tư liệu tuyển 10 - mới 1

4 246 0
tư liệu tuyển 10 - mới 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

**TÓM TẮT NGẮN GỌN TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU : 1/ (10 – 15 dòng):Chuyện kể về Thuý Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sinh trong một gia đình trung lưu lương thiện. Trong một buổi du xuân, Thuý Kiều gặp Kim Trọng và từ đấy hai người bày tỏ tâm tình, tự do đính ước. Nhưng sau đó, gia đình Kiều bị mắc oan, Thuý Kiều phải nhờ em là Thuý Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, còn nàng bán mình chuộc cha. Từ đấy, Thuý Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Tại lầu xanh, nàng được Thúc Sinh cứu vớt ra ngoài, nhưng rồi Kiều bị Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh ghen tuông đày đoạ. Kiều trốn vào cửa Phật, nhưng sau vô tình lại rơi vào lầu xanh lần của bọn Bạc Bà, Bạc Hạnh . Ở lầu xanh lần thứ hai này, Kiều may mắn được gặpTừ Hải và được làm vợ người anh hùng này. Từ Hải giúp nàng báo ân, báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải qui hàng và bị chết đứng giữa trận tiền, Thuý Kiều bị làm nhục rồi bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trầm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn, nhưng được sư Giác Duyên cứu sống. Về sau, Kiều gặp lại Kim Trọng và được đoàn tụ cùng gia đình. 2/ (20 – 25 dòng):Gia đình Vương viên ngoại là một gia đình trung lưu, lương thiện. Vương ông có ba người con: Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan. Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Trong ngày Tết Thanh minh nàng gặp Kim Trọng, một người nổi tiếng tài hoa phong nhã. Sau đó hai người đã đính ước và nguyện chung thuỷ với nhau trọn đời. Ngay sau đó, Kim Trọng phải về hộ tang chú thì gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều đành đau đớn dứt tình để bán mình chuộc cha và em. Vì vậy nàng rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà, bọn trùm lầu xanh. Nàng định tự tử để thóat chốn nhục nhã mà không xong. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn, bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ở chốn lầu xanh, nàng gặp Thúc Sinh, một người giàu có, say mê nàng. Chàng đã chuộc nàng về làm vợ lẽ. Chưa được một năm, nàng bị mẹ con Hoạn Thư bày mưu bắt về, bị đánh đập tàn nhẫn, bị bắt làm con ở cho gia đình Hoạn Thư. Và trong bữa tiệc đón chồng là Thúc Sinh, Hoạn Thư bắt Kiều phải hầu rượu, gảy đàn mua vui. Khổ nhục quá, nàng bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại rơi vào lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải, một người anh hùng, và trở thành vợ chàng. Sau khi nổi dậy chống triều đình, hùng cứ một phương, uy thế lẫy lừng, Từ Hải vì nàng Kiều mà trả ân báo oán. Chẳng được bao lâu, vì mắc mưu Hồ Tôn Hiến mà Từ Hải phải chết đứng, Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho viên thổ quan. Đau xót và tủi cực, Kiều đã tự tử ở sông Tiền Đường, nhưng đã được sư Giác Duyên cứu sống. Còn Kim Trọng, sau khi biết Kiều phải bán mình, mặc dù được gia đình Kiều gả Thuý Vân làm vợ, nhưng chàng vẫn không nguôi nhớ Kiều. Sau khi đỗ đạt làm quan, chàng đã cất công đi tìm Kiều. Bao năm tìm kiếm ròng rã, khi đến sông Tiền Đường thì được tin nàng Kiều đã tự tử, chàng vô cùng đau xót