Các loại hạch toán: Căn cứ vào đối tượng và phương pháp nghiên cứu, hạch toán được chia thành ba loại; Hạch nghiệp vụ kỹ thuật, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán; 2.1.Hạch toán ng
Trang 1CHƯƠNG I BẢN CHẤT, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
I BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN:
1 Khái niệm về hạch toán kế toán:
Sản xuất ra của cải là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người Hoạt động sản xuất
là hoạt động tự giác, có ý thức và mục đích của con người là hoạt động quan trọng nhất, nhằm tạo ra
sản phẩm thoã mãn mọi nhu cầu của con người
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất đòi hỏi phải quản lý hoạt động sản xuất
Để tổ chức quản lý, điều hành tốt hoạt động sản xuất đòi hỏi phải có thông tin về quá trình ho
Để có được thông tin đòi hỏi phải dùng các biện pháp: quan sát, đo lường (thước đo), tính toán,
ghi chép các hoạt động kinh tế đó
các quá trình và hiện tượng kinh tế là giai đoạn đầu tiên của việc phản ánh và giám đốc quá trình tái sản xuất xã hội
mọi hao phí trong sản xuất và kết quả của sản xuất là biểu hiện những đối tượng đó bằng các đơn
vị đo lường thích hợp (thước đo hiện vật, thước đo lao động, thước đo bằng tiền)
là quá trình sử dụng các phép tính, các phương pháp tổng hợp phân tích dể xác định các chỉ tiêu cần thiết, thông qua đó để biết được tiến độ thực hiện các mục tiêu, dự án và hiệu quả của hoạt
động kinh tế
Ghi chép là quá trình thu
thập, xử lý và ghi lại tình hình, kết quả của các hoạt động kinh tế trong từng thời kỳ, từng địa
điểm phát sinh theo một trật tự nhất định
Vậy:
Hạch toán kế toán là một hệ thống quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động
kinh tế nhằm quản lý các hoạt động đó ngày càngchặt chẽ hơn.
được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
17 tháng 6 năm 2003:
“Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài ch
dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.” (Điều 4)
2 Các loại hạch toán:
Căn cứ vào đối tượng và phương pháp nghiên cứu, hạch toán được chia thành ba loại; Hạch
nghiệp vụ kỹ thuật, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán;
2.1.Hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật:
Hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật là sự quan sát, phản ánh và kiểm tra giám sát trực tiếp
nghiệp vụ kinh tế - kỹ thuật
cụ thể phục vụ cho việc chỉ đạo thường xuyên kịp thời các nghiệp vụ kinh tế hoặc kỹ thuật sản
xuất như: tình hình thực hiện các hoạt động mua hàng, sản xuất, tiêu thụ, tình trạng kỹ thuật củ máy móc thiết bị Hạch toán nghiệp vụ sử dụng một trong ba loại thước đo: hiện vật, lao động và
giá trị thích hợp Để cung cấp thông tin kịp thời hạch toán nghiệp vụ thường sử dụng các phươn tiện thu thập, truyền tin giản đơn như chứng từ ban đầu, điện thoại, điện báo hoặc truy
miệng, Với đối tượng rất chung và phương pháp rất đơn giản, hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật chưa
trở thành môn khoa học độc lập
2.2.Hạch toán thống kê:
Tổng giá trị tài sản
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho: NVL, CC-DC, TP, HH…
- Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản ngắn hạn NỢ
PHẢI TRẢ
Trang 2Hạch toán thống kê, gọi tắt là thống kê, là một môn khoa học, đối tượng nghiên cứu của hạch
toán thống kê là
mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm rút râ bản chất và tính quy luật trong
sự phát triển của hiện tượng đó Thích ứng với đối tượng này, hạch toán thống kê đã xây
dựng một hệ thống phương pháp khoa học riêng như điều tra thống kê, phân tổ thống kê,
số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và chỉ số Hạch toán thống kê với đối tượng và phương
pháp trên nên có thể sử dụng tất cả các loại thước đo: hiện vật, thời gian và giá trị Tuỳ theo đặc
điểm hiện tượng nghiên cứu mà sử dụng thước đo cho thích hợp
2.3 Hạch toán kế toán:
Theo như khái niệm đã nêu ở mục 1, khác với thống kê, đối tượng nghiên cứu của hạch toán k
tài sản trong mối quan hệ với nguồn hình thành tài sản và quá trình vận động của tài sả trong các đơn vị
nhằm kiểm tra - đảm bảo cho việc sử dụng tài sản và hoạt động kinh tế tài chính của đơn v
có hiệu quả.
