5 bước lên lớp của giáo viên THCS

3 2.8K 16
5 bước lên lớp của giáo viên THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

5 bước lên lớp của Giáo viên THCS Bạn gặp khó khăn khi lên lớp, lúng túng khi không nắm rõ việc lên lớp như thế nào, gồm các bước nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ khó khăn đó. Năm bước lên lớp” của một tiết dạy đều có ý nghĩa và tác dụng sư phạm rất hệ trọng.(ST) 1. Ổn định tổ chức (1-2 phút) là một bước chuẩn bị tâm thế tập trung để bước vào tiết học. Có nhiều nội dung: Theo dõi sự chuyên cần. Em nào có mặt, em nào vắng mặt để có hướng giúp đỡ và khích lệ - chỗ ngồi của học sinh đã ổn chưa. Bàn ghế thiếu đủ, có xộc xệch không, để chỉnh đốn kịp thời - nếu tiết trước có dặn dò gì, thì tiết này xem các em đã thực hiện đến đâu - có thông tin gì đặc biệt làm các em xôn xao, giáo viên cần thông báo để các em ổn định tập trung tư tưởng bước vào học. * Bước này được xây dựng thành nếp ngay thời gian đầu. Thời gian sau có thể lướt qua khoảng 1 phút. Lớp trưởng giúp giáo viên ghi sĩ số, vắng mặt, có mặt ở góc bảng trái để giáo viên đỡ mất thời giờ kiểm tra… 2. Bước kiểm tra bài cũ (2-3 phút) * Chỉ có kiểm tra thường xuyên mới thúc đẩy học sinh làm bài, học bài nghiêm túc. Nội dung kiểm tra: Xem việc ghi chép làm bài, chuẩn bị bài (văn, toán, sinh vật…) của học sinh - tiết học trước có yêu cầu chuẩn bị, hoặc làm bài để nộp thì nhất thiết phải kiểm tra, đánh giá, khen chê kịp thời - có thể làm kiểm tra miệng hay viết một tiết hay 15 phút; nội dung cả bài hay một phần trọng tâm nào đó. * Tùy theo chủ đích và yêu cầu của giáo viên mà chọn nội dung và dành thời gian thích hợp. Quan tâm kiểm tra các em học yếu và thiếu chăm chỉ để có hướng giúp đỡ cụ thể. * Lâu nay, một số giáo viên không coi trọng việc kiểm tra học bài, làm bài ở nhà, thực hiện những gì giáo viên “dặn dò”, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính nghiêm túc của học sinh. Các em sẽ “nhờn” việc dặn dò, nhắc nhở của giáo viên. 3. Bước giảng bài mới (35-40 phút) - bước trọng tâm Để giới thiệu bài mới, giáo viên có nhiều cách gây sự hứng thú, tập trung nghe giảng. Không nhất thiết bài nào cũng làm. Song sự dẫn dắt hấp dẫn của giáo viên sẽ giúp các em tập trung tốt hơn và chỉ cần ngắn gọn. Một giáo viên đã vào bài Quê hương như sau: “Mỗi người một quan niệm, một xúc cảm về quê hương khác nhau. Với nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói lên quan niệm và tình cảm của mình qua bài Quê hương. Hôm nay ta học bài: Quê hương… Về địa lý, giáo viên vào bài. Hôm nay ta học bài Châu Phi. Cũng được thôi. Một giáo viên khác: Đố các em, châu lục nào có hình dạng giống củ khoai, có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý? - Châu Phi. * Giáo viên chuẩn bị kỹ để xác định phần nào là trọng tâm, là khó hiểu, khó nhớ để giảng giải kỹ càng; phần nào dễ, hướng dẫn các em tự học, không nhất thiết phần nào cũng giảng giải như nhau. * Vì thiếu chuẩn bị kỹ nội dung lẫn phương pháp nên giáo viên không chủ động, dễ “cháy giáo án”. Cuối cùng, chả đọng lại bao nhiêu kiến thức cho học sinh. 4. Bước củng cố (2-3 phút) Vừa giảng xong, kiến thức còn “nóng hổi”, kiểm tra lại bài giảng ta sẽ thấy rõ kết quả cả thầy lẫn trò; từ đó giáo viên sẽ kịp thời bổ sung và củng cố thêm. Chỉ cần một câu hỏi về nội dung trọng tâm hoặc để cho học sinh nêu những điểm nào còn lơ mơ, chưa hiểu… 5. Bước dặn dò (2-3 phút) Đây là bước tiếp tục củng cố bài mới chuẩn bị cho bài sau. Không nên làm lấy lệ mà phải có yêu cầu, nội dung cụ thể rõ ràng. Cần thiết phải hướng dẫn tỉ mỉ để các em thực hiện được. Dặn dò phải ghi vào giáo án để lần dạy sau giáo viên kiểm tra. Tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” như một số giáo viên đã làm. Dặn các em làm một bài, sưu tầm tranh ảnh, mà giáo viên không thu, không kiểm tra đánh giá thì coi như việc làm “công cốc dã tràng”. Hiệu trưởng cứ kiểm tra xem, sẽ thấy các bước này còn nhiều tồn tại. * 5 bước lên lớp là một quy trình khép kín của một tiết dạy, đều có một ý nghĩa khoa học và tác dụng nhất định. Nhưng không nhất thiết tiết học nào cũng đủ 5 bước như nhau mà tùy từng bài cụ thể, tùy tình hình thực tế của lớp mà thực hiện sao cho phù hợp. Ngay cả thời gian dành cho từng bước cũng vậy. Quy trình soạn giáo án THCS • Soạn giáo án là công việc thường nhật của mỗi giáo viên. Với sự hỗ trợ của công cụ điện tử hiện đại, tài liệu tham khảo công việc soạn giáo án của giáo viên có phần được giảm đi về thời gian, công sức, việc tư duy… Một số khâu trong quy trình soạn giáo án vì nhiều lí do khác nhau người soạn đã chưa chú trọng, chưa thầy hết vai trò, vị trí và tầm quan trọng. Muốn có được tiết dạy tốt là mong muốn của mọi giáo viên khi lên lớp. Mặc dù vậy người dạy vẫn loay hoay, trăn trở đi tìm nguyên nhân. Để góp thêm những cách hiểu nhỏ về một vấn đề lớn, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến để cùng chia sẻ, mong muốn sẽ nhận được ý kiến cùng trao đổi. • Quy trình soạn giáo án: - Mục tiêu bài học (tiết dạy): + Tư tưởng, chính trị. + Kiến thức. + Kĩ năng. - Chuẩn bị: + Chuẩn bị của thầy. + Chuẩn bị của trò. - Phương pháp (phương pháp nào sủ dụng chính trong bài dạy). - Tiến trình tiết dạy: + Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. + Kiểm tra bài cũ. + Giới thiệu bài mới. + Nội dung bài dạy. + Củng cố nội dung tiết dạy, dặn dò việc học bài, soạn bài. - Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Mục tiêu bài học Mục tiêu bài học(tiết dạy) theo chúng tôi là phần quan trọng nhất, bởi vì nó quyết định đến các khâu khác trong một giáo án. Từ mục tiêu, người dạy sẽ quyết định phải làm gì để đạt được mục tiêu đó từ chuẩn bị, phương pháp, phương tiện đến tiến trình bài giảng. Lẽ ra mục tiêu bài dạy phải là ám ảnh với người soạn, thì giáo viên soạn thường không mấy quan tâm. Ở đây chúng tôi cho rằng có một số lí do sau: Một là, giáo viên có thâm niên trong nghề đã quá thuộc với mục tiêu đề ra trong bài; năm nào, bao giờ chẳng thế; sách giáo khoa nếu có thay đổi theo chu kì sớm cũng phải bảy, tám năm, muộn cũng là mười mấy năm. Chúng tôi cho rằng hiểu như thế là chưa đầy đủ. Thiết nghĩ mục tiêu bài học luôn thay đổi biện chứng theo thời gian và đối tượng dạy học. Có thể cùng một bài dạy đối tượng khác nhau, mục tiêu bài học cũng sẽ khác bởi lẽ thầy giáo không chỉ cung cấp tri thức của bài mà còn phải giúp học sinh hình thành kĩ năng để chiếm lĩnh những tri thức tương tự. Đặc biệt với các tiết dạy thuộc bộ môn khoa học xã hội, cách hiểu về một bài dạy không đơn thuần là chân lí mà còn là sự biện chứng trong đánh giá và sự cao siêu trong tư tưởng khi tiếp cận vấn đề. Hai là, một số giáo viên chưa ý thức vai trò của phần mục tiêu bài dạy dẫn đến còn xem nhẹ. Lỗi này nhiều giáo viên mắc phải đặc biệt là giáo viên mới vào nghề. Hậu quả của việc này là nghiêm trọng, nó giống như người đi đường không biết đích là vị trí nào, nói cách khác giống người cày ruộng không ý thức phần ruộng mình phải cày cứ đi khi nào mệt thì dừng lại. Như vậy giáo viên cứ giảng không thấy được mình phải thực hiện nội dung trọng tâm cần đạt là gì, cần phải cung cấp kiến thức, kĩ năng căn bản nào đối với học sinh. Điều này dẫn đến tiết dạy hoặc nặng nề bởi phần nào, việc làm nào cũng quan trọng; hoặc bỏ sót kiến thức bởi sự câu thúc của thời gian. Ba là, do thói quen tự nhiên của con người là ngại tư duy, đặc biệt là trước các vấn đề trìu tượng. Điều này dẫn đến thường sử dụng sẵn những gì được cung cấp trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Thường thì phần mục đich yêu cầu bài học được viết sẵn trong sách. Vì nhiều lí do, các học giả - người làm sách thường dồn nén tối đa lượng lớn thông tin trong một lượng nhỏ các đơn vị ngôn từ, làm cho văn bản thuộc phần mục tiêu bài học hàm súc nặng nề. Dẫn đến người đọc ngại tiếp cận hoặc tiếp cận qua loa đại khái mà không xem xét kĩ. Bốn là, một bộ phận giáo viên cho rằng: sách giáo khoa, sách giáo viên là đúng tuyệt đối. Không hẳn thế. Sách viết mang tính chất phổ thông cho mọi đối tượng thuộc mọi vùng miền. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải căn cứ vào đối tượng cụ thể để có điều chỉnh cho thích hợp. Điều này nhiều giáo viên chưa thấy hết dụng tâm của người làm sách mà đặt mục tiêu bài dạy ngang tầm với yêu cầu đặt ra. Hơn nữa chắng có điều gì là tuyệt đối cho mọi đối tượng. Hậu quả thì như trên đã đề cập. Cũng còn nhiều lí do khác như: trình độ năng lực giáo viên (mâu thuẫn giữa khối lượng công việc được giao với khả năng hoàn thành), quỹ thời gian cá nhân của giáo viên dành cho công việc… Dù lí do nào chăng nữa việc coi nhẹ, không đặt đúng vị trí phần mục tiêu bài dạy ắt dẫn đến giáo viên sẽ khó khăn trong việc có được tiết dạy thành công. Vì vậy theo chúng tôi giáo viên cần quan tâm đúng mức tới phần mục tiêu bài dạy khi soạn giáo án. . 5 bước lên lớp của Giáo viên THCS Bạn gặp khó khăn khi lên lớp, lúng túng khi không nắm rõ việc lên lớp như thế nào, gồm các bước nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ khó khăn đó. Năm bước. tế của lớp mà thực hiện sao cho phù hợp. Ngay cả thời gian dành cho từng bước cũng vậy. Quy trình soạn giáo án THCS • Soạn giáo án là công việc thường nhật của mỗi giáo viên. Với sự hỗ trợ của. hiện những gì giáo viên “dặn dò”, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính nghiêm túc của học sinh. Các em sẽ “nhờn” việc dặn dò, nhắc nhở của giáo viên. 3. Bước giảng bài mới ( 35- 40 phút) - bước trọng tâm Để

Ngày đăng: 11/07/2014, 14:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 5 bước lên lớp của Giáo viên THCS

  • Quy trình soạn giáo án THCS

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan