Tiêu chí về sản xuất

Một phần của tài liệu báo cao huyen ntm dang tren cong thong tin dien tu (Trang 47 - 50)

- Trường THPT Bắc Kiến Xương được thành lập năm 1966 Hiện nay, trường THPT Bắc Kiến Xương có 75 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó

3.6.Tiêu chí về sản xuất

a) Yêu cầu tiêu chí

- Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, đảm bảo:

+ Có quy mô đất đai, mặt nước lớn, liên xã theo quy định của từng tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

+ Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững;

+ Các khâu sản xuất trồng trọt được cơ giới hóa đồng bộ; các khâu sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được cơ giới hóa theo quy định của từng tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Có mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thực hiện tiêu thụ ít nhất 10% sản lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch. Mô hình liên kết thực hiện theo một trong hai hình thức sau:

+ Có hợp đồng thu mua sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân với doanh nghiệp, thời gian thực hiện hợp đồng ổn định từ 02 năm trở lên.

+ Có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ sở hợp đồng liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất của nông dân và cung ứng các yếu tố đầu vào, vốn, kỹ thuật để đạt được sản lượng, chất lượng nông sản theo yêu cầu của doanh nghiệp và tổ

chức đại diện của nông dân, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp cho nông dân.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí

* Về trồng trọt

- Hàng năm, huyện duy trì diện tích gieo trồng lúa và cây màu trên 29.000ha, trong đó diện tích cây màu 6.500ha. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng trọt đạt 120 triệu đồng/ha/năm. Năng suất lúa bình quân đạt 130 tạ/ha/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ có nhiều tiến bộ; phương thức sản xuất đã và đang đi vào chiều sâu, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả và được duy trì bền vững. Tăng tỷ lệ các giống lúa chất lượng, lúa hàng hóa. Diện tích cây màu và cây vụ đông được mở rộng, các cây trồng có giá trị kinh tế cao như khoai tây, dưa, bí, rau xuất khẩu các loại... phát triển mạnh.

- Từ năm 2010, việc dồn điền đổi thửa của tất cả các xã, thị trấn trong huyện đã làm giảm số thửa ruộng canh tác và tăng diện tích của từng thửa, mỗi hộ dân chỉ có từ 1-2 thửa ruộng với diện tích lớn. Điều này đã thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như tạo điều kiện thuận lợi để đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, giúp khắc phục tình trạng thiếu lao động thời vụ, góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay toàn huyện có 1.529 máy làm đất các loại, 239 máy gặt đập liên hoàn, 25 máy cấy, 181 máy bơm điện, 148 máy bơm dầu… đã giúp cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 95% khâu thu hoạch, 100% khâu điều tiết nước…Nhiều địa phương đã ứng dụng hình thức gieo mạ khay cấy máy, đến nay diện tích cấy máy của huyện đạt 5% diện tích gieo cấy, kỹ thuật cấy hàng rộng, hàng hẹp được ứng dụng… Cùng với đó sản xuất trồng trọt của huyện thường xuyên, liên tục tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ mới về phân bón, bảo vệ thực vật, giống cây trồng..., góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá trị của sản phẩm và giảm chi phí sản xuất cho người nông dân. - Từ năm 2015, đã xuất hiện các hình thức thuê mượn ruộng, liên kết để tích tụ ruộng đất với diện tích lớn để sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có trên 400ha diện tích đất đã được tích tụ với quy mô từ 02ha trở lên để sản xuất nông nghiệp, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Điển hình có 3 doanh nghiệp và 3 hộ dân thuê ruộng với diện tích trên 10ha để tổ chức sản xuất nông nghiệp: Công ty Vilatats thuê 17ha, Công ty TNHH Hưng Cúc 17ha, Công ty TNHH Khang Long 10ha, Ông Đặng Văn Quang (xã Bình Minh) 24ha, Ông Trần Xuân Lưỡng (Quang Hưng) 20ha, Ông Nguyễn Văn Sơn (Vũ Thắng) 10ha.

- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hợp đồng cung cấp giống và thu mua sản phẩm với các doanh nghiệp. Chuyển hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường và đặt hàng của các doanh nghiệp.

Toàn huyện có 20 cánh đồng lớn, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều có vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm với tổng diện tích gần 1.300ha (bao gồm: sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa, sản xuất cây màu). Các cánh đồng lớn sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đều được các hộ nông dân sản suất cùng giống, cùng thời vụ, áp dụng cùng một quy trình thâm canh, cơ giới hóa đồng bộ khâu làm đất, thu hoạch; các hộ nông dân tham gia vùng sản xuất được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật… nên đã giảm tối đa chi phí sản xuất đầu vào, tạo ra khối lượng 1 loại sản phẩm lớn với độ đồng đều cao, đáp ứng nhu cầu của các đơn vị thu mua nên hiệu quả kinh tế tăng thêm 4-5 triệu đồng/01ha. Đến nay có 20 doanh nghiệp thực hiện việc liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm lúa, ngô, rau màu các loại với các địa phương trong huyện, hàng năm thu mua 15.000 tấn lúa các loại, 1.500 tấn rau màu các loại.

- Một số mô hình liên kết sản xuất tiêu biểu như:

+ Mô hình liên kết sản xuất giữa Công ty cổ phần tập đoàn Thai Binh Seed với các xã Bình Định, Bình Thanh, Hồng Tiến, Minh Tân, Vũ Hòa sản xuất lúa giống và lúa hàng hóa khác với tổng diện tích liên kết sản xuất trên 1000ha/năm, sản lượng thu mua 6.000 tấn lúa/năm, trong đó phần lớn là sản xuất lúa giống nên giá trị hàng hóa cao hơn lúa hàng hóa khác từ 1,2- 1,3 lần.

+ Mô hình liên kết sản xuất giữa Công ty TNHH An Đình với các xã Đình Phùng, Quang Trung, Nam Bình, Bình Thanh, Vũ Lễ sản xuất các giống lúa Nhật với tổng diện tích 200ha/năm, sản lượng thu mua trên 1.000 tấn lúa tươi, nông dân không phải phơi lúa sau thu hoạch giúp giảm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa.

+ Mô hình liên kết sản xuất giữ Công ty TNHH Hưng Cúc với các xã Thanh Tân, Quang Lịch, Lê Lợi, Vũ Công, Vũ Thắng sản xuất các giống lúa chất lượng làm hàng hóa với tổng diện tích 300ha/năm, sản lượng thu mua 1.500 tấn lúa/năm. Các giống lúa chất lượng có giá trị cao, công ty thu mua toàn bộ sản phẩm nên hiệu quả kinh tế cao hơn 10% so với sản xuất đại trà.

+ Mô hình liên kết sản xuất giữa Công ty TNHH vật tư nông nghiệp Khang Long với các xã Hòa Bình, Vũ Quý, Vũ Hòa, Trà Giang sản xuất lúa hàng hóa có chất lượng gạo cao với tổng diện tích 180ha/năm, sản lượng thu mua 800 tấn lúa/năm, hiệu quả kinh tế cao hơn 10% so với sản xuất đại trà.

+ Mô hình liên kết sản xuất cây rau màu các loại (ngô giống, đậu tương rau, dưa gang trắng, dưa chuột bao tử, rau sạch, khoai tây, ớt…) giữa các đơn vị như: Công ty Đồng Giao – Ninh Bình , Công ty Đức Lộc – Hải Dương, Công ty Nguyễn Đức Cường, Công ty Thanh Nhàn với các xã Vũ An, Vũ Ninh, Vũ Lễ… liên kết giữa Viện Môi trường, Bộ Tài nguyên môi trường với xã Thanh Tân về sản xuất rau hữu cơ, liên kết giữa Trung tâm giống Ngô Sông Bôi với xã Quang Trung để sản xuất ngô giống… đã được hình thành và duy trì qua nhiều năm với diện tích 200ha/năm, sản phẩm thu mua 1.500 tấn/năm, hiệu quả sản xuất tăng gấp 2-3 lần so với sản xuất lúa thông thường.

+ Một số doanh nghiệp khác có liên kết sản xuất với nông dân của các xã, thị trấn trong huyện như: Công ty giống cây trồng Trung Ương, Công ty Gia Giang, Công ty Cường Liên, Công ty Liên Hạnh, Công ty Phú Thái, Công ty Thành Đạt, Công ty Đại Nam, Công ty Đại Thành, Công ty Toan Vân, Công ty giống cây trồng Tiền Hải…

- Bên cạnh đó việc lưu giữ và phát huy thế mạnh của địa phương để dần hình thành thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp cũng được chú trọng. Vùng lúa nếp đặc sản ở các xã Vũ Tây, An Bình với diện tích 500ha được duy trì, hàng năm cung cấp ra thị trường 5.000 tấn lúa nếp đặc sản.

* Về chăn nuôi

- Chăn nuôi phát triển theo hướng nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, Tổng đàn tăng dần qua các năm. Quy mô chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, một số trang trại chăn nuôi quy mô lớn xuất hiện như: Trang trại lợn Huy Gia Trang, trang trại lợn ông Bùi Văn Hạnh xã Bình Định, trang trại chăn nuôi lợn gia công Tiến An Khang xã Bình Minh, trang trại Hoàng Liễn xã An Bình, trang trại nuôi Bò của ông Vũ Thái Hiệp xã Lê Lợi. Cơ cấu vật nuôi đang chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh các đối tượng có giá trị hàng hóa cao, sản xuất sản phẩm sạch theo nhu cầu của thị trường.

- Công tác giám sát cộng đồng, vệ sinh tiêu độc khử trùng và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được thực hiện thường xuyên, tỷ lệ tiêm phòng hàng năm đạt kết quả cao. Công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giám sát hoạt động giết mổ được quan tâm, từng bước đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.

* Về thủy sản

- Diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng, hiện có 1.170ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, quy hoạch vùng nuôi cá lồng trên sông tại An Bình, Quốc Tuấn, Trà Giang. Hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại các xã duyên giang với diện tích gần 200 ha. Quy hoạch vùng nuôi tôm với diện tích 28ha tại xã Hồng Tiến, bước đầu cho thấy tôm phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao hơn các đối tượng nuôi truyền thống trước đây.

- Duy trì gần 160 tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản, sản lượng đánh bắt đạt trên 1.500 tấn/năm.

- Xây dựng và đã công bố thương hiệu mắn cáy Hồng Tiến, tiếp tục duy trì và phát triển nguồn thu hoạch rươi.

c) Đánh giá tiêu chí: Đạt chuẩn tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu báo cao huyen ntm dang tren cong thong tin dien tu (Trang 47 - 50)