II 36 xã nông thôn mớ
18 Quang Lịch 1.879 80 33 47 4,26 1,80 Đạt 19Quang Minh2.092656053,112,
2.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường
a) Về giáo dục và đào tạo
Tổng số trường học trong toàn huyện là 111 trường, trong đó Mầm non 37 trường, Tiểu học 37 trường, THCS 37 trường. Mầm non huy động được 11680 trẻ/405lớp (nhóm trẻ) ra lớp, tiểu học có 14951học sinh/479 lớp, THCS có 10431 học sinh/318 lớp (thời điểm cuối năm 2018).
Trong những năm qua, ngành giáo dục của huyện phát triển toàn diện, chất lượng giáo dục đạt được những kết quả tích cực, ổn định vững chắc và từng bước được nâng cao; hàng năm, tỷ lệ điểm bình quân 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của huyện luôn trong tốp đầu của tỉnh; cơ sở vật chất trang thiết bị trường học thường xuyên được đầu tư nâng cấp theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa. Công tác quản lý, chỉ đạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, cách đánh giá học sinh từng bước đi vào nề nếp; Trung tâm Giáo dục
nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện và Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn hoạt động có hiệu quả.
Các trường trong huyện có khuôn viên đủ diện tích theo quy định trường chuẩn Quốc gia; có đầy đủ phòng học, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập; phòng hành chính quản trị, phòng y tế cơ bản đủ điều kiện phục vụ công tác quản lý, điều hành... có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh, 100% các lớp học được trang bị bảng từ - bảng chống lóa, bàn ghế của giáo viên đủ và đều đạt chuẩn theo quy định.
Các trường có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học theo quy định, nhiều trường đã từng bước hiện đại hóa các phòng học, phòng học bộ môn: phòng học Ngoại ngữ, phòng học Tin học, phòng học Vật lý, phòng học Hóa học... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Các khu công trình công cộng; hệ thống lưới điện đảm bảo phục vụ hoạt động của nhà trường; các nhà trường đều được trang bị đầy đủ máy tính kết nối Internet tốc độ cao phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức các hoạt động dạy và học, có Website riêng và hoạt động thường xuyên; 100% các trường có nguồn nước sạch hợp vệ sinh, có hệ thống tiêu thoát nước, sân chơi, bãi tập, khu nhà vệ sinh riêng cho học sinh, cho giáo viên, riêng cho nam, nữ đảm bảo theo quy định; khu sân chơi, bãi tập có cây xanh, bóng mát đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn... đủ cho 100% học sinh được học 2 buổi/ngày.
Công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục luôn được quan tâm đạt kết quả tốt. Đến nay, nhiều quỹ khuyến học đã hoạt động hiệu quả, số vốn quỹ lớn, động viên kịp thời phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt" như: Quỹ khuyến học của các xã đã kịp thời động viên, tạo cơ hội cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được vững bước đến trường. Hội Khuyến học huyện cũng đã chỉ đạo Hội Khuyến học các xã, thị trấn làm tốt công tác xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ Khuyến học”, “Cộng đồng học tập”, trong năm 2018, đã tiến hành kiểm tra và công nhận 16/37 xã, thị trấn đạt các tiêu chí “Cộng đồng học tập”.
100% các đơn vị duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ em mầm non 5 tuổi; phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đạt mức độ 2; 37/37 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3; 37/37 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 3.
- Tỷ lệ Tốt nghiệp THCS hàng năm đạt tỷ lệ trên 99%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc trung học phông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề hàng năm đạt trên 95%.
Đánh giá: Đến nay, 36/36 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn tiêu chí số 12 trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới.
b) Về Y tế
Toàn huyện có 37 Trạm Y tế, trong đó từ năm 2011 đến hết tháng 12/2018 xây dựng mới 24 trạm y tế 2 tầng (mỗi trạm có 12÷17 phòng chức năng); nâng cấp 13 trạm y tế. Cán bộ các trạm y tế được điều động và tăng cường đảm bảo mỗi xã, thị trấn đều có ít nhất 01 bác sỹ làm công tác khám chữa bệnh, có các y sỹ, nữ hộ sinh đại học hoặc trung học, điều dưỡng, dược sỹ trung học hoặc lương y đa khoa theo quy định của Bộ Y tế. Các xã, thị trấn đều đã tích cực triển khai thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011÷2020, kết quả tính đến hết tháng 12/2018 đã có 36/36 xã được UBND tỉnh công nhận đạt Bộ tiêu chí QGVYTX giai đoạn đến năm 2020.
Công tác tuyên truyền cho người dân tham gia bảo hiểm y tế được trú trọng. Năm 2008 tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 65%; năm 2010 đạt 68%; năm 2011 đạt 70%. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy về việc chung sức xây dựng nông thôn mới, hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch phát triển tỷ lệ bao phủ BHYT mỗi năm tăng khoảng 3%. Hết năm 2017 tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 80% (đạt theo tiêu chí cũ). Năm 2018 thực hiện theo Quyết định số 1980 của thủ tướng Chính phủ, UBND huyện đã tuyên truyền vận động người dân tham gia BHYT để phấn đấu năm 2018 hoàn thành chỉ tiêu BHYT đạt trên 85%. Tính đến hết năm 2018 tỷ lệ BHYT đạt 86.%.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng năm 2008 đạt 19,0%; năm 2010 đạt 18,5%; năm 2011 là 17,5%. Hàng năm, UBND huyện đều đưa chỉ tiêu về giảm tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng là chỉ tiêu chính trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị của địa phương. Cùng với việc chỉ đạo triển khai Chương trình dinh dưỡng (Một trong những chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia), các ngành đoàn thể trong huyện phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tuyên truyền trực tiếp cho bà mẹ có thai và cho con bú, thay đổi nhận thức và hành vi, tạo các điều kiện tốt nhất cho sự phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Đến hết năm 2018, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng giảm xuống còn 11,2%, tỷ lệ SDD theo chiều cao (thể thấp còi) giảm còn 13,5%.
STT Đơn vị Năm đạt tiêu chí QGVYTX Tỷ lệ BHYT năm 2018(%) Tỷ lệ SDD thể thấp còi năm 2018(%) 1 Thanh Tân 2013 92,7 13,5
STT Đơn vị Năm đạt tiêu chí QGVYTX Tỷ lệ BHYT năm 2018(%) Tỷ lệ SDD thể thấp còi năm 2018(%) 2 An Bình 2015 89,5 13,3 3 An Bồi 2016 94,5 13,2 4 Bình Định 2014 90,1 13,6 5 Bình Minh 2013 92,2 13,2 6 Bình Nguyên 2013 87,3 13,1 7 Bình Thanh 2013 86,2 13,5 8 Đình Phùng 2013 93,5 13,6 9 Hồng Thái 2015 89,0 13,5 10 Hồng Tiến 2013 89,2 13,9 11 Hòa Bình 2013 93,4 13,2 12 Lê Lợi 2015 89,0 13,1 13 Minh Hưng 2014 91,2 13,6 14 Minh Tân 2016 95,8 13,7 15 Nam Bình 2017 86,5 13,6 16 Nam Cao 2013 86,5 13,5 17 Quang Bình 2015 88,1 13,8 18 Quang Hưng 2018 89,6 13,8 19 Quang Lịch 2013 89,7 13,5 20 Quang Minh 2014 88,1 13,7 21 Quang Trung 2016 95,7 13,5 22 Quốc Tuấn 2014 86,2 13,6 23 Quyết Tiến 2015 87,3 13,4 24 Thượng Hiền 2013 86,6 13,4 25 TT Thanh Nê 2013 92,3 13,2 26 Trà Giang 2018 87,0 13,9 27 Vũ An 2016 95,3 13,6 28 Vũ Bình 2014 93,6 13,8 29 Vũ Công 2016 89,5 13,6 30 Vũ Hòa 2014 88,4 13,5 31 Vũ Lễ 2016 95,2 13,6 32 Vũ Ninh 2015 97,2 13,5 33 Vũ Quý 2018 92,8 13,2 34 Vũ Sơn 2013 93,4 13,4
STT Đơn vị Năm đạt tiêu chí QGVYTX Tỷ lệ BHYT năm 2018(%) Tỷ lệ SDD thể thấp còi năm 2018(%) 35 Vũ Tây 2014 89,7 13,9 36 Vũ Thắng 2017 96,1 13,1 37 Vũ Trung 2013 95,0 13,5 TỔNG SỐ 90,9 13,5
Đánh giá: Đến nay, 36/36 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn tiêu chí số 15 trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới.
c) Về văn hoá
Quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Huyện ủy - UBND huyện tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường văn hóa nông thôn an toàn, lành mạnh, con người Kiến Xương văn hóa - văn minh, thân thiện, mến khách thông qua việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, nhân cách và nếp sống văn hóa mới cho các tầng lớp nhân dân và đội ngũ cán bộ công chức; quyết tâm đấu tranh chống các hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, thiếu trách nhiệm, chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 26/12/2013 về xây dựng và thực hiện NSVH trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay.Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể: toàn huyện có 320 cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; có 87 di tích đã được xếp hạng, trong đó 16 di tích cấp quốc gia và 71 di tích cấp tỉnh; tại các di tích, cơ sở tín ngưỡng đều lưu giữ truyền thống các hoạt động văn hóa - thể thao dân gian như hát ca trù, hát chèo, bơi thuyền chải, đấu vật… vào các Lễ hội truyền thống. Phát triển câu lạc bộ văn hóa thể thao các loại cơ sở góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể chất, sáng tạo và hưởng thụ văn học - nghệ thuật của quần chúng: Toàn huyện có 38 câu lạc bộ nghệ thuật dân gian, 23 câu lạc bộ khí công dưỡng sinh , 1câu lạc bộ hát chèo, 1câu lạc bộ ca nhạc trẻ, 38 câu lạc bộ thơ, 125 câu lạc bộ thể dục thể thao. 100% xã đều thành lập đội văn nghệ quần chúng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của huyện đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định công nhận danh hiệu khu dân cư vă hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới trên cơ sở quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch và UBND tỉnh, đảm bảo cụ thể hoá và vận dụng các nội dung tiêu chí phù hợp với mặt bằng chung về kinh tế - xã hội ở địa phương, gắn xây dựng làng văn hoá với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc như: Tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, dịch bệnh, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và giảm nghèo bền vững.
Phong trào thi đua xây dựng làng văn hóa gắn với nông thôn mới được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm hưởng ứng, chất lượng phong trào ngày càng cao. Năm 2010 toàn huyện có 98/237 thôn, khu phố = 41,3% thôn, khu phố đạt danh hiệu văn hóa.Đến nay, toàn huyện có 219/237 thôn, khu phố đạt danh hiệu văn hóa = 92,4%;, còn 18/237 thôn, khu phố đang trong giai đoạn phấn đấu xây dựng. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 86,9%, số xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới theo quy định là 23/36 xã đạt chuẩn văn hóa NTM = 63,8%.
Đánh giá: Đến nay, 36/36 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn tiêu chí số 16 trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới.
d) Về môi trường và an toàn thực phẩm
Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, đồng thời xác định tiêu chí số 17 (môi trường và an toàn thực phẩm) là tiêu chí cần nhiều nguồn lực và biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Các cấp, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tập trung cao triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn. Hoạt động mai táng phù hợp với quy hoạch và quy định của địa phương. Chất thải rắn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo đúng quy định. Hoạt động thu gom rác thải, làm vệ sinh môi trường nông thôn với sự tham gia của cộng đồng được tất cả các xã tổ chức tốt. Toàn huyện đã thành lập được 212 tổ thu gom rác thải, xây dựng được ... bể trung chuyển; có 197 thùng đựng rác composit tại các trụ sở xã và các trường học, cơ quan. Các khu xử lý rác thải được xử lý bằng công nghệ lò đốt và chôn lấp, bãi chôn lấp rác thải được xử lý bằng phân vi sinh đảm bảo hợp vệ sinh.
Năm 2010 tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh 90%, hộ gia đình có chuồng trại hợp vệ sinh 80 %. Đến năm 2018 số cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường là 100% (yêu cầu của tiêu chí 100%); số hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch là 100% (yêu cầu
của tiêu chí ≥90%); số hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường là 90% (yêu cầu của tiêu chí ≥80%); số hộ gia đình và cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh nuôi trồng thủy sản, làng nghề tuân thủ các quy định về đảm 100% (yêu cầu của tiêu chí 100%).
Năm 2010 toàn huyện có ...% đám tang thực hiện nếp sống văn hóa, có ...% đám tang tự nguyện dùng hình thức hỏa táng. Đến năm 2018 có ...% đám tang dùng hình thức hỏa táng (chỉ tiêu của UBND tỉnh Thái Bình đến năm 2020 tỷ lệ hỏa táng đạt ...%).
Đánh giá: Đến nay, 36/36 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới.