia quyền sử dụng các loại thủ hình như các hệ phái Nam quyền khác : quyền (đấm), chưởng (xòe bàn tay), trửu (cùi chỏ), chỉ (các ngón tay xỉa), câu thủ (cổ tay), trảo (ức bàn tay và các ngón tay co lại), cũng có sử dụng đòn chân (cước pháp, thối pháp) của Bắc Thiếu Lâm nhưng lại đá thấp từ thắt lưng trở xuống và ít khi nhảy cao đá như các bộ môn Trường quyền của Bắc Thiếu Lâm
Quyền pháp của Phật gia quyền tinh tuyển tinh hoa của các loại Nam quyền như Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái (Hung gar, Liu gar, Li gar, Mo gar, Choy gar)
Kỹ pháp đặc trưng vẫn là sử dụng Kiều pháp (đòn tay) như Hồng Gia Quyền, vẫn theo
nguyên lý "Ổn mã ngạnh kiều, trường kiều đại mã, đoản kiều tiểu mã" nghĩa là "Ngựa
vững cầu cứng, ngựa lớn cầu dài, ngựa nhỏ cầu ngắn", diễn giải: bộ pháp (tấn pháp và
Trang 6cước pháp) vững vàng và thủ pháp (đòn tay) chắc chắn, đánh đòn tay dài thì đứng tấn dài rộng, đánh đòn tay ngắn thì đứng bộ tấn hẹp
Do xuất phát từ Thiếu Lâm là quyền pháp của Phật gia nên bộ môn quyền này cũng tuân thủ theo các phép đánh nghiêm ngặt và phong tỏa cẩn mật trong-ngoài trên-dưới, động tác chặt chẽ như các bộ môn Thiếu Lâm quyền khác Phong thái thể hiện cương cường ngoại tráng, bộ hình (bước tấn) di chuyển kín đáo và đầy sức lực hùng hậu Đó là một bộ môn quyền chủ cương nhiều hơn nhu so với Thiếu Lâm quyền căn bản là cương nhu tương tế
4 Quán khí đạo, còn gọi là Qwan ki do là một môn phái thuộc võ cổ truyền Việt Nam
do võ sư Phạm Xuân Tòng sáng lập
Cơ sở hình thành
Võ phục Quán khí đạo
Quán khí đạo là tổng hợp các kỹ thuật từ nhiều võ phái như: Thiếu Lâm Nga Mi, Đường Long Nam Phái, Võ Khí cổ truyền, Khí Công, Nội Công, Võ Y (Tẩm Quất, Trật Đả, Tầm Huyệt Đạo) và chủ yếu là võ cổ truyền Quảng Bình-Việt Nam
Trang 7Hình thành và phát triển
Năm 1968 các kỹ thuật của môn phái bắt đầu được truyền dạy tại Pháp và Ý Năm 1981,
võ sư Phạm Xuân Tòng đã chính thức thành lập Tổng đoàn Toàn cầu Quán khí đạo tại thành phố Milan, Ý Năm 1990, võ phái Quán Khí Đạo gia nhập Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam
Tiêu chí hoạt động
Tổng đoàn Quán khí đạo hoạt động dựa theo ba tiêu chí: phổ biến Quán Khí Đạo, coi Quán Khí Đạo là môn võ cổ truyền của Việt Nam, truyền dạy võ thuật cùng với văn hoá Việt Nam
5.Sa Long Cương (Chữ Hán: 沙龍崗) là tên một võ đường dạy võ cổ truyền Việt Nam Ngày nay Sa Long Cương được hiểu là một nhánh võ thuộc vùng đất võ Bình Định với tên đầy đủ là "Võ thuật cổ truyền Việt Nam - Bình Định - Sa Long Cương" Môn phái
này có nguồn gốc từ vùng đất Nam Trung Bộ Sa Long Cương có nghĩa là Rồng nằm đồi
cát, đó là biệt hiệu của người sáng lập võ đường này
Phù hiệu
Nguồn gốc
Võ đường Sa Long Cương được thành lập năm 1964 tại Sài Gòn bởi cố võ sư Trương Thanh Đăng
Trang 8Kỹ thuật của môn phái là sự kết hợp của kỹ thuật từ võ Bình Định và võ Thiếu Lâm
Môn quy
Nội dung sinh hoạt của võ đường được quy định rất nghiêm ngặt với tinh thần: Tiên học
lễ, hậu học võ Người môn sinh của võ đường luôn được nhắc nhở: Học võ nhưng phải
biết lấy lễ làm đầu trong mọi việc, hòa nhã, khiêm tốn trong mọi cư xử ở đời chứ đừng bao giờ ỷ sức, cậy tài, ngông cuồng, hống hách
Đặc điểm
Đặc điểm của hệ phái Sa Long Cương là lấy nhu thắng cương, các đòn thế biến hóa khôn lường, không bó buộc cứng nhắc trong một bài quyền hay trong một đòn thế Khi đã tập luyện thuần thục, võ sinh có thể kết hợp đòn thế của các bài quyền khác nhau để tạo ra đòn thế mới, khắc phục nhược điểm và phát huy ưu thế của đòn thế cũ
Phát triển
Hiện tại hệ phái phát triển rộng rãi ở Việt Nam và một số nước khác như: Anh, Pháp, Ý,
Mỹ, Úc,