Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.DOC

99 889 11
Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

Trang 1

Môc lôc

Môc lôc 1

Lêi nãi ®Çu 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ PHÍ BẢO HIỂM 5

I SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 5

1 Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 5

2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 9

II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 11

1 Đối tượng bảo hiểm 11

III PHÍ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 27

1 Vai trò và yêu cầu của việc định phí bảo hiểm 27

2 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phí bảo hiểm 28

3 Các chiến lược định phí bảo hiểm 39

4 Phương pháp tính phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới 42

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PETROLIMEX 47

I SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 47

1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 47

2 Tổ chức bộ máy của công ty PJICO 49

3 Kết quả hoạt động kinh doanh 51

II THỰC TRẠNG VỀ PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE ÔTÔ TẠI PICO HIỆN NAY 58

1 Nguyên tắc xác định phí của Công ty bảo hiểm PJICO 58

2 Thực trạng phí bảo hiểm vật chất xe ôtô tại PJICO 65

Trang 2

3 Nhận xét biểu phí bảo hiểm vật chất xe ôtô của PJICO 73

4 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại PJICO: 77

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 82

I NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 82

1 Những thuận lợi: 82

2 Khó khăn 84

II PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA PJICO TRONG THỜI GIAN TỚI 88

III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 91

1 Đối với nhà nước 91

2 Đối với Công ty PJICO 93

KÕt luËn 96

tµi liÖu tham kh¶o 98

Trang 3

Lêi nãi ®Çu

Ở tất cả các quốc gia nói chung, ngành giao thông vận tải được xem là một trong những ngành then chốt trong nền kinh tế quốc dân Sự hoạt động an toàn hiệu quả của ngành này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành khác và mức độ hiện đại hóa của các phương tiện giao thông vận tải thể hiện sự trình độ phát triển và văn minh của một đất nước.

Ngày nay khi nhu cầu đi lại, trao đổi mua bán hàng hóa, thông thương giữa các vùng miền, các nước ngày càng cao thì các phương tiện sử dụng trong ngành Giao thông vận tải ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và hiện đại hóa về mặt chất lượng, đặc biệt với các phương tiện giao thông đường bộ Song một thực tế cho thấy khi các phương tiện giao thông đường bộ gia tăng kéo theo số vụ tai nạn giao thông xảy ra với quy mô và mức độ thiệt hại ngày càng lớn, thiệt hại nghiêm trọng về người cũng như tài sản của người tham gia giao thông.

Trong những nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm vật chất xe ôtô là một nghiệp vụ bảo hiểm ra đời là một nhu cầu khách quan nhằm giúp cho các chủ xe ổn định cuộc sống, khắc phục khó khăn về mặt tài chính trong trường hợp không may gặp rủi ro tai nạn bất ngờ, và thực tế triển khai nghiệp vụ đã minh chứng vai trò tích cực của nhà bảo hiểm đó là nhà tài trợ, chia xẻ rủi ro đối với chủ xe, lái xe mỗi khi xe lưu hành gây thiệt hại.

Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ôtô là nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện được PJICO triển khai ngay từ những ngày đầu thành lập, trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này Công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận

Trang 4

Tuy nhiên trong tình hình hiện nay sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường với nhiều công ty bảo hiểm có tiềm lực tài chính mạnh cũng như có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường làm cho PJICO gặp nhiều khó khăn trong việc tăng thị phần và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh Vì vậy vấn đề mà PJICO đang quan tâm hiện nay là việc định mức phí bảo hiểm sao cho chính xác, hợp lý đảm bảo bồi thường nhanh chóng, chính xác, công bằng cho khách hàng khi có tổn thất nhưng vẫn vừa đảm bảo tính cạnh tranh cho sản

phẩm Do đó em đã lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex” làm đề tài báo cáo thực

tập tốt nghiệp trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng bảo hiểm khu vực VII thuộc Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.

Bài viết của em gồm 3 phần chính:

Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm vật chất xe cơ giới và phí bảo hiểm.Chương II: Thực trạng về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ

phần bảo hiểm Petrolimex.

Chương III: Một số kiến nghị trong công tác xác định phí bảo hiểm vật

chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.

Em xin trân trọng cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Tô Thị Thiên Hương và các cán bộ phòng bảo hiểm khu vực VII thuộc Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo và các cán bộ nơi em thực tập để bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.

Hà nội, ngày 26 tháng 4 năm 2006 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Thư.

Trang 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ PHÍ BẢO HIỂM

I SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI1 Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới

1.1 Đặc điểm của xe cơ giới

Trong xã hội hiện đại, xe cơ giới là phương tiện chủ yếu và quan trọng tham gia giao thông trên tuyến giao thông đường bộ Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, các phương tiện sử dụng trong ngành giao thông vận tải nói chung và xe cơ giới nói riêng được cải tiến và ngày một phát triển hơn Nếu như trước kia xe cơ giới lưu hành với số lượng ít và đơn giản về cấu tạo thì ngày nay xe cơ giới xuất hiện rất phổ biến và đa dạng về chủng loại cũng như có cấu tạo ngày càng hiện đại hơn.

Xe cơ giới là loại xe hoạt động bằng chính động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia Xe cơ giới không chỉ là phương tiện vận chuyển mà nó còn là một tài sản có giá trị tương đối lớn đối với cá nhân, tổ chức Vận chuyển bằng xe cơ giới là hình thức vận chuyển phổ biến, được sử dụng rộng rãi do có tính cơ động cao và linh hoạt, tốc độ vận chuyển nhanh và chi phí thấp, hoạt động trong phạm vi rộng kể cả địa hình phức tạp Trong quá trình hoạt động xe có một số các đặc điểm ảnh hưởng đến quá trình triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm:

- Số lượng đầu xe tham gia ngày càng nhiều đặc biệt ở các nước đang phát triển và chậm phát triển có thời kỳ tăng lên đột biến trong khi đường xá ngày càng xuống cấp và không được đầu tư, tu sửa kịp thời nên tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

Trang 6

Có thể thống kê tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2000-2005 như sau:

A: Số vụ TNGT/ 10.000 phương tiện cơ giới đường bộ.

B: Số người chết vì TNGT/ 10.000 phương tiện cơ giới đường bộ C: Số người bị thương vì TNGT/10.000 Phương tiện cơ giới đường bộ - Xe cơ giới có tính cơ động cao, tính việt dã tốt và tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển, vì vậy xác xuất rủi ro đã lớn lại càng lớn hơn so với các loại phương tiện vận tải khác.

So sánh tình hình tai nạn giao thông đường bộ so với các loại hình giao thông khác ở Việt Nam:

Trang 7

ảng 2: So sánh tai nạn giao thông đường bộ với các loại hình giao

thông vận tải khác tại Việt Nam năm 2005.

(Nguồn Tạp chí cầu đường 2005)

- Xe cơ giới là tham gia giao thông đường bộ phụ thuộc rất nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu, cơ sở hạ tầng, vào ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người dân tham gia giao thông Nhận thức được vấn đề này, Nhà nước và các cấp, các ngành có liên quan đã có sự quan tâm kịp thời đến công tác nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống … Đường bộ ở Việt Nam nhìn chung được nâng lên cả về mặt số lượng và chất lượng, song hệ thống giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế như chất lượng còn chưa đồng đều, các công trình giao thông mới xây dựng bị xuống cấp nhanh chóng do chất lượng thi công còn nhiều hạn chế và bất cập Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của xe cơ giới trên đường.

1.2 Sự cần thiết phải bảo hiểm vật chất xe cơ giới:

Từ việc nghiên cứu đặc điểm của xe cơ giới ta có thể thấy, với những đặc tính ưu việt của nó so với một số loại hình vận chuyển khác, thì hiện nay xe cơ giới là một phương tiện được sử dụng rộng rãi với số lượng lớn, nhưng bên cạnh đó nó cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro bất ngờ có thể xảy ra Thực tế cho thấy là sự gia tăng về số lượng vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho các chủ phương tiện tham gia giao thông.

Trang 8

Khi xảy ra tai nạn, thông thường chủ xe cơ giới phải gánh chịu phần thiệt hại vật chất của phương tiện mình điều khiển và phải gánh chịu phần thiệt hại đối với người thứ ba (trách nhiệm dân sự) nếu chủ xe có lỗi.

