1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ ĐOÀN pdf

42 791 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 320,5 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ ĐOÀN Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/NQ/BTVTƯĐ ngày 10 tháng 2 năm 2003 củaBan Thường vụ Trung ương Đòan TNCS Hồ Chí Minh khóa VIII Căn cứ vào điều lệ Đòa

Trang 1

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ ĐOÀN (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/NQ/BTVTƯĐ ngày 10 tháng 2 năm 2003 của

Ban Thường vụ Trung ương Đòan TNCS Hồ Chí Minh khóa VIII)

Căn cứ vào điều lệ Đòan do Đại hội Đòan tòan quốc lần thứ VIII thông quan (ngày 12-2002), Ban Thường vụ Trung ương Đòan quy định và hướng dẫn thực hiện Điều lệĐòan như sau

8-Phần thứ nhất: Những vấn đề về Đoàn viên I- Xét kết nạp Đoàn viên trong một số trường hợp đặc biệt

1- Trường hợp thanh niên thực sự muốn vào Đòan, hăng hái tham gia kcác họat động doĐòan tổ chức, có tín nhiệm với thanh niên, nhưng có thân nhân bị giam giữ; cải tạo; xuấtcảnh hoặc ở lại nước ngòai bất hợp pháp; vi phạm pháp luật bị truy tố, trước khi kết nạpphải xin ý kiến cơ quan chức năng và cấp ủy Đảng cùng cấp

2- Trường hợp kết nạp đòan viên ở ngòai nước nơi chưa có tổ chức Đòan thì do cấp ủyĐảng cùng cấp xét và quyết định

3- Trường hợp thanh niên đang làm việc trong các doanh nghiệp ngòai quốc doanh,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai nơi chưa có tổ chức Đòan và tổ chức Đảng, hănghái tham gia các họat động do Đòan tổ chức ở nơi cư trú, có tín nhiệm với thanh niên và

có nguyện vọng vào Đòan thì do chi đòan nơi cư trú xét, đề nghị Ban Chấp hành Đòan

xã, phường, thị trấn ra quyết định chuẩn y kết nạp

II- Những trường hợp chưa kết nạp vào Đoàn

- Những thanh niên vi phạm pháp luật hoặc bị kỷ luật mà chưa được công nhận tiến bộ

- Những thanh niên mà lịch sử chính trị gia đình, bản thân chưa rõ ràng

III- Thủ tục kết nạp Đoàn viên

1- Thanh niên vào Đòan TNCS Hồ Chí Minh tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch củamình với Đòan

2- Được học Điều lệ Đòan và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đòan trước khi kếtnạp

3- Được một đòan viên hoặc một đảng viên cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới thiệu(với những nơi chưa có tổ chức Đòan)

- Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giớithiệu

- Đối với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chihội giới thiệu

Trang 2

4- Được hội nghị chi đòan xét kết nạp từng người với sự biểu quyết tán thành của qúanửa (1/2) số đòan viên có mặt tại hội nghị kvà được đòan cấp trên trực tiếp ra quyết địnhchuẩn y.

- Trường hợp đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, các đơn vị công tác phân tán không có điềukiện họp được tòan thể chi đòan, nếu được cấp trên đồng ý thì việc xét kết nạp có thể doBan Chấp hành chi đòan xét và Đòan cấp trên trực tiếp chuẩn y

IV- Quy trình công tác phát triển Đoàn viên

Bước 1: Tuyên truyền giới thiệu về Đòan cho thanh thiếu niên, thông qua các lọai hình tổchức và các phương thức họat động của Đòan, Hội, Đội

Bước 2: Xây dựng kế họach kết nạp đòan viên

- Lập danh sách thanh niên và đội viên trưởng thành

- Phân lọai, lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đòan viên

- Phân công đòan viên giúp đỡ, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết nạp

Bước 3: Bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào Đòan

- Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đòan và tổ chức các họat động của Đòan, Hội, Đội đểlựa chọn những thanh, thiếu niên có đủ tiêu chuẩn xét kết nạp (nơi có điều kiện có thể cấpgiấy chứng nhận đã học qua lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đòan cho thanh, thiếu niên).Bước 4: Tiến hành các thủ tục và tổ chức xét kết nạp đòan viên mới

- Hướng dẫn đối tượng tự khai lý lịch và viết đơn (theo mẫu Sổ đòan viên)

- Hội nghị chi đòan xét, quyết định và báo cáo lên Ban Chấp hành Đòan cấp trên hồ sơkết nạp đòan viên mới gồm: Sổ đòan viên, đề nghị kết nạp đòan viên của Ban Chấp hànhchi đòan, giấy đảm bảo thanh niên vào Đòan

- Ban Chấp hành đòan cấp trên ra quyết định chuẩn y kết nạp

- Chi đòan tổ chức lễ kết nạp đòan viên mới

- Hòan chỉnh hồ sơ để quản lý đòan viên, tiếp tục tạo điều kiện để đòan viên mới rènluyện, tiến bộ trưởng thành

V- Quyền của Đoàn viên trong việc ứng củ, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn

1- Quyền ứng cử

- Tất cả đòan viên đều có quyền ứng cử để bầu vào Ban Chấp hành các cấp của Đòan, dùđòan viên đó là đại biểu hay không là đại biểu của đại hội

- Đòan viên không phải là đại biểu của đại hội, ứng cử vào Ban Chấp hành từ cấp huyện

và tương đương trở lên phải gửi đến Ban Chấp hành cấp triệu tập đơn xin ứng cử, sơ yếu

lý lịch và nhận xét của Ban Chấp hành cơ sở Đòan nơi đòan viên sinh họat, chậm nhất 15ngày trước khi đại hội

Trang 3

- Tại đại hội đòan viên, mọi đòan viên đều có quyền ứng cử để bầu làm đại biểu đi dự đạihội Đòan cấp trên, (trường hợp đòan viên không có mặt tại đại hội có thể ứng cử bằngđơn) Đại biểu chính thức của đại hội đại biểu, hội nghị đại biểu có quyền ứng cử, đề cử

để bầu làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu hoặc hội nghị đại biểu Đòan cấp trên

- Ủy viên Ban Chấp hành các cấp có quyền ứng cử để bầu vào Ban Thường vụ, Ủy bankiểm tra; ủy viên Thường vụ có quyền ứng cử để bầu Bí thư, Phó Bí thư; ủy viên Ủy bankiểm tra có quyền ứng cử để bầu chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra

đề cử cán bộ đòan ngòai tuổi đòan viên thì phải là đại biểu chính thức của đại hội) hoặc

đề cử đại biểu chính thức của đại hội vào danh sách bầu đòan đại biểu di dự đại hội Đòancấp trên

- Các ủy viên Ban Chấp hành có quyền đề cử ủy viên Ban Chấp hành để bầu vào BanThường vụ, đề cử ủy viên Ban Thường vụ để bầu làm Bí thư, Phó Bí thư

- Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội có trách nhiệm báo cáo với đại hội về công tácchuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành khóa mới, được quyền giới thiệu danh sách để bầu vàoBan Chấp hành đòan khóa mới và đòan đại biểu dự đại hội đại biểu Đòan cấp trên

- Khi đề cử người vào danh sách bầu cử, người đề cử phải cung cấp hồ sơ của người được

đề cử cho đại hội, hội nghị

3- Quyền bầu cử

Đại biểu đủ tư cách có quyền bầu cử trong đại hội, hội nghị

VI- Việc kết nạp Đoàn viên danh dự

Ban Thường vụ Đòan cơ sở, Ban Thường vụ huyện Đòan và tương đương xét và ra quyếtđịnh kết nạp đòan viên danh dự đối với những đồng chí thực sự là tấm gương sáng chođòan viên, thanh thiếu niên noi theo, có tâm huyết và có nhiều đóng góp với Đòan, có uytín trong thanh thiếu niên và xã hội

VII- Việc xoá tên trong danh sách Đoàn viên

- Chi đoàn xem xét ra quyết định trong danh sách xóa tên đoàn viên và báo cáo lên Đoàncấp trên trực tiếp đối với các trường hợp sau:

+ Đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trongmột năm mà không có lý do chính đáng

Trang 4

+ Đoàn viên thiếu ý thức đối với sinh hoạt Đoàn, không đăng ký chương trình rèn luyệnđoàn viên, sau thời gian hướng dẫn và giúp đỡ của chi đoàn (chậm nhất không qúa 6tháng) mà chưa sửa chữa tiến bộ.

