Một số nguyên tắc so sánh nhiệt độ sôi Nguyên tắc 1. Hai hợp chất có cùng khối lượng hoặc khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có liên kết hiđro bền hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn. Ví dụ 1: So sánh nhiệt độ sôi của CH3COOH và C3H7OH. - Cả hai đều có khối lượng phân tử bằng 60. Nhưng CH3COOH có liên kết hiđro bền hơn liên kết hiđro trong C3H7OH. Nên nhiệt độ sôi của CH3COOH cao hơn nhiệt độ sôi của C3H7OH. Ví dụ 2 : So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH và CH3CHO. - CH3OH có M=32. CH3CHO có M=44. CH3OH có liên kết hiđro, CH3CHO không có liên kết hiđro, nên CH3OH có nhiệt độ sôi cao hơn CH3CHO. Nguyên tắc 2: Hai hợp chất cùng kiểu liên kết hiđro, hợp chất nào có khối lượng lớn hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn. Ví dụ 1: So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH và C2H5OH. - Cả hai đều có cùng kiểu liên kết hidro, nhưng khối lượng của C2H5OH=46> khối lượng của CH3OH=32. nên C2H5OH có nhiệt độ sôi cao hơn CH3OH. Ví dụ 2: So sánh nhiệt độ sôi của C2H6 và C3H8. - Cả hai đều không có liên kết hiđro, khối lượng của C3H8 lớn hơn khối lượng của C2H6 nên C3H8 có nhiệt độ sôi lớn hơn. Nguyên tắc 3. Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì đồng phân cis có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân trans.(giải thích: Đó là do mô men lưỡng cực.Đồng phân cis mô men lưỡng cực khác 0, đồng phân trans có mô men lưỡng cực bằng 0 hoặc bé thua mô men lưỡng cực của đồng phân cis. Ví dụ: So sánh nhiệt độ sôi của cis but-2-en và trans but-2-en. Nguyên tắc 4: Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì hợp chất nào có diện tích tiếp xúc phân tử lớn hơn sẽ có nhiệt độ cao hơn hơn. Ví dụ: So sánh hiệt độ sôi của các hợp chất sau: - Cả hai đều có khối lượng bằng nhau, đều không có liên kết hiđro. B có diện tích tiếp xúc lớn hơn nên có nhiệt độ sôi cao hơn A. Nguyên tắc 5: Hai hợp chất có khối lượng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, hợp chất nào có liên kết ion sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn. Ví dụ : So sánh nhiệt độ sôi của CH3COONa và CH3COOH. -CH3COONa không có liên kết hiđro nhưng có liên kết ion giữa Na-O; CH3COOH có liên kết hiđro. Nhưng nhiệt độ sôi của CH3COONa cao hơn. Nguyên tắc 6: Hai hợp chất hữu cơ đều không có liên kết hiđro, có khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có tính phân cực hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn. Ví dụ: So sánh nhiệt độ sôi của HCHO và C2H6. - Hai hợp chất trên đều không có liên kết hiddro và khối lượng bằng nhau, nhưng HCHO có tính phân cực hơn nên có nhiệt độ sôi cao hơn. Nguyễn Ái Nhân . Một số nguyên tắc so sánh nhiệt độ sôi Nguyên tắc 1. Hai hợp chất có cùng khối lượng hoặc khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có liên kết hiđro bền hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao. CH3OH có nhiệt độ sôi cao hơn CH3CHO. Nguyên tắc 2: Hai hợp chất cùng kiểu liên kết hiđro, hợp chất nào có khối lượng lớn hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn. Ví dụ 1: So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH. có nhiệt độ sôi cao hơn CH3OH. Ví dụ 2: So sánh nhiệt độ sôi của C2H6 và C3H8. - Cả hai đều không có liên kết hiđro, khối lượng của C3H8 lớn hơn khối lượng của C2H6 nên C3H8 có nhiệt độ sôi