bèn lập đàn giải oan cho nàng. Tình cờ sư Giác Duyên đi qua, nhờ thế Kiều được đoàn tụ với gia đình. Sau mười lăm năm xa cách, gia đình Kiều ép nàng nối lại duyên xưa với Kim Trọng. Từ chối mãi không được, Kiều đành thuận tình nhưng nàng xin Kim Trọng đổi tình vợ chồng thành tình bè bạn. **TÓM TẮT TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN (Nguyễn Đình Chiểu): Lục Vân Tiên quê ở Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên xuống núi ứng thí. Dọc đường, gặp bọn cướp Phong Lai hà hiếp dân lành, chàng ra tay đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga. Nguyệt Nga từ đấy tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với Vân Tiên. Trên đường đến dự khoa thi, Vân Tiên ghé thăm Võ Công, người hứa sẽ gả Võ Thể Loan cho chàng, rồi gặp nhiều người bạn như Hớn Minh, Vương Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Lúc sắp vào trường thi, chàng nghe tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về chịu tang. Dọc đường do khóc mẹ, Vân Tiên bị mù hai mắt, bị Trịnh Hâm rồi cha con Võ Công hãm hại, nhưng được thần linh và người tốt cứu giúp. Nghe tin Lục Vân Tiên chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời.Thái sư ép gả Nguyệt Nga cho con trai không được, bèn tâu vua bắt nàng đi cống giặc Ô Qua. Dọc đường, nàng ôm hình Vân Tiên nhảy sông tự vẫn, sau được Phật Bà Quan Âm cứu sống. Nàng được Bùi Công nhận làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm ép nàng làm vợ. Nguyệt Nga bỏ trốn vào rừng và được một bà lão dệt vải cưu mang. Lục Vân Tiên sau này được gặp Hớn Minh và được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, liền trở về thăm cha, viếng mộ mẹ và thăm gia đình Kiều Nguyệt Nga. Đến khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Đánh tan giặc, Vân Tiên lạc trong rừng và gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Cuối cùng, chàng về triều, tâu rõ sự tình, kẻ gian bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga từ đấy sum vầy hạnh phúc. **Tóm tắt cốt truyện"Bố của Xi-mông"(Mô-pa-xăng):Xi-mông là cậu bé con của Blăng-sốt. Cậu chào đời mà không có bố nên Xi-mông ngày đầu tiên đến lớp cậu bị bọn trẻ xúm vào trêu chọc. Cậu chống cự lại chúng nhưng vì yếu thế nên thất bại. Buồn tủi, cậu ra bờ sông tự vẫn. Dòng sông, bãi cỏ và chú nhái con màu xanh lụa xoa dịu nỗi niềm của Xi-mông. Cậu bé chơi đùa một lúc rồi lại oà khóc vì nhớ lại nỗi niềm của mình. Bác Phi-líp tình cờ gặp Xi-mông bèn an ủi rồi đưa Xi-mông về nhà. Đểlàm vui lòng Xi-mông, bác Phi-líp nhận làm bố cậu bé trước sự xấu hổ đến tê tái của Blăng-sốt. Bọn xấu ở trường vẫn trêu chọc Xi-mông vì cho rằng Phi-líp không phải là bố thực sự của Xi-mông vì bác ta không phải chồng của mẹ cậu bé. Xi-mông tìm đến lò rèn nơi bác Phi-líp làm việc và nói hết sự tình với bác. Sau một hồi đắn đo suy nghĩ, bác Phi-líp đến nhà ngỏ lời cầu hôn với Blăng-sốt. Được Blăng-sốt nhận lời, Phi-líp trở thành bố của Xi- mông. **NHỮNG VẤN ĐỀ XUNG QUANH TRUYỆN NGẮN" CỐ HƯƠNG " CỦA LỖ TẤN: 1/Tóm tắt tác phẩm " Cố hương"(Lỗ Tấn):Độ giữa đông, tôi đi thuyền về thăm làng cũ mà tôi đã cách xa 20 năm.Thôn xóm tiêu điều khác với hình ảnh làng cũ đọng trong kí ức tôi. Chuyến thăm này là thăm để giã từ.Về đến nhà, mẹ tôi ra đón và bảo mọi thứ đã được thu dọn. Tôi ở