Để nghiên cứu đối tượng này, kế toán đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán – ghi sổ kép, tính giá, tổng hợp và cân
đối kế toán.
Nhờ có sử dụng tổng hợp các phương pháp kế toán trong công tác kế toán mà thông tin do kế
toán cung cấp mang tính chất toàn diện, thường xuyên, liên tục, có hệ thống và luôn là những thông tin về hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình: tài sản và nguồn hình thành tài sản, chi
phí và thu nhập, tăng và giảm, Mỗi thông tin kế toán thu được đều là kết quả của quá trình hai mặt: thông tin và kiểm tra (kiểm tra qua chứng từ, qua đối ứng tài khoản, qua tính giá và qua tổng
hợp - cân đối kế toán) nhằm bảo vệ tài sản của đơn vị
yêu cầu quản lý của đối tượng sử dụng thông tin kế toán, nên kế toán ở đơn vị kế toán chia ra
thành 2 hệ thống: Kế toán tài chính và kế toán quản tri (được nêu ở trang 47) Các
thước đo sử dụng trong hạch toán kế toán:
dùng để xác định tài liệu về tình hình tài sản hiện có hoặc đã tiêu hao mà phương thức sử dụng
cân, đong, đo, đếm…đơn vị đo hiện vật tuỳ thuộc vào tính tự nhiên của đối tượng được tính toán
Ví dụ, trọng lượng (kg, tạ, tấn) thể tích (m3), diện tích (ha), độ dài (m)…
được sử dụng để xác định số lượng thời gian lao động hao phí trong một quá trình kinh doanh,
một công tác nào đó Đơn vị dùng để thể hiện là ngày công, giờ công…
là sử dụng tiền làm đơn vị tính thống nhất để phản ánh các chỉ tiêu kinh tế, các loại vật tư, tài sản,
mọi hao phí vật chất và kết quả trong sản xuất đều dùng tiền để biểu hiện
trên đều cần thiết trong hạch toán và có tác dụng bổ sung cho nhau để phán ánh và giám đốc to diện các chỉ tiêu số lượng,chất lượng trong hoạt động kinh doanh
Ba loại hạch toán trên tuy có đối tượng nghiên cứu và phương pháp riêng, nhưng có
mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc ghi chép và kiểm tra, giám sát quá trình tái sản xuất x hội Cả ba loại hạch toán đều nhằm thu
thập, ghi chép và truyền đạt những thông tin về kinh tế tài chính của dơn vị - đều là công cụ q
trọng phục vụ cho việc quản lý, điều hành và chỉ đạo của đơn vị và các đối tượng khác
3 Bản chất, chức năng và vai trò của hạch toán kế toán:
Trang 33.1 Bản chất của hạch toán kế toán:
Kế toán là một hệ thống thông tin và kiểm tra về tài sản trong các đơn vị bằng hệ thố
phương pháp khoa học
như: phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán - ghi sổ kép, phương pháp
tính giá, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
3.2.Chức năng của hạch toán kế toán:
- Chức năng cung cấp thông tin: hạch toán kế toán thu thập quản lý cung cấp thông tin
về tài sản, sự hình thành và sự vận động của tài sản trong đơn vị
thông qua việc ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán kế toán kiểm tr việc bảo vệ, sử dụng tài sản, tiền vốn, kiểm tra tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn…
3.3.Vai trò của hạch toán kế toán:
kế toán là công cụ để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ,
sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ hoạt động
tài chính của Doanh nghiệp
kế toán là công cụ quan trọng để tổng hợp, kiểm tra các số liệu ké toán giúp Nhà Nước nắm đư
tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đơn vị từ đó hoạch định chính sách, soạn thảo cá luật lệ về thuế, chính sách đầu tư, để điều hành và quản lý nền k.tế quốc dân
- Đối với các nhà đầu tư: kế toán là công cụ giúp họ biết được tình hình tài chính và hi
qủa sản xuất kinh doanh của DN mà họ quan tâm để có quyết định xem nên đầu tư vào DN hay
không ?
4 Sự ra đời và phát triển của hạch toán kế toán:
Sự phát sinh và phát triển của hạch toán kế toán gắn liền với quá trình phát triển của nền
sản xuất xã hội
hạch toán kế toán được thực hiện hết sức đơn giản như: đánh dấu trên thân cây, vách đá…
ra đời sổ sách kế toán thay thế cho cách ghi chép (đánh dấu) ở thời kỳ nguyên thủy
với sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất nông nghiệp, ra đời giai cấp địa chủ và nông dân,
xuất hiện địa tô phong kiến dẫn đến hệ thống sổ sách kế toán phong phú và đa dạng hơn
nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, quan hệ trao đổi mua bán ngày càng được mở rộng, ra
đời phương thức ghi kép và nhiều nguyên tắc khoa học trong việc tính toán, ghi chép và kiểm tra
số liệu, đã tạo điều kiện cho hạch toán kế toán được trở thành một môn khoa học độc lập
- Thời kỳ XHCN: Chế độ công hữu về TLSX xã hội hoá ngày càng cao, yêu cầu quản lý
phức tạp Vì vậy, hạch toán kế toán phát huy đầy đủ vai trò của nó
Tại Việt nam, lịch sử phát triển kế toán Việt nam cùng với sự phát triển kinh tế và chính
Trước năm 1945, hệ thống kế toán Việt nam được thừa hưởng từ thời Pháp thuộc và tồn tại đế năm 1954
Vào những năm 1960, Việt nam
gia nhập khối các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô và Trung Quốc) và du nhập hệ thống kế toán
từ những nước này
Vào giữa những năm 1980, từ khi có chính sách “đổi mới”, hệ thống kế toán Việt nam bắt đầu chịu ảnh hưởng từ các nước phát triển
Từ năm 1995 đến năm 2001, chính sách phát triển kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế đòi
Trang 4hỏi Việt Nam phải cải tiến hệ thống kế toán cho phù hợp qua các mốc thời gian sau:
-Quyết định 1141 – TC/QĐ-CĐKT, ngày 01/11/1995, ban hành hệ thống kế toán cho D
nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
- Năm 1998, khởi động xây dựng Chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Năm 2000, thành lập Hội đồng kế toán quốc gia Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban
hành dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành 5 đợt:
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 31/12/2001, gồm 4 chuẩn
mực.
Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 31/12/2002, gồm 6 chuẩn
mực.
Quyết định số 234/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 31/12/2003, gồm 6 chuẩn
mực.
Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 15/02/2005, gồm 6 chuẩn
mực.
Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 28/12/2005, gồm 4 chuẩn
mực.
Sau 5 đợt ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam, ngày 20/03/2006, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp, đã hệ thống hoá lại một cách
toàn diện chế độ ké toán Việt Nam.
Như vậy: Hạch toán kế toán ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển của
nền sản xuất xã hội, phục vụ cho việc quản lý nền sản xuất xã hội Khi sản xuất phát triển
sẽ tạo điều kiện cho hạch toán kế toán không ngừng được hoàn thiện về phương pháp v
hình thức tổ chức.
