1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Các phái võ ở Việt Nam - Bạch long chiến đạo ppsx

9 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 152,69 KB

Nội dung

Về kỹ thuật gồm có quyền thuật và binh khí sỡ trường là côn, kiếm, đao, thương rất đa dạng phong phú bao gồm hai nội dung cơ bản như quyền thuật và các môn binh khí.. Khi được đánh lên,

Trang 1

Các phái võ ở Việt Nam

Bạch long chiến đạo

Bạch Long Chien Dao là một môn phái mới được xây dựng trên nền tảng của võ thuật

Tây Sơn Bình-Định(BD FFC.), mang dáng dấp của võ cổ truyền dân tộc

Đặc điểm

Là môn võ cổ truyền của dân tộc vận dụng thuyết âm-dương làm nền tảng võ lý, cương-nhu hoà hợp Với những tinh hoa đặc thù độc đáo của võ cổ truyền Bình Định từ ngàn xưa Còn là môn Võ tinh thần, luyện tập ý chí thêm kiên cường, tâm hồn cao thượng, thương người Luyện tập cho thân thể được khoẻ mạnh, tinh thần minh mẫn để tự vệ, quảng bá môn võ quê hương

Về võ thuật thể hiện nét liên hoàn tinh tế, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn và thân) Ðể bảo tồn truyền thống võ dân tộc truyền dạy và phát triển cho thế hệ nối tiếp lưu truyền Với những đặc thù tinh hoa của võ chiến đấu Cổ truyền Bình Ðịnh đã đúc kết gạn lọc được phát triển một cách hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế, thích hợp với mọi giới luyện tập dễ dàng Còn là môn võ luyện tập cho thân thể được khoẻ mạnh, tinh thần minh mẫn để tự vệ, được lưu truyền bảo tồn và quảng bá môn võ quê hương, thể hiện qua truyền thống dân tộc

Bach Long Chien Dao còn là môn luyện tập tinh thần, ý chí thêm kiên cường, tâm hồn cao thượng, thương người, sống lành mạnh với tâm hồn thoái mái vị tha Nhằm trao dồi nhân cách và đạo đức

Trang 2

Về kỹ thuật gồm có quyền thuật và binh khí sỡ trường là côn, kiếm, đao, thương rất đa dạng phong phú bao gồm hai nội dung cơ bản như quyền thuật và các môn binh khí

Quyền thuật

Quyền thuật gồm các môn luyện tập tay không, chỉ dùng tay chân, kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm đòn công và đòn thủ, biến, phá lợi hại thể hiện những động tác mềm mại, hoà hợp cương-nhu quyền né tránh linh hoạt, uyển chuyển, biến phá từ thủ, tấn công nhanh thật lợi hại Gồm đủ về thể dục, tự vệ, thi đấu, chiến đấu, tỉ thí (võ đài) Các bài tiêu biểu: Tan Phap, Lien Ba, That Bo, Ngu Hanh, Bat Chan, Chi Phap Thao;

• Ngoc Tran • Than Dong • Thien su • Long Thao • Phuong Hoang • Tu Hai • Thu Phap Thao • Ngoc Tran Quyen • Hoa Cong • En Bay Thao Phap • Lao Mai • Roi Thai Son … (* fr: Vivodo Academy WA.)

Võ thuật thời Tây Sơn:

Về võ thuật có 4 môn: Côn, Quyền, Kiếm, Cổ

1 Côn:

Về côn thì ở nơi nào cũng có, gồm có hai thứ: Trường côn tục gọi là roi, đoản côn tục gọi

là thước - Trường côn cũng có hai loại: roi trường (roi đấu) và roi chiến Roi trường cao hơn đầu người, thường gọi là trường tiên dùng trong chiến trận Có khi dùng trên ngựa thì sống như ngọn thương Roi chiến hay gọi là trung bình tiên thường cao hơn đầu người một chút hoặc ngang bằng đầu người Thường dùng để đánh với đám đông người - Đoản côn có tên gọi là thước, dài tới vai người sử dụng là một vũ khí cá nhân gọn gàng trong việc sử dụng và di chuyển Tại Bình Định có nhiều võ sĩ dùng đoản côn dài hơn kích thước thường hoặc ngắn chỉ bằng 1 sải tay có thể dắt gọn vào lưng Côn làm bằng gỗ dẻo

và chắc như gỗ kiền kiền Sớ của gỗ phải là sớ dọc Nếu gỗ có sớ ngang thì sẽ dễ gãy Đôi khi côn cũng làm bằng thép