- Trường hợp đoàn viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa nhưng trongthời gian đó đoàn viên có báo cáo với Ban Chấp hành chi đoàn và sau mỗi đợt đi về vẫntham gia sinh hoạt, đóng đoàn phí và có những đóng góp cho hoạt động của chi đoàn, thìkhông coi là bỏ sinh hoạt và không xóa tên trong danh sách đoàn viên

VIII- Việc quản lý hồ sơ Đoàn viên, trao và quản lý thẻ Đoàn viên, thủ tục chuyễn sinh hoạt Đoàn

Mỗi đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đều có sổ đoàn viên, Huy hiệu Đoàn và được traoThẻ đoàn viên

1- Hồ sơ và quản lý công tác đoàn viên

- Hồ sơ đoàn viên gồm Sổ đoàn viên (theo mẫu do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn banhành), ngoài ra có Thẻ đoàn viên và những văn bản liên quan đến qúa trình học tập, côngtác, sinh hoạt của đoàn viên

- Ban Chấp hành chi đoàn phải có “Sổ chi đoàn” theo mẫu do Ban Thường vụ Trungương Đoàn ban hành

- Ban Chấp hành đoàn cơ sở có Sổ danh sách đoàn viên; Sổ theo dõ kết nạp đoàn viên,trao Thẻ đoàn viên; Sổ tiếp nhận và giới thiệu sinh hoạt Đoàn

- Hàng năm Ban Chấp hành chi đoàn có trách nhiệm ghi nhận xét ưu, khuyết điểm (gồm

cả khen thưởng và kỷ luật) và kết qủa phân loại đoàn viên vào sổ của từng đoàn viên

- Chi đoàn hàng tháng Đoàn cơ sở hàng qúy, Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương 6tháng, 1 năm có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình công tác tổ chức Đoàn của đơn vịmình cho Đoàn cấp trên trực tiếp

- Đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền của đoàn viên ở cơ sở quản lý hồ sơ đoàn viên,đồng thời có trách nhiệm tham gia những hoạt động ở địa bàn dân cư hoặc nơi cưtrú Đoàn viên là đảng viên tham gia sinh hoạt Đoàn phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ vàquyền của đoàn viên (trừ nhệim vụ đóng đoàn phí)

2- Sử dụng Huy hiệu Đoàn

- Cán bộ, đoàn viên đeo huy hiệu Đoàn vào các ngày lễ của Đoàn, lễ kết nạp đoàn viên vàcác sinh hoạt, hội họp của Đoàn

- Nơi có điều kiện, cấp bộ Đoàn quy định đeo huy hiệu Đoàn trong giờ hành chính hoặcthời gian làm việc

- Huy hiệu Đoàn được đeo phía ngực trái, cách bầu vai khoảng 5-10 cm

3- Trao Thẻ đoàn viên và quản lý Thẻ đoàn viên

a- Đối tượng trao Thẻ đoàn viên

Trang 5

- Thẻ đoàn viên trao cho đoàn viên đang sinh hoạt trong các cơ sở Đoàn, nếu có điều kiệnđoàn viên được trao Thẻ ngay khi kết nạp do Ban Thường vụ huyện Đoàn (tương đương)quyết định.

- Những trường hợp sau vẫn được trao Thẻ đoàn viên:

Đoàn viên bị kỷ luật đã được xét công nhận tiến bộ; đoàn viên bị đình chỉ công tác, sinhhoạt (không phải là hình thức kỷ luật) trong thời gian 3 tháng, nếu kết luận không viphạm đến mức kỷ luật

b- Quy định việc sử dụng Thẻ đoàn viên

- Thẻ đòan viên có gía trị chứng nhận tư cách người có Thẻ là đòan viên Đòan TNCS HồChí Minh

- Đòan viên được dùng Thẻ để biểu quyết trong hội nghị hoặc đại hội Đòan

- Khi đi lao động, học tập và công tác được xuất trình Thẻ với cơ sở Đòan nơi đến, đểđăng ký và tham gia sinh họat Đòan tạm thời

- Khi trưởng thành Đòan, đòan viên được giữ lại Thẻ để ghi nhận thời gian đã rèn luyệncống hiến và trưởng thành trong tổ chức Đòan

c- Quản lý Thẻ đòan viên

- Đòan viên được trao Thẻ có trách nhiệm sử dụng và quản lý Thẻ theo đúng quy định

- Đòan cơ sở quản lý số lượng và số hiệu Thẻ của đòan viên đơn vị mình

- Đòan cấp huyện (tương đương) quản lý số lượng và số hiệu Thẻ của từng cơ sở

Đòan cấp tỉnh (tương đương) theo dõi các đòan cấp huyện (tương đương) về số lượng và

số hiệu Thẻ

- Trung ương Đòan thống nhất phát hành Thẻ đòan viên và quản lý các Đòan cấp tỉnh(tương đương) về số lượng và số hiệu Thẻ

d- Thu hồi Thẻ đòan viên

- Những đòan viên sau khi được trao Thẻ bị thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đòan thì bịthu hồi lại Thẻ

- Những trường hợp dùng thẻ sai mục đích khi phát hiện thì phải thu hồi lại Thẻ

- Bí thư chi đòan hoặc Bí thư Đòan cơ sở có trách nhiệm thu hồi Thẻ nộp về Đòan cấptrên Số Thẻ thu hồi do Đòan cấp huyện (tương đương) quản lý

4- Nguyên tắc, thủ tục chuyển sinh họat Đòan

a- Cấp bộ Đòan được giới thiệu và tiếp nhận sinh họat Đòan

- Ban Chấp hành Đòan cơ sở, Ban Chấp hành chi đòan cơ sở (riêng đối với các trường đạihọc, cao đẳng là Ban Chấp hành Đòan trường)

- Ban Chấp hành Đòan cơ sở trung đòan và tương đương trong các lực lượng vũ trang.b- Nguyên tắc, thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh họat Đòan

Nguyên tắc:

Trang 6

- Đòan viên khi thay đổi đơn vị công tác, học tập phải chuyển sinh họat Đòan (kể cả đòanviên là đảng viên) Việc chuyển sinh họat Đòan đều phải qua cấp bộ Đòan có thẩm quyềngiới thiệu và tiếp nhận.

- Hồ sơ giới thiệu và tiếp nhận sinh họat Đòan là “Sổ đòan viên”, trong đó có nhận xétcủa Ban Chấp hành chi đòan và xác nhận của Ban Chấp hành Đòan cơ sở nơi đòan viêntham gia sinh họat, ngòai ra có Thẻ đòan viên và những văn bản liên quan đến qúa trìnhhọc tập, công tác, sinh họat của đòan viên

Thủ tục chuyển sinh họat Đòan:

- Đòan viên chuyển từ chi đòan này sang chi đòan khác trong cùng một đòan cơ sở: BanChấp hành chi đòan giới thiệu lên Ban Chấp hành đòan cơ sở, Ban Chấp hành Đòan cơ sởgiới thiệu đòan viên về sinh họat tại chi đòan mới

- Đòan viên chuyển từ chi đòan thuộc Đòan cơ sở này sang chi đòan thuộc Đòan cơ sởkhác: Ban Chấp hành chi đòan giới thiệu lên Ban Chấp hành Đòan cơ sở, Ban Chấp hànhĐòan cơ sở giới thiệu đến Ban Chấp hành Đòan cơ sở mới, Ban Chấp hành Đòan cơ sởmới giới thiệu về chi đòan nơi đòan viên đến học tập, công tác

- Những chi đòan trực thuộc Đòan cấp huyện và tương đương (không phải là chi đòan cơsở) khi chuyển sinh họat cho đòan viên thì Đòan cấp huyện (tương đương) làm thủ tụcchuyển sinh họat Đòan

- Đòan viên gia nhập các lực lượng vũ trang: Ban Chấp hành chi đòan giới thiệu lên BanChấp hành Đòan cơ sở, Ban Chấp hành Đòan cơ sở giới thiệu đến tổ chức Đòan thuộcđơn vị lực lượng vũ trang nơi đòan viên nhập ngũ

- Đòan viên từ các lực lượng vũ trang chuyển ra: Ban Chấp hành chi đòan, liên chi đòangiới thiệu lên Ban Chấp hành Đòan cơ sở trung đòan (hoặc tương đương), Ban Chấp hànhĐòan cơ sở trung đòan (hoặc tương đương) giới thiệu đến Ban Chấp hành Đòan cơ sởmới, Ban Chấp hành Đòan cơ sở mới giới thiệu về chi đòan nơi đòan viên đến học tập,công tác, hoặc cư trú

- Chuyển sinh họat Đòan ra nước ngòai và từ nước ngòai về nước

+ Đối với đòan viên ra nước ngòai từ 3 tháng trở lên: Ban Chấp hành chi đòan nơi đòanviên đòan viên đang sinh họat giới thiệu lên Ban Chấp hành Đòan cơ sở, Ban Chấp hànhĐòan cơ sở giới thiệu với Ban cán sự Đòan hoặc cấp ủy nước đến (ở những nơi chưa cóBan cán sự Đòan theo chương trình phối hợp số 05/1998-CTLT ngày 3 tháng 11 năm

1998 giữa Trung ương Đòan TNCS Hồ Chí Minh và Ban cán sự Đảng ngòai nước) Bancán sự Đòan hoặc cấp ủy nước đến giới thiệu về tổ chức cơ sở Đòan nơi đòan viên họctập, lao động, công tác Nếu tại địa bàn chưa có tổ chức Đòan thì cấp ủy nước đến giớithiệu và phân công chi bộ Đảng tại cơ sở phụ trách, quản lý và giáo dục đòan viên trongthời gian ở nước ngòai Tại những nơi chưa có tổ chức Đòan hoặc chi bộ Đảng, đòan viên

Trang 7

có trách nhiệm liên hệ thường xuyên và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Đòanhoặc cấp ủy (trong trường hợp chưa có Ban cán sự Đòan)

+ Đối với đòan viên chuyển từ nước ngòai về nước: Ban Chấp hành Đòan cơ sở hoặchoặc chi bộ Đảng nơi đòan viên đang sinh họat giới thiệu lên Ban cán sự Đòan hoặc cấp

ủy (trong trường hợp chưa có Ban cán sự Đòan) để cấp giấy giới thiệu với Ban Chấphành Đòan cơ sở trong nước, Ban Chấp hành Đòan cơ sở giới thiệu về chi đòan nơi đòanviên đến nhận công tác hoặc cư trú

- Một số trường hợp giới thiệu và tiếp nhận sinh họat Đòan khác:

+ Trường hợp đòan viên là bộ đội xuất ngũ, chuyển ngành, là học sinh, sinh viên đã tốtnghiệp các trường đang trong thời gian chờ chuyển sang lĩnh vực công tác, học tập, laođộng mới mà thời gian chờ đợi từ 3 tháng trở lên thì chuyển sinh họat về tổ chức Đòannơi đòan viên cư trú

+ Trường hợp chuyển sinh họat Đòan tạm thời: đòan viên thường xuyên đi học tập, laođộng, công tác ở xa nhưng thời gian không ổn định; đòan viên là học sinh, sinh viên đangtrong thời gian nghỉ hè, đi thực tập, thực tế; đòan viên có công việc phải thay đổi nơi ở vànơi công tác với thời gian dưới 3 tháng thì chuyển sinh họat Đòan tạm thời đến cơ sởĐòan nơi công tác, học tập và nơi cư trú mới Đòan cấp huyện (tương đương) có tráchnhiệm hướng dẫn và theo dõi việc chuyển sinh họat Đòan tạm thời của các cơ sở Đòan.Chuyển sinh họat Đòan tạm thời bằng Thẻ đòan viên hoặc giấy chuyển sinh họat Đòantạm thời theo mẫu do Trung ương Đòan quy định thống nhất (không phải nộp sổ đòanviên)

Trong thời gian sinh họat tạm thời, đòan viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quyđịnh tại điều 2, điều 3 của Điều lệ Đòan TNCS Hồ Chí Minh trừ quyền ứng cử, đề cử vàbầu cử cơ quan lãnh đạo của Đòan nơi đang sinh họat tạm thời

Đòan viên nộp đòan phí tại cơ sở sinh họat tạm thời, nếu vi phạm kỷ luật thì Ban Chấphành cơ sở Đòan nơi đó xét và quyết định và thông báo với cơ sở Đòan nơi quản lý hồ sơđòan viên

+ Trường hợp do thất lạc hồ sơ đòan viên thì thủ tục chuyể sinh họat phải có bản tườngtrình và xác nhận của cơ sở Đòan nơi chuyển đi, được làm lại hồ sơ tại nơi chuyển đến.Trường hợp còn Thẻ đòan viên, hoặc những văn bản xác nhận là đòan viên, thì làm lại sổđoàn viên tại nơi chuyển đến

+ Đòan viên đến những nơi chưa có tổ chức Đòan vẫn phải làm thủ tục chuyển sinh họatĐòan như đã quy định Khi đến nơi mới, xuất trình hồ sơ và báo cáo với tổ chức Đảng,khi chuyển công tác đi nơi khác đề nghị tổ chức Đảng nhận xét ưu, khuyết điểm và giớithiệu về Ban Chấp hành Đòan cơ sở nơi tiếp nhận đòan viên Trường hợp nơi đòan viên

Trang 8

lao động, học tập, công tác không có tổ chức Đảng, Đòan thì đòan viên đó phải sinh họat

ở địa bàn dân cư thì phải chuyển sinh họat Đòan (hồ sơ đòan viên) về nơi đó trước khiđược bầu

Phần thứ hai: Những vấn đề tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

I- Nguyên tắc bầu cử

1- Về việc bỏ phiếu kín

Việc bầu cử các ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, đạibiểu đi dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu Đòan cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết); bầu bổsung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư; bầu Ủy ban kiểm tra, Chủnhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra được tiến hành bằng bỏ phiếu kín

2- Về hội nghị Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban kiểm tra

và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra

a- Tại hội nghị lần thứ của Ban Chấp hành (sau đại hội Đòan)

Bí thư hoặc Phó Bí thư Đòan khóa cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất củaBan Chấp hành khóa mới và chủ trì để bầu Chủ tọa của hội nghị

b- Ban Chấp hành có quyền quyết định số lượng ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư (các

Bí thư đối với Trung ương Đòan), ủy viên Ủy ban kiểm tra, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểmtra Số lượng ủy viên Ban Thường vụ không qúa một phần ba (1/3) số lượng ủy viên BanChấp hành Số lượng ủy viên Ủy ban kiểm tra không nhiều hơn số lượng ủy viên BanThường vụ

c- Việc tiến hành bầu Ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (trong số ủy viên

Ủy ban kiểm tra) tại phiên họp lần thứ nhất hoặc lần thứ hai do Ban Chấp hành cùng cấpquyết định

d- Chức danh Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra do Ủy ban kiểm tra bầu trong số ủy viên

Ủy ban kiểm tra

3- Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội chi đòan và Đòan cơ sở

Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội áp dụng với những chi đòan, Đòan cơ sở được xếplọai chất lượng đạt từ khá trở lên (nếu được đại hội đồng ý) Tiến hành bầu theo mộttrong các cách sau đây:

- Đại hội bầu Ban Chấp hành, sau đó bầu Bí thư trong số các ủy viên Ban Chấp hành

- Đại hội bầu Bí thư sau đó bầu số ủy viên Ban Chấp hành còn lại

- Phó Bí thư, các ủy viên Ban Thường vụ (nếu có) do Ban Chấp hành bầu

- Trường hợp chi đòan có từ 3 đến 8 đòan viên thì tiến hành bầu trực tiếp Bí thư tại đạihội

4- Phiếu bầu: Là phiếu bầu do Ban tổ chức đại hội hoặc hội nghị phát hành Phiếu bầuđược in sẵn hoặc viết tay danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theovần chữ cái A, B, C… Nếu danh sách bầu cử nhiều, dễ nhầm lẫn trong khi bầu, có thể in

Trang 9

hoặc viết danh sách theo từng khu vực hoặc đối tượng (theo vần chữ cái trong từng khuvực hoặc đối tượng đó).

