Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 90 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
90
Dung lượng
414,44 KB
Nội dung
ĐƯỜNG ĐI MỘT MÌNH Linh Mục Dòng Tên Nguyễn Tầm Thường vừa cho xuất bản cuốn sách mới "Đưòng Đi Một Mình" là một cuốn sách thứ tư trong bộ sách gồm 100 đoản khúc các đề tài suy niệm và cầu nguyện. Cuốn sách mới này gồm đoản khúc thứ 76 đến 100 với 25 đoản khúc sau đây: Ơn gọi; Con cần Chúa; Đêm tìm dầu; Anh cả; Lời chiếc giây thừng; Lối đi của ơn sủng; Ngày lễ bạc; Ngày lễ vàng; Chọn một con đường; Thánh Thể; Tấm hình của mẹ; Nhân quả; Những làn khói; Hạt gạo và Tấm Bánh; Một lối đi; Nhặt cá; Tấm bánh nhỏ; Những hòn đá mềm; Những lời chúc mừng; Là thân dã tràng; Niềm tin của thầy Sadhu; Tạ ơn là một tâm tình; Sầu riêng; Của dâng cho Cha- Của biếu cho mẹ và cuối cùng là đoản khúc thứ 100 Những mốc đường. Nếu ai đã từng đọc những tác phẩm của Cha, chắc chắn sẽ yêu thích lối hành văn rất giản dị, dễ hiểu nhưng tư tưởng rất phong phú. Ngoài 100 đoản khúc trong 4 cuốn sách "Viết Trong Tâm Hồn", "Mùa Chay và Con Sâu Bướm", "Cô Đơn và Sự Tự Do", "Đường Đi Một Mình", Cha Nguyễn Tầm Thường đã xuất bản 7 cuốn khác là "Nước Mắt và Hạnh Phúc", "Con Biết Con Cần Chúa", "Những trang nhật ký của một linh mục", "Tình thơ thập giá", "Mùa Hoa trên Thánh Giá Gỗ", "Đường Về Thượng Trí", "Tiếng Gọi phía Bên Trong". Những ai chưa từng bao giờ đọc cuốn sách của Cha thì hãy thử kiếm cuốn "Nước Mắt và Hạnh Phúc" hay "Những Trang Nhật Ký của một Linh Mục" thì chắc chắn quý vị sẽ khám phá thêm những điều trước mắt mà không bao giờ nghĩ tới qua những câu chuyện xảy ra hằng ngày, sẽ làm hành trang và hướng đi cho cuộc sống tâm linh của mình. Đọc xong, bảo đảm quý vị sẽ tìm hết tất cả những cuốn sách của Cha để đóng góp cho tủ sách tinh thần cho cá nhân hay cho gia đình. Hãy tìm cho bằng được cuốn sách mới nhất "Đường Đi Một Mình", quý vị sẽ thức tỉnh khám phá sự phân tích phong phú qua những đoạn Kinh Thánh mà quý vị đã từng nghe trong các Thánh Lễ hàng năm nhưng không bao giờ để ý tới. Sách có bán (10 Mỹ kim) tại các nhà sách Công Giáo Việt Nam hay tại các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại hoặc có thể liên lạc theo địa chỉ Mr & Mrs Nguyễn Văn Nhuệ 22277 Modina Laguna Hills, CA 92653 - USA 949 - 830- 0208 Mục Lục Vào tập Đường Đi Một Mình Đoản khúc 76: Ơn gọi Đoản khúc 77: Con cần Chúa Đoản khúc 78: Đêm tìm dầu Đoản khúc 79: Anh cả Đoản khúc 80: Lời chiếc giây thừng Đoản khúc 81: Lối đi của ơn sủng Đoản khúc 82: Ngày lễ bạc Đoản khúc 83: Ngày lễ vàng Đoản khúc 84: Chọn một con đường Đoản khúc 85: Thánh Thể Đoản khúc 86: Tấm Hình Của Mẹ Đoản khúc 87: Nhân quả Đoản khúc 88: Những làn khói Đoản khúc 89: Hạt gạo và tấm bánh Đoản khúc 90: Một lối đi Đoản khúc 91: Nhặt Cá Đoản khúc 92: Tấm Bánh Nhỏ Đoản khúc 93:Những hòn đá mềm Đoản khúc 94: Những Lời Chúc Mừng Đoản khúc 95:Là thân dã tràng Đoản khúc 96 : Niềm tin của thầy Sadhu Đoản khúc 97: Tạ ơn là một tâm tình Đoản khúc 98: Sầu riêng Đoản khúc 99: Của Dâng Cho Cha, Của Biếu Cho Mẹ Đoản khúc 100 : Những mốc đường Phụ Trang Tác giả Nguyễn Tầm Thường, sj. VÀO TẬP ĐƯỜNG ĐI MỘT MÌNH Có những con đường phải đi một mình. Có những con đường không thể một mình đi. Có những con người. Có những con đường. Hai con lừa xuống núi. Một con yếu quá, xin con kia chở giúp. Con kia không