II.NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN:
Để cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của các đơn vị kinh tế, các cơ quan Nhà nước và các đối tượng khác, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Cung cấp, đầy đủ , kịp thời và chính xác các tài liệu về tình hình cung cấp dự trữ, sử
dụng tài sản từng loại (TSNH, TSDH…), trong quan hệ với nguồn hình thành từng loại tài sản
đó, góp phần bảo vệ tài sản và sử dụng hợp lý tài sản của đơn vị hạch toán, khai thác khả năn
tiềm tàng của tài sản
- Kiểm tra, Giám sát
tình hình kinh doanh của các DN, Cty…tình hình sử dụng nguồn kinh phí của các đơn vị s
nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả nguồn vốn cấp phát…Trên cơ sở th
hiện luật pháp và Chế độ kế toán Doanh nghiệp
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục
vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
2 Yêu cầu đối với kế toán:
Từ nhiệm vụ trên đòi hỏi hạch toán kế toán cần có các yêu cầu sau: Tài liệu kế toán cung cấp phải
đảm bảo:
- Trung thực (Integrity):
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy
Trang 5khách quan và đúng với thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Khách quan (Objectivity): Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép
và báo cáo đúng với thực tế, không làm sai lệch
- Đầy đủ: (Completeness): Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan
đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót
- Kịp thời (Timeliness):
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng thời hạn hoặc trước
thời hạn quy định
- Dễ hiểu (Understandability): Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong
báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng Thông tin về những vấn đề phức
tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh tài chính
- Có thể so sánh được (Comparability): Các thông tin và số liệu kế toán giữa
các kỳ kế toán trong một Doanh nghiệp và giữa các Doanh nghiệp chỉ có thể so sánh với nhau khi
chúng được tinh toán và trình bày nhất quán
III.CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
1 Các quy định:
vị kế toán là đơn vị kinh tế nắm trong tay các tiềm năng và tiến hành các hoạt động kinh doanh
Đó là đơn vị ghi chép tổng hợp và báo.cáo kế toán Hoặc các tổ chức không hoạt động kinh
doanh như bệnh viện, trường học
giả thiết rằng các đơn vị vẫn tiếp tục hoạt động vô thời hạn hoặc ít nhất không bị giải thể tron tương lai gần (nếu tổ chức chấm dứt hoạt động thì áp dụng những quy định kế toán đặc biệt)
đơn vị tiền tệ là Đồng Việt Nam (Ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là VND) Trường
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt
Nam (VNĐ) theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi ra (VNĐ) theo tỷ giá hối đoái do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm quy đổi
là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời
điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khoá sổ để lập báo cáo tài chính Kỳ kế toán gồm: kỳ kế toá
năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng
2.Các nguyên tắc kế toán cơ bản: 8 nguyên tắc
* Nguyên tắc giá phí:
Nguyên tắc này đòi hỏi việc đánh giá tài sản, công nợ, vốn, chi phí, phải đặt trên cơ sở giá phí
thực tế (giá vốn)
* Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: doanh thu là số tiền thu được khi bán các sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng (đã thu được tiền hoặc được người mua chấp nhận trả tiền)
nguyên tắc này đòi hỏi chi phí để tính lãi, lỗ, kết quả phải phù hợp với doanh thu ở kỳ của doanh
thu được ghi nhận
tài liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan có thể kiểm tra được, nghĩa là có bằn chứng tin cậy
các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp mà kế toán sử dụng phải bảo đảm nhấ quán, không thay đổi giữa kỳ này với kỳ khác
nguyên tắc này đòi hỏi báo cáo kế toán của Doanh nghiệp phải rõ ràng,dễ hiểu và phải đầy đủ
Trang 6thông tin liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp báo cáo phải được công khai cho mọi ngư biết
* Nguyên tắc trọng yếu: nguyên tắc này đòi hỏi phải chú trọng các vấn đề,các yếu tố, các
chuẩn mực…mang tính trọng yếu, quyết định bản chất và nội dung của sự việc và hiện tượng, b qua những vấn đề, những yếu tố thứ yếu không làm thay đổi bản chất và nội dung sự việc, h
tượng
các giải pháp để tiến hành kế toán phải bảo đảm chắc chắn, thận trọng, ít ảnh hưởng đến vốn chủ
sở hữu nhất
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có = chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có = chứng về khả năng phát sinh CP
IV ĐỐI TƯỢNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1 Đối tượng của hạch toán kế toán
Với tư cách là một môn khoa học độc lập trong hệ thống các môn học kinh tế, hạch toán kế toán có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng
Đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán (HTKT) là tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác.
