Tiêu chí số 7 về môi trường

Một phần của tài liệu báo cao huyen ntm dang tren cong thong tin dien tu (Trang 50 - 58)

- Trường THPT Bắc Kiến Xương được thành lập năm 1966 Hiện nay, trường THPT Bắc Kiến Xương có 75 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó

3.7. Tiêu chí số 7 về môi trường

- Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn. - Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (Công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí

b1) Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện

UBND huyện đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện phương án quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện cho các tổ chức, doanh nghiệp và UBND các xã xây dựng Đề án riêng của từng địa phương; giao nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ môi trường; yêu cầu phải duy trì và nâng cao chất lượng môi trường sau công nhận nông thôn mới của cấp xã.

Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 21/12/2016 về việc ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Kiến Xương.

* Tình hình phát sinh chất thải trên địa bàn huyện - Chất thải rắn sinh hoạt:

Năm 2010, toàn huyện có ... xe thu gom rác chủ yếu là xe tự chế do địa phương đóng góp, đến năm 2014 huyện đã hỗ trợ mua xe thu gom rác thải cho 37 xã, thị trấn với tổng số 36 xe phục vụ rất tốt cho việc chuyên chở rác thải từ hộ gia đình ra khu xử lý rác thải nhà ra các bể Trung chuyển và bãi chôn lấp. Các trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom và chế phẩm vi sinh xử lý rác thải được UBND huyện, UBND các xã được các tổ, đội thu gom của các xã quan tâm mua sắm bổ sung thường xuyên hàng năm và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, xử lý rác thải phát sinh tại địa phương.

Toàn huyện có: 212 tổ, đội thu gom rác thải sinh hoạt (năm 2010 là 201 tổ tăng 5%). UBND các xã ra Quyết định thành lập tổ thu gom rác thải và duy trì hoạt động thường xuyên. Nhiều xã đã hỗ trợ bảo hiểm y tế cho nhân viên vệ sinh yên tâm công tác. Tần suất thu gom đối với từng thôn, xóm, đội sản xuất từ 2-3 lần/tuần. Hệ thống thu gom, xử lý rác cơ bản đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn. Phương thức xử lý rác chủ yếu là đốt và chôn lấp; đốt và tập trung tạm thời tại chỗ, sau đó ô tô vận chuyển đến nhà máy xử lý. Toàn huyện ước tính tổng lượng rác phát sinh khoảng 146 tấn/ngày; xử lý là 135 tấn/ ngày đạt 92%.

Trong những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa nhanh với quy mô 37 xã, thị trấn của huyện, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tính bình quân 0,6kg/người/ngày 01 khẩu (thị trấn: 0,6kg/ngày, nông thôn: 0,4 kg/ngày). Để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đúng quy định, huyện Kiến Xương có 37 khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung (chôn lấp) được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ và ngân sách đối ứng của xã đầu tư, cụ thể:

+ Khu xử lý rác thải tập trung (bãi chôn lấp): Toàn huyện có 20 bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tập trung quy mô cấp xã, gồm các xã: Trà Giang, Quang Minh, Đình Phùng, Hòa Bình, Vũ lễ, Thanh Tân, Vũ An, An Bồi, Quang Lịch, Hồng Tiến, Vũ Ninh, Thượng Hiền, Quang Hưng, Quyết Tiến, Bình Minh, Lê Lợi, Vũ Hòa, Hồng Thái, Nam Bình, Bình Nguyên). Các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt đều vận hành theo Hướng dẫn số .../STNMT-MT ngày .../.../... của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình về việc hướng dẫn, thu gom, phân loại chôn lấp thải sinh hoạt. Thực hiện việc phân loại rác thải, phun chế phẩm vi sinh khử mùi sau khi tập kết rác tại bãi chôn lấp, định kỳ phun thuốc diệt côn trùng, rắc vôi bột; chôn lấp rác thải theo hình thức cuốn chiếu và phủ lớp đất bề mặt rác khi rác thải đạt độ cao thích hợp và trồng cây xung quanh bãi chôn lấp.

+ Khu xử lý rác thải tập trung theo công nghệ lò đốt gồm có 14 lò phcuj vụ xử lý rác cho 17 xã, gồm các xã: Nam Cao, Minh Hưng, Vũ Trung, Minh Tân, Quang Trung, Vũ Thắng, Vũ Sơn, Quang Bình, Quốc Tuấn, Vũ Tây, Vũ Bình, Bình Thanh, TT Thanh Nê, Vũ Công, An Bình, Bình Định, Vũ Quý.

+ Thủ tục về môi trường (bãi chôn lấp) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.

+ Đề án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt do UBND xã ban hành, đã có 37/37 xã.

+ Công tác vệ sinh môi trường được duy trì thường xuyên, UBND các xã đã quan tâm chỉ đạo các ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức kiểm tra các thôn, xóm, đội sản xuất, tổ dân phố để đánh giá thi đua hàng năm. Trên địa bàn huyện đường làng, ngõ xóm, đường phố luôn sạch. Bên cạnh đó, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, các cơ quan đơn vị trên địa bàn duy trì tổng vệ sinh vào ngày 24 hàng tháng đạt hiệu quả cao, tuyên truyền vận động người dân phân loại rác ngay tại gia đình thành rác thải hữu cơ, vô cơ, rác thải xây dựng.... rác thải hữu cơ là nguồn nguyên liệu ủ làm phân bón vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp; góp phần giảm tải đáng kể lượng chất thải rắn sinh hoạt trong nhân dân.

- Đối với chất thải xây dựng:

Chất thải xây dựng (gạch, bê tông tháo dỡ, đá, vật liệu xây dựng khác). UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp với UBND các xã thường xuyên kiểm tra công tác quản lý xây dựng, yêu cầu các chủ rác thải phải cam kết xử lý, chôn lấp, tái chế sử dụng... không đổ rác thải xây dựng bừa bãi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, an toàn giao thông trên địa bàn.

- Chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại (CTNH):

Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, may mặc, cơ khí, sản xuất bao bì trên địa bàn các xã, thị trấn đều

ký kết hợp đồng thu gom và xử lý chất thải công nghiệp thông thường. Riêng chất thải nguy hại đối với các cơ sở có chất thải nguy hại phát sinh chủ cơ sở phải có nhà kho lưu giữ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại (CTNH) và dán mã CTNH theo quy định; hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý và nộp chứng từ CTNH về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý theo quy định. Đối với cơ sở phát sinh CTNH >600kg/năm đăng ký sổ CTNH theo quy định (có Trung tâm y tế huyện Kiến Xương).

Đối với khu vực ..., UBND huyện đã triển khai Đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện một số nhiệm vụ như: Tưới nước làm ẩm mặt đường, san gạt vật liệu rơi trên tuyến đường vận chuyển,...làm giảm đáng kể lượng bụi, khí thải phát sinh. Thành lập đơn vị dịch vụ môi trường tại ... xã (………..), từ tháng .../... các tổ vệ sinh môi trường đã đi vào hoạt động ổn định với tần suất quét dọn các tuyến đường giao thông 02 lần/ ngày, phun nước 03 lần/ ngày; san gạt 2 bên lề đường 02 lần/tháng.

- Chất thải y tế

Trên địa bàn huyện Kiến Xương có 01 bệnh viện đa khoa, 01 Trung tâm y tế huyện, 37 trạm y tế các xã, thị trấn và 04 cơ sở phòng khám tư nhân đã chấp hành tốt các quy định của pháp Luật về bảo vệ môi trường . Trung tâm y tế Bệnh viện đa khoa huyện đã chấp hành tốt các quy định của pháp Luật về bảo vệ môi trường, có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đề án bảo vệ môi trường chi tiết, thủ tục xác nhận hoàn thành các công trình về bảo vệ môi trường, thủ tục xác nhận đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo Quyết định 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, thủ tục cấp phép xả nước thải ra nguồn nước.

Trung tâm Y tế huyện Bệnh viện đa khoa huyện đã tổ chức ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải y tế với 37 Trạm y tế xã, thị trấn sau đó bàn giao cho Công ty Cổ phấn Công nghệ Môi truường An Sinh có địa chỉ tại thôn Phong Lâm xã Hoàng Diệu huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương là đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để xử lý. Bệnh viện cử 01 cán bộ theo dõi công tác bảo vệ môi trường, vận hành lò đốt rác thải y tế và trạm xử lý nước thải. Hàng năm thực hiện nghiêm túc chế độ quan trắc định kỳ, chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.

Đối với phòng khám ... cơ sở phòng khám răng hàm mặt tư nhân chủ yếu là khám bệnh phục vụ nhân dân trong vùng. Các cơ sở đều có giấy đăng ký kinh doanh và có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh của Giám đốc Sở Y tế cấp; cơ sở đã có thủ tục về môi trường theo quy định. Các cơ sở phòng khám bệnh tư nhân đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế với bệnh viện đa khoa của huyện. các đơn vị có chức năng để xử lý.

Chất thải y tế phát sinh từ Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế các xã và các cơ sở phòng khám tư nhân được thực hiện thu gom, lưu trữ, xử lý theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT và hướng dẫn của ngành Y tế. Toàn bộ chất thải y tế phát sinh trên địa bàn huyện đều được thu gom về bệnh viện để phân loại và xử lý bằng phương pháp đốt đảm bảo quy chuẩn môi trường hiện hành (QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế).

- Chất thải rắn nông nghiệp

Chất thải rắn từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu được bắt nguồn từ 3 lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như sau:

+ Chất thải rắn từ canh tác, thu hoạch mùa màng: Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là vỏ, thân, lá, gốc rễ các loại cây trồng sau vụ mùa thu hoạch, bao gồm rơm, rạ, vỏ trái cây; tỷ lệ rơm rạ chiếm 80-85%. Một số hộ nông dân thường sử dụng làm chất đốt, hầu hết rơm rạ được xử lý ngay tại đồng ruộng bằng phương pháp cầy lật đất, ngâm ủ nước, đốt rơm ngoài đồng cách xa khu dân cư và đường Quốc lộ. Như vậy chất thải rắn nông nghiệp được tái sử dụng gần như 100%, không phải chôn lấp tập trung.

+ Chất thải rắn từ chăn nuôi gia súc: Bao gồm phân gia súc, gia cầm. Chất thải chăn nuôi được các hộ gia đình thu gom và ủ phân vi sinh hoặc qua bể bioga... sử dụng mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học để bón ruộng, trồng hoa, cây cảnh.

+ Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng: UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện Thông tư số 05/2016/TTLT-BNNPTNT- BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản đ, Điều 3. Đến nay các xã đã đặt các bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng. UBND các xã đã xây dựng quy chế thu gom vận chuyển vỏ bao bì thuốc BVTV qua sử dụng về nơi tập kết, ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với đơn vị đủ chức năng xử lý.

- Kế hoạch thực hiện trong thời gian tới

+ Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; nhằm nâng cao ý thức cho các tổ chức, doanh nghiệp và công dân trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương.

+ Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, chủ cơ sở. Nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường.

+ Tổ chức các hoạt động cụ thể về bảo vệ môi trường, đặc biệt là duy trì tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn các xã.

+ Chỉ đạo các xã thực hiện nghiêm túc Công điện số 17/CĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Thái Bình về việc xử lý rác thải sinh hoạt Quyết định số .../.../QĐ-UBND ngày ... tháng ... năm ... quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ cụ thể hàng năm để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí số 7 về môi trường và an toàn thực phẩm.

+ Quy hoạch, xây dựng bãi xử lý rác tập trung cho toàn huyện.

b2) Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực-thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

* Tình hình chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường - Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện

Toàn huyện, có 300 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đóng trên địa bàn các xã. 100% cơ sở đã có thủ tục môi trường (Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản, Kế hoạch bảo vệ môi trường) theo quy định. Các hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm (hộ kinh doanh cá thể) trên địa bàn các xã nhưng không thuộc đối tượng phải có hồ sơ, thủ tục về môi trường thì các hộ đều phải ký cam kết không sử dụng chất cẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm; có bản cam kết về bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm với UBND các xã.

Các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đóng trên địa bàn các xã, thị trấn đều có các công trình bảo vệ môi trường, có các biện pháp quản lý, xử lý và giảm thiểu chất thải, nước thải; thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết trong hồ sơ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Việc thực hiện các thủ tục môi trường, quan trắc giám sát môi trường định kỳ chưa được các cơ sở sản xuất, công ty, doanh nghiệp quan tâm. Một số đối tượng phải quan trắc định kỳ, các thủ tục môi trường chưa gửi kết quả quan trắc về Phòng TNMT (để lưu và giám sát).

Về đăng ký chủ nguồn thải, chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình áp dụng với cơ sở phát sinh chất thải nguy hại trên 600 kg/năm, các cơ sở phát sinh thấp hơn phải có báo cáo định kỳ.

- Đối với các khu, cơ sở nuôi trồng thủy sản

Các khu nuôi trồng thủy sản tập trung các xã đều phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản, quy hoạch sử dụng đất đáp ứng các yêu cầu về bảo

vệ môi trường: Chất thải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật; phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản; bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản; không được sử dụng hóa chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.

Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định như: Không được sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản; bao bì đựng thuốc thú y, thủy sản, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi trồng thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định

Một phần của tài liệu báo cao huyen ntm dang tren cong thong tin dien tu (Trang 50 - 58)