lại vài hôm để từ biệt mọi người và chờ gặp Nhuận Thổ, người bạn thời thơ ấu.Tôi hình dung lại khuôn mặt tươi tắn khoẻ mạnh của Nhuận Thổ.Tôi nhớ cách đâm con tra phá dưa, kể về loài"cá nhảy". Giờ đây, Nhuận Thổ đã có vợ, có con. Cuộc sống lam lũ và những quy định ngặt nghèo của xã hội đã biến Nhuận Thổ thành người khác hẳn. Nhuận Thổ chào tôi: "Bẩm ông". Đứa con của Nhuận Thổ tên là Thuỷ Sinh nhút nhát, vàng vọt, gầy còm. Nhuận Thổ mang đến biếu tôi gói đậu xanh rồi xin một số đồ đạc kể cả các đống tro. Nhiều người quen cũ của gia đình đến thăm công khai lấy đồ đạc trong nhà. Gần tối, tôi cùng mọi người xuống thuyền ra đi, những hình ảnh về Nhuận Thổ, Thuỷ Sinh trong quá khứ và hiện tại cứ đan quyện trong tôi. Tôi hi vọng cuộc sống của thế hệ sau sẽ không còn khốn khổ như cuộc sống của tôi và Nhuận Thổ. 2/Hình ảnh quê hương trong " Cố hương " của Lỗ Tấn . "Quê hương là gì hở mẹ - Mà cô giáo bảo phải yêu? Quê hương là gì hở mẹ - Ai đi xa cũng nhớ nhiều?" Với Đỗ Trung Quân, quê hương "là chùm khế ngọt", "là đường đi học","là cầu tre nhỏ", "là con diều biếc", Còn với Lỗ Tấn, hình ảnh quê hương trong truyện ngắn "Cố hương" của ông hiện lên lên như thế nào? "Cố hương" là một truyện ngắn tuyệt hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi đầy. Hình ảnh quê hương trong quá khứ và hiện tại đan xen nhau để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên. Sau 20 mươi năm xa cách, "tôi" về thăm quê. Trên đường về, lòng "tôi" bồi hồi khôn kể xiết. Gió lạnh vi vu thổi vào khoang thuyền. Gần về đến làng, trời càng u ám, xóm thôn tiêu điều, hoang vắng khiến lòng "tôi" se lại. "Tôi" tự hỏi đây có phải là làng cũ thân yêu trong kí ức? Chuyến về thăm quê lần này rất đặc biệt. Về để bán nhà, giao nhà cho chủ mới. Về để từ giã ngôi nhà cũ, nơi cả đại gia đình "chúng tôi" đời đời ở chung với nhau. Một nỗi buồn man mác dạt lên trong "tôi". Vì sau 20 mươi năm đi xa lần này "tôi" trở về là để "vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn sinh sống". Quê hương thường gắn với phần mộ tổ tiên ông bà. Nhưng trong "Cố hương" không thấy nói đến. Tác giả chỉ xúc động nói đến kí ức tuổi thơ khoảng chừng 30 năm về trước. Một tình bạn đẹp tuổi thơ độ lên mười với Nhuận Thổ mà "tôi" được biết bao chuyện kỳ lạ: cách bẫy chim trên tuyết, con "tra" lông, da trơn như mỡ biết ăn dưa; bên bờ biển quê hương có nhiều vỏ sò đẹp và lạ: sò "mặt quỷ" và sò " tay phật. Nhờ Nhuận Thổ mà tôi cảm nhận được quê hương, với bao cảnh tượng thần tiên:" Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn". Quê hương cũ với bao kỷ niệm thời thơ bé. Đó là những ngày mà "thầy tôi hãy còn", cảnh nhà sung túc năm ấy nhà tôi đến lượt lo giỗ tổ. Giỗ vào tháng giêng. Lễ vật rất nhiều, các đồ tế rất sang, người đến lễ cúng rất đông Quê hương trong ký ức bao giờ cũng cảm động. Lỗ Tấn đã nói về hình ảnh quê hương trong hiện tại và trong quá khứ, lúc ở trên đường về, lúc gặp lại bạn cũ, người xưa. Có niềm vui nỗi buồn, 30 năm trôi qua, nhưng không bao giờ có thể quên được quê hương và tuổi thơ. 3/Hình ảnh người mẹ quê nhà trong : " Cố hương "(Lỗ Tấn ): Có một nhà thơ trẻ Việt Nam đã viết:" Quê hương mỗi người chỉ một - Chỉ là mỗi một mẹ thôi"(Đỗ Trung Quân). Đọc "Cố hương" của Lỗ Tấn, nếu ai đó không hiểu được người mẹ thì làm sao cảm nhận được hình ảnh quê hương thân yêu. Bởi lẽ mẹ là quê hương, quê hương là mẹ. Tình yêu quê hương luôn gắn liền thiết tha với người mẹ hiền mà ta yêu quí. Mẹ của "tôi" đã già. "Tôi" đã trưởng thành, đi làm ăn xa, lưu lạc 20 năm, nay mới trở về thăm quê, thăm mẹ. Lâu nay "tôi"chỉ "gặp mẹ"và hỏi thăm mẹ qua những cánh thư. "Tôi" vừa bước vào nhà , mẹ "đã chạy ra đón". Mẹ già "mừng rỡ" khi gặp lại con trai sau những năm dài xa cách, thế nhưng"nét mặt vẫn ẩn nỗi buồn thầm kín". Chắc có lẽ, mẹ buồn vì thương nhớ người đã khuất, mẹ buồn vì cảnh nhà sa sút, phải bán nhà, theo con trai đến nơi đất khách quê người. Mẹ vẫn hiền hậu, săn sóc "tôi" như ngày"tôi" còn thơ bé: "Mẹ bảo tôi ngồi xuống nghỉ ngơi, uống trà " Mẹ nói với con trai chuyện dọn nhà Mẹ vẫn hiền từ như xưa:"Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi mẹ con mình lên đường". Nhắc đến Nhuận Thổ, "mẹ tôi" động lòng. Gặp hai bố con Nhuận Thổ, mẹ ân cần vồn vã. Mẹ thở than cho cảnh nhà anh ta, mẹ bàn với "tôi":"Cái gì không cần chở đi thì cho anh ta hết. Cứ để cho tuỳ ý chọn, lấy cái nào thì lấy!"Thương con cháu và thương người – đó là hình ảnh người mẹ trong "Cố hương"của Lỗ Tấn. 4/Con đường ở cuối truyện "Cố hương":Phần cuối truyện "Cố Hương" tác giả viết câu văn rất lạ mà hay. Sau khi ông nói đến mọi thứ "tượng gỗ" và "sùng bái tượng gỗ", nói đến mong ước "gần gũi" và "xa vời", nói đến "thực" và "hư" trong "hy vọng", rồi ông hạ bút. Đó là suy ngẫm của "tôi". " Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi". Có con đường mưu sinh phải xa quê. Có con đường tình nghĩa, không quản xa xôi, cách trở đã về thăm lại quê. Có con đường khổ ải. Có con đường hạnh phúc. Con đường gần, con đường xa, con đường hy vọng đi lên phía trước. Có con đường mòn Cũng có chuyện phá lối mở đường. Con đường đến với mỗi người là con đường số phận. Con đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Phải chăng đó là ý tưởng sâu sắc về hình tượng con đường trong " Cố hương". Ca dao có câu: "Quê hương nghĩa nặng tình sâu, Bể dâu biến đổi biết đâu là nhà" Rồi một ngày nào đó quê hương "tôi" sẽ không còn thê lương như bây giờ. Và những con người của quê hương "tôi" sẽ không còn vất vả như Nhuận Thổ. ** MỘT SỐ CÂU HỎI XUNG QUANH "CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG"- NGUYỄN DỮ. 1/ Giữa truyện cổ tích" Vợ chàng Trương " và tác phẩm" Chuyện người con gái Nam Xương " có những nét khác biệt cơ bản nào? "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 16 trong "Truyền kì mạn lục"của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian tên Việt Nam là " Vợ chàng Trương". Song giữa hai truyện có những nét khác biệt cơ bản. Truyện cổ tích "Vợ chàng Trương " chỉ thiên kể về những sự kiện dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương, nhân vật chỉ thể hiện qua hành động. Trong khi đó tác phẩm" Chuyện người con gái Nam Xương" đã tái tạo đầy tính nghệ thuật: thêm nhiều chi tiết mới (Trương Sinh cưới Vũ Nương với trăm lạng vàng); thêm yếu tố đối thoại nới lời thoại chi tiết, rõ ràng, từ đó bộc lộ rõ hơn tính cách nhân vật; đặt Vũ Nương vào nhiều tình huống để khắc hoạ tính cách; thêm chi tiết trước khi tự vẫn ở bên Hoàng Giang đã ngửa mặt lên trời mà than; dựng thêm khung cảnh kì ảo về việc Phan Lang gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung, Tất cả phần sáng tạo đó đã góp phần vào sự thành công của tác phẩm"Chuyện người con gái Nam Xương". 