chịu. Nửa đường, con lừa nọ đuối sức, rồi chết. Bao nhiêu gánh nặng của con lừa chết, người quản gia chất hết lên lưng con lừa kia. Bấy giờ nó hiểu về những con đường đi một mình. Có những con người. Có những con đường. Người lữ hành thứ nhất ngã trong cơn bão tuyết. Người thứ hai đi ngang qua. Cúi nhìn, bỏ đi. Người thứ ba vác kẻ xấu số, cố chống tuyết ôm nhau đi. Gần đến ngôi làng. Người ta thấy xác của người thứ hai chết bên đường. Tuyết ngừng thổi, cũng là lúc người thứ ba cõng được người lữ thành thứ nhất đến nơi. Trong cái chết hoang vu kia, có tiếng than thở của tuyết: - Chúng tôi là thần tuyết. Cái chết không bí ẩn vì giá lạnh, nhưng nằm kín trong tim con người. Nếu gã lữ hành thứ hai vác kẻ xấu số, đời ông ta đã không xấu số. Người lữ hành thứ ba, bấy giờ mới biết nhờ vác kẻ xấu số ngã bên đường, mà sức nóng của họ truyền sang nhau, cả hai sống sót đến được ngôi làng. Bấy giờ ông hiểu có những con đường không thể một mình đi. Có những con đường. Có những con người. Tôi đọc những câu chuyện này trên đường đời. Kẻ đi trước tôi đã hiểu về những con đường nên họ viết ra những câu chuyện đó. Rồi họ chọn cho họ một con đường. Con đường của riêng họ. Khi nói con đường riêng của mỗi người thì dù mình đi chung với người khác, nó vẫn là con đường riêng. Nó không riêng lẻ trong bóng người trên đường. Mà là riêng lẻ trong bóng hồn quyết định. Trong ý nghĩa đó tôi cũng gọi là đường đi một mình. Đường đi một mình vì có những quãng đời chỉ mình mình đi. Đường đi một mình vì có những quãng đời không ai muốn đi với mình, mình vẫn phải đi. Đường đi một mình vì có những quãng đời một mình chấp nhận không thể đi một mình. Đường đi một mình vì có những quãng đời người khác đi chung với mình, nhưng mỗi người vẫn có đường đời của riêng nhau. Có những con người. Có những con đường. Tác giả Nguyễn Tầm Thường, sj. ĐOẢN KHÚC 76: ƠN GỌI - Thưa Cha, làm sao Cha biết Cha có ơn gọi đi tu? Một lần, một người bạn trẻ đang tìm hiểu ơn gọi đã hỏi về ơn gọi của tôi. Băn khoăn về ơn gọi đi tu là băn khoăn về một chuyện rất đẹp. Bạn đang băn khoăn về tâm tình của hai người. Một người gọi và một người đang chờ muốn được gọi. Đó là tâm tình của hai tâm hồn, hai trái tim nói chuyện với nhau. Người gọi là Chúa và người nghe là bạn. Ơn gọi là chuyện riêng tư, khi bạn hỏi làm sao tôi biết mình có ơn gọi đi tu. Tôi không biết trả lời bạn sao cho dễ dàng. Trả lời theo ngôn ngữ những sách tu đức, thì tôi không chắc mình biết những điều mình học. Trả lời bằng chuyện đời mình đã đi qua thì tôi lúng túng vì đó là chuyện riêng và không biết bắt đầu thế nào. Trả lời bằng những gì mình đã đi qua thì nó có những vụng về của nó, vì nó riêng tư, nhưng những gì mình đã đi qua thì mình biết rõ hơn. Vì là chuyện Chúa gọi, nên chuyện ta đang nói với nhau liên hệ tới ơn thánh. Bạn đang đi trên con đường rất đẹp. Nơi nào có ơn thánh, nơi nào có tiếng Chúa là nơi ấy có vẻ đẹp. Một khi bạn băn khoăn không biết Chúa có gọi bạn đi tu không tức là bạn đã ít nhiều đang nghe tiếng Chúa rồi, ít nhiều bạn đang đi vào đường đẹp đó rồi. Khi trả lời bạn Chúa gọi tôi thế nào. Bạn nhắc nhở tôi về ơn gọi của chính tôi. Bởi thế, trả lời bạn cũng là nhắc cho tôi tiếp tục sống ơn gọi ấy. Cám ơn bạn. Bạn có cho rằng khi tiếng Chúa thì thầm gọi đã là quà tặng hay chưa, hoặc bạn phải đợi tới khi đi tu rồi bạn mới cho đó là