2 Quyền:

Trang 3

Đặc điểm của quyền Bình Định là môn quyền hòa hợp giữa ngạnh quyền và miên quyền Ngạnh quyền là quyền dùng sức mạnh bên ngoài mà cốt ở sự uyển chuyển hòa hợp Lấy nội công làm chính Ở Bình Định, các võ sư thường dạy cho các môn đệ cả hai thứ Người giỏi bên ngạnh quyền, nội công vẫn có Người chuyên về nội công, ngạnh quyền không đến nỗi tầm thường

3 Kiếm:

Là một loại binh khí bằng kim loại sắc bén Kiếm gồm hai loại kiếm và đao Kiếm thì có trường kiếm và song kiếm Thường trường kiếm thì đàn ông dùng, song kiếm thì đàn bà dùng Trường kiếm phát huy sức mạnh Song kiếm thích hợp uyển chuyển, lẹ làng Đao thì có đại đao, tục gọi là siêu và đoản đao gọi tắt là đao Bình Định thường sử dụng loại đao ngắn gọi là mã tấu thường để đánh giáp lá cà với địch Rựa và dao bảy cũng được liệt vào loại đao

4 Cổ:

Là môn võ trống Đây là một bộ môn võ thuật đặc biệt của thời Tây Sơn Cho nên còn gọi

là trống võ Tây Sơn Trống võ dùng để luyện tập võ và điều binh khiển trận Bộ võ trống gồm 16 cái lớn nhỏ được bố trí thành một giàn trống như sau: Đứng ngay chính giữa là

võ công Hai giàn trống nằm ở vị trí trước và sau võ công - Phía sau gồm 4 trống lớn, đường kính hơn một thước tây, được treo trên một kệ gỗ gồm từng đôi một Hai cái gần sát đất, hai cái ngang đầu người Bốn trống này được võ công đánh bằng gót chân, cùi chỏ và đầu Tùy theo tầm vóc của võ nhân mà khoảng cách treo trống cũng tăng giảm theo Tuy nhiên, khi luyện võ đã khá thuần thục thì khoảng cách càng chênh lệch càng phân biệt được tài nghệ cao thấp Ban đầu thì khoảng cách thuận vị trí của gót chân, cùi chỏ, sau này trống treo ở bất cứ nơi nào võ nhân cũng dùng gót và cùi chỏ chân đánh trúng Khán giả chỉ nhìn theo gót chân, cùi chỏ người có võ thuật hay chỉ nghe tiếng trống vang lên dòn dã, âm điệu nhịp nhàng và âm sắc như nhau thì biết được sự điêu luyện của võ nhân Còn khi nghe tiếng trống khi to khi nhỏ, khi kêu khi tắc, thì biết ngay tay học trò võ mới vào nghề - Phía trước võ nhân là một giàn trống gồm 12 cái, nơi trung tâm là hai trống lớn bằng một nửa trống phía sau Hai trống này làm chủ cả giàn trống

Trang 4

trầm hùng luôn luôn rền vang liên tục, âm dương hòa lẫn cùng nhau Khi người sử dụng

có nội công thâm hậu thì tiếng trống vang xa gây thành tiếng sấm rền vang Khi tiếng trống âm dương thay đổi nhịp điệu, người nghe biết rằng thế trận đang đổi thay, khi hùng hồn dòn giã là khí thế tấn công Khi trầm trầm chậm rãi là lúc đoàn quân di chuyển… Phía trước hai trống âm dương có 4 trống chiến, mặt trống lớn bằng hai phần ba trống âm dương 2 cái nằm trước trống âm, 2 cái nằm trước trống dương, được phối khí theo trống mẹ: 2 âm, 2 dương Âm nằm bên trái, dương nằm bên phải Tiếng trống âm nghe trong và cao Tiếng trống dương nghe trầm và đục Bốn trống của hai loại này dùng để điều khiển binh sĩ, hợp với trống mẹ Khi tiếng trống âm vang rền thánh thót thì trận thế cần thủ nhiều hơn công Khí tiếng trống dương rền vang là lúc xung phong kết thúc trận tiền Phối hợp nhịp nhàng, bốn trống đại phía sau vẫn điểm nhịp khi khoan thai, khi dồn dập Sau hai trống âm dương một dãy gồm 6 trống nhỏ chỉ bằng nửa hai trống âm dương Đây

là một dãy trống dùng trong việc điều hành, phối hợp Nó chỉ dùng trong việc luyện tập, hiệu lệnh, từ trái sang phải 6 trống này có độ căng của mặt trống khác nhau nên khi đánh lên có 6 âm độ khác nhau Khi được đánh lên, âm thanh của 6 trống sẽ tạo nên những nhịp điệu khoan thai, dồn dập … điều khiển ba quân làm theo tiếng trống: hội quân, xuất quân, hành quân … Trong các cuộc thao diễn, 6 trống này hòa nhịp với 2 trống âm dương làm thành một giàn nhạc võ Hai trống âm dương đánh nhịp thùng, thùng, 6 trống hòa reo làm nhịp nhàng thế võ Giàn trống thay thế cho giàn trống kèn của các nước Tây phương Tuy nhiên có nhiều cái khác biệt là giàn trống chỉ một người đánh, phải là một vị tướng vừa đánh vừa chỉ huy hoặc điều khiển hành quân, tác chiến bằng âm thanh trống

Phương châm giáo dục của môn phái Tây Sơn cổ truyền là “Võ dĩ tải đạo” Võ sư Phan Thọ là người thành thạo toàn bộ thập bát ban binh khí của Tây Sơn phái Ngoài việc bỏ rườm, lấy tinh, nghĩa quân Tây Sơn còn bổ sung 6 khí giới đặc dị Độc đáo nhất là “nhị thập tứ chi” binh khí, cùng 24 võ sinh dàn trận đồng diễn

I- Phương châm luyện tập của võ VIVODO - Bình Định:

Trang 5

là tạo Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể khoẻ mạnh (Sound mind in Sound

body) là phương châm luyện tập của môn Vivodo, tập thể chất được cường tráng khoẻ mạnh và tinh thần minh mẫn để thăng tiến trong việc học hành, sinh hoạt xã hội, còn để trao dồi về nhân cách và đạo đức

Người môn sinh thành công, hài hoà được hai yếu tố thể chất lẫn tinh thần Môn sinh VIVODO không luyện tập đơn thuần về võ thuật, chỉ có sức mạnh về thể xác mà cả đức dục, trí dục và thể dục Có "lễ-nghiã, trí-tín" Luyện tập đức tính kiên trì, tinh thần nhân

ái, cầu tiến Tự tin bằng sự luyện tập của chính mình, thương người giúp đời

II- Tinh thần Võ-Đạo của môn sinh VIVODO:

là rèn luyện cho mình hài hoà 3 đức tính căn bản: Đức-Dục, Trí-Dục và Thể-Dục Đạo võ đòi hỏi con người ta phải luôn "khiêm tốn, nhân ái, khổ luyện" Có nhân ái mới nên người và có khiêm tốn, khổ luyện mới thành tài

- Tập nếp sống vị tha và cầu tiến

- Khoẻ, sống có ích và Phụng sự Dân tộc

- Kính Tổ, trọng Thầy và mến Bạn

III- Mục đích luyện tập võ VIVODO - Bình Định:

là để giúp thân thể tráng kiện, sức khoẻ dồi dào, tinh thần minh mẫn, tăng cường năng lực giúp cơ thể chống đở bệnh tật và kéo dài tuổi thọ

