1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình can thiệp trong trị liệu méo mó tư duy và vận dụng vào trường hợp cụ thể

25 777 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển đòi hỏi tư duy của con người càng phải nhanh hơn, chính xác hơn. Nhưng không phải cá nhân nào cũng có thể tư duy nhanh và chính xác, dự đoán được sự vận động của hiện tượng, hơn nữa tư duy còn bị sai lệch, méo mó không đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng.Tư duy méo mó không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống. Nó có tác động và ảnh hưởng tới cuộc sống của chính cá nhân và cả những người thân quanh cá nhân ấy. Méo mó tư duy hay tư duy méo mó (hay nhận thức méo mó) biểu hiện với nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng tựu chung lại, nó vẫn có điềm chung là ảnh hưởng lên cách lý giải, nhìn nhận các sự vật hiện tượng trong cuộc sống một cách sai lệch, không phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật hiện tượng với bản chất vốn có của nó, hành động của cá nhân trước các hoạt động, quá trình vận động của cuộc sống

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1. BÙI VĂN DƯƠNG 2. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 3. NGUYỄN THỊ HIỀN DỊU 4. VŨ THỊ THANH NGA 5. PHẠM THỊ THANH THÚY 6. LÊ THỊ THU 7. HOÀNG THỊ HẰNG I. MỞ ĐẦU Ngày nay, khi xã hội càng phát triển đòi hỏi tư duy của con người càng phải nhanh hơn, chính xác hơn. Nhưng không phải cá nhân nào cũng có thể tư duy nhanh và chính xác, dự đoán được sự vận động của hiện tượng, hơn nữa tư duy còn bị sai lệch, méo mó không đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng. Tư duy méo mó không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống. Nó có tác động và ảnh hưởng tới cuộc sống của chính cá nhân và cả những người thân quanh cá nhân ấy. Méo mó tư duy hay tư duy méo mó (hay nhận thức méo mó) biểu hiện với nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng tựu chung lại, nó vẫn có điềm chung là ảnh hưởng lên cách lý giải, nhìn nhận các sự vật hiện tượng trong cuộc sống một cách sai lệch, không phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật hiện tượng với bản chất vốn có của nó, hành động của cá nhân trước các hoạt động, quá trình vận động của cuộc sống. Tư duy méo mó thường được mọi người nhắc đến trong những bài báo, trong những nhận xét có tính chất liên quan đến văn hóa. Nhưng để hiểu rõ hơn vể méo mó tư duy thì chưa có một kết luận chung nhất. Trong phần bài tập của nhóm, nhóm chúng tôi đi vào tìm hiểu những vấn đề chung nhất có liên quan đến “tư duy méo mó”, vận dụng công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ điều trị “tư duy méo mó” từ đó, tổng kết lại một cách đơn giản dễ hiểu nhất về tư duy méo mó là gì, những điểm cần ghi nhớ trong xây dựng mô hình can thiệp hỗ trợ điều trị tư duy méo mó. Đề tài thảo luận của nhóm gồm 3 phần : I. Đặt vấn đề II. Nội dung 1. Khái niệm tư duy và méo mó tư duy 2. Đặc trưng cơ bản của méo mó tư duy 3. Mô hình can thiệp trong trị liệu méo mó tư duy và vận dụng vào trường hợp cụ thể 3.1 Mô hình can thiệp trị liệu nhận thức 3.2. Đánh giá về mô hình can thiệp trị liệu nhận thức 3.3. Vận dụng mô hình can thiệp với trường hợp cụ thể : phụ nữ bị stress sau khi sinh con III. Kết luận II. NỘI DUNG 1. Khái niệm về tư duy và méo mó tư duy Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt -Bộ não người Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận .v.v Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao. Về lý thuyết, Karl Marx cho rằng: "Vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào và được cải tạo/tái tạo trong đầu óc con người duới dạng một sự phản ánh". Tư duy xuất hiện trong quá trình sản xuất xã hội của con người. Trong quá trình đó, con người so sánh các thông tin, dữ liệu thu được từ nhận thức cảm tính hoặc các ý nghĩ với nhau. Trải qua các quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa, phân tích và tổng hợp để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lý luận .v.v Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến, các quy luật không chỉ ở một sự vật riêng lẻ mà còn ở một nhóm sự vật nhất định. Vì vậy, tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước. Tư duy bắt nguồn từ hoạt động tâm lý. Hoạt động này gắn liền với phản xạ sinh lý là hoạt động đặc trưng của hệ thần kinh cao cấp. Hoạt động đó diễn ra ở các động vật cấp cao, đặc biệt biểu hiện rõ ở thú linh trưởng và ở người. Nhưng tư duy với tư cách là hoạt động tâm lý bậc cao nhất thì chỉ có ở con người và là kết quả của quá trình lao động sáng tạo của con nguời. Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, lao động là một trong các yếu tố quyết định để chuyển hóa vượn có dạng người thành con người. Từ chỗ là một loài động vật thích ứng với tự nhiên bằng bản năng tự nhiên, con người đã phát triển sự thích ứng đó bằng bản năng thứ hai là tư duy với năng lực trừu tượng hóa ngày càng sâu sắc đến mức nhận thức đuợc bản chất của hiện tượng, quy luật của tự nhiên và nhận thức đựoc chính bản thân mình. Người ta dựa vào tư duy để nhận thức những quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội, con người và điều chỉnh hành động của mình phù hợp với các quy luật đó. Vậy từ sự phân tích khái niệm trên có thể rút ra được: hiện tượng méo mó tư duy là sự phản ánh sai lệch về hiện thực khách quan, về bản chất hiện tượng, qui luật của tự nhiên, xã hội, làm cho con người có những nhận thức méo mó về bản thân mình, về sự vật xung quanh và ứng xử tiêu cực với nó. Khi các khả năng chú ý và phân tích thông tin của con người bị giới hạn, có thể xảy ra một số sai lệch trong các trải nghiệm sống của chúng ta. Tri giác, ký ức và suy nghĩ của một người có thể méo mó theo một số cách thức thích ứng hay không thích ứng. Nói cách khác méo mó tư duy là cách mà tâm trí của chúng ta thuyết phục chính chúng ta về một cái gì đó quá mức và không hợp lý so sánh với bản chất của sự vật và hiện tượng. 2. Đặc trưng cơ bản của méo mó tư duy * Cơ sở của những biểu hiện về méo mó tư duy Aaron T.Beck là người đầu tiên đề xuất về lý thuyết có liên quan đến nhận thức méo mó và David Burns là người phổ biến nó với các ví dụ kèm theo cách gọi thông thường. Từ những tên gọi này, chúng ta sẽ thấy được đặc trưng của nhận thức méo mó là gì và biểu hiện của nó là như thế nào. + Thông thường biểu hiện của tư duy méo mó được biết đến qua biểu hiện, quan niệm, cách nhìn nhận về suy nghĩ và hành động, cụ thể nhất là cách lý giải thế giới - sự vật hiện tượng của những người trầm cảm và mắc những rối loạn tâm trí kéo dài và không phù hợp với thực tế khách quan. + Tư duy méo mó sẽ ảnh hưởng tới cách nhìn nhận, nhận xét, phán đoán một vấn đề của cá nhân với các sự kiện xảy đến với bản thân cá nhân đó. Do suy nghĩ giới hạn về hành vi hay sự kiện ví dụ như "Tôi cảm thấy nó, do đó nó phải là sự thật." Tôi đã từng nhìn thấy bạn đó lấy sách nên lần này