1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên

22 667 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 105 KB

Nội dung

KINH NGHIỆM CÁN BỘ QUẢN LÍ VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỜ LÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN I.ĐẶT VẤN ĐỀ : Như chúng ta đã biết công tác kiểm tra đánh giá vừa là điều tra xem xét đánh giá một q

Trang 1

KINH NGHIỆM CÁN BỘ QUẢN LÍ VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

GIỜ LÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN

I.ĐẶT VẤN ĐỀ :

Như chúng ta đã biết công tác kiểm tra đánh giá vừa là điều tra xem xét đánh giá một quá trình hoạt động sư phạm vừa là tự kiểm tra đánh giá các quyết định của của người cán bộ quản lí Chức năng kiểm tra không phải chỉ tiến tới xếp loại bình bầu mà còn xác định phương hướng mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch cho một quyết định mới

Công tác kiểm tra là theo dõi, giám sát phát hiện các hoạt động sư phạm ở mặt đúng, mặt sai nhằm động viên giúp đỡ giáo viên ,học sinh thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao

Thông qua công tác kiểm tra đánh giá xác định được kết quả giáo dục có phù hợp với mục tiêu, nội dung kế hoạch quy chế đề ra về thực hiện nhiệm vụ năm học

Với tầm quan trọng và ý nghía trên tôi xác định rằng việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá trong nội bộ trường học là một trong những chức năng cơ bản của người quản lí Nêú người cán bộ quản lí không thực hiện chức năng

Trang 2

kiểm tra hoặc ít kiểm tra hoặc kiểm tra thiếu kế hoạch sẽ gây tác hại to lớn đối với phong trào đó là:

+ Đối tượng quản lí là con người làm nên phong trào sẽ làm việc đối phó, hình thức chiếu lệ dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ về thực hiện các nhiệm vụ được giao không đáp ứng yêu cầu đề ra và quan điểm chỉ đạo

+ Việc đánh giá của nhà trường đối với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, đánh giá các phong trào thi đua sẽ chung chung “ Hoà cả làng” do vậy không phát huy được sức mạnh của tập thể sư phạm, tập thể học sinh; không khai thác, phát huy được các nhân tố tích cực trong đội ngũ để tham gia xây dựng các phong trào thi đua

Vì thế, cán bộ quản lí trường học cần coi trọng chức năng kiểm tra, đánh giá trong nội bộ trường học Điều 22 chương IV của quy chế về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục có ghi “ Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ

sở giáo dục đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lí và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật , nhiệm vụ

kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền quản lí ”

Tổ chức kiểm tra đánh giá một cách khoa học sẽ giúp người quản lí nắm bắt được những thông tin từ đội ngũ, biết được thực chất công tác dạy và học của giáo viên, từ đó mà yêu cầu phát huy ưu điểm hoặc bổ sung, điều chỉnh những lệch lạc, tồn tại để thúc đẩy các hoạt động tích cực, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường

Trang 3

Thấy được vai trò quan trọng của việc tổ chức kiểm tra nội bộ trường học trong quá trình chỉ đạo trường Tiểu học thực hiện mục tiêu chính của bậc học, của ngành Giáo dục - Đào tạo, tôi đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu, tổ chức thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm, những bài học để tiếp tục vận dụng trong quá trình chỉ đạo.

Công tác tổ chức kiểm tra nội bộ trường học của cán bộ quản lí trường Tiểu học bao hàm nhiều nội dung, nhiều vấn đề Ở đây, tôi chỉ đi sâu vào nghiên

cứu, tìm hiểu một vấn đề, một khía cạnh, đó là: “Công tác kiểm tra đánh giá

giờ lên lớp của giáo viên”

Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng quản lý trong nhà trường Tiểu học Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp đúng đắn giúp người người quản lí nắm được những thông tin chính xác về trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên, chất lượng học tập của học sinh Từ đó để nhà trường lập kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ Kiểm tra đánh giá đúng đắn giờ lên lớp giúp cho đội ngũ giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy và học, làm cho giờ dạy trên lớp nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng và hiệu quả, kích thích sự tích cực hoạt động, hứng thú trong học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập, chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường

Việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên là một việc làm thường xuyên trong quá trình lãnh đạo của người quản lí Hiệu quả của việc làm này đã

Trang 4

thực sự có nhiều đóng góp trong quá trình đi lên của mỗi nhà trường Hiện nay, bậc Tiểu học đang thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa để đáp ứng yêu cầu đào tạo con người của xã hội mới Muốn thực hiện tốt công cuộc đổi mới trong giáo dục, cái quan trọng, cái cốt lõi nhất là đổi mới phương pháp dạy học – là linh hồn –là xương sống của quá trình dạy học.Việc đổi mới được thể hiện rõ nhất trong các giờ lên lớp của giáo viên Vì thế công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp sẽ giúp giáo viên ngày càng thực hiện tốt khâu đột phá này trong dạy học, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ.

Lý luận và thực tiễn dạy – học đã chỉ ra rằng: Bất kỳ một nhà trường nào,

ở đâu, trong mọi hoạt động lịch sử cũng đều có hoạt động trung tâm là quá trình dạy học Hai hoạt động này xảy ra trong cùng một thời điểm và thống nhất một cách bchặt chẽ Như vậy, kiểm tra đánh giá chất lượng của nhà trường không thể tách rời đánh giá quá trình dạy học mà cốt lõi của nó là kiểm tra đánh giá hiệu quả giờ lên lớp

Trang 5

Giờ lên lớp phản ánh một cách khách quan, trung thực, chính xác trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của mỗi giáo viên, là điều kiện cần và

đủ để mỗi giáo viên thể hiện mình

+ Giờ lên lớp vừa là một hoạt động khoa học vừa là một hoạt động nghệ

thuật

Quá trình dạy học là quá trình người thầy tác động đến học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng cơ bản, hình thành nhân cách theo yêu cầu của xã hội Quá trình này có mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức dạy – học và phải tuân theo một hệ thống nguyên tắc dạy – học nhất định

Quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phải tuân thủ các quy chế chuyên môn Bên cạnh đó, người giáo viên phải hiểu sâu sắc đối tượng dạy học của mình, biết linh hoạt sáng tạo trong việc lựa chọn, kết hợp các phương pháp, biết sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách thích hợp, biết xử lý tất cả các tình huống đa dạng của thực tế dạy – học Đây chính là nghệ thuật, là năng lực sư phạm của mỗi giáo viên Thực hiện được như vậy mới thực sự nâng cao chất lượng dạy và học

Để đáp ứng những yêu cầu của khoa học dạy - học, những biện pháp tác động của người quản lí đem lại hiệu quả rõ rệt Đó là cách bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy cao nhất những mặt mạnh trong chuyên môn của mỗi người Các biện pháp giúp đỡ giáo viên nâng cao tay nghề như : kiểm tra đánh

Trang 6

giá giờ dạy, bồi dưỡng theo chuyên đề, hội thảo Trong đó kiểm tra đánh giá giờ lên lớp có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

+Kiểm tra đánh giá là một chức năng của người quản lý nhà trường:

Trong một năm học, quản lý nhà trường theo một chu trình mà kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản của chu trình đó

Đánh giá là công cụ của hệ thống điều khiển giúp cho người quản lý xác định được mức độ thực trạng, từ đó mà có kế hoạch điều chỉnh

- Có kiểm tra đánh giá thì người quản lý mới biết được kế hoạch của nhà trường đã diễn ra như thế nào và thực hiện đến đâu Từ đó tìm ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh sao cho mọi hoạt động của nhà trường có hiệu quả hơn, đạt mục tiêu đề ra

- Ngược lại, nếu không có kiểm tra đánh giá, buông xuôi mọi hoạt động thì không thể biết nắm bắt được thông tin đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trong nhà trường

Kiểm tra đánh giá không những là chức năng của người quản lý mà còn là khâu quan trọng, quyết định, là nhiệm vụ hàng đầu của người quản lý

+ Kiểm tra đánh giá là trách nhiệm, quyền hạn của người quản lý :

- Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của nhà trường, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của kiểm tra đánh giá, là người đưa ra kết luận cuối cùng và chịu trách nhiệm về những quyết định đó

Trang 7

- Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp là một nội dung chính trong công tác kiểm tra đánh giá của người quản lý :