Rèn luyện đức tính kiên nhẫn trong mọi trường hợp, đề cao tinh thần thượng võ

Tự vệ, thương người giúp đời

Trang 6

Sống lành mạnh với tâm hồn thoải mái , vị tha

Tạo sự hài hoà giữa Đức dục, Trí dục và Thể dục

IV- Hệ thống của môn võ VIVODO:

như đã nói trên VIVODO là môn võ dân tộc Việt đã được hệ thống hóa để luyện tập dễ dàng Hệ thống này được gọi là Vivodo Style (Bạch Long Chien Dao) bao gồm 36 bài quyền và 72 thế song luyện, tương ứng với 36 tử huyệt và 72 yếu huyệt trong cơ thể con người, hợp nhất của Y và Võ học Việt Nam

- Hệ thống thể thao hóa để tránh nguy hiểm, đơn giản dễ tập luyện, không múa may hoa dạng, dễ ứng biến và sử dụng VIVODO để trau dồi sức khoẻ và tự vệ

- Tập thể dục huyệt đạo đã được nghiên cứu tường tận, để tăng cường sinh lực và điều hoà cơ thể trước khi tập võ

V- Phương pháp giảng dạy:

Tiêu chuẩn Quốc tế về phương pháp tập luyện và hướng dẫn theo phương thức giảng dạy thể chất ở hải ngoại với tinh thần Việt Nam, để người môn sinh có thể lãnh hội đầy đủ, luyện tập sử dụng đòn thế chính xác và biến hoá chiêu thức hữu hiệu trong lúc giao đấu

Quyền thuật VIVODO đã được giảng dạy, từ dễ đến khó, từng đòn thế hổ tương nhịp nhàng, luyện tập thân thể linh động, ứng biến nhanh nhẹn

VI- Các đẳng cấp đai của môn VIVODO:

Trang 7

Về đẳng cấp đai của môn VIVODO có 4 màu: vàng, xanh, đỏ, trắng Ý nghiã là lúc mới tập thì võ mới thấm da (vàng) nên đai màu vàng, sau khi thời gian luyện tập quyền cước đánh đá ra lực, võ vào tới gân xanh (đai xanh), vô máu (đỏ) võ thấm nhuần nhuyễn, vô xương (trắng) là võ vào tới xương cốt

Ở hải ngoại, lúc mới vào tập luyện mang đai trắng cũng là màu da của người Tây Âu, nên các cấp đai của VIVODO đã được ấn định như sau: Trắng, vàng, xanh, đỏ, đen và bạch đai (là đai dành cho vị Sư Trưởng)

 Võ phái VIVODO đặc biệt chú trọng phương thức tập hơi thở điều hoà và âm dương thể dục huyệt đạo, để tăng cường sức khoẻ, chống đở bệnh tật như:

- Giảm thiểu sự nghẽn mạch máu tim,

- Quân bình được huyết áp cao, giới hạn sự gia tăng cholesterol (1)

- Ảnh hưởng của hoạt động thể chất ngăn cản được sự gia tăng lượng đường cao đến độ trầm trọng của bệnh tiểu đường, làm nhẹ nhàng đường tiểu (2)

- Ngăn ngừa ung thư đường ruột và gia tăng tuổi thọ (1)

Đặc biệt của Môn võ VIVODO là đã giữ được nét đặc thù của võ dân tộc Việt, cương - nhu hoà hợp, đơn giản dễ tập khoẻ và tự vệ rất hữu hiệu

VII- Sơ lược việc thành lập môn võ VIVODO:

Để nối tiếp truyền thống võ dân-tộc đã được lưu truyền từ ngàn xưa; võ phái VIVODO

do võ sư Huỳnh Thanh Tòng thành lập, giảng dạy tại Tây Úc từ đầu năm 1983, đã "hệ thống theo tiêu chuẩn Quốc tế" để quảng bá và truyền dạy môn võ quê hương tới người ngoại quốc khoá đầu tiên có 4 võ sinh người Úc tại Fremantle, do sự huấn luyện trực tiếp của võ sư Huỳnh Thanh Tòng và sư trưởng Võ Thái Hưng

Trang 8

Sau khi khảo sát và nghiên cứu tường tận hệ thống võ thuật VIVODO rất thích hợp với cả người Tây-Âu lẫn người Việt, Vivodo Bình-Định đã được huấn luyện trực tiếp cho các môn sinh Việt-Nam lẫn người Úc tại trường kỹ thuật TAFE College Perth và đã đào tạo một số lớn môn sinh VIVODO đai đen và Huấn luyện viên hơn suốt 20 năm qua dưới sự hướng dẫn tận tâm của 2 võ sư Võ Thái Hưng và Huỳnh Thanh Tòng đã có một số Huấn luyện viên đầu tiên tại Tây Úc cho Trung tâm Thể dục thể thao Balga, Hall của Trung Tâm Sinh hoạt Công giáo Việt-Nam Highgate, Trung Tâm Sinh hoạt Úc Bedford, North Perth, Trung tâm Thể dục thể thao Cộng Đồng Yokine

Được sự ủng hộ nhiệt tình của đa số phụ huynh học sinh, môn sinh VIVODO và các giáo

sư người Úc, võ sư Huỳnh Thanh Tòng đã chính thức thành lập Hội Võ Thuật Việt-Nam VIVODO Tây Úc với sự giúp đở tích cực của ông Peter Oliver nhân viên Xã hội Di trú, cũng đã xin phép mở trường dạy võ với tên "Trường Võ Thuật Việt-Nam VIVODO Tây Úc"(Vietnam Vivodo Academy of Western Australia)

Trong suốt thời gian qua, tất cả các môn sinh của VIVODO-Bình-Định tại Tây Úc, đã đóng góp tốt đẹp cho các sinh hoạt Cộng Đồng tại Tây Úc như: múa lân, biểu diễn Võ thuật vào dịp Hội chợ Tết và những đêm văn nghệ của các ngày Lễ Hội , mừng ngày Quân Lực đã được ủng hộ tán thưởng nồng nhiệt của đồng hương qua những màn biểu diễn thật xuất sắc của các môn sinh VIVODO tại Tây Úc

Các môn binh khí

Binh khí là luyện tập sử dụng nối kết hợp nhuần nhuyễn giữa quyền thuật có binh khí nối dài và am hiểu tường tận tính chất lợi hại, hỗ tương của chúng phải biết tận dụng sở trường, sở đoản trong từng tình huống cụ thể, để đối phó

Binh khí được phân làm hai loại: Binh khí ngắn và dài Binh khí dài: côn (roi), thương, đại đao, giáo, mác, trường kiếm, chỉa ba… Binh khí ngắn: dao, rựa, đoản kiếm, búa (phũ), lưỡi lê, mã tấu, cung… môn roi là môn được ứng dụng khá phổ biến

Môn roi: Côn (ở Bình Định quen gọi là roi): Là một loại binh khí tiêu biểu được áp dụng khá rộng rãi, thuộc nhóm binh khí dài thường gọi là trường côn (roi dài) Roi làm bằng gỗ

Trang 9

dẻo, mây già hoặc tre đặc To hay nhỏ tùy theo bàn tay người sử dụng lớn, nhỏ Roi chiến, roi trận và roi đấu Cách sử dụng roi: • Dùng thủ để công • Trước thủ sau công • Trừ công để thủ • Thủ giả công thật

Nội dung roi có nhiều môn, mỗi môn có nhiều bài, gồm các bài biểu diễn và bài thi đấu Những bài biểu diễn quy định bắt buộc theo quy chế của Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam Thời xưa, về roi cũng có bài biểu diễn phục vụ các ngày lễ hội

Môn kiếm được truyền dạy phổ biến:

Kiếm: gồm song kiếm, độc kiếm, kiếm cong, kiếm thẳng, kiếm ngắn (đoản kiếm), kiếm dài (trường kiếm) - Kiếm cong có vỏ bọc bên ngoài, thường gọi là kiếm lệnh dùng cho những ai đảm trách việc ra lệnh cho người khác thi hành (gọi là kiếm chỉ huy) - Kiếm thẳng (có bao hoặc không bao) là kiếm phổ biến dùng trong tập luyện, thi đấu và giáp trận Đặc biệt ở Bình Định đã phổ biến sử dụng khá rộng rãi bài "kiếm 12", bài kiếm được hình thành từ 12 động tác được rút tỉa trong các bài kiếm bí truyền

Ngày đăng: 12/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w