Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
87,5 KB
Nội dung
Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt mơn Chính tả I./ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1/ Đặt vấn đề : Chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra đđể ghi tiếng nói và có những quy tắc, quy đònh riêng. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt, ta phải tuân theo những quy đònh, quy tắc đã được xác lập. Chính tả ở Tiểu học nói chung và cũng như ở khối lớp 4 nói riêng là một trong những phân mơn quan trọng nó góp phần nâng cao chất lượng mơn Tiếng Việt. Như vậy viết chính tả một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường, chữ viết khơng những có quan hệ mật thiết đến chất lượng học tập của mơn Tiếng Việt, mà còn với tất cả các mơn học khác. Nếu viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ tốt hơn, ngược lại viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng học tập. Ngồi ra dạy cho học sinh phát âm, viết đúng chính tả, viết cẩn thận, là góp phần tạo lòng tự trọng đối với bản thân mình. Thế nhưng thực tế hiện nay cho thấy hiệu quả của học sinh viết chính tả còn yếu, học sinh còn mắc lỗi sai, cẩu thả tốc độ chậm, chữ viết chưa đều. Từ ngun nhân trên việc đề ra phương pháp giúp học sinh học tốt mơn chính tả để các em mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp, nhằm mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay và đặc biệt làm nền tảng cho việc học tập ở các lớp là một việc làm rất cần thiết. 2/ Mục đích đề tài : - Do bản thân suy nghĩ trong q trình dạy học khi nhận thấy học sinh của mình còn yếu mơn chính tả. - Rèn cho học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả thì chất lượng giảng dạy sẽ được nâng cao hơn. - Giúp học sinh đọc, nghe, viết chính xác, biết so sánh các cặp từ có âm- vần thanh dễ lẫn lộn, bên cạnh đó, hình thành kĩ năng viết chính tả,… 3/Lịch sử đề tài : - qua những năm làm cơng tác giảng dạy bản thân- nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy- học chính tả. - Trong q trình dạy học tơi thấy cách nói và viết của học sinh tiểu học có những vấn đề cần quan tâm. Học sinh còn viết sai nhiều lỗi chính tả cũng như chưa biết dùng từ Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả sao cho chính xác, kể cả việc dùng dấu câu chưa phù hợp. Nên từ đó bản thân tôi đã từng bước áp dụng vào việc dạy chính tả ngay ở lớp 4/1 của mình. 4/ Phạm vi đề tài : Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả lớp 4 đươc áp dụng cho các lớp ở trường đặc biệt là lớp tôi chủ nhiệm. Thời giang thực hiện: Từ 1/ 10/ 2010 đến 5/ 2010 tại lớp 4/1 . Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả II/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM : 1/ Thực trạng đề tài. Trong năm học 2009- 2010 tôi được giám hiệu phân công dạy lớp 4/1. Qua bước đầu tôi thấy khả năng viết chính tả của các em còn yếu còn mắc nhiều lỗi chính tả. Theo thống kê chất lượng đầu năm một số lỗi mà các em thường mắc như sau: - Sai phụ âm đầu: Học sinh thường hay lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây: -Sai về quy tắc chính tả: c/k, g/gh,ng/ngh…. +C/K: céo cờ, ciểm tra… +G/ Gh: con gẹ, gê sợ +Ng/ Ngh: ngỉ ngơi, nge nhạc +Ch/ Tr: cây che, chiến chanh +S/ X: cây xả, xa mạc… - Sai âm cuối: Chủ yếu at, ac, ăt, ăc, iêt, iêc, ươc, ươt, uôc, uôt, ân, âng, ât, âc, ên, ênh. Ví dụ: Lường gạc, giặc giũ, xanh biết, nhà tần, nổi bậc, nhất lên, nhẹ tên, gập ghền. - Sai thanh: Thanh hỏi, thanh ngã. Ví dụ: vẽ/ vẻ, đỗ /đỗ , nghĩ/ nghỉ,sữa/sửa… Sai về cách viết hoa tên người, tên địa phương, cơ quan, các từ phiên âm nước ngoài… Theo số liệu viết sai chính tả 14/35 em, chiếm tỉ lệ 40% Theo sự nhận xét của tôi học sinh mắc nhiều lỗi chính tả do những nguyên nhân sau: - Học sinh còn đọc sai, phát âm chưa chuẩn, đọc chậm… -Chưa hiểu nghĩa từ, chưa nắm vững được quy tắc chính tả. Ngoài ra các em viết chữ không rõ ràng lẫn đến sai dấu, thiếu dấu… Vì thế tôi quyết định, tìm một vài biện pháp dạy chính tả cho học sinh đạt kết quả tốt. 2/ Nội dung cần giải quyết: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả Từ thực trạng trên tôi nhận thấy: Muốn phát huy tính chủ động, tích cực trong phân môn chính tả ở lớp tôi cần có những giải pháp tốt nhất giúp học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả chủ yếu là tôi hướng dẫn học sinh thực hiện một số thao tác sau. a/ Tăng cường luyện đọc trôi chảy: Rèn kĩ năng đọc tốt( qua các bài tập đọc) yêu cầu học sinh phải đọc thông có như thế mới viết thạo trong các bài chính tả. Cần yêu cầu học sinh rèn đọc, rèn viết ở nhà. Giáo viên luôn có sự kiểm tra chặt chẽ, chủ yếu là ban đầu viết đúng chữ, từ ngữ và nâng dần viết nhanh, viết đẹp. b/ Tập cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi viết: Biết viết tên người tên địa danh… nhận biết để phân biệt viết đúng các âm đầu s/x, c/k/q và các âm cuối n, ng, t và c c/ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết tối thiểu về Tiếng việt: dưới hình thức những quy tắc chính xác được minh họa và củng cố bằng những bài luyện tập thường xuyên rèn luyện và hoàn thiện cho học sinh năng lực sử dụng thành thạo Tiếng Việt hiểu và viết đúng Tiếng Việt . d/ Biết phân tích cấu tạo tiếng,so sánh các cặp từ, các từ có âm, vần dễ lẫn lộn …và nhận biết và phân biệt để viết đúng các dấu thanh ?,~. 3/ Biện pháp giải quyết : Để hướng dẫn học sinh nắm vững về cách viết chính tả tôi đã áp dụng từng tự cách làm sau: +Vào ngay những ngày đầu năm học, qua thực tế bài chính tả của học sinh tôi tiến hành nắm và phân loại khả năng viết của các em thành ba nhóm: Tốt, đạt yêu cầu, yếu. Trong những nhóm này tôi có sự quan tâm khác nhau theo tùng đối tượng. * Đối tượng tốt: Chỉ nhắc nhở, hướng dẫn chung: Cách trình bày, chữ viết. * Đối tượng đạt yêu cầu: Tôi theo dõi quan tâm hơn hướng dẫn viết tốt hơn và nâng dần tốc độ viết cũng như kĩ thuật viết. * Riêng đối tượng yếu: tôi có sự quan tâm hướng dẫn đặc biệt chú ý trong từng tiết học tôi luôn gọi các em đọc tìm từ phân tích để nắm được khả năng hiểu từ của các em . a/ Dù ở đối tượng nào tôi cũng quan tâm đến cách đọc của học sinh, luôn uốn nắn sửa chữa đọc thông đọc chuẩn xác. có đọc bài lưu loát , chứng tỏ các em đã có kỹ năng nhận dạng âm, vần, dấu thanh nhanh đó cũng là cơ sở cho việc viết đúng chính tả. Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập Đọc mà cần thực hiện trong các môn học khác như: Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu….Tôi thường hướng dẫn các em cách đọc bài ở nhà để chuẩn bị cho bài mới, nhất là đối với các em đọc yếu, chậm . Các em sẽ tự tìm từ ,tiếng khó đọc, những câu đọc còn ngập ngừng chưa rõ Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả ràng hoặc những đoạn văn mà em thích để luyện đọc nhiều lần.Từ đó các em có thói quen tự đọc để phát âm tốt và viết đúng chính tả. b/ Rèn học sinh tính cẩn thận ghi nhớ chữ viết luôn gắn liền với hiểu nghĩa của từ cách tốt nhất cung cấp cho học sinh từ trong ngữ cảnh.ngữ cảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp học sinh nắm được nghĩa của từ dễ dàng, nhẹ nhàng làm điểm tựa cho trí nhớ bằng cách cho các em phân tích âm, vần, dấu thanh rồi cho viết bảng con để các em ghi nhớ lâu bằng mắt và quen tay viết Ví dụ :Bài Thắng biển( SGK TV4 tập 2 trang 76) cho các em đọc tìm từ khó để học sinh khắc sâu. Ở bài này có nhiều từ khó như: nuốt tươi, điên cuồng, lan rộng ….là những từ mà học sinh dễ nhầm lẫn, trước khi viết tôi hướng dẫn học sinh đọc phân tích từ, so sánh để học sinh ghi nhớ khắc sâu. c/ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết, rèn học sinh nắm vững một số quy tắc tôi hướng dẫn như sau: * C, K, Q: -Chữ c luôn đứng trước các nguyên âm (trong tiếng) như a,ă,â,o,ô,ơ,u, ư (trừ e, ê, i) Ví dụ: cá, cô, cờ , cũng, cứ …… -Chữ k chỉ đứng trước các nguyên âm e, ê, i. Ví dụ: kể, kẽ, kĩ, kiễm kia… -Chữ q luôn kết hợp chữ u thành qu(đọc là quờ) đứng trước hầu hết các nguyên âm (trừ o, u, ư). *Chữ g, gh, ng, ngh: - Chữ g, gh: xuất hiện hầu hết các nguyên âm (trừ e, ê, i) -Chữ gh, ngh: chỉ xuất hiện trước các nguyên âm e, ê, i. Ngoài ra tôi luôn giúp học sinh hiểu được một số âm vần khi viết chính tả theo cách phát âm khu vực hay còn gọi là phương ngữ . Ví dụ: Những tiếng có phụ âm đầu s/x, tr/ch, r/d/gi, l/n và các tiếng có vần it như vịt, thịt… -Tôi luôn hướng dẫn học sinh cách phân biệt âm cuối n-ng và c- t để viết đúng chính tả cần cho các em phân tích thật kỹ và hiểu nghĩa của từ, phát âm nhiều lần để các em phát âm đúng thì viết đúng . * Trường hợp có nguyên âm u đứng trước âm cuối c và n. Ví dụ: phút, phun thì u đọc dài hơn. Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả *Trường hợp u đứng trước âm cuối c và ng Ví dụ: phúc, phung thì u đọc ngắn lại -Căn cứ vào cách đọc khác nhau của nguyên âm u ta có thể viết đúng các vần uc/ ut, un/ ung. -Cần cho học sinh phát âm đúng chuẩn thì việc viết chính tả đối với các em là một điều không mấy khó khăn. Ví dụ : phân biệt tiếng vần/ vầng ( trong từ vần thơ/ vầng trăng/ vầng trán) hay tiếng vươn/ vương trong từ vươn lên/ vương vấn/ vươn tay/ vương quốc) d/ Phân biệt để viết đúng dấu thanh -Dấu thanh đặt ở âm chính ( dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên) Đối với các nguyên âm đôi ua/ uô/ ưa/ ươ/ ia/ iê/ ya/ yê cách đánh dấu thanh như sau: - Nguyên âm đôi ua/ uô/ưa +Trong các tiếng có ua, ưa ( tiếng không có âm cuối )dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ví dụ: của, múa, giữa +Trong các tiếng có uô, ươ, iê ( tiếng có âm cuối ) dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính ví dụ: cuốn, cuộn, nước, tưởng,ngược. chiến diều… -Nguyên âm ya/ yê + Trong những tiếng có âm đệm và không có âm cuối , nguyên âm đôi iê được viết là ya. Trong tiếng Việt chỉ có bốn từ chứa ya, có ba từ là từ vay mượn tất cả đều không có dấu thanh: khuya, pơ-luya, xanh tuya, phéc –mơ tuya. +Trong những tiếng có âm đệm và âm cuối nguyên âm đôi iê được viết là yê: truyền thuyết, huyện, yến…dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính ê. * Quy tắc viết hoa tên người tên địa lý Việt Nam Khi viết tên người, tên địa lý Việt nam cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó. Ví dụ: Nguyễn Văn Trỗi , sông Đồng Nai) * Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài: Khi viết tên người tên địa lý nước ngoài , ta viết hoa chữ cái đầu của bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối ví dụ :A-đam, Cô-rét- ti, Ca- na-đa… Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả - Có một số tên người, tên địa lý nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam.Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán- Việt. ví dụ: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ…. -Muốn học tốt và rèn chữ viết cho học sinh một việc không thể thiếu được là đầy đủ dụng cụ học tập. Trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi trao đổi đến từng phụ huynh về khả năng học tập, chữ viết của các em để có sự quan tâm phối hợp của gia đình -Tôi luôn đề nghị phụ huynh luôn theo dõi giúp đỡ các em viết thêm ở nhà (đặc biệt là những học sinh trung bình, yếu). Mỗi học sinh cần có một quyển tập riêng để viết chính tả ở nhà , khi viết xong chữ nào thì miệng phải đọc liền chữ đó. Làm như thế không những giúp học sinh viết đúng viết đẹp mà còn đọc tốt. Nên soát lại bài khi viết xong , nên viết những chữ sai lại nhiều cho đúng. Một điều không thể thiếu đối với học sinh là phải có đầy đủ dụng cụ học tập . -Để các em viết tốt cũng ngay từ đầu năm cách viết một bài chính tả,cách ngồi đúng tư thế, đây là việc làm cần nhắc nhở rèn luyện thường xuyên trong suốt năm học và trở thành thói quen trong khi viết. -Muốn dạy tốt phân môn chính tả người giáo viên cần phải kết hợp với các phân môn khác có như thế học sinh mới nắm vững kiến thức. +Trong tiết chính tả bao giờ tôi cũng cho học sinh đọc kỹ, nắm nội dung bài viết. +Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài . +Luyện viết phân tích, so sánh, hiểu được nghĩa của từ khó, dễ lẫn (tiếng mang vần khó, tiếng âm vần do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen). Ví dụ: Uống rượu ->uống rựu, con hươu ->con hưu. +Phương pháp dạy chính tả phải có một sự chuẩn bị , một bài soạn theo đúng yêu cầu sư phạm . * Chuẩn bị của giáo viên: -Trước khi dạy một bái chính tả. tôi cần nắm vững kiến thức thuộc nội dung bài dạy và có phương pháp dạy phù hợp để cung cấp kiến thức cho học sinh nhằm giúp các em dễ ghi nhớ và viết đúng chính tả. Ví dụ Khi dạy bài chính tả Kim tự tháp Ai Cập giáo viên phát âm thật chuẩn, rõ ràng , tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng (lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở…) Ngoài ra tôi còn phải dự kiến các từ khó nếu học sinh Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả chưa phát hiện ra khi chuẩn bị bài ở nhà. Tôi còn chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho phần bài viết và bài tập thực hành. Sau khi xác định được từ khó , giáo viên cần hướng dẫn kỹ về phân tích ,so sánh. Ví dụ: “dữ” có nghĩa là hung bạo, yêu cầu học sinh tìm từ có chứa nó Chó dữ, thú dữ, dữ dội .Khác với giữ là giữ gìn…. Yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những chữ cần viết hoa những từ ngữ mình dễ viết sai và cách trình bài sau đó trả lời câu hỏi chính trong đoạn văn để hiểu được ngữ cảnh của nó -Giáo dục kỹ năng viết chính tả cho học sinh : Giáo viên không chỉ chú ý đến chữ viết của học sinh trong phân môn chính tả mà cần phải chú ý trong các môn học khác.Khi viết từ khó ở bảng con ngoài việc viết đúng giáo viên còn phải yêu cầu học sinh viết đẹp. - Phần đánh giá bài viết của học sinh nên có phần viết đúng, viết đẹp với các bài đạt khá giỏi để khuyến khích học sinh viết chữ đẹp. *Chuẩn bị của học sinh : Mỗi học sinh điều có quyển vở báo bài những ngày có tiết chính tả tôi nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài thật kỹ bằng cách đọc bài đó từ bốn đến năm lần và tìm từ khó trong bài viết dùng bút chì gạch chân các từ khó và viết vào bảng con sau đó viết vào vở chính tả ở nhà có sự hướng dẫn của phụ huynh thì bài viết ở lớp sẽ đạt kết quả cao, chữ viết lại rõ ràng,sạch sẽ không mắc nhiều lổi chính tả.Phụ huynh cũng là động lực hổ trợ thúc đẩy cho con em học tốt môn chính tả. Trong các môn học khác , giáo viên cần chú ý đánh giá nhận xét chữ viết , cách trình bài của học sinh . cần tạo một lượng thời gian cần thiết cho học sinh viết các bài học quy định, tránh thúc ép học sinh viết quá nhanh mà không chú ý đến việc rèn chữ viết cho học sinh. Theo yêu cầu từng thời điểm mà tăng dần tốc độ viết lên cho phù hợp . Giáo viên cần có sự kiểm tra vở của học sinh thường xuyên ví tất cả các em đều là học sinh nông thôn và là học sinh tiểu học nên các em chưa biết giữ vệ sinh hay bôi xóa cẩu thả. Do vậy giáo viên cần có nhận xét vở sạch chử đẹp hàng tuần, hàng tháng có động viên khen thưởng. Nên khen thưởng kể cả những học sinh yếu nhưng đã có những mặt tiến bộ để kích thích sự hứng thú học tập của các em. Một điều hết sức quan trọng là sự mẫu mực của giáo viên , sự mẫu mực ở đây thể hiện trong việc viết chính tả , viết các bài học , cách viết bảng ,cách trình bày bảng một cách sư phạm .Trong việc chấm chữa bài đòi hỏi giáo viên phải viết đúng mẫu, cẩn thận để học sinh noi theo.Muốn vậy giáo viên phải tự rèn luyện chữ viết của mình . Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả Bên cạnh đó giáo viên nên kết hợp giải quyết tốt các bài tập chính tả nhất là phân biệt các cặp từ có âm, vần dễ lẫn lộn . Giáo viên nên phân biệt kỹ nghĩa của từ . Ví dụ: trong bài chính tả Vương quốc vắng nụ cười SGK lớp 4 trang 132 học sinh cần phân biệt kỹ những chữ bắt đầu bằng s hoặc x để điền đúng vào đoạn văn khuyết như: vì sao – năm sau – xứ sở - gắng sức – xin lỗi – sự chậm trễ. Trong bài tập trên học sinh có hiểu được nghĩa thì mới viết đúng cũng cần cho nhiều học sinh phát âm để các em nhận biết sự khác biệt giữa các từ . - Ở lớp bốn chính tả thường nằm trong hệ thống các kiểu bài : +Nghe viết +Nhớ viết -Loại chính tả nghe viết : có hai mức độ Nghe viết những đoạn văn mà các em đã được học ở phân môn Tập đọc,đòi hỏi học sinh nhớ tiếp nhận những từ, câu, đoạn qua cách gợi lại những gì đã đọc đã nghe và đã hiểu . Đối với những đoạn văn không ở phân môn Tập đọc như những bài “Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,….?”SGK lớp 4 trang 168, Bài “ Nghe lời chim nói” SGK lớp 4 trang 124 Giáo viên cần phân tích kỹ hơn và yêu cầu học sinh đọc chính xác rõ ràng . -Loại chính tả nhớ viết : Muốn viết tốt nên hướng dẫn thật kỹ trong tiết tập đọc ,cần hướng dẫn học sinh thuộc bài ngay tại lớp, yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng đoạn bài viết ,nhớ và viết lại cho chính xác. Luôn nhắc nhở học sinh viết hoa chữ đầu câu. Ở lớp :sau khi viết bài chính tả một điều không thể thiếu là học sinh phải tự bắt lỗi và sửa lỗi để khắc sâu ,ngoài ra nếu học sinh dưới điểm trung bình thì phải chép lại bài giáo viên cần kiểm tra những bài chép lại của học sinh. Ngoài ra khi dạy phân môn tập làm văn tôi luôn hướng dẫn các em cách soát lỗi, chữa từ ,câu rất kỹ để các em thấy được chỗ sai , rút kinh nghiệm và viết chính tả tốt hơn. 4/ Kết quả chuyển biến đối tượng: Qua quá trình áp dụng tôi nhận thấy lớp toi có nhiều chuyển biến rõ rệt không những ở môn chính tả mà còn mở rộng sang các môn học khác như: Luyện từ-câu, Tập làm văn, toán ….Các em viết đúng viết chuẩn ngày càng nhiều hơn. Chất lượng đầu năm: 14 em yếu Giữa học kì I: 8 em yếu . Cuối học kì I: 5em yếu . Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả Giữa học kì II: 2 em yếu Cuối học kì II: 0 Và đặc biệt là có một em đạt giải III hội thi viết chữ đẹp cấp huyện. [...]... vở viết ở nhà của các em để học sinh nắm bắt kịp thời trên cơ sở đó để các em học tốt môn chính tả hơn Kết quả phân môn chính tả lớp 4/ 1 năm học 2009-2010 như sau: Giỏi Sỉ số: 35/13 Cuối năm Đầu năm Khá Trung Bình Yếu SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 5 14, 3% 6 17,1% 10 28,6% 14 40% 13 37,2% 18 51 ,4% 4 11 ,4% 0 0% 3/ Kiến nghị : Nhằm bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói giữ gìn sự trong... phân tích và viết vào vở ở nhà c/ Luật chính tả- Mẹo chính tả: cho học sinh nêu lại luật chính tả các quy tắc chính tả đối với học sinh tiểu học phương án này tương đối hiệu quả bởi vì tư duy trí nhớ của các em chiếm ưu thế Tóm lại :Những giải pháp đã được áp dụng có hiệu quả là tăng dần khả năng viết chữ của học sinh và nhằm rèn luyện cho từng em viết đúng chính tả Họp phụ huynh học sinh để phối hợp... giúp học sinh học tốt môn Chính tả 2008) mặc dù kết quả đem lại còn hạn chế nhưng đã khắc phục tình trạng sai chính tả của học sinh Chính vì thế tôi tiếp tục áp dụng năm học 2009-2010) tại lớp tôi chủ nhiệm Giáo viên tiểu học cần quan tâm hơn nữa đối với những học sinh viết chậm ,còn mắc nhiều lỗi chính tả nên theo sát để giúp đỡ các em Cần phụ đạo cho những học sinh yếu chính tả ít nhất mỗi tuần một...Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả III/ KẾT LUẬN: 1/Tóm lược giải pháp: a/ Giải pháp 1: -Thống kê các lỗi sai phổ biến của học sinh -Rèn đọc đúng để viết đúng -Phải chú ý những từ khó nên đọc cho học sinh nghe ,cho nhiều học sinh... để phối hợp trong việc theo dõi luyện viết ở nhà và chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh Thường xuyên vãng gia đối với những học sinh yếu để kịp thời chấn chỉnh việc học của các em -Dạy tốt phân mô chính tả phải chú ý rèn chữ viết trong các môn học khác để học sinh rèn được thói quen tốt Giáo viên luôn tự rèn chữ viết của mình cho học sinh noi theo Bản thân tôi sẽ cố gắng rèn luyện thêm bằng cách nghiên . khó cho học sinh phân tích và viết vào vở ở nhà. c/ Luật chính tả- Mẹo chính tả: cho học sinh nêu lại luật chính tả các quy tắc chính tả đối với học sinh tiểu học phương án này tương đối hiệu. môn chính tả hơn. Kết quả phân môn chính tả lớp 4/ 1 năm học 2009-2010 như sau: Giỏi Khá Trung Bình Yếu Sỉ số: 35/13 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Cuối năm 5 14, 3% 6 17,1% 10 28,6% 14 40% Đầu. tôi đã từng bước áp dụng vào việc dạy chính tả ngay ở lớp 4/ 1 của mình. 4/ Phạm vi đề tài : Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả lớp 4 đươc áp dụng cho các lớp ở trường đặc