quà tặng. Với tôi, khi rất mơ hồ nghe tiếng gọi, có thể một chiều nào bâng khuâng với tháp chuông, hình ảnh nóc giáo đường, tôi cho đó đã là quà tặng rồi. Điều đó quan trọng đối với tôi vì câu trả lời cho bạn, tôi dựa trên luận cứ này. Nghĩa là hễ cứ có bóng hình Chúa là có ân sủng rồi. Muốn nói quà tặng là một ơn thánh, thì để lãnh nhận, tôi cần tâm hồn yêu mến vẻ đẹp. Tiếng gọi là một ơn thánh, thì để nghe, tôi cần một cõi lòng thanh tịnh. Tôi cần chính ơn Chúa để nghe tiếng Chúa. Tôi muốn nói những điều ấy với bạn để bắt đầu trả lời câu hỏi của bạn. Khi bạn phân vân không biết Chúa gọi bạn thế nào đây. Đầu tiên, bạn dùng trí tuệ để phân tích, rồi bạn có thể xin ý kiến người chung quanh. Điều đó rất đúng. Tôi cũng trải qua con đường đó. Tuy nhiên, có một tâm tư tôi muốn nói với bạn: - Cầu nguyện tha thiết và ngay lành trong tin tưởng. Cần chính ơn Chúa để nghe tiếng Chúa thì bạn phải phó thác và đơn sơ khi tìm nghe tiếng Chúa. Như tôi đã nói với bạn, tôi ngại khi trả lời bạn vì nó là câu chuyện riêng tư của riêng mình. Sự phó thác và đơn sơ như nghịch lý với thông minh của trí tuệ. Khi gặp một điều khó khăn, bạn muốn dùng trí tuệ để giải quyết vấn đề. Một người thông minh lại càng muốn giải quyết bằng trí tuệ của mình hơn. Lúc đó, rất có thể bạn nghĩ phó thác cho Chúa, điều ấy tiêu cực quá.Còn tin tưởng là không tính toán theo trần thế, như một bé thơ, điều ấy có vẻ ngây ngô quá. Sống trong xã hội bạn phải tính toán nhiều. Cạnh tranh với cuộc sống, bạn phải cân nhắc, so đo, dè dặt. Người ta gọi đó là khôn ngoan. Rất có thể bạn cũng áp dụng những nguyên tắc đó vào ơn gọi đi tu. Hoặc có khi bạn cũng so đo, dè dặt khi nghe tiếng Chúa mà không biết rằng mình đang tính toán với Chúa. Hơi khó để nói cho bạn điều tôi muốn nói, vậy bạn cho tôi nói bằng một kinh nghiệm của riêng tôi. Vào năm đó, 1983 tôi đã đi hết năm năm thần học, sắp được thụ phong linh mục. Bấy giờ Chúa lại gọi tôi vào một con đường khác: Con đường tu Dòng. Qua lần này, tôi hiểu hơn thế nào là phó thác, tính toán và ơn gọi. Tân linh mục thường là 26 hay 27 tuổi. Năm tôi học xong thần học đã là 32. Thay vì thụ phong linh mục, lúc này, tôi cảm thấy đời sống tu dòng thích hợp với tôi hơn. Tôi mong ngày thụ phong linh mục vì đã chờ đợi bao năm rồi. Bây giờ tới đích lại hoãn lại hay sao ? Hoãn lại biết tới ngày nào? Biết nói sao với Đức Cha nếu bỏ địa phận ra đi. Cái băn khoăn lớn nữa là nhà dòng có nhận mình không. Vì thế, bắt đầu phải “tính toán”. - Một là cứ “âm thầm” liên lạc với nhà dòng, khi họ nhận mình rồi, bấy giờ báo cho Đức Cha biết. Trình bày trước, nếu nhà dòng không nhận, biết chỗ đâu quay về? Đức Cha đã biết ý định mình muốn ra đi như thế, liệu Đức Cha có nghi ngờ ơn gọi của mình không ? Liệu biết đâu ngài mang thành kiến rồi đối xử tệ với mình thì sao đây? Những ý nghĩa ấy làm tôi ái ngại. - Hai là cứ thụ phong linh mục trước đã, rồi vào dòng sau cũng được. Điều này còn chắc hơn nữa vì mình đã là linh mục rồi, có thể nhà dòng quý mến mình hơn. Tôi hỏi ý kiến và có người cũng góp ý với tôi như vậy. Họ bảo phải khôn ngoan mà tính toán. Xem ra con đường nào cũng có vẻ hợp lý. Nhưng suy niệm trước Nhà Chầu của Chúa, tôi thấy có dáng dấp của sự thiếu siêu thoát. Điều làm tôi băn khoăn hơn nữa là bấy giờ tôi vẫn mang student visa. Tôi tỵ nạn bên Âu Châu. Từ Âu Châu qua Mỹ, tôi mất