Phiếu bầu không hợp lệ là phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyếtđịnh; phiếu không bầu ai (phiếu trắng) phiếu xóa giữa hai dòng chữ ghi họ tên ngườitrong phiếu không rõ bầu ai, để ai; phiếu viết tên người ngòai danh sách bầu cử đã đượcđại hội thông qua; phiếu có ký hiệu riêng, phiếu ký tên người bầu; phiếu không có dấucủa Ban Châp hành cấp triệu tập đại hội, hội nghị (trừ đại hội chi đoàn, liên chi đoàn).Trường hợp số lượng định bầu là một người và danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị

đã thông qua chỉ là 1 người thì phiếu gạch tên (phiếu không bầu người trong danh sáchbầu cử) vẫn là phiếu hợp lệ

Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ.5- Điều kiện trúng cử: Người được bầu trúng cử khi có quá nửa (1/2) số phiếu bầu đồng ý(số phiếu bầu là số phiếu thu về cả hợp lệ hay không hợp lệ)

6- Những nguyên tắc khác: Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết địnhbầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định

Nếu đại hội, hội nghị tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định bầu thì khôngtiến hành bầu tiếp nữa Nếu là bầu các chức danh chủ chốt của Đòan thì báo cáo với cấp

ủy và Đòan cấp trên trực tiếp quyết định, nếu là bầu đại biểu đi dự đại hội Đòan cấp trênthì báo cáo để Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định

Nếu số người được quá nửa số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu, thì chỉ lấy đủ sốlượng và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống

Trường hợp số cuối cùng của số lượng định bầu có hai người trở lên có số phiếu bằngnhau và đều quá nửa số phiếu bầu, thì phải tổ chức bầu lại trong số những người đó đểchọn lấy người cao phiếu hơn

Bầu đại biểu dự đại hội đại biểu cấp trên cần thiết phải bầu đại biểu dự khuyết Số lượngđại biểu dự khuyết do đại hội quyết định

Không được lấy những người không được quá nửa số phiếu bầu trong danh sách bầu đạibiểu chính thức làm đại biểu dự khuyết

II- Việc tổ chức đại hội Đoàn các cấp

1- Về đại biểu đại hội:

a- Số lượng đại biểu:

Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội cần xem xét để quyết định số lượng đại biểu trên cơ

sở hướng dẫn của Đòan cấp trên

Việc phân bổ số lượng đại biểu căn cứ chủ yếu vào ba yếu tố sau đây:

+ Số lượng đòan viên

+ Số lượng tổ chức trực thuộc cấp đó

+ Tính đặc thù và những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Trang 10

- Đại biểu chỉ định: chỉ định những trường hợp thật cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩnđại biểu Không chỉ định những người đã bầu cử ở đại hội cấp dưới không trúng cử làmđại biểu của đại hội Đại biểu được chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu đại hội.Đại biểu chỉ định là thành viên của các đòan đại biểu nơi đại biểu đó công tác.

- Khi đại biểu chính thức không đến đại hội được thì đại biểu dự khuyết thay (trừ đại biểuđương nhiên), việc lấy đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp

Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết thì Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội

sẽ xem xét, quyết định, chỉ định bổ sung theo đề nghị của Ban thường vụ Đòan cấp dưới.2- Về xây dựng Ban chấp hành mới:

a- Xây dựng Ban chấp hành bảo đảm 5 yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo tiêu chuẩn do Trung ương Đòan quy định

- Đảm bảo hòan thành nhiệm vụ

- Đảm bảo tính thiết thực

- Đảm bảo tính kế thừa

- Đảm bảo độ tuổi bình quân và trẻ hóa cán bộ

b- Cơ cấu Ban Chấp hành: Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, chủ chốt các cấp, đòan viêntiêu biểu có đủ điều kiện và khả năng quy họach Coi trọng số cán bộ trưởng thành từphong trào thanh niên, tỷ lệ cán bộ nữ, dân tộc, cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội,trẻ … Trong dự kiến cơ cấu Ban chấp hành cần dự kiến cả nhiệm vụ sẽ được phân côngsau đại hội

c- Số lượng ủy viên Ban chấp hành mới:

- Chi đòan:

+ Có từ 3 đến 8 đòan viên: Bầu Bí thư, nếu cần thiết thì có thể bầu một Phó Bí thư.+ Có 9 đòan viên trở lên: Bầu Ban chấp hành có từ 3 – 5 ủy viên, trong đó có Bí thư vàPhó Bí thư

- Đòan cơ sở: Bầu Ban chấp hành có từ 5 – 15 ủy viên Nếu Ban chấp hành có dưới 9 ủyviên thì có Bí thư và một Phó Bí thư; có từ 9 ủy viên trở lên thì bầu Ban thường vụ gồm

Bí thư, Phó bí thư và các ủy viên thường vụ (trường hợp cần thiết Ban chấp hành có thểquyết định bầu 2 Phó bí thư sau khi xin ý kiến, được sự đồng ý của cấp ủy Đảng và Đòancấp trên trực tiếp)

- Đòan cấp huyện và tươn g đương: Được bầu từ 15 đến 33 ủy viên Ban chấp hành, Banthường vụ được bầu từ 5 đến 11 ủy viên Trong Ban thường vụ có Bí thư và 1- 2 Phó Bíthư (trường hợp đặc biệt có thể nhiều hơn do Ban chấp hành quyết định sau khi xin ýkiến, được sự đồng ý của cấp ủy Đảng và Đòan cấp trên trực tiếp)

- Đòan cấp tỉnh và tương đương: Được bầu từ 21 đến 41 ủy viên Ban chấp hành, Banthường vụ được bầu từ 7 đến 13 ủy viên Trong Ban thường vụ có Bí thư và 1- 3 Phó Bíthư

Riêng Thành đòan Hà Nội, Thành đòan Thành phố Hồ Chí Minh được phép bầu tối đa là

51 ủy viên Ban chấp hành, 17 ủy viên Ban thường vụ, từ 2 đến 4 Phó Bí thư

III- Về hội nghị đại biểu:

1- Số lượng đại biểu:

Không nhiều hơn số lượng đại biểu của đại hội nhiệm kỳ

Việc phân bổ số lượng đại biểu của hội nghị đại biểu như căn cứ phân bổ số lượng đạibiểu đại hội Đòan

2- Thành phần đại biểu của hội nghị đại biểu:

Trang 11

- Ủy viên Ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả

kỷ luật Đảng, chính quyền, đòan thể)

- Các đại biểu do Ban chấp hành cấp dưới cử lên gồm:

+ Cán bộ chủ chốt của Ban chấp hành cấp dưới

+ Một số cán bộ Đòan chuyên trách, không chuyên trách

+ Đòan viên tiêu biểu

Danh sách đại biểu dự hội nghị đại biểu cấp trên do Ban chấp hành cấp dưới thảo luận,thống nhất đề nghị; Ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định chuẩn y và triệu tập.3- Hội nghị đại biểu có quyền:

- Thảo luận thực hiện nghị quyết của Đại hội Đòan Thảo luận, quyết định nội dung,chương trình công tác của Đòan

- Bầu bổ sung ủy viên Ban chấp hành

IV Việc cho rút tên , xoá tên, thôi giữ chức vụ và việc bổ sung uỷ viên BCH, BTV, Phó Bí thư, Bí thư BCH các cấp

Việc này áp dụng cả đối với ủy viên Ủy ban kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra cáccấp tương ứng

1- Việc cho rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ:

Do hội nghị Ban chấp hành thảo luận, xem xét quyết định và báo cáo bằng văn bản lênĐòan cấp trên trực tiếp Trong trường hợp cần thiết có thể do Ban thường vụ thảo luận,xét quyết định và báo cáo bằng văn bản lên Đòan cấp trên nhưng sau đó Ban thường vụ

có trách nhiệm báo cáo với Ban chấp hành trong phiên họp gần nhất

Đối với các chức danh Bí thư và Phó Bí thư Đòan các cấp trước khi cho rút tên khỏi danhsách Ban chấp hành phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp ủy Đảng và Đòan cấp trêntrực tiếp

Nếu rút tên hoặc xóa tên trong Ban chấp hành thì không còn là ủy viên thường vụ vàkhông còn giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư (nếu có) Nếu rút tên hoặc thôi giữ trách nhiệm

ủy viên Ban thường vụ thì vẫn còn là ủy viên Ban chấp hành

Nếu chỉ thôi giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư thì vẫn còn là ủy viên Ban thường vụ

Bổ sung ủy viên Ban chấp hành quá phạm vi hai phần ba (2/3) số ủy viên Ban chấp hành

do đại hội quyết định, thì phải tổ chức hội nghị đại biểu để bầu cử

b- Bổ sung ủy viên Ban thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư:

- Người bổ sung vào Ban thường vụ phải là ủy viên Ban chấp hành Người bổ sung làm

Bí thư, Phó Bí thư phải là ủy viên Ban thường vụ và được hội nghị Ban chấp hành bầu.Sau đó gửi biên bản bầu cử, công văn đề nghị, sơ yếu lý lịch của người được bầu lênĐòan cấp trên, Đòan cấp trên xét quyết định công nhận

Trang 12

- Trường hợp bổ sung người vào Ban thường vụ, làm Phó Bí thư, Bí thư mà chưa phải là

ủy viên Ban chấp hành của cấp đó, thì có 2 cách:

+ Cách thứ nhất: Ban chấp hành họp bầu bổ sung vào Ban chấp hành sau đó bầu làm ủyviên Ban thường vụ, bầu làm Bí thư, Phó Bí thư (trong cùng một cuộc họp, người vừađược bầu bổ sung vào Ban chấp hành chưa có quyền bầu cử tại cuộc họp đó) Sau đó làmcông văn báo cáo lên đòan cấp trên xét quyết định công nhận

+ Cách thứ hai: Trường hợp đặc biệt do phải sớm ổn định tổ chức bộ máy thì Ban chấphành họp thống nhất đề nghị, có ý kiến đồng ý của cấp ủy cùng cấp và Đòan cấp trên thìĐòan cấp trên chỉ định vào Ban chấp hành và giữ chức danh đề nghị (không nhất thiếttiến hành bầu bằng cách bỏ phiếu kín)

c- Trường hợp thật cần thiết, Đòan cấp trên trực tiếp có quyền: chỉ định tăng thêm sốlượng ủy viên Ban Chấp hànhcấp dưới (nhưng đảm bảo số lượng ủy viên Ban Chấp hànhcấp đó phải theo quy định của Ban Thường vụ Trunng ương Đòan và không vượt qúa10% so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được đại hội quyết định); điều động, chỉđịnh chức danh một hoặc một số ủy viên Ban Chấp hành cấp dưới (kể cả ủy viên BanThường vụ, Bí thư, Phó Bí thư) theo đề nghị của Đòan cấp dưới, sau khi đã trao đổi thốngnhất với cấp ủy Đảng cùng cấp

V- Về hội nghị thường kỳ của BCH chi Đoàn và Đoàn cơ sở những nơi đặc thù

- Chi đòan, Đòan cơ sở những vùng sâu, vùng xa, miền núi có địa hình hiểm trở hoặc ởcác đơn vị sản xuất kinh doanh có tính đặc thù, đòan viên phân tán (được Đòan cấp trêntrực tiếp xét chứng nhận), nếu không thể tiến hành họp 1 tháng 1 lần thì hội nghị thường

kỳ của Ban Chấp hành chi đòan và Đòan cơ sở 3 tháng họp 1 lần

VI- Về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên trách cấp tỉnh và cấphuyện

A- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1 Về nhiệm vụ, quyền hạn

- Nghiên cứu, tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đòan về cácchủ trương, nghị quyết, chương trình, kế họach công tác của Đòan và phong trào thanhthiếu nhi ở địa phương

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị kế họachcông tác, các chương trình, dự án của Đòan ở các tổ chức Đòan, Hội, Đội ở địa phương

- Tổng hợp, thông tin về tình hình họat động của Đòan và phong trào thanh thiếu nhi ởđịa phương phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụtỉnh, thành Đòan

- Tập hợp, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đòan các chủ trương,biện pháp nhằm thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và có kiến nghị vớicấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành có liên quan về chủ trương, chế độ chính sách đốivới thanh, thiếu nhi và tổ chức Đòan, Hội, Đội

- Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đòan phối hợp với các cơ quan hữuquan tổ chức thực hiện các chủ trương công tác, chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nướcđối với thanh thiếu nhi và công tác thanh, thiếu nhi

- Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộĐoàn, Hội, Đội và công tác đối ngoại của Đoàn Tổ chức và quản lý các doanh nghiệp,các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh, thành Đoàn

Trang 13

- Xây dựng, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo điều kiện hoạt động của Ban Chấphành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đòan; quản lý công tác tổ chức cán bộ, biên chế và laođộng, ngân sách, tài sản và công tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo quy định chungcủa các cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan và của Trung ương Đoàn.

- Được sử dụng con dấu, mở tài khoản theo quy định và thực hiện những quyền hạn của

cơ quan cấp tỉnh, thành phố

2 Về bộ máy:

Bộ máy cơ quan chuyên trách Đoàn ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổchức gồm các Ban, đơn vị sau đây:

1 Ban Tư tưởng văn hóa

2 Ban Tổ chức - Kiểm tra

3 Ban Thanh niên Nông thôn, Công nhân Viên chức và Đô thị

4 Ban Thanh, thiếu nhi trường học (thường trực Hội đồng Đội, thường trực Hội Sinhviên đối với các tỉnh, thành có Hội Sinh viên)

5 Ban Mặt trận thanh niên (thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên)

6 Văn phòng

7 Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc (nếu có)

Ngoài những đơn vị trên đây, ở những địa phương mà tỉnh, thành Đoàn thấy có yêu cầucần lập thêm bộ phận công tác chuyên trách khác thì phải báo cáo, được sự đồng ý củacấp ủy Đảng cùng cấp và Ban Bí Thư Trung ương Đoàn

B- Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành

1 Về nhiệm vụ và quyền hạn:

- Cơ quan chuyên trách của Đoàn ở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cónhiệm vụ tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện, quận, thị xã, thành phốcác nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi

ở địa phương

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các mặt công tác, các nghị quyết,chỉ thị, kế hoạch, chương trình, dự án của Đoàn ở các cơ sở Đoàn, Hội, Đội tại địaphương

- Tham mưu với cấp ủy, thực hiện mối quan hệ với các cơ quan hữu quan để tiến hànhcông tác thanh, thiếu nhi và những vấn đề liên quan đến thanh, thiếu nhi

- Quản lý tổ chức tốt bộ máy, cán bộ, tài chính, tài sản cơ quan chuyên trách Đoàn cấphuyện

- Được sử dụng con dấu theo quy định và được thực hiện những quyền hạn của cơ quancấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

2- Về bộ máy:

- Cơ quan chuyên trách của Đoàn ở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có

Bí thư, các Phó Bí thư và một số cán bộ chuyên trách để phụ trách các mặt công tác củaĐoàn, Hội, Đội

VII- Về việc công nhận tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện

1- Điều kiện để xét và công nhận tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện:

- Đơn vị có từ 500 đoàn viên trở lên và những đơn vị chưa có đủ 500 đoàn viên song cóđông thanh niên, có khả năng phát triển thêm đoàn viên trong một năm hoặc khi bàn giao,tiếp nhận các cơ sở Đoàn sẽ có đủ số lượng đoàn viên theo quy định

Trang 14

- Đơn vị có cấp bộ Đoàn được công nhận tương đương cấp huyện là đơn vị có nhiệm vụchính trị quan trọng, có mối liên hệ với nhiều ngành, nhiều đơn vị trong công tác và sinhhoạt hoặc hoạt động ở nhiều lĩnh vực, địa bàn, tính chất công việc độc lập.

- Có cán bộ đoàn chuyên trách (đối với trường hợp tương đương cấp huyện nhưng trựcthuộc huyện, quận Đoàn thì có thể là cán bộ kiêm nhiệm)

- Có văn phòng Đoàn và có nguồn kinh phí hoạt động ổ định

- Được cấp ủy, chính quyền cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp xác nhận và đề nghịcông nhận là tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện

2- Quyền hạn của tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện:

Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện có 2 loại:

Loại thứ nhất: Trực thuộc tỉnh, thành Đoàn và tương đương, có đầy đủ nhiệm vụ, quyềnhạn như Đoàn cấp huyện, con dấu như cấp huyện

Loại thứ hai: Trực thuộc huyện, quận Đoàn nhưng được giao một số nhiệm vụ, quyền hạntương đương cấp huyện, con dấu theo quy cách của con dấu Đoàn cơ sở Các quyền hạn

đó là:

- Được ra quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn cấpdưới trong phạm vi quản lý như cấp huyện

- Được trích tỷ lệ đoàn phí để lại cơ sở như quy định đối với cấp huyện

3- Quyền hạn đối với cấp bộ Đoàn được xem xét quyết định tổ chức Đoàn cơ sở tươngđương cấp huyện

- Căn cứ đề nghị của huyện Đoàn (và tương đương) căn cứ các điều kiện đã quy định (ởphần trên) Ban Thường vụ tỉnh Đoàn (và tương đương) xét ra quyết định công nhận tổchức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện và báo cáo về Trung ương Đoàn

- Tổ chức bộ máy và biên chế của tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện do Đoàn cấptrên và cấp ủy cùng cấp quyết định

- Nếu các Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện có sự thay đổi không còn đủ các điều kiệnquy định thì Ban Thường vụ tỉnh Đoàn (và tương đương) xem xét, quyết định lại cho phùhợp và báo cáo về Trung ương Đoàn

VIII- Chuyển giao và tiếp nhận tổ chức Đoàn:

Trang 15

- Chuyển giao huyện Đoàn (tương đương) từ tỉnh này đến tỉnh khác do Ban Thường vụhai tỉnh (tương đương) bàn giao và tiếp nhận.

- Quyết định của cấp bộ Đoàn có trách nhiệm tiếp nhận

4- Nội dung bàn giao và tiếp nhận:

- Tình hình tư tưởng của cán bộ, đoàn viên, thanh niên

- Công tác tổ chức, cán bộ

- Những nhiệm vụ công tác đang tiến hành cần tiếp tục giải quyết

- Các loại văn bản, sổ sách đoàn vụ và tài chính, tài sản (nếu có)

Phần thứ ba: Những vấn đề tổ chức cơ sở Đoàn I- Về điều kiện thành lập chi đoàn cơ sở

- Những chi đoàn có tính chất đặc thù về nhiệm vụ chính trị, về địa giới hành chính hoặcđối tượng, có từ 9 đoàn viên trở lên, được sự thống nhất của cấp ủy Đảng cùng cấp thìthành lập chi đoàn cơ sở và do Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh hoặc tương đương quyết định

- Chi đoàn cơ sở được sử dụng con dấu theo quy định và có nhiệm vụ, quyền hạn tươngđương Đoàn cơ sở

II- Tổ chức Đoàn trong cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghid65p có vốn đầu tư nước ngoài

- Trường hợp đơn vị chủ quản cấp trên của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có tổ chức Đoàn thì chi đoàn, Đoàn cơ sở sẽ trựcthuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn Nếu đơn vị chủ quản cấp trên có tổ chức Đoàn khối, Đoànngành thì chi đoàn, Đoàn cơ sở sẽ trực thuộc Đoàn khối, Đoàn ngành

- Trường hợp có từ 3 đoàn viên trở lên đang làm việc trong cùng doanh nghiệp ngoàiquốc doanh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nơi chưa có tổ chức Đoàn songcác đoàn viên này hiện đang cư trú trên cùng một địa bàn thì Đoàn cơ sở nơi cư trú hoặcĐoàn cấp huyện có thể ra quyết định thành lập chi đoàn Những đoàn viên này có tráchnhiệm làm nòng cốt chính trị để tiến tới thành lập tổ chức cơ sở Đoàn trong doanh nghiệpngoài quốc doanh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nơi đang làm việc

- Quy trình thành lập tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo Hướng dẫn số 03/HD/TƯĐTN ngày 25-5-1998 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn khóa VII

III- Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của liên chi Đoàn

Liên chi đoàn được thành lập chủ yếu ở khu vực trường học và lực lượng vũ trang Liênchi đoàn có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Trang 16

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các chi đoàn trong việc thực hiện nghị quyết, chươngtrình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành Đoàn cấp trên.

- Xét và đề xuất với Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp những đề nghị của về côngtác tổ chức, khen thưởng, kỷ luật đoàn viên và cán bộ Đoàn

- Nhiện kỳ của liên chi đoàn theo nhiệm kỳ của Đoàn cấpn trên trực tiếp

- Số lượng ủy viên Ban Chấp hành liên chi đoàn từ 3 – 11 ủy viên và không nhiểu hơn sốlượng ủy viên Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp

- Đoàn cấp trên trích tỷ lệ đoàn phí cho các liên chi đoàn hoạt động trong tỷ lệ đoàn phíđược trích của cấp mình

IV- Về việc thành lập chi Đoàn tạm thời và tổ chức Đoàn ở một số đối và đại bàn tập trung đông Đoàn viên

- Trong các đội hình thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xungkích, các đội hình lao động trẻ nếu có thời gian từ 1 tháng và có từ 3 đoàn viên trở lênchuyển đến sinh hoạt, lao động, công tác ở cùng một địa bàn thì Đoàn cấp trên trực tiếpnơi lập ra các đội hình trên có thể ra quyết định thành lập chi đoàn sinh hoạt tạm thời, chỉđịnh Ban Chấp hành lâm thời, Bí thư của cho đoàn đó và bàn giao cho nơi nhận

- Nhiệm vụ của chi đoàn sinh hoạt tạm thời là tổ chức hoạt động thực hiện nghị quyết củaĐoàn cấp trên nơi đang sinh hoạt, lao động, công tác; quản lý đoàn viên, thu nộp đoàn phí

và giữ mối liên hệ với cấp bộ Đoàn nơi thành lập

- Đoàn viên trong chio đoàn sinh hoạt tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như đoànviên chuyển sinh hoạt tạm thời (khoản 4, mục VIII phần thứ nhất, hướng dẫn thực hiệnđiều lệ Đoàn)

- Những địa bàn tập trung đông đoàn viên là lao động tự do nhưng cá đăng ký tạm trú thìĐoàn xã, phường, thị trấn hoặc Đoàn cấp huyện (tương đương) nơi đó có thể thành lập cơ

sở Đoàn trực thuộc để tổ chức các hoạt động

Phần thứ tư: Tổ chức Đoàn khối, Đoàn ngành, Đoàn ở nước ngoài, ban cán sự

Đoàn, ban tổ chức thanh niên và Đoàn trong các trường Đại học

I- Đoàn khối

Đoàn khối là một cấp bộ Đoàn hoàn chỉnh được thành lập từ cấp huyện trở lên tương ứngvới cơ cấu tổ chức của Đảng, do Đoàn cấp trên quyết định thành lập và quy định nhiệm

vụ quyền hạn cụ thể

Điều kiện thành lập Đoàn khối trực thuộc cấp tỉnh trở lên là:

- Có từ 500 đoàn viên trở lên

Điều kiện thành lập Đoàn ngành:

Trang 17

- Có tổ chức Đảng, chính quyền trực tiếp và thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo theo hệ thốngngành dọc.

- Có từ 500 đoàn viên trở lên

- Có cán bộ Đoàn chuyên trách

- Có văn phòng Đoàn và được cấp nguồn kinh phí hoạt động ổn định

* Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế cơ quan chuyên trách của Đoàn khối,Đoàn ngành trực thuộc tỉnh, huyện Đoàn do Ban Thường vụ Đoàn và cấp ủy Đảng cùngcấp quyết định

III- Đoàn khối, Đoàn ngành trực thuộc trung ương Đoàn

- Nhiệm vụ

+ Quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thanh,thiếu nhi, triển khia các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác của BanChấp hành Trung ương Đoàn và của cấp ủy Đảng cùng cấp về công tác thanh thiếu nhicủa khối hoặc ngành trong từng giai đoạn

+ Tổ chức các hoạt động tạo môi trường, điều kiện để tập hợp, giáo dục, rèn luyện đoànviên thanh niên thực hiện nhiệm vụ chính trị của khối, ngành và của Ban Chấp hànhTrung ương Đoàn

+ Tham mưu với cấp ủy Đảng và phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trong khối hoặcngành làm tốt công tác thanh thiếu nhi, chăm lo công tác xây dựng Đoàn, thanh htiếu nhitrong khối, ngành

+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Đảng ủy khối, ngành và Trung ương Đoàn giao.Định kỳ báo cáo với Ban Thuờng vụ Đảng ủy khối, ngành và Ban Bí thư Trung ươngĐoàn về tình hình hoạt động của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong khối, ngành.+ Quản lý công tác tổ chức, cán bộ, tài chính tài sản; công tác thi đua khen thưởng củaĐoàn theo quy định

- Quyền hạn:

+ Được thực hiện quyền hạn của cấp bộ Đoàn trực thuộcTrung ương Đoàn

+ Được chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức Đoàn trực thuộc Đoàn khối, ngành.+ Quản lý tổ chức bộ máy, tài sản, tài chính (nếu có)

+ Được sử dụng con dấu theo quy định

- Tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan chuyên trách:

+ Bộ máy cơ quan chuyên trách của Đoàn khối, Đoàn ngành trực thuộc Trung ương Đoàn

từ 3- 12 cán bộ Căn cứ vào quy mô tổ chức và các chức danh theo quy định của Điều lệĐoàn, Ban Thường vụ Đoàn khối, Đoàn ngành tham mưu để cấp ủy Đảng quyết địnhbiên chế cụ thể

IV- Ban cán sự Đoàn

Các tổ chức Đoàn cùng một ngành hoặckhác ngành hoạt động trên cùng một địa bàn, mộtlãnh vực (Đại học Quốc gia, Đại học khu vực, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và

ở ngoài nước) có nhu cầu phối hợp hoạt động và được sự thống nhất của cấp ủy Đảng ởcác đơn vị đó có thể thành lập Ban cán sự Đoàn Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết địnhthành lập hoặc cấp ủy ra quyết định thành lập, Đoàn cấp trên trực tiếp công nhận

Ban cán sự Đoàn là một cấp bộ Đoàn không hoàn chỉnh gồm các Bí thư, Phó Bí thư vàcác ủy viên Ban cán sự Ban cán sự Đoàn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ

Trang 18

Nếu ở tỉnh, thành phố thì trực tỉnh, thành Đoàn, ở ngoài nước thì trực thuộc Trung ươngĐoàn Nhiệm kỳ của Ban cán sự Đoàn là 5 năm.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban cán sự

1- Nhiệm vụ:

+ Tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhitrong đơn vị; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch,chương trình công tác của Đoàn cấp trên và của cấp ủy Đảng cùng cấp về công tác thanhthiếu nhi

+ Đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, đoàn viên thanh niên

+ Xây dựng và phát triển tổ chức cán bộ Đoàn, Hội, Đội Thực hiên công tác quản lýđoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn trong phạm vi phụ trách

2- Quyền hạn:

+ Được sử dụng con dấu theo quy định

+ Được trích tỷ lệ đoàn phí để phục vụ các hoạt động của Đoàn và một số quyền hạn nhưmột cấp bộ Đoàn do cấp bộ Đoàn thành lập quy định

+ Được ra quyết định khen thửơng (giấy khen) và đề nghị Đoàn cấp trên trực tiếp cáchình thức khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn cấp dưới theođiều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

V- Ban công tác thanh niên

Ban công tác thanh niên được thành lập ở các Bộ, Ngành, Tổng công ty … lãnh đạo tổchức thực hiện các nhiệm vụ của công tác thanh niên và giám sát thực hiện các chủtrương, chính sách về thanh niên…

Nhiệm vụ của Ban công tác thanh niên được quy định trong nội dung liên tịch của Ban Bíthư Trung ương Đoàn và lãnh đạo Bộ, Ngành liên quan

VI- Đoàn ở nước ngoài

1- Hệ thống tổ chức Đoàn:

- Tổ chức cơ sở Đoàn (Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở) do Ban cán sự Đoàn cấp trên hoặccấp ủy Đảng cùng cấp (đối với những nơi chưa có Ban cán sự Đoàn) ra quyết định thànhlập và Ban cán sự Đoàn hoặc cấp ủy Đảng cùng cấp trực tiếp (đối với những nơi chưa cóBan cán sự Đoàn) ra quyết định công nhận (Việc thành lập chi đoàn, liên chi đoàn doĐoàn cơ sở quyết định, Ban cán sự Đoàn cấp trên hoặc cấp ủy Đảng cùng cấp côngnhận)

- Ban cán sự Đoàn cấp tỉnh, thành phố, khu vực do Ban cán sự Đoàn nước hoặc cấp ủyĐảng cùng cấp (tại những nước chưa có Ban cán sự Đoàn) ra quyết định thành lập và cấp

ủy nước ra quyết định công nhận Chỉ thành lập Ban cán sự Đoàn trong trường hợp thực

sự cần thiết tại những địa bàn có từ 3 tổ chức Đoàn cơ sở trở lên

- Ban cán sự Đoàn ở nước nào do cấp ủy nước đó thành lập và Ban Bí thư Trung ươngĐoàn ra quyết định công nhận Tại những nước chưa có điều kiện thành lập Ban cán sựĐoàn nước, tổ chức Đoàn lập ra trực thuộc Trung ương Đoàn và chịu sự quản lý trực tiếpcủa cấp ủy nước đó (theo chương trình phối hợp số 05/1998-CTLT ngày 3 tháng 11 năm

1998 giữ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ban cán sự Đảng ngoài nước)

2- Nhiệm vụ và quyền hạn:

a- Nhiệm vụ:

- Đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Trang 19

- Giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức các phong trào hành động của tuổi trẻ, rèn luyệnđoàn viên, thanh niên.

- Xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn, các tổ chức Hội của thanh niên (Hội Sinh viên,Hội Doanh nghiệp trẻ…) Đội TNTP Hồ Chí Minh, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệĐảng góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, thịnh vượnghuớng về quê hương, đất nuớc

- Thực hiện công tác tổ chức quản lý Đoàn và đoàn viên ngoài nước, công tác kiểm tracủa Đoàn

- Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định

- Phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các tổ chức thanh niên tiến bộ và thanh niên,nhân dân nước sở tại

- Các cấp bộ Đoàn được trích lại 50% tiền đoàn phí để phục vụ các hoạt động của Đoàn

- Chỉ có Ban cán sự Đoàn nước được sử dụng con dấu Con dấu được Ban Bí thư Trungương Đoàn đề nghị Tổng cục Cảnh sát Bộ công an nước Cộng hoà XHCN Việt Nam cấp

và được đăng ký cấp ủy nước, Đại sứ quán và các cơ quan chức năng

c- Chế độ báo cáo:

- Các tổ chức Đoàn ở ngoài nước có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tình hình đoànviên, thanh niên, kết qủa hoạt động và đề xuất, kiến nghị của tổ chức mình lên tổ chứcĐoàn cấp trên trực tiếp 6 tháng 1 lần

- Ban cán sự Đoàn nước hoặc tổ chức cơ sở Đoàn (ở những nơi chưa có Ban cán sự Đoànnước) định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo với cấp ủy nước và Ban Bí thư Trung ương Đoàn

về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên đơn vị mình

3- Chuyển giao và tiếp nhận tổ chức Đoàn:

Cấp bàn giao, tiếp nhận tổ chức Đoàn chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển từ nước ngoài

về nước là Ban thường vụ tỉnh, thành Đoàn (hoặc tương đương) ở trong nước và Ban cán

sự Đoàn nước hoặc cấp ủy nước (trong trường hợp không có Ban cán sự Đoàn nước) ởnước ngoài, sau đó báo cáo với Ban Bí thư Trung ương Đoàn

VII- Đoàn trong các trường Đại học

1- Đoàn trong các trường đại học và cao đẳng:

- Là cấp bộ Đoàn tương đương cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn và con dấu như Đoàncấp huyện do Ban thường vụ tỉnh, thành Đoàn ra quyết định thành lập (áp dụng cho cáctrường không phải là thành viên Đại học Quốc gia, Đại học khu vực)

Nhiệm kỳ đại hội: 5 năm 2 lần

2- Đoàn trong đại học quốc gia, đại học khu vực:

- Đoàn trong đại học quốc gia, đại học khu vực được thành lập theo cơ cấu tổ chức đặcthù của ngành giáo dục và đào tạo, được cấp ủy Đảng thống nhất lãnh đạo và đề nghịthành lập gồm:

Trang 20

+ Đoàn đại học quốc gia, đại học khu vực: Là cấp bộ Đoàn tương đương cấp huyện doBan thường vụ tỉnh, thành Đoàn ra quyết định thành lập; có nhiệm vụ, quyền hạn, condấu như Đoàn cấp huyện và có một số nhiệm vụ, quyền hạn do cấp bộ Đoàn thành lậpquy định

Nhiệm kỳ đại hội 5 năm 1 lần

Các đoàn trường thành viên là Đoàn trực thuộc Đoàn đại học quốc gia, đại học khu vực

có nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện loại thứ haiđược quy định tại khoản 2 mục VII, phần thứ hai - Hướng dẫn thực hiện điều lệ Đoàn.Nhiệm kỳ đại hội 5 năm 2 lần

+ Ban cán sự Đoàn Đại học quốc gia, Đại học khu vực: là cấp bộ Đoàn không hoàn chỉnh

do Ban Thường vụ tỉnh, thành Đoàn quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn đượcquy định tại mục IV phần thứ tư - Hướng dẫn thực hiện điều lệ Đoàn và có một số nhiệm

vụ, quyền hạn do cấp bộ Đoàn thành lập quy định

Nhiệm kỳ đại hội 5 năm 1 lần

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của Đoàn các trường thành viên với Bancán sự Đoàn Đại học Quốc gia, Đại học khu vực do cấp bộ Đoàn thành lập quy định.3- Liên chi đoàn khoa:

Liên chi đoàn khoa được thành lập theo các khoa chuyên ngành, ngành học trong cáctrường đại học, học viện, viện, cao đẳng và trực thuộc đoàn trường Liên chi đoàn khoachịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng khoa và Ban Thường vụ Đoàntrường

Điều kiện thành lập:

+ Có tổ chức Đảng và Ban Chủ nhiệm khoa trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo

+ Có từ 3 chi đoàn trở lên

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của liên chi đoàn khoa:

Ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại mục III, phần thức ba - Hướngdẫn thực hiện điều lệ Đoàn, liên chi đoàn khoa có nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Đề xuất và phối hợp với Ban Chủ nhiệm khoa, các tổ bộ môn và các đoàn thể trongkhoa làm tốt công tác thanh niên, sinh viên

+ Đại diện cho sinh viên tham gia các hội đồng, các cuộc họp của khoa liên quan đến vấn

đề sinh viên, được phát biểu ý kiến về các vấn đề liên quan đến quyền , nghĩa vụ của sinhviên

Phần thứ năm: Tổ chức Đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân

dân Việt Nam A- Tổ chức Đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam

I- Những vấn đề cơ bản về tổ chức và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Quân đội nhân dân Việt Nam

1- Tổ chức Đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của Đoàn TNCS HồChí Minh Tổ chức và hoạt động của Đoàn trong quân đội thực hiện theo Điều lệ Đoàn,nghị quyết của đại hội Đoàn toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn,nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương, quy định của Bộ Quốc phòng, chỉ thị củaTổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và sự hướng dẫn của Ban công tác

Trang 21

thanh niên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong quân đội chỉ tổ chức ở đơn vị cơ sở: cấptrung đoàn, lữ đoàn và tương đương trở xuống đến các đại đội và tương đương.

2- Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn trong quân đội:

- Tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên có đủ phẩm chất và nănglực hoàn thành chức trách quân nhân Thường xuyên bổ sung lực lượng nòng cốt chophong trào cách mạng ở địa phương

- Tổ chức các hoạt động của thanh niên phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻgóp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của quân đội, góp phầnxây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt, xứng đán glà đội dự bị tin cậy của Đảng.3- công tác thanh niên trong quân đội do Đảng ủy quân sự Trung ương lãnh đạo, ở mỗicấp do cấp ủy trực tiếp lãnh đạo

- Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp quản lý, chỉ đạo mọi mặt đốivới công tác thanh niên và tổ chức Đoàn trong toàn quân

- Cơ quan chính trị các cấp trực tiếp quản lý, chỉ đạo mọi mặt đối với công tác thanh niên

và tổ chức Đoàn trong các đơn vị thuộc quyền

- Đảng ủy, phó chỉ huy về chính trị, cơ quan chính trị ở đơn vị cơ sở trực tiếp lãnh đạo,chỉ đạo, quản lý mọi mặt đối với tổ chức Đoàn cơ sở theo sự chỉ đạo của cơ quan chínhtrị và hướng dẫn của Ban công tác thanh niên cấp trên

- Cán bộ chỉ huy và cơ quan các cấp có trách nhiệm phát huy vai trò của tổ chức Đoàn vàhướng dẫn Đoàn tổ chức hoạt động

4- Để giúp Đảng ủy, cơ quan chính trị lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác thanh niên, từcấp trên trực tiếp cơ sở đến toàn quân có trợ lý thanh niên và Ban công tác thanh niên doChủ nhiệm chính trị trực tiếp lãnh đạo

Ban công tác thanh niên có 2 chức năng chủ yếu: Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, biệnpháp tiến hành công tác vận động thanh niên và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của tổchức Đoàn ở cơ sở

5- Tổ chức Đoàn thuộc bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơquan quân sự địa phương và bộ đội biên phòng địa phương được tổ chức và hoạt độngtheo cơ chế tổ chức Đoàn trong quân đội; chịu sự quản lý về đoàn số, đoàn phí và hướngdẫn công tác tổ chức Đoàn địa phương Đoàn viên được tham gia hội nghị, đại hội Đoànđịa phương, có quyền bầu cử, ứng cử vào các cấp Đoàn địa phương Cán bộ phụ tráchcông tác thanh niên của phòng chính trị được giới thiệu tham gia vào Ban Chấp hànhtỉnh, thành Đoàn

6- Đại hội Đoàn cấp trên cơ sở do cơ quan chính trị triệu tập và tổ chức theo quy định củaĐiều lệ và hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn và Tổng cục Chính trị Quânđội nhân dân Việt Nam

II- Tổ chức cơ sở Đoàn trong Quân đội nhân Việt Nam

sĩ quan; các phòng, cục ở các cơ quan, bệnh viện, xí nghiệp quốc phòng, các công ty củađơn vị sản xuất kinh tế

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w