Qua kiểm tra đánh giá giờ lên lớp, người quản lí có được những thông tin ngược chiều từ các đối tượng quản lý của mình Qua đó, nắm bắt được các hoạt động dạy – học diễn ra như thế nào, chất lượng của nó ra sao, những chỗ nào phù hợp, chỗ nào còn sơ hở, lệch lạc để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung

- Kiểm tra giờ lên lớp là một hoạt động phức tạp, đối tượng chủ yếu là con người Vì vậy, người quản lí không thể kiểm tra một cách tùy tiện mà phải tuân theo một hệ thống nguyên tắc theo 3 khâu sau:

+ Chuẩn bị lên lớp của giáo viên

+ Dự giờ trên lớp

+ Kiểm tra hiệu quả của giờ lên lớp

Sau khi kiểm tra cần tiến hành đánh giá giờ lên lớp Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình kiểm tra

2 Cơ sở thực tiễn:

Trong những năm trước đây công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp đã có sự chú ý, 100% cán bộ giáo viên đều được kiểm tra Song phương pháp , tổ chức kiểm tra còn lúng túng, chưa xây dựng quy trình và kế hoạch kiểm tra một cách

cụ thể nên hiệu quả công tác kiểm trađạt kết quả chưa cao Chất lượng dạy và học có chuyển biến nhưng chưa mạnh Trong những năm học gần đây, việc kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra giờ lên lớp của người quản lí có những thuận lợi nhất định Đó là đã có hệ thống các tài liệu hướng dẫn cách kiểm tra đánh giá,

Trang 8

có các văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra trường học của Bộ, Sở, Phòng giáo dục với các bậc học theo từng năm học Nội dung các văn bản đã nêu rõ quan điểm, yêu cầu chỉ đạo nhằm định hướng cho các trường tổ chức thực hiện, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ năm học và công tác kiểm tra nội bộ trường học của nhà trường.

Cho đến năm học này, bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa năm thứ 6 Việc đổi mới đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là giáo viên phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy – học Thực tế, trong các giờ lên lớp, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy Vì vậy, việc thực hiện yêu cầu này phải có quá trình và sự nỗ lực tự học tập, rèn luyện của giáo viên Việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp là việc làm thiết thực nhất của người quản lí giúp giáo viên điều chỉnh kĩ năng sư phạm trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy – học, đổi mới giáo dục phổ thông Rút kinh nghiệm từ những năm về trước đồng thời trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành và thực trạng của trường TH Mai Thuỷ tôi đã cố gắng tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong quá trình quản lí chỉ đạo, trong công tác kiểm tra nhằm động viên đội ngũ thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 Sau đây tôi xin trình bày một số giải pháp kĩ thuật trong công tác kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên

II.THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỜ LÊN LỚP CỦA TRƯỜNG TH MAI THUỶ

Trang 9

1 Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên

trườngTH Mai Thuỷ.

1.1)Những nét cơ bản về đặc điểm tình hình nhà trường.

Trường Tiểu học Mai Thủy có 19 lớp, 26 giáo viên ( cả quản lý )

a Thuận lợi:

- Trường nằm ở vùng bán sơn địa- quốc lộ 15, nhiều năm là trường tiên tiến xuất sắc Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và đang phấn đấu xây dựng thành công chuẩn quốc gia mức độ II trong năm học 2007 -2008 Trường được lãnh đạo ngành Giáo dục - Đào tạo, lãnh đạo địa phương cũng như các lực lượng tham gia công tác giáo dục quan tâm thích đáng

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có tâm huyết với nghề, có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề Số lượng giáo viên khá, giỏi chiếm tỷ lệ tương đối cao22/26 Có 8 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh

-Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã đi vào chiều sâu, chiều rộng, đa số giáo viên đã mạnh dạn thực hiện các PP dạy hoc mới kết hợp với các phương pháp truyền thống và đưa các hình thức dạy học mới( Học theo nhóm, học cá nhân, tổ chức trò chơi học tập, học ở hiện trường ) đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc tạo ra chất lượng thực chất, mang lại một sức sống mới trong trường học

- Cán bộ quản lý nhà trường có uy tín về năng lực lãnh đạo và năng lực chuyên môn

Trang 10

- Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được cải tiến và tăng trưởng không ngừng.

b Những khó khăn:

- Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ không đồng đều Vẫn còn một số giáo viên trình độ kiến thức và năng lực còn hạn chế, còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa định rõ về những biện pháp kĩ thuật trong việc thể hiện vai trò của người thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn, điều hành hoạt động học tập của hoạ sinh nên hiệu quả giờ dạy chưa được nâng cao Những hạn chế của người dạy thường được biểu hiện với những mặt sau đây

+ Kế hoạch bài học thiếu rõ ràng , chưa hoạch định được hoạt động của thầy và trò ở trên lớp và trong những phần của tiết học

+Giáo viên giao việc cho học sinh thiếu cụ thể, chưa rõ người, rõ việc, mục đích không rõ ràng,, dẫn đến tình trạng giáo viên dùngmột số học sinh làm thay cho công việc cả lớp Thiếu sự chú ý đến học sinh cá biệt trong lớp

+ Giao việc thiếu hướng dẫn, thiếu tiếp sức nên thường xuất hiệntình trạng thả nổi, giao khoán cho cả lớp Học sinh tỏ ra bất cập trước công việc được giao

+ Chưa quản lí, kiểm soát được quá trình thực hiện của từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh một cách chặt chẽ, thiếu binhững biện pháp khắc sâu kiến thức và đảm bảo tiến độ hoạt động học tập của học sinh.Chưa có hình thức phù hợp để đánh giá kết quả học học tập của học sinh theo hướng đổi mới

Trang 11

( Thầy Quyến, thầy Hùng, thầy Đung, cô Liễu).Tất cả yếu tố đó đã làm hạn chế đến hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên nói riêng và của nhà trường nói chung

- Cơ sở vật chất đã có sự tăng trưởng nhưng các thiết bị phục vụ dạy và học chưa thật đầy đủ, chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy – học của các khối lớp

Thực tế tình hình đó của nhà trường đòi hỏi người quản lí phải suy nghĩ tìm tòi rất nhiều trong chỉ đạo chuyên môn, phải tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ, đúng đắn các hoạt động kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là hoạt động kiểm tra đánh giá giờ lên lớp Có như vậy chất lượng dạy – học mới được nâng cao

1.2) Thực trạng tình hình kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của nhà trường.

- Trong những năm học trước và năm học 2007 – 2008 này, công tác kiểm tra nội bộ trường học, nhất là kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên được nhà trường thực hiện đúng mức Trong mỗi năm học, toàn bộ số giáo viên của trường đều được kiểm tra, đặc biệt nhiều lần được kiểm tra đánh giá giờ lên lớp, kiểm tra tất cả các giờ dạy của tất cả các môn học Sau kiểm tra đánh giá, lãnh đạo nhà trường đã kịp thời chỉ rõ cho mỗi giáo viên những mặt mạnh, mặt yếu trong mỗi giờ dạy của từng bộ môn, hướng phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu đó Các giáo viên năng lực còn hạn chế được kiểm tra đánh giá trước và nhiều hơn Chính vì vậy mà năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trong 2 năm tôi côimg tác và chỉ đạo ở trường TH Mai Thuỷ đã có những chuyển biến và được nâng cao rõ rệt, cụ thể:

Trang 12

*Kết quả kiểm tra giờ dạy:(Kể cả giáo viên hợp đồng ngắn hạn)

Năm học

TS giáo viên

TS giờ kiểm

Đạt yêu cầu

Từ thực tế chỉ đạo như trên, chúng tôi đã rút ra được một số giải pháp đã

và đang vận dụng có hiệu quả trong việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên Tiểu học

2) Một số giải pháp thực hiện việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên Tiểu học.

a Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá:

-Dựa theo tình hình thực tiễn của nhà trường ( nền nếp dạy học, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên, tinh thần học tập, kết quả học tập của học sinh )

- Yêu cầu nhiệm vụ năm học, cần chú ý các trọng tâm, trọng điểm và những yêu cầu về đổi mới chương trình và sách giáo khoa

Ngày đăng: 22/12/2016, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w