quyền tỵ nạn, không có thường trú nhân. Nếu thụ phong linh mục, sẽ có thường trú nhân ngay, điều này lợi lắm vì tôi có thể làm giấy bảo lãnh gia đình qua Mỹ. Là người con duy nhất ở nước ngoài, người anh cả của bẩy đứa em, điều đó thôi thúc tôi rất nhiều. Trăn trở ấy cứ bảo tôi thụ phong linh mục đi đã. Những chiều thinh lặng trước Nhà Chầu, tôi thấy Chúa không bằng lòng với cả hai cách tính toán trên. Những cuối tuần sinh viên đi nghỉ, nhà trường vắng, tôi ở trong phòng với những tính toán. Đã nhiều lần tôi lấy ý kiến người khác để xoa dịu lương tâm mình, nhưng trước Nhà Chầu của Chúa, Chúa vẫn có một tiếng nói riêng. Chúa nói phải siêu nhiên và phó thác. Bây giờ, tôi muốn nói với bạn về “tiếng nói riêng” này của Chúa là gì. Trong những giờ cầu nguyện, tôi nghe như Chúa nói rằng: “Con hãy dùng trí thông minh mà tính toán trong cuộc đời, nhưng chuyện ơn gọi đi tu, con đừng tính toán”. Lúc ấy,. nhìn về tương lai thật mù mờ. Làm sao tôi dám gọi niềm tin mà phó thác. Tôi muốn tính toán sao cho đời mình khỏi lỡ dở. Tôi nghe văng vẳng cung điệu đó là, với Chúa, tôi phải lắng nghe tiếng gọi bằng con tim chân thành. Nếu tôi tính toán, đời linh mục của tôi sẽ không trong sáng. Nhưng còn gia đình tôi thì sao. Giữa lúc biết bao người đang qua Mỹ theo diện đoàn tụ dành cho người Việt Nam. Tôi cần tấm thẻ xanh thường trú nhân. Ơn gọi đi tu là một tự do tuyệt vời, tự do của cả hai trái tim, nơi người gọi và nơi người nghe. Tuyệt đối không thể có tính toán trần thế, vì ơn gọi này không thuộc về trần thế, làm việc giữa trần thế, nhưng không đến từ trần thế. Tôi phải tìm hiểu ơn gọi trong sự tin tưởng. Trong những ngày đó, cám dỗ của tôi là cứ giấu Đức Cha đi. Mình tự tính toán như thế là đủ rồi. Tôi không muốn nói với bạn là bề trên luôn luôn không thể sai lầm. Có khi bề trên sai lầm. Điều tôi muốn nói với bạn là sự chân thành và nghe tiếng gọi từ nơi Nhà Chầu vắng. Tôi tin điều này và có những trường hợp tôi phải tin một cách mãnh liệt, một trong những trường hợp đó là để Chúa hành động trong ơn gọi linh mục của mình. Riêng trong trường hợp của tôi, tôi biết có khi bề trên cũng sai lầm, nhưng ở đây, qua những giờ phút tính toán, tôi thấy Chúa muốn tôi hành động qua Đức Cha. Phải cho ngài biết. Biết vậy, nhưng tôi phải chiến đấu lắm mới dám trình bày tất cả cho cả Đức Cha địa phận và nhà dòng biết. Tôi đã qua những quyết định thật khó khăn. Chắc bạn muốn biết, vậy Đức Cha nghĩ gì và rồi tôi tiếp tục ơn gọi ra sao ? Sau khi trình bày xong, Đức Giám Mục địa phận im lặng rồi nói: “Nếu nhà dòng không nhận, thầy vẫn có thể ở trong địa phận của tôi. Nhưng thầy sẽ không được chịu chức. Thầy sẽ đi giúp xứ, bao lâu tôi không biết, cho đến khi tôi gọi”. Chợt nghe, lòng tôi cũng se sắt, đã xong năm năm thần học rồi, bây giờ lại biết đến bao giờ. Thụ phong linh mục, tôi sẽ có thường trú nhân, tôi nghĩ đến gia đình. Đối với ơn gọi, ta phải quy phục trước thánh giá bạn ạ. Những tháng ngày sau đó, tôi chưa biết nhà dòng có nhận tôi không, nhưng tôi thấy mình không có chút gì gian dối trong ơn gọi. Có hơi buồn và trăn trở nhưng tôi thấy mình đi đúng hướng. Khó khăn thì không hết nhưng có bình an. Tôi mơ hồ hiểu bình an mà Chúa nói với các môn đệ không như bình an của thế gian. Tôi cũng mơ hồ cảm thấy một nỗi niềm nào đó có thể là xót xa xẩy ra về vấn đề bảo lãnh gia đình. Cũng những tháng ngày sau đó, Đức Cha thương tôi hơn. Có lần ngang qua tiểu bang, phải đợi máy bay ngoài phi trường, ngài lấy taxi vào chủng viện thăm tôi, điều mà chưa bao giờ xảy ra trước đó. Cái thăm rất chân tình không phải để “câu người” nhưng là như người cha giúp đứa con của mình tìm thánh ý Chúa. Tôi nói với Đức Cha: - Con muốn tìm hiểu thánh ý Chúa, con trình bày hết và xin Đức Cha giúp con. Con rất ngại khi nhìn về mấy năm ăn học mà địa phận đã trả cho con. Đức Cha ôn tồn nói: - Thầy không phải lo gì cả, thầy cứ tìm hiểu thánh ý Chúa đi. Ở đâu cũng là phục vụ cho Giáo Hội. Năm 32 tuổi tôi mới vào dòng. Lại một con đường mới. Nhà dòng cũng chưa biết tôi thế nào. Nhà dòng cũng cần thời gian để thử thách tôi thêm. Trước khi vào dòng, tôi đã nhìn thấy thời gian dài đằng đẵng ấy, Cha Bề Trên Dòng cho biết ít nhất phải đợi thêm sáu năm nữa. Tôi đã học xong chương trình thần học của địa phận là năm năm. Tôi có thể thụ phong linh mục và có thường trú nhân ngay. Bây giờ phải đợi thêm sáu năm nữa, tiếp tục đời sinh viên, mà còn dài hơn chính chương trình thần học tôi vừa học xong. Thời gian quá dài làm tôi ngán ngẩm. Có những ngày dài tôi rất ái ngại, hơi hoang vu. Tôi cũng tự hỏi sau những năm dài ấy mới thụ phong linh mục, lúc đó mới có thường trú nhân, có thể tôi mất cơ hội bảo lãnh gia đình qua Mỹ. Điều ấy làm tôi lo lắng và buồn nhất. Tôi cảm thấy mơ hồ một điều gì đó sẽ xảy ra. Tôi biết thế. Và như điều lo xa, điều ấy đã xẩy ra. Tôi đã mất cơ hội bảo lãnh gia đình. Thời gian chờ đợi quá lâu. Sau năm năm thần học của địa phận, tôi chờ thêm sáu năm nữa theo chương trình trong dòng. Tất cả sau mười một năm, thụ phong linh mục xong, có thường trú nhân, nhưng phải đợi năm năm để lấy quốc tịch. Thụ phong linh mục xong, tôi đi làm mục vụ bên trại tỵ nạn. Ngày trở về Mỹ, chương trình bảo lãnh đoàn tụ không còn. Điều dự đoán đã xảy ra như vậy. Tôi chấp nhận con đường của riêng tôi. Tôi không bảo lãnh gia đình qua Mỹ được, tôi nhìn đó như là cả gia đình được tham dự vào ơn gọi của tôi. Tôi quý ơn gọi này. Nhìn lại những bến bờ, tôi nhờ sáu năm chậm lại này mà gặp gỡ biết bao chuẩn bị tốt làm hành trang cho con đường linh mục của tôi trong tương lai. Lại cũng nhờ thêm sáu năm nữa làm việc mục vụ bên trại tỵ nạn mà tôi chìm sâu hơn vào ơn gọi linh mục. Thanh thoát sau những năm đầu đời mục vụ, rồi mơ hồ lãng đãng, không hẳn sương, không hẳn khói, nhưng nó không là bình minh rất sáng. Những mùa hè về Mỹ giúp tĩnh tâm, có dịp ghé qua những nơi cộng đoàn Công Giáo Việt Nam đông đúc. Khi được mời dâng lễ cưới, họ gởi tôi phong thơ tạ ơn. Ở những cộng đoàn như thế, lòng quý mến của giáo dân Việt với linh mục còn cao quý lắm. Từ đó, có những so sánh, thiếu tâm tình cao thượng của con diều yêu trời mây. Để sống đời linh mục mà không phải chống lại một lười biếng, dễ dãi nào đó, tôi rất nghi ngờ về lối sống thoải mái này. Tôi không muốn gọi những tháng ngày vất vả tìm hiểu đó là cách Chúa “thử thách”. Tôi muốn gọi đó là con đường Chúa thanh tẩy. Chúa biết những gì tôi cần hơn để chuẩn bị cho đời sống linh mục của tôi. Chúa có cách chuẩn bị riêng cho bạn. Bạn hãy chân thành và tin tưởng Chúa trong lúc tìm hiểu ơn gọi của bạn. Bạn cũng hãy nhìn về phía trước, nếu đó là ơn gọi, bạn phải bảo vệ ơn gọi đó thế nào. Những gì xảy ra khi bạn theo ơn gọi đó. Ơn gọi là ánh trăng. Cần