2/ Tóm tắt ngắn gọn "Chuyện người con gái Nam Xương". Chuyện kể về Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương, có nhan sắc và đức hạnh nên được Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết Trương Sinh có tính đa nghi nên Vũ Nương hết sức giữ gìn khuôn phép. Sum vầy chưa bao lâu thì chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà nuôi con và săn sóc mẹ già ốm nặng. Khi mẹ già mất, nàng lo ma chay tế lễ đàng hoàng. Năm sau, giặc tan, Trương Sinh trở về, gặp lại vợ con.Nhưng do sự hiểu nhầm cái bóng người trên vách qua lời nói của đứa con nhỏ, Trương Sinh đa nghi cố chấp đã đẩy vợ mình đi đến chỗ tự vẫn ở bến Hoàng Giang. Sau này chàng hiểu ra thì việc đã rồi. Riêng với Vũ Nương, sau khi trầm mình dưới bến Hoàng Giang, nàng được Linh Phi cứu và sông ở thuỷ cung. Tại thuỷ cung nàng đã gặp người cùng làng Phan Lang và đưa chiếc hoa vàng về trần gian cho chàng Trương làm tin. Trương Sinh đã lập đàn tràng giải oan, Vũ Nương hiện về trong chốc rồi lại ra đi. 3/ Có người chi rằng chi tiết đặc sắc và có ý nghĩa nghệ thuật nhất trong câu chuyện là chi tiết " cái bóng ". Ý kiến của em về điều ấy? Có thể nói hình ảnh "cái bóng" là chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của truyện"Chuyện người con gái Nam Xương"(Nguyễn Dữ). Đó là chi tiết vừa thắt nút, vừa mở nút cho câu chuyện. Bởi nó là đầu mối trực tiếp dẫn tới sự nghi ngờ của Trương Sinh, buộc Vũ Nương phải tìm đến cái chết (cái bóng của Vũ Nương). Nó cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của Trương Sinh về Vũ Nương sau khi nàng đã mất (cái bóng của Trương Sinh). Cái bóng xuất hiện hai lần trong truyện là những mắt xích quan trọng, vừa làm câu chuyện triển khai một cách hợp lí, lôgic, vừa làm cho câu chuyện có được kịch tính hấp dẫn tự nhiên. Ngoài ra, hình ảnh cái bóng đã khái quát, hình tượng hoá tấm lòng của người vợ (khi Vũ Nương đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản đã thể hiện cảnh ngộ đau khổ, cô đơn của người vợ xa chồng). Cái bóng gắn với sự ngộ nhận ngây thơ của con trẻ, sự hiểu lầm của người chồng đa nghi. Nó vừa là niềm vui (khi Vũ Nương ngồi đùa với con), vừa là nỗi buồn (dẫn đến hiểu lầm của Trương Sinh), vừa thực vừa ảo Lấy cái bóng để dẫn dắt câu chuyện một cách nghệ thuật, câu chuyện đồng thời thể hiện bi kịch của con người. Có thể nói cái bóng đã thể hiện cô đọng cảm hứng vừa hiện thực, vừa nhân đạo của nhà văn Nguyễn Dữ trong "Chuyện người con gái Nam Xương". . vầy hạnh phúc. **Tóm tắt cốt truyện"Bố của Xi-mông"(Mô-pa-xăng):Xi-mông là cậu bé con của Blăng-sốt. Cậu chào đời mà không có bố nên Xi-mông ngày đầu tiên đến lớp cậu bị bọn trẻ xúm vào. niềm của Xi-mông. Cậu bé chơi đùa một lúc rồi lại oà khóc vì nhớ lại nỗi niềm của mình. Bác Phi-líp tình cờ gặp Xi-mông bèn an ủi rồi đưa Xi-mông về nhà. Đểlàm vui lòng Xi-mông, bác Phi-líp nhận. Blăng-sốt. Bọn xấu ở trường vẫn trêu chọc Xi-mông vì cho rằng Phi-líp không phải là bố thực sự của Xi-mông vì bác ta không phải chồng của mẹ cậu bé. Xi-mông tìm đến lò rèn nơi bác Phi-líp làm

Ngày đăng: 11/07/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan