1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tư liệu tuyển 10

3 192 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

**Đề bài:"Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật vẫn thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người." - Hoài Thanh. Em hãy giải thích ý kiến trên và chọn một số câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu trong các đoạn trích Truyện Kiều mà em đã học để minh họa cho ý kiến đó. **Bài làm tham khảo: Học các đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, em không chỉ cảm nhận được những vẻ đẹp tuyệt vời của con người ngời lên từ trong nỗi đau đớn bất hạnh, từ những bi kịch oan trái của cuộc đời, từ những tình cảm đằm thắm thiết tha đầy ân tình của họ mà em còn được thưởng thức được vẻ đẹp sống động của thiên nhiên, tạo vật. Đúng như Hoài Thanh từng nhận xét:" Có thể nói tình người". Vậy thiên nhiên là gì? Thiên nhiên là một thế giới tuyệt đẹp - một thế giới đầy sống động với đủ màu sắc và âm thanh. Và cái đẹp của thiên nhiên là cái đẹp được tạo hóa ban phát, nuôi dưỡng từ nguồn sữa ngọt ngào của trời đất. Thiên nhiên mở ra trước mắt ta một thế giới vô cùng phong phú, gợi lên trong tâm hồn ta những tình cảm đắm say ngây ngất. Và thiên tài Nguyễn Du, một tâm hồn nghệ sĩ giàu sức rung động trước tạo vật, đã để lại cho đời những bóng dáng nên thơ của thiên nhiên trên những trang Kiều. Nhà thơ đã cảm nhận một cách sâu sắc và tinh tế những nét đẹp riêng biệt của từng cảnh vật, mỗi cánh hoa, từng đám cỏ, mỗi tiếng chim hay một dòng sông nhỏ êm đềm. Mỗi người đọc sẽ tìm thấy ở Truyện Kiều những nét đẹp đặc sắc mang cái "thần" của thiên nhiên. Nhất là khi đọc đến hai đoạn trích: "Cảnh ngày xuân" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Đọc thơ Nguyễn Du, ta như được thả mình vào một thế giới tuyệt diệu, thưởng thức tất cả những vẻ đẹp tinh túy của đất trời. Nhưng thiên nhiên trong Truyện Kiều không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn hàm ẩn một tầng ý nghĩa sâu sắc. Thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành một nhân vật bên cạnh con người, hài hòa với nội tâm con người. Những lúc buồn hay những khi vui, lúc nhớ thương hay khi sầu muộn, bóng hình của thiên nhiên luôn xuất hiện giao hòa với tâm trạng con người. Và thiên nhiên trở thành những bức tâm cảnh chan chứa tình cảm, trở thành những người bạn "lặng lẽ" và "kín đáo" sẻ chia những nỗi niềm, những suy tư trăn trở của mỗi con người. Bằng ngòi bút đầy tài hoa, bằng sự tiếp thu một cách sáng tạo bút pháp tả cảnh ngụ tình của người xưa, Nguyễn Du đã để lại trên những trang Kiều những bức tranh sống động chan chứa tình người. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Cảnh vật dường như có sự biến đổi theo từng tâm trạng của con người. Cảnh như dự cảm trước số phận của con người trong tương lai. Những bức tranh thiện nhiên trong Truyện Kiều góp phần miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật làm cho thế giới nội tâm của con người càng thêm phong phú và sâu sắc. Chính vì vậy mà khi đọc đoạn trích "Cảnh ngày xuân" em thật sự chìm vào thế giới thiên nhiên tuyệt vời, đắm mình trong những tình cảm thiết tha, xúc cảm đằm thắm của thiên tài Nguyễn Du. Mở ra trước mắt em là cảnh: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Một bức tranh mùa xuân thật là tuyệt vời mà chỉ những tâm hồn nghệ sĩ mới có được cảm nhận tinh tế và độc đáo như vậy. Không một ước lệ, không một điển cố mà chỉ là những cảnh vật rất chân thực của quê hương xứ sở. Một thảm cỏ trải dài đến tận chân trời với một màu xanh mơn mởn căng đầy sức sống, một cành lê điểm một vài bông hoa trắng muốt. Hai màu sắc tưởng chừng như đối lập ấy lại quyện hòa vào nhau thêu dệt thêm một bức tranh tươi đẹp mang đầy đủ hương sắc của mùa xuân. Và trong cái tươi đẹp của thiên nhiên ta vẫn thấy một dự cảm về số phận của con người: Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Cảnh vẫn đẹp, vẫn thanh, nhưng đã nhuốm màu tâm trạng. Một dòng nước trong xanh, một chiếc cầu nho nhỏ, cảnh vật thật nên thơ nhưng lại thắm đượm một nỗi buồn của chị em Thúy Kiều. Đó là tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến mà người ta vẫn thường có sau một cuộc vui. Đoạn thơ tả cảnh mà chứa đựng linh cảm về điều sắp xảy ra. Lúc nào cũng vậy, thiên nhiên bao giờ cũng trở thành một nhân vật kín đáo lặng lẽ và hài hòa với nội tâm con người. Trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", tất cả cảnh vật như nhòa đi trong nỗi đau của nàng Kiều: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa, Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu, Buồn trông nội cỏ dàu dàu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh, Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Thiên nhiên hiện hữu trước mắt ta, có chân mây mặt biển, có cánh buồm ngoài khơi xa, có tiếng sóng, có nội cỏ rầu rầu, nhưng hình như tất cả đều là những ẩn dụ cho số phận nàng Kiều. Cánh buồm ngoài khơi xa và những cánh hoa trôi nổi lênh đênh giữa dòng nước như số phận vô định của nàng Kiều, nội rầu rầu cỏ ấy hay chính là nỗi đau, nỗi tủi nhục đang đè nặng trái tim nàng. Và tiếng sóng ầm ầm quanh nghế ngồi ấy phải chăng là nỗi sợ hãi trước một tương lai mù mịt đen tối? Tất cả tạo dựng nên một bức tâm cảnh có ý nghĩa về cuộc đời và số phận bi kịch của nàng Kiều. Cuộc đời nàng từ đây sẽ trôi vào bể trầm luân khổ ải, vào những " bi kịch chua xót đớn đau". Nguyễn Du đã hòa mình vào cõi lòng sâu kín của Thúy Kiều, thấu hiểu nỗi lo lắng của người con gái ấy. Và cứ thế, thiên nhiên xuất hiện trong "Truyện Kiều" như một nhân vật lặng lẽ kín đáo và "luôn luôn thắm đượm tình người". Thiên nhiên trở thành một nhân vật văn học cô cùng phong phú và sinh động mà ở đó mỗi tâm hồn của con người sẽ tìm thấy những niềm rung cảm sâu sắc. Với ngòi bút tài tình và tâm hồn nghệ sĩ giàu sức rung động trước tạo vật, Nguyễn Du đã để lại cho đời sau những bức tranh tuyệt diệu của thiên nhiên và mãi mãi cho đến muôn đời thiên nhiên trong truyện sẽ sống mãi trong tiềm thức của chúng ta, mang cái hồn của tâm trạng, của lòng người và phải có một tình yêu thiên nhiên đến tha thiết đắm say thì Nguyễn Du mới đạt được những thành công như vậy. Thiên nhiên như ẩn chứa cả tâm hồn tư tưởng, cả sức sống kì diệu của thi hào Nguyễn Du. Hoài Thanh, quả là một tâm hồn biết thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên mới có thể đưa ra một lời đánh giá rất hay và đúng:"Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật vẫn thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người." ./. . hoa trắng muốt. Hai màu sắc tư ng chừng như đối lập ấy lại quyện hòa vào nhau thêu dệt thêm một bức tranh tư i đẹp mang đầy đủ hương sắc của mùa xuân. Và trong cái tư i đẹp của thiên nhiên ta. đắm say thì Nguyễn Du mới đạt được những thành công như vậy. Thiên nhiên như ẩn chứa cả tâm hồn tư tưởng, cả sức sống kì diệu của thi hào Nguyễn Du. Hoài Thanh, quả là một tâm hồn biết thưởng. thành những người bạn "lặng lẽ" và "kín đáo" sẻ chia những nỗi niềm, những suy tư trăn trở của mỗi con người. Bằng ngòi bút đầy tài hoa, bằng sự tiếp thu một cách sáng tạo bút

Ngày đăng: 10/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w