một hồ nước êm ả. Ơn gọi là áng màu của mây, phải đón gió để nó trôi đi. Ơn gọi là quà tặng, hãy nhận bằng tâm hồn yêu mến vẻ đẹp. Ơn gọi đi tu là vẻ đẹp của ánh sáng trong đêm, bạn đừng để bụi đường toan tính trần thế làm mờ ánh lấp lánh của ngàn sao. Như tôi đã nói với bạn. Chúa gọi mỗi người một cách riêng tư. Vì riêng tư nên chúng ta đáp trả riêng tư. Vì riêng tư nên nguy cơ có thể xảy đến với bạn không có nghĩa là nguy cơ cho tôi. Tôi quyết định theo tiếng gọi của tôi, nên tôi không được đưa tiêu chuẩn đó vào quyết định của bạn. Bạn có cho những quyết định của tôi trong cách tìm hiểu ơn gọi như thế là không biết “tính toán” không? Cuộc đời hôm nay họ bảo phải “khôn ngoan” mà sống. Phải “thực tế” mà hành động. Sau cùng, rất có thể họ chối từ niềm trông cậy và phó thác, họ không còn thành thật nữa. Và rồi sự “khôn ngoan” trần thế đi quá sâu vào những công việc siêu nhiên. Bạn đồng ý hay không vẫn là suy tư của riêng bạn. Khi bạn tìm hiểu về ơn gọi và bạn hỏi tôi về ơn gọi của riêng tôi, thì tôi phải trả lời bằng kinh nghiệm của riêng mình. Như thế, bạn biết đó, câu trả lời cho bạn, nó chân thành đến từ một trái tim. Và cũng chân thành, tôi xin nói với bạn, hôm nay, tôi rất quý đời sống linh mục của tôi. Tôi hạnh phúc trong ơn gọi. Tôi thấy đời ơn gọi linh mục quá đẹp. Không có gì thay đổi hoặc đánh mất được ơn gọi này. Ngày thơ tuổi nhỏ tôi viết Tình Thơ Thập Giá và Mùa Hoa Trên Thánh Gía Gỗ. Dù ngày xưa tuổi nhỏ, tôi đã mơ hồ thấy rằng thập giá vẫn có tình thơ. Dù chỉ là thánh giá gỗ vẫn nở mùa hoa. Cô đơn của thập giá, tuổi nhỏ, tôi gọi là cô đơn của thi ca. Lời kinh đời linh mục, tôi viết về buổi chiều lẻ loi là lẻ loi thi vị của văn chương. Trải qua một phần đời linh mục, tôi có thể nói, linh mục không thể cô đơn hiểu theo nghĩa là héo hắt, sầu muộn. Lẻ loi của lời kinh linh mục là một huyền nhiệm linh thiêng. Là vẻ đẹp của một đường đi. Đời linh mục vẫn là một huyền nhiệm tiếp tục gọi tôi vào khám phá. Hạnh phúc vì được khám phá và từ khám phá họ bắt gặp hạnh phúc. Phải chăng đấy chỉ là hai bờ đê của một dòng sông mà nhiều người chọn đi. Có những dòng sông họ phải quyết định ra khơi một mình. Tác giả Nguyễn Tầm Thường, sj. ĐOẢN KHÚC 77: CON CẦN CHÚA Tôi chối từ Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn hiện diện. Vì Ngài là Thiên Chúa. Thiên Chúa không cần tôi chứng minh có Thiên Chúa. Thiên Chúa cũng không cần kẻ khác chứng minh cho tôi biết về Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa thì không cần chứng minh. Như mặt trời không cần ai chứng minh về ánh sáng cho người mù. Như người dưới căn hầm, mặt trời không hiện diện với đôi mắt ấy mà thôi, mặt trời vẫn hiện diện với vũ trụ. Từ đó, Lạy Thượng Đế, xin cho con biết kêu lên: Con biết con cần Ngài. Trong các kinh Tiền Tụng của thánh lễ, lời Tiền Tụng Chung IV là kinh rất ít khi giáo dân nghe linh mục đọc. Hầu hết các thánh lễ chỉ dùng Kinh Tạ Ơn II. Lời Tiền Tụng Chung IV đọc như sau: Lạy Cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi, mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con. Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Vì thế hiệp với các thiên thần và các thánh và đồng thanh tung hô rằng: Thánh! Thánh! Chí Thánh. Qua lời Kinh Tiền Tụng này, Giáo Hội chỉ rõ cho ta biết bản chất Thiên Chúa như thế nào. Một thần linh là Thượng Đế nên lời ca tụng của người phàm. Vì là Thượng Đế nên lời ca tụng của phàm nhân chúng ta chẳng thêm gì cho Ngài. Trong ngôn ngữ con người, chúng ta hay nói, hãy ca tụng Chúa để Thiên Chúa được vinh danh, là lời nói có thể làm hiểu sai lạc về bản chất Thiên Chúa. Chính Sách Lễ Rôma của Giáo Hội đã xác định như trên. Vậy chúng ta chỉ còn một cách hiểu chính xác theo Sách Lễ Rôma là: Được tạ ơn Chúa là hồng ân cao cả cho chính tôi. Lời ca tụng của chúng tôi không thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng tôi ơn cứu độ. Từ Lời Tiền Tụng trên, chúng ta hãy xin cho mình lời nguyện là: - Lạy Thượng Đế, con biết con cần Ngài. Nhiều người nghĩ rằng mình làm “vinh danh” Chúa bằng lời ca tụng của mình, nên khi bất mãn với Giáo Hội thì ngừng ca tụng Chúa. Có người nghĩ rằng Chúa cần mình, nên khi “bất mãn” với Chúa thì không ca tụng để Thiên Chúa bị thiệt thòi. Có ai cứ nhắm mắt lại để mặt trời bớt ánh sáng không. Có ai xuống hầm tối cho mặt trời thiệt thòi không. Khi chúng ta hiểu rõ lời ca tụng của chúng ta không thêm gì cho Chúa nhưng lại thêm cho chính mình. Khi chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa không cần ai ca tụng, nhưng ca tụng Chúa lại là hồng ân cho chính mình thì chúng ta phải nghiêm chỉnh đặt vấn đề về những lời ca tụng của chúng ta. Thái độ thứ nhất: Ao ước được ca tụng. Lạy Chúa từ bi và nhân hậu, Người thanh niên giàu đó trong Phúc Âm đến hỏi Chúa đâu là con đường siêu thoát. Chúa cho anh ta một hồng ân là đến theo Chúa. Anh không muốn từ chối. Nhưng lòng anh quá nặng nề, sau cùng anh cúi mặt bước đi buồn rầu. Rất tội nghiệp cho anh. Tại sao Chúa không năn nỉ anh? Hình ảnh siêu bạo ở đây là Chúa không năn nỉ. Phải chăng vì theo Chúa là một hồng ân đem lại ơn cứu độ cho chính anh. Hôm nay, rất nhiều cha mẹ phải “năn nỉ” con cái đi lễ. Rất nhiều linh mục “năn nỉ” giáo dân đến nhà thờ. Trong các thánh lễ, có rất nhiều thứ “năn nỉ”. Năn nỉ đóng tiền. Năn nỉ làm việc tông đồ. Bởi đâu, lạy Chúa, chúng con có những não trạng như thế. Phải chăng chúng con đã không hiểu rằng những lời ca tụng kia là cần thiết cho chính chúng con. Thái độ thứ hai: Khiêm tốn trong lời ca tụng. Vì Chúa là thần linh không cần lời ca tụng của phàm nhân, nên con phải xin Chúa cho con được ca tụng. Lời của phàm nhân tội lỗi, tâm trí phàm nhân u mê, sao chúng con dám ca tụng thần linh. Bởi đó, được ca tụng Chúa là hồng ân, nên chúng con phải khiêm tốn trong mọi cộng việc tông đồ. Biết đâu có linh mục hôm nay rất tự hào về những công trình của mình. Từ đó, cũng biết đâu, nhiều tín hữu thấy mình quan trọng trong lời ca tụng, và việc dâng cúng. Tất cả chúng con đều lầm lẫn. Xin Chúa từ bi và nhân hậu thương xót chúng con. Thái độ thứ ba: Chờ đợi được ca tụng. [...]... Và hoa trái của Thánh Thể là tình yêu Có những thánh lễ, có những bí tích tình yêu như thế mà sao tâm hồn người tham dự thì như có nỗi chán chường Trong ngôn ngữ, chúng con di n tả là “phải” đi lễ Trong khi các tín hữu sơ khai thì di n tả “được” tham dự Đối với thánh lễ lúc ban đầu, sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật là họ tham dự với lòng “vui vẻ” Hôm nay, nhiều khi chúng con tham dự với lòng nặng nề... Nhưng điên làm sao được, họ biết rõ người này là ai Họ không tin sự việc có thể xảy ra Nơi này, người ta đã được phép buôn bán từ xa xưa rồi Có cả một thế lực truyền thống Ai là người dám thay đổi cục di n Nhưng Đức Kitô nói: “Đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán.” Khi Người lật nhào bàn ghế, đổ tung hòm tiền thì người ta biết đây không phải chuyện nói cho qua Các kẻ thuê đất, các hội trưởng nhốn... nghĩa anh em, bạn hữu chỉ là tính toán Khi tâm hồn không siêu thoát thì của lễ thành cạnh tranh Khi của lễ là đơn vị kinh tế thì lòng thật thà thành rình mò Khi lười biếng che đậy thì của lễ thành trình di n Làm thân giây thừng tôi mới hiểu hơn về con đường tu đức thiêng liêng Tôi chỉ kể chuyện đời tôi hai nghìn năm trước Từ hai nghìn năm trước, kể chuyện đời mình cho hai nghìn năm sau Thời gian nào cũng... có se sắt cõi lòng Để khi nắng, ta viết những bài thơ về ánh bình minh Khi đi theo ơn sủng, mùa đông lạnh, ta đốt lò sưởi đọc lại những tờ thư cũ, xem lại tấm hình năm xưa Lúc nắng hạ về, ta nhìn con di u bay, ta ra dòng sông thả ước mơ xuống Ta nhận ơn sủng để đi trong đời chứ không đi trong đời rồi bắt ơn sủng đi theo Khi hiểu thế, lối đi nào trong cuộc sống, dường như cũng có nhiều hương hoa Thế... đi như con gió thoảng mà sao ngày ấy lòng tôi bồn chồn, lo lắng, tiếc nuối những thứ này thế Tôi đi tìm những công trình tôi để lại Người để công trình này, người để công trình kia Tôi để lại những bài di n văn Ai còn nhớ? Họ quên ngay khi tôi rời cái mai-cô-phôn cơ mà Ngay khi ra khỏi phòng họp, ngay mấy phút sau Vậy mà hôm nay tôi đi tìm nó như một công trình để lại sao? Giật mình Tôi thấy mình quá... Có những chặng đường rất vất vả mà người ta vẫn bình an Có những chặng đường chẳng vất vả, rất giầu sang, nhan sắc như Salômôn mà chẳng an bình, lương tâm cứ nổi sóng Ông có một cơ sở làm ăn, nó là một motel Không thông thạo ngoại ngữ như con cái lớn lên ở xứ người được Ông là “master mind” đứng đàng sau, bày cho con cách làm ăn bằng những đường vòng quanh co giấy tờ về tiền bạc Mỗi lần như thế, đứa... ảnh của anh ấy cũng là hình ảnh người chồng, người cha mà con muốn mang theo cho chính mình mai sau Mấy năm sau, tôi lại trở lại vùng đất này Mùa đông lạnh hơn Trời mù sương hơn Vợ chồng anh chị đã lấy motel của họ làm nơi tĩnh tâm cho người Việt ở rải rác trong vùng Nhiều nước mắt rơi hơn Có những tiếng chuông khác đổ thành lời Dòng ca của người hát rong Trịnh Công Sơn để lại trong đời, sau khi ông... làm anh ta đau đớn Anh không muốn đứa em về Không muốn người cha thịt con bê béo Không muốn người cha nhìn đứa em mạnh khoẻ Anh chối từ bữa tiệc Chối từ bữa tiệc cũng là không muốn gặp mọi người hiện di n ở đó Nếu vào nhà, gặp đứa em, anh ta làm sao chạy ra? Nếu vào nhà, bà con láng giềng chúc mừng em anh ta đã về, anh biết phản ứng làm sao? Anh không vội vã vào nhà Anh đã tính toán khá kỹ Tại sao . hiện di n. Vì Ngài là Thiên Chúa. Thiên Chúa không cần tôi chứng minh có Thiên Chúa. Thiên Chúa cũng không cần kẻ khác chứng minh cho tôi biết về Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa thì không cần chứng minh. . minh. Như mặt trời không cần ai chứng minh về ánh sáng cho người mù. Như người dưới căn hầm, mặt trời không hiện di n với đôi mắt ấy mà thôi, mặt trời vẫn hiện di n với vũ trụ. Từ đó, Lạy Thượng. phó thác và đơn sơ như nghịch lý với thông minh của trí tuệ. Khi gặp một điều khó khăn, bạn muốn dùng trí tuệ để giải quyết vấn đề. Một người thông minh lại càng muốn giải quyết bằng trí tuệ