lớp mình mất sách chắc chắn là bạn lấy” + Những yếu tố bên trong như (cảm xúc, tâm lý, cách chúng ta nghĩ và suy luận về thế giới và các sự kiện xung quanh) và những yếu tố bên ngoài (môi trường sống, các mối quan hệ ;.) tất cả các yếu tố này có ảnh hưởng tới nhận thức của cá nhân và là nguyên nhân dẫn tới tư duy méo mó. - Tư duy méo mó thường bao gồm rất nhiều dạng nhưng tựu chung lại: tư duy méo mó đưa đến cho con người những suy nghĩ, cách nhìn, quan điểm sai lệch, trái với sự thực vốn có của hiện tượng. * Đặc trưng cơ bản của méo mó tư duy được biểu hiện ở những kiểu mẫu lệch lạc về nhận thức, cụ thể là: 1. Sự trừu tượng chọn lọc (selective abstractions) Khi đứng trước một sự vật hiện tượng chúng ta lưu giữ, chọn lọc những suy nghĩ tiêu cực và phóng đại chúng lên, trong khi những biểu tượng có ý nghĩa tích cực lại bị chúng ta bỏ qua một bên. Ví dụ như, một người có thể chọn ra duy nhất một tình huống khó chịu và dành riêng suy nghĩ đó làm cho tầm nhìn của họ về thực tại trở nên tối tăm hoặc bị bóp méo. “Phần thông tin còn lại là hiển nhiên, không có gì đáng bàn”; “Tôi đã tập trung vào những chi tiết tiêu cực, những điều tích cực xảy ra không đáng kể”. Các suy nghĩ này thường hay xảy ra ở những người trầm cảm. 2. Tư duy phân cực ( dichotomous thinking) Trong tư duy phân cực, mọi thứ chỉ có thể là "đen hoặc trắng", chúng ta phải là hoàn hảo hay không là gì cả - không có mức độ trung bình. Trong mọi trường hợp, nếu không có mức độ trung bình thì bạn hãy đặt con người hay hoàn cảnh vào trường hợp chỉ có lựa chọn“có hay không”. Nếu suy nghĩ của bạn bị lệch lạc thì cách nhìn nhận bản thân của bạn chỉ là cách nhìn tiêu cực. “Các sự vật này trắng hoặc đen”; “Bạn hoặc là theo tôi hoặc là chống lại tôi”. Ở một mức độ cực đoan, khuynh hướng suy nghĩ tất cả hoặc không có gì hết, thường gặp trong nhân cách ranh giới (borderline personality) và ám ảnh xung động 3. Khái quát hóa quá mức hay vội vàng kết luận (Overgeneralization) Trong nhận thức méo mó này, chúng ta đi đến một kết luận chung dựa trên một sự kiện hay một bằng chứng duy nhất. Nếu có điều gì xấu xảy ra chỉ một lần, nó sẽ xảy ra hơn và hơn nữa. Một người có thể thấy một sự kiện đơn giản, khó chịu như là một phần của một kết thúc thất bại. Người lập luận sử dụng suy luận quy nạp để đi đến kết luận tổng quát sau khi khảo sát rất ít trường hợp riêng. Ví dụ: Người Na Uy rất lười biếng. Tớ có hai người bạn cùng phòng nguời Na Uy, họ không bao giờ chịu dọn dẹp phòng và làm bài tập về nhà. Khái quát hóa vội vã có thể dẫn đến tư duy đóng khuôn (stereotyping). “Mọi việc tôi làm trở nên sai lầm”; “Bất cứ vấn đề gì tôi chọn lựa, chúng luôn thất bại”. Ở mức độ cực đoan, các suy nghĩ này hay xảy ra ở những cá nhân bị trầm cảm. Thay vì mô tả hành vi cụ thể, người đó đã đưa ra kết luận hoặc vội vàng gán một nhãn cho một ai đó và có những phát ngôn mang tính chất cá nhân, chúng ta biết những gì họ đang cảm nhận và lý do tại sao họ hành động theo cách mà họ làm. Đặc biệt, chúng ta xác định mọi người hướng đến chúng ta như thế nào. Ví dụ, một người có thể kết luận rằng ai đó đang phản ứng tiêu cực đối với họ nhưng không thực sự bận tâm để tìm hiểu chính xác xem họ có đúng như vậy không. Một ví dụ khác là một người có thể dự đoán rằng điều gì đó sẽ trở thành tồi tệ, và sẽ cảm thấy thuyết phục rằng dự đoán của họ đã là một thực tế được thành lập. 4. Bi thảm hóa ( Catastrophizing). Chúng ta hi vọng về sự xâm chiếm của những điều khủng khiếp, hay không có vấn đề gì. Điều này cũng được gọi là "phóng đại hoặc giảm thiểu." Chúng ta nghe về một vấn đề và sử dụng những câu hỏi “nếu thì” (ví dụ, "nếu xảy ra thảm kịch?" "Điều gì sẽ xảy ra nếu nó xảy ra với tôi"). Ví dụ, một người có thể nói hết được tầm quan trọng của các sự kiện không đáng kể (chẳng hạn như sai lầm của họ hay một số thành công nhất định). Hoặc họ có thể giảm tính của sự kiện quan trọng cho đến khi chúng xuất hiện với mức độ rất nhỏ.( ví dụ: phẩm chất không được tốt của một người hay những tính cách không hoàn hảo ở một ai đó). “Nếu tôi đến dự tiệc, sẽ có nhiều hậu quả khủng khiếp”; “Tốt hơn là tôi không nên thử bởi vì tôi có thể thất bại và điều đó rất là kinh khủng”; “Tim tôi đập nhanh hơn, sẽ xảy ra cơn đau tim”. Ở mức độ cực đoan, sự lệch lạc này là đặc điểm của rối loạn lo âu, đặc biệt là ám ảnh sợ xã hội và hoảng loạn (panic). 5. Cá nhân hóa( personalization) Cá nhân hóa là một sự biến dạng, tại đó một người tin rằng những người khác dù nói hay làm tất cả mọi thứ đều là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cá nhân. Chúng ta cũng so sánh mình với những người khác cố gắng để xác định ai là người thông minh hơn, ưa nhìn hơn, vv Một người tham gia vào cá nhân hóa có thể nhìn thấy chính mình là nguyên nhân của một số sự kiện bên ngoài không lành mạnh rằng họ không có khả năng chịu trách nhiệm. “Lời bình luận đó không phải là tình cờ, tôi biết nó đang hướng về tôi”; “Các vấn đề luôn luôn xuất hiện khi tôi vội vã”. Ở mức độ cực đoan, các suy nghĩ này hay xảy ra ở các thân chủ rối loạn nhân cách tránh né và hoang tưởng. 6. Nguỵ biện Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong lập luận nhằm mục đích đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái sai là cái đúng và cái đúng là sai. • Ngụy biện có thể được chia làm 2 dạng chính: • Ngụy biện không tương hợp: là những lập luận mà tiền đề (hay luận cứ) không có mối quan hệ một cách logic với kết luận được rút ra. Ví dụ: Giáo sư Trần đang thuyết phục sinh viên lớp tôi chấp nhận học môn nhạc cổ điển vào học kỳ này. Nhưng ông ta là một người vô cùng ích kỷ và tự cao. Tôi không muốn nghe bất cứ gì ông ta nói. X là một người xấu tính. Do đó, lập luận của X hoàn toàn sai. Ngụy biện tương hợp: là những lập luận mà tiền đề (hay luận cứ) có mối quan hệ logic với kết luận nhưng luận cứ chứng minh cho kết luận không đầy đủ hoặc sai lầm. 7. Các mệnh đề “nên” (“should”statements) “Tôi nên thăm gia đình tôi mỗi khi họ muốn như thế”; “Họ nên làm điều tôi nói bởi vì điều đó đúng”. Ở mức độ cực đoan các suy nghĩ này hay xảy ra ở các cá nhân bị ám ảnh cưỡng chế và ở những người cảm thấy nhiều tội lỗi. 8. Lý luận có tính cảm xúc (emotional reasoning) “Bởi vì tôi thấy mình yếu kém cho nên tôi yếu kém”; “Bởi vì tôi cảm thấy không thoải mái, nên thế giới này là nguy hiểm”; “Vì tôi cảm thấy bực bội, nên chắc hẳn là có điều gì đó không đúng”. Các suy nghĩ lệch lạc này thường xảy ra nơi các thân chủ bị lo âu và hoảng sợ. Ngoài ra, các lệch lạc nhận thức thông thường khác được nhận biết bao gồm: “không thấy mặt tích cực”, “tuyệt đối hóa” và “phô diễn giá trị bản thân”. Sự giả tạo và sự lệch lạc niềm tin thường tập trung vào mong ước kiểm soát các sự kiện, giá trị của sự tự phê, buồn rầu , bỏ qua những vấn đề và niềm tin về sự công bằng và tính ổn định trong các mối quan hệ. 3. Mô hình can thiệp trong trị liệu méo mó tư duy và vận dụng vào trường hợp cụ thể 3.1. Mô hình can thiệp trị liệu nhận thức Tư duy là kết quả của nhận thức đồng thời là sự phát triển cấp cao của nhận thức. Xuất phát điểm của nhận thức là những cảm giác, tri giác và biểu tượng được phản ánh từ thực tiễn khách quan với những thông tin về hình dạng, hiện tượng bên ngoài được phản ánh một cách riêng lẻ Sự méo mó tư duy xuất phát từ sự nhận thức sai lệch. Vì vậy can thiệp hiện tượng méo mó tư duy chúng tôi xin đưa ra mô hình can thiệp trị liệu nhận thức. Trị liệu nhận thức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chuyên môn sức khỏe tâm thần ở khắp thế giới trong những năm gần đây. Cuộc “cách mạng nhận thức” (Mahoney, 1977, 1991) được báo hiệu bởi cuộc hội thảo về chủ đề xử lý thông tin được tổ chức ở viện kỹ thuật Massachusetts (MIT) và việc xuất bản các công trình của hội thảo bởi các tác giả Bruner, Goodnow, Austin (1956), Chomsky (1956, 1957), Kelly (1955), Newell và Simon (1956) đã chín muồi, nhờ vậy các phương pháp trị liệu đặt nền tảng trên bình diện nhận thức đã trở thành mối quan tâm ưu tiên của các nhà chuyên môn (Smith 1982). Phương pháp trị liệu nhận thức đã trở thành chỗ đứng chung của các nhà trị liệu, của các phương pháp lý thuyết và triết lý khác nhau, từ trường phái phân tâm đến trường phái hành vi. Nhà trị liệu phân tâm tìm thấy trong trị liệu nhận thức một cốt lõi lý thuyết tâm động (dynamic) để tham dự vào việc thay đổi các niềm tin tiềm ẩn và các sơ đồ tương tác cá nhân. Nhà trị liệu hành vi tìm thấy trong trị liệu nhận thức một mô hình tâm lý trị liệu ngắn gọn, tích cực, có hướng dẫn, có tính cộng tác, có tính giáo dục, một mô hình tâm lý trị liệu dựa trên cơ sở kinh nghiệm và có định hướng nhắm đến việc thay đổi hành vi trực tiếp. Sự hợp nhất giữa trị liệu nhận thức và trị liệu hành vi đã trở thành quy luật hơn là ngoại lệ. Phương pháp tâm lý trị liệu nhận thức hiện đại được thành lập trên khái niệm về “Tính kiến tạo về tâm lý” (psychological constructivism). Michael Mahoney (1991) đã định nghĩa phương pháp trị liệu nhận thức như là một tập hợp các lý thuyết về tâm trí và hoạt động tâm lý, trong đó có những tính chất sau”: 1. Nhấn mạnh bản chất tích cực và tiên phong của tri giác, học tập và kiến thức 2. Xác nhận tính ưu việt về cả cơ cấu lẫn chức năng của những tiến trình trừu tượng và cụ thể trong tất cả kinh nghiệm thuộc tri giác cũng như lý trí. 3. Xem việc học tập, hiểu biết và trí nhớ là những hiện tượng phản ánh các cố gắng liên tục của cơ thể và tâm trí nhằm tổ chức và tái tổ chức những khuôn mẫu hành động và trải nghiệm của cá thể. Những khuôn mẫu ấy, dĩ nhiên, có liên quan đến khả năng dự phần một cách linh hoạt và thích nghi cao của con người vào thế giới xung quanh. Giống như các mô hình tâm lý học hành vi, tâm động học và quan điểm hệ thống, trị liệu nhận thức được miêu tả tốt nhất như một “trường phái tư tưởng” hơn là một lý thuyết đơn độc. Trường phái trị liệu nhận thức có thể biến thiên từ chủ nghĩa duy lý định hướng hành vi (behaviorally oriented rationalism) cho đến học thuyết kiến tạo triệt để (radical constructivism). Mặc dù những khuynh hướng tiếp cận này có đôi chút khác biệt về mặt khái niệm nhưng chúng cùng chia sẻ một số những đặc tính chung nhất. Trị liệu nhận thức có một số những giả định cơ bản sau đây: 1. Cách thức mà mỗi cá nhân nhận định hoặc cắt nghĩa các biến cố và tình huống sẽ có vai trò điều tiết cách thức mà cá nhân ấy cảm nhận và hành xử. Nhận thức của mỗi cá nhân tồn tại trong mối quan hệ tương tác giữa cảm