2 Biểu hiện cụ thể của đối tượng hạch toán kế toán:
2.1 Tài sản của đơn vị:
Theo chuản mực kế toán 01“Chuẩn mực chung”: Tài sản của Doanh nghiệp là nguồn lực,
do Doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
Theo hình thái biểu hiện và tính chất luân chuyển của tài sản, toàn bộ tài sản của
Doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn
năm
hoặc 1 chu kỳ kinh doanh như: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác
hoặc
lớn hơn 1 chu kỳ kinh doanh như các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư,
các khoản đầu tư chính dài hạn và tài sản dài hạn khác
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
Trang 7Sơ đồ kết cấu tài sản
* Tài sản cố định: Theo hình thái biểu hiện và quyền sở hữu TSCĐ được chia 3 loại:
+ Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian lâu dài
như: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vườn cây lâu năm
là những tài sản không có hình thái vật chất do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doa
cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
như:Quyền
sử dụng đất, Chi phí thành lập DN, Quyền phát hành, Nhãn hiệu hàng hoá, Bản quyền, bằng sán chế …
là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
tài sản cho bên cho thuê Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê
Điều kiện ghi nhận tài sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá của tài sản đó phải được xác định một cách đáng tin cậy
-Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên (theo quy định hiện hành)
* Đầu tư dài hạn: đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên doanh dài hạn *Tài sản dài hạn khác: XDCB dở dang, chi phí trả trước dài hạn….
2.2.Nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn):
các tổ chức, các cá nhân khác mà DN có trách nhiệm phải trả nợ tiền vay, phải thanh toán Nợ
phải trả có 2 loại: Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn.
+ Nợ ngắn hạn: là những khoản nợ mà đơn vị có trách nhiệm thanh toán trong vòng năm hay 1 chu kỳ kinh doanh.:
- Các khoản phải thu dài hạn
- TSCĐ hữu hình
- TSCĐ vô hình TSCĐ
- TSCĐ thuê tài chính
- Bất động sản đầu tư
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Tài sản dài hạn khác
Tài sản dài hạn
Trang 8VD: Vay ngắn hạn, Nợ dài hạn đến hạn trả, Phải trả cho người bán, Thuế
và
các khoản nộp NS Nhà nước, Phải trả người lao động, Các khoản phải trả khác
là những khoản nợ mà đơn vị có trách nhiệm thanh toán trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh
doanh Chia làm 2 loại:
VD:
Vay dài hạn, Nợ dài hạn, Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn Nợ người bán, người nhận
thầu trên 1 năm, nợ thuế trên 1 năm,
mới thành lập DN và được bổ sung trong quá trình kinh doanh Khác với nợ phải trả, là số vốn
chủ sở hữu của đơn vị không phải cam kết thanh toán Các loại vốn sau
Có thể chia vốn thành các loại sau:
* Vốn đầu tư của chủ sở hữu: phản ánh toàn bộ vốn của chủ Doanh nghiệp, vốn
góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước
* Thặng dư vốn cổ phần:
là số chênh lệch giữa giá thực tế phát hành với mệnh giá cổ phiếu
* Chênh lệch đánh giá lại tài sản: là chênh lệch giữa giá ghi sổ của tài sản với giá
trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà Nước, khi thực hiện cổ phần hoá Doanh nghiệ Nhà Nước hoặc các trường hợp khác theo quy định
* Chênh lệch tỷ giá hối doái: gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh
trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) và chênh lệch tỷ giá hối đoá
thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh
* Quỹ đầu tư phát triển: được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập Doanh
nghiệp và được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư th
chiều sâu của Doanh nghiệp
* Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: được hình thành lợi nhuận sau thuế thu
nhập Doanh nghiệp và được sử dụng vào việc khen thưởng hoặc các mục đích khác phục vụ công
tác điều hành của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị
* Cổ phiếu quỹ:
là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công ty phát hành, nhưng nó không bị
huỷ bỏ và sẽ được tái phát trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của luật chứng khoán
* Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: là phần chênh lệch giữa doanh thu với chi
phí của hoạt động kinh doanh, sau khi đã trừ chi phí thuế thu nhập DN Theo chế độ hiện hành phần lợi nhuận này sẽ được phân phối:chia cho các bên tham gia liên doanh, trích lập các quỹ …
trong khi chưa phân phối tạm sử dụng vào hoạt động SXKD được coi như là nguồn vốn chủ sở hữu
* Nguồn vốn đầu tư XDCB: là nguồn vốn được sử dụng vào việc đầu tư xây dựng
nhà xưởng, văn phòng làm việc, các công trình XDCB khác…
* Nguồn vốn chủ sở hữu khác: là nguồn vốn có nguồn gốc hình thành từ tài sản
DN trong quá trình kinh doanh do khách quan tạo ra như: chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệc đánh giá lại tài sản
Sơ đồ kết cấu nguồn hình thành tài sản
Trang 9
2.3 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Tài sản và Nguồn vốn là hai mặt khác nhau của cùng một đối tượng, Tài sản thể hiện
trạng thái cụ thể, cái đang có đang tồn tại trong đơn vị, còn nguồn vốn mang tính trừu tượng, chỉ
ra số tài sản được hình thành từ đâu, chỉ ra mục đích sử dụng của tài sản
2.4 Sự vận động của tài sản trong các Doanh nghiệp:
2.4.1.Trong DN sản xuất: chức năng cơ bản là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tài sản
vận động qua 3 giai đoạn: T - H SX H - T
(từ hình thái tiền chuyển sang hình thái hiện vật) DN dùng tiền để mua sắm các yếu tố chuẩn bị
cho quá trình sản xuất theo phương án đã chọn: VD: Nguyên vật liệu, công cụ - dụng
cụ,…
(tài sản của DN không chỉ thay đổi về mặt hình thái mà còn thay đổi về mặt giá trị) kết hợp giữa
lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm: VD: Nửa thành phẩm,
sản phẩm dở dang
(tài sản được chuyển hóa từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ) số tiền thu được sau mỗi k kinh doanh thường lớn hơn số tiền bỏ ra ban đầu, phần chênh lệch gọi là lợi nhuận được tạo r
trong giai đoạn sản xuất và thực hiện trong giai đoạn tiêu thụ T > T === T – T = Lợi
nhuận
VD: Thành phẩm, hàng hoá dự trữ trong kho, thành phẩm đang gửi bán
Trang 102.4.2.Trong DN thương mại: chức năng chủ yếu là mua và bán hàng hóa, do đó tài sản
vận động qua 2 giai đoạn: T - H - T
tài sản chuyển hóa từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật nhưng giá trị không thay đổi, DN dùng tiền để mua hàng hóa dự trữ cho tiêu thụ
tài sản thay đổi cả về mặt giá trị lẫn hình thái, hàng hoá dự trữ được đưa đi bán để thu số tiền
hàng về phải bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi T > T === T – T = Lợi nhuận.
2.4.3 Trong các đơn vị tín dụng: tài sản vận động qua 2 giai đoạn: T - T
+ Giai đoạn huy động và chuẩn bị: không nghiên cứu về mặt hình thái và giá trị tài sản.
+ Giai đoạn cho vay và thu hồi vốn: tài sản không thay đổi hình thái nhưng tăng lên về
mặt giá trị
- Khi nghiên cứu sự vận động của tài sản trong các DN, kế toán phải xem xét sự thay đổi của tà sản về mặt hình thái và giá trị
- Trong bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào, tài sản cũng vận động qua các giai đoạn khác nhau
- Từ hình thái nhất định, sau quá trình vận động kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định,
tài sản trở lại hình thái ban đầu gọi là một lần chu chuyển
V PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN:
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán sử dụng hệ thống các phương phá khoa học: 4 phương pháp:
1 Phương pháp chứng từ kế toán:
Là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh nghiệp vụ đó vào các bản chứng từ kế toán, sử dụng
các bản chứng từ đó phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý kinh tế tài chính
2 Phương pháp tài khoản và ghi kép:
Là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của tài sản theo từng loại dựa
trên các mối liên hệ vốn có của đối tượng hạch toán kế toán
3 Phương pháp tính giá:
Là phương pháp thông tin và kiểm tra về sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị
của từng loại và tổng số tài sản của đơn vị thông qua mua vào, sản xuất ra theo những nguyên
nhất định
4 Phương pháp tổng hợp – cân đối:
Là phương pháp thông tin và kiểm tra một cách khái quát tình hình tài sản, kết quả kinh doanh
của đơn vị trong từng thời kỳ nhất định
5 Mối quan hệ giữa các phương pháp hạch toán kế toán:
Mỗi phương pháp có vị trí, chức năng nhất định nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành 1 hệ thống phương pháp hạch toán kế toán Do đó trong công tác kế toán,
các phương pháp này được sử dụng một cách tổng hợp, đồng bộ
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I:
1 Trình bày đặc điểm - vai trò của các loại hạch toán và mối quan hệ giữa chúng ?
Hình thức biểu hiện: hệ thống bản chứng từ và kế hoạch luân chuyển chứng từ.