xúc và hành vi cùng những hậu quả của chúng trên các sự kiện xảy ra trong môi trường sống của người ấy. 2. Việc diễn giải ý nghĩa của các sự kiện là có tính cách tích cực và liên tục. Việc phân tích các sự kiện giúp cho cá nhân rút ra một số ý nghĩa từ các kinh nghiệm của mình và giúp cho cá nhân hiểu được các sự việc với mục đích thiết lập nên một “môi trường sống riêng của cá nhân mình” 3. Mỗi con người có thể phát triển nên những hệ thống niềm tin đặc thù của mình từ đó hướng dẫn cho các hành vi của người ấy. Niềm tin và giả thuyết ảnh hưởng trên tri giác và trí nhớ cá nhân, từ đó hướng dẫn trí nhớ được kích hoạt khi có các kích thích hoặc có các sự kiện đặc hiệu. Mỗi cá nhân trở nên nhạy cảm với các tác nhân đặc hiệu gồm có các biến cố bên ngoài và các kinh nghiệm cảm xúc bên trong. Niềm tin và các giả định góp phần vào khuynh hướng khiến cho đương sự tham gia một cách chọn lọc và tiếp nhận thông tin nào phù hợp với hệ thống niềm tin vốn có, và “bỏ qua” những thông tin nào không phù hợp với những niềm tin ấy . 4. Các yếu tố gây stress do vậy sẽ góp phần vào sự tổn hại hoạt động nhận thức cá nhân đồng thời hoạt hoá các đáp ứng cũ kỹ và kém thích ứng của người ấy. 5. Giả thuyết về “tính chuyên biệt của hoạt động nhận thức” (cognitive specificity hypothesis) cho rằng các hội chứng lâm sàng và các trạng thái cảm xúc có thể phân biệt được dựa vào nội dung của các hệ thống niềm tin và các tiến trình nhận thức đã được kích hoạt. Mô hình trị liệu nhận thức cho rằng ba biến số đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành và duy trì các rối loạn tâm lý gồm có: • Bộ ba nhận thức (cognitive triad) • Các sơ đồ (schemata) • Nhận thức sai lệch (bóp méo) Bộ ba nhận thức (Cognitive Triad) Aaron Beck là tác giả đầu tiên đưa ra khái niệm về “Bộ ba nhận thức”. Khái niệm về bộ ba nhận thức đóng vai trò nhưng một khuôn khổ hữu dụng để xem xét những ý nghĩ tự động và các niềm tin ẩn giấu sau những gì thân chủ đang mô tả. Thật vậy, các vấn đề tâm lý của thân chủ đều có thể liên quan đến những niềm tin không thích nghi và kém chức năng dẫn đến tư duy lệch lạc. Do vậy, khi bắt đầu việc trị liệu, điều cần thiết là nên hỏi thân chủ nói ra những ý nghĩ của họ về bản thân mình, về thế giới bên ngoài và về tương lai. Sơ đồ (schemata) Khái niệm sơ đồ đóng một vai trò quan trọng trong mô hình nhận thức của các vấn đề rối loạn cảm xúc và hành vi. Được tồn trữ trong ký ức như những quá trình khái quát hóa các trải nghiệm đặc thù và những khuôn mẫu cho các hoàn cảnh đặc thù, sơ đồ sẽ cung cấp tiêu điểm và ý nghĩa cho việc tiếp nhận các thông tin. Các sự kiện xảy ra trong đời sống sẽ hoạt hóa cả nội dung của tư tưởng lẫn các cảm xúc kèm theo. Sơ đồ nhận thức có thể mô tả một cách chính xác hơn như là một cơ cấu nhận thức - cảm xúc – tư duy Các sơ đồ được hình thành ở những cá nhân như là những biểu trưng về các sự kiện. Chúng phát sinh, duy trì và được củng cố thông qua các tiến trình đồng hóa và điều ứng đối với những trải ngiệm xa lạ. Những tiến trình thích nghi này tiềm ẩn bên dưới hiệu quả của những can thiệp về mặt tư duy. Việc trình bày và huấn luyện về hành vi giúp cho thân chủ có được những trải nghiệm và chứng cứ không phù hợp với những niềm tin mà họ vốn có. Những thay đổi về cảm xúc cũng như tư duy không được xem là bắt nguồn từ việc học tập và từ các tác nhân củng cố; thay vì thế, những thay đổi xảy ra là do có sự điều chỉnh những cách tư duy mà thân chủ đang có và có sự tạo lập những phương pháp tư duy mới để thay thế. Sơ đồ đóng một vai trò trung tâm trong việc diễn tả các rối loạn lâm sàng, giải thích được sự bền vững của hành vi ảnh hưởng đến tư duy theo thời gian và sự liên tục trong cảm nhận về bản ngã trong cuộc đời của một con người. Nhận thức sai lệch Có vô số những thông tin tác động trên đời sống hằng ngày của chúng ta, do đó ta phải chọn lựa những sự việc nào hay kích thích nào là quan trọng nhất cho sự thích ứng và sống còn của chúng ta. Một số sự việc sẽ được xem xét, được nhớ lai, và được nghĩ đến; một số sự việc khác sẽ bị bỏ qua, không biết đến và quên đi vì không đáng quan tâm hay không quan trọng . Khi các khả năng chú ý và phân tích thông tin của chúng ta bị giới hạn, có thể xảy ra một số sai lệch trong các trải nghiệm sống của chúng ta. Tri giác, ký ức và suy nghĩ của một người có thể méo mó theo một số cách thức thích ứng hay không thích ứng. Ví dụ một số cá nhân có thể nhìn đời sống một cách tích cực nhưng không thực tế và họ cho rằng họ có thể ảnh hưởng hoặc kiểm soát được đời sống mà thực ra họ không thể làm được. Họ có thể nắm bắt những cơ hội mà hầu hết những người khác đều tránh, ví dụ như khởi sự một doanh nghiệp mới hay mạo hiểm đầu tư vào thị trường chứng khoán mới. Tuy nhiên, sự lệch lạc như thế có thể tạo thành vấn đề khiến một người tìm cách nắm bắt các cơ hội mà rốt cuộc có thể chuốc lấy những nguy hiểm. Ví dụ: họ có thể cảm thấy đau ngực dữ dội mà không khám bác sĩ mà cho rằng “không có điều gì xảy ra cho tôi vì tôi còn quá trẻ và khỏe mạnh nên khó bị cơn đau tim”. Chính sự nhận thức sai lệch, kém thích nghi và tiêu cực là mục tiêu của trị liệu nhận thức. Một công việc của trị liệu là làm cho sự méo mó tư duy ấy được nêu rõ và giúp thân chủ nhận ra tác động của những nhận thức lệch lạc ấy đối với cuộc sống của mình. Như vậy, méo mó tư duy biểu hiện cách xử lý thông tin kém thích ứng và có thể trở thành biểu tượng của các kiểu hành vi đặc biệt hay của một hội chứng lâm sàng nào đó. 3.2 Các kỹ thuật can thiệp trong thực hành trị liệu nhận thức điều chỉnh sự méo mó trong tư duy [...]... 3.3 Mô hình can thiệp trị liệu méo mó tư duy trên thế giới Lý thuyết về trị liệu nhận thức được coi là lý thuyết nền tảng trong mô hình can thiệp trị liệu méo mó tư duy trên thế giới Xét trên một khía cạnh nào đó, mô hình trị liệu méo mó tư duy trên thế giới lấy lý thuyết nền tảng là lý thuyết nhận thức và lý thuyết nhận thức hành vi, trị liệu tâm lý trong trị liệu méo mó tư duy được lấy từ mô hình trị. .. trị liệu nhận thức Trong các mô hình can thiệp trị liệu méo mó tư duy trên thế giới, chúng được chia ra những hợp phần: tâm lý trị liệu, các kỹ thuật ứng dụng, dùng thuốc Những hợp phần này có sự liên kết với nhau: để tiến hành tâm lý trị liệu, nhà trị liệu sử dụng các kỹ thuật ứng dụng, hỗ trợ giảm bớt những biểu hiện sinh lý không tốt của bệnh nhân bằng cách sử dụng thuốc 3.3.1 Tâm lý trị liệu Các tư. .. cho thân chủ 3.4.2 Mô hình can thiệp trong các cơ sở chuyên khoa tâm thần Tư duy méo mó không phải là bệnh tâm thần, nhưng với thực tế ở Việt Nam chưa có mô hình nào điều trị hỗ trợ cho những người có tư duy méo mó thì việc hỗ trợ điều trị tư duy méo mó được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần tại các cơ sở điều trị, chuyên khoa tâm thần trực tiếp đảm nhận Việc điều trị từ bỏ tư duy méo mó được thực hiện... biểu hiện cụ thể, là những dạng thức của tư duy méo mó - Các mô hình nêu trên đã trở thành chỗ đứng chung của các nhà trị liệu, của các phương pháp lý thuyết và triết lý khác nhau, từ trường phái phân tâm đến trường phái hành vi - Các mô hình này sử dụng cách tiếp cận tổng hợp, phối hợp nhiều liệu pháp cụ thể để tăng tính hiệu quả của điều trị Ít nhất là phải kết hợp hai kĩ thuật trị liệu trong quá... chủ yếu và mang tính đặc thù của mô hình có tác dụng mang lại hiệu quả và liên quan gần gũi với việc cải thiện vấn đề làm nên sự thay đổi ở thân chủ 3.4 Mô hình can thiệp tại Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, chưa có một mô hình cụ thể nào điều trị tư duy méo mó Hầu hết những bệnh nhân có biểu hiện của tư duy méo mó ở thể nặng, kéo dài được hỗ trợ điều trị về mặt tâm lý tại các cơ sở, trung tâm tư vấn tâm... sự linh hoạt của nhà trị liệu Bên cạnh đó, sự kiên trì và sự hợp tác ở phía thân chủ cũng yêu cầu rất cao mới đem lại hiệu quả trong trị liệu - Quá trình trị liệu trong các mô hình này cần có sự đánh giá và tiên liệu về việc giảm thiểu nguy cơ tái phát những nhận thức, tư duy sai lệch Tuy nhiên điều này chưa được đề cập trong mô hình trị liệu này - Việc sử dụng nhiều kĩ thuật can thiệp song chưa chỉ... hơn trong quá trình trị liệu Tuy nhiên, cơ chế dẫn đến sự thay đổi do trị liệu bằng thuốc men vẫn chưa được hiểu hết Đối với các thân chủ hưng trầm cảm và loạn thần, thường phải sử dụng kết hợp thuốc men và tâm lý trị liệu nếu thân chủ không đáp ứng với các can thiệp hành vi hoặc bằng lời nói 3.3.6 Đánh giá * Những ưu điểm - Các mô hình trị liệu méo mó tư duy đã nêu đặc biệt hữu ích trong trị liệu. .. Đặt nền tảng trên các mô hình xây dựng tư duy và hành vi • Sử dụng mô hình ứng phó (coping) và làm chủ (mastery) Trị liệu nhận thức cố gắng phát hiện mục tiêu đặc thù, đo lường được và di chuyển nhanh chóng trực tiếp vào những lĩnh vực đã tạo nên sự nhận thức méo mó trong tư duy Nó có thể sử dụng các kỹ năng tâm lý giáo dục và tìm cách cung cấp cho thân chủ những kỹ năng để tư duy theo những chuẩn mực... năng • Sử dụng các câu hỏi theo phương pháp Socrate • Đặt nền tảng trên các mô hình xây dựng tư duy và hành vi • Sử dụng mô hình ứng phó và làm chủ Có lẽ điểm mạnh nhất của trị liệu méo mó tư duy tại các trung tâm tham vấn tâm lý là tính cấu trúc tốt, tính tập trung và định hướng vấn đề Trị liệu nhận thức cố gắng phát hiện mục tiêu đặc thù, đo lường được và di chuyển nhanh chóng trực tiếp vào những... liệu Các tư liệu về trị liệu nhận thức đã phát triển theo cấp số nhân trong những thập kỷ qua Có gốc rễ từ công trình của Aaron Beck trong việc trị liệu trầm cảm (Beck, 1972, 1976), phương pháp trị liệu nhận thức hiện đại đã trở thành mô hình được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý trị liệu và tâm bệnh học và đã được áp dụng trong nhiều vấn đề, các nhóm thân chủ và các hoàn cảnh trị liệu khác nhau . trong những bài báo, trong những nhận xét có tính chất liên quan đến văn hóa. Nhưng để hiểu rõ hơn vể méo mó tư duy thì chưa có một kết luận chung nhất. Trong phần bài tập của nhóm, nhóm chúng. ngày như là những nhiệm vụ bài tập ở nhà. Thầy thuốc đóng vai trò cộng tác viên và người hướng dẫn giúp bệnh nhân kiểm tra các giả thuyết được xác định. Bệnh nhân có thể tập làm các giải pháp trước. trắng", chúng ta phải là hoàn hảo hay không là gì cả - không có mức độ trung bình. Trong mọi trường hợp, nếu không có mức độ trung bình thì bạn hãy đặt con người hay hoàn cảnh vào trường hợp

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w