Đối với phần thiệt hại của người thứ ba đã có Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đứng ra bồi thường, đây là loại hình bảo hiểm mang tính bắt buộc mà chủ phương tiện xe cơ giới phải tham gia Tuy nhiên, đối với phần thiệt hại vật chất thân xe mà chủ xe phải gánh chịu nếu tính bình quân thiệt hại về tài sản của mỗi vụ tai nạn thường lên đến hàng chục triệu đồng, đây là một số tiền không nhỏ đối với các chủ phương tiện Mức độ thiệt hại mà các chủ xe phải chi trả là một gánh nặng đối với họ nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và gây khó khăn về mặt tài chính cho các chủ xe Xuất phát từ thực tế đó bảo hiểm vật chất thân xe cơ giới đã ra đời, đây là một biện pháp hữu hiệu nhất khắc phục hậu qủa do tai nạn gây ra, đảm bảo ổn định tài chính cho các chủ xe Ý thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ này đối với các chủ phương tiện xe cơ giới nói riêng và toàn xã hội nói chung, hiện nay nghiệp vụ này đang được tất cả các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam triển khai.

Bảo hiểm vật chất thân xe là một loại hình của bảo hiểm tài sản thuộc bảo hiểm thương mại, nó luôn được thực hiện dưới hình thức tự nguyện, việc tham gia bảo hiểm phụ thuộc vào nhận thức và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm, và thời hạn tham gia bảo hiểm của bảo hiểm vật chất xe thường là một năm trở xuống, nếu hết thời hạn hợp đồng người tham gia có thể tái tục Khi tham gia bảo hiểm các chủ xe phải đóng góp một phần tài chính của mình gọi là phí bảo hiểm vào qũy tiền tệ của nhà bảo hiểm, qũy này sẽ được sử dụng chủ yếu cho năm mục đích sau:

Trang 9

+ Bồi thường cho khách hàng khi có rủi ro gây tổn thất thuộc trách nhiêm bảo hiểm

+ Đề phòng, hạn chế tổn thất + Dự trữ, dự phòng.

+ Nộp ngân sách nhà nước dưới hình thức thuế + Chi phí quản lý có lãi.

Có thể khẳng định rằng bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời là cần thiết khách quan cho nên ở tất cả các nước trên thế giới đều triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này Hiện nay PJICO chỉ triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới với xe ôtô do nó có giá trị lớn.

2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Hoạt động trên những nguyên tắc chung của bảo hiểm thương mại đó là: nguyên tắc số đông bù số ít, nguyên tắc rủi ro có thể được bảo hiểm, nguyên tắc phân tán rủi ro, nguyên tắc trung thực tuyệt đối và nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới có những tác dụng cơ bản sau:

- Tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông.

Thông qua việc thu phí từ người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ lập một qũy tài chính với mục đích chính là bồi thường cho các rủi ro được bảo hiểm xảy ra, một nhiệm vụ quan trọng của qũy tài chính này phải kể đến đó là sử dụng vào mục đích đề phòng hạn chế tổn thất Những nguy cơ gây ra tai nạn do chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp, như tại các đèo, dốc nguy hiểm (Đèo Cả, Đèo Cù Mông, Đèo Hải Vân…) đã được các công ty bảo hiểm lớn (trong đó có PJICO ) đã hỗ trợ hàng tỷ đồng để xây dựng đường lánh nạn, đường phụ, dốc cứu nạn, thành chắn,… hàng năm cứu thoát khỏi

Trang 10

Ngoài việc xây dựng thêm các công trình lánh nạn, các công ty bảo hiểm còn bố trí hệ thống các Panô, áp phích có kèm những khẩu hiệu về an toàn giao thông trên đường để nâng cao ý thức người dân trong việc tham gia giao thông nhằm hạn chế các tai nạn xảy ra.

Các công ty bảo hiểm cũng khuyến khích các chủ xe thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, nâng cao ý thức thông qua công tác tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông Đặc biệt các công ty bảo hiểm còn giảm phí bảo hiểm nếu sau một thời gian nhất định mà xe không gặp phải bất kỳ một thiệt hại nào Những biện pháp trên tất cả đều nhằm mục đích góp phần đề phòng hạn chế tổn thất tai nạn giao thông.

- Trực tiếp góp phần ổn định tài chính, khắc phục khó khăn đột xuất cho các chủ xe.

Xe cơ giới với đặc điểm hoạt động trên địa bàn rộng và phức tạp chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn Khi tham gia giao thông nhiều khi chỉ một sơ xuất, bất cẩn nhỏ cũng có thể dẫn tới những hậu quả thiệt hại lớn mà chủ xe là người đầu tiên phải gánh chịu những thiệt hại này Chủ xe tự chấp nhận rủi ro mà không chuyển giao rủi ro cho bảo hiểm thì việc khắc phục hậu quả sau tai nạn là cả môt quá trình, có thể gây gián đoạn kinh doanh của chủ xe, thiệt hại về tài chính Nếu chủ xe chuyển giao rủi ro cho bảo hiểm thì hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy, bảo hiểm sẽ bồi thường nhanh chóng kịp thời cho chủ xe giúp chủ xe khắc phục khó khăn về tài chính, tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên nhà bảo hiểm cũng có những quy định những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm và khống chế hạn mức trách nhiệm (số tiền bồi thường) để

Trang 11

tránh trục lợi bảo hiểm đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ điều khiển phương tiện tham gia giao thông,

- Góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân của các vụ tai nạn.

Khi xảy ra tai nạn giao thông đồng thời với những tổn thất xảy ra, hầu hết trong các trường hợp đều có xảy ra xích mích, căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân của vụ tai nạn Với chuyên môn của mình, nhà bảo hiểm cùng với lực lượng cảnh sát giao thông đứng ra tổ chức giám định, xác định mức độ lỗi của hai bên từ đó nhanh chóng đưa ra mức bồi thường thỏa đáng, giải quyết nhanh chóng những khúc mắc giữa các bên.

- Góp phần tăng thu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ sở hạn tầng giao thông, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Thông qua việc nộp thuế làm tăng thu ngân sách nhà nước của các công ty bảo hiểm, chính phủ sử dụng ngân sách phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân Ngoài ra, với phạm vi hoạt động rộng rãi của các công ty bảo hiểm hiện nay ở tất cả các tỉnh thành còn giải quyết được một phần không nhỏ công ăn việc làm cho người lao động, những người lao động này họ lam các đại lý, cộng tác viên, những nhân viên bảo hiểm…

II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI1 Đối tượng bảo hiểm

Xe cơ giới có thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xe máy Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xảy ra gây tổn thất cho mình, các chủ xe cơ giới (bao gồm các cá nhân, các tổ chức có quyền sở

Trang 12

hữu xe hay bất kỳ người nào được phép sử dụng xe cơ giới, kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe cơ giới) thường tham gia một số loại hình bảo hiểm sau:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới với hàng hoá chở trên xe; - Bảo hiểm tai nan hành khách trên xe;

- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;

- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe; - Bảo hiểm vật chất xe.

Trong phạm vi báo cáo chuyên đề thực tập này, chỉ tập trung trình bày nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe và đối với người thứ ba khác được áp dụng bắt buộc bằng pháp luật đối với các chủ xe Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản được thực hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện.

Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây nên Vì vậy, đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia.

Đối với xe mô tô, xe máy thường các chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe Đối với xe ôtô, các chủ xe có thể tham gia toàn bộ hoặc cũng có thể tham gia từng bộ phận của xe (Bộ phận thường thống nhất quy định là tổng thành xe) Đứng trên góc độ đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chiếc xe ôtô được chia thành bảy tổng thành:

Trang 13

- Tổng thành thân vỏ xe gồm: Khung xe, két nước, nắp cabô, chắn bùn, cabin, tổng bơm, bộ điều hòa lực phanh, các đường ống dẫn khí, dẫn dầu, thùng chứa nguyên liệu, kính gương, ghế ngồi, các trang thiết bị khác;

- Tổng thành động cơ: Bộ ly hợp, bộ chế hòa khí, bơm cao áp, bầu lọc gió, bơm hơi, và hệ thống điện;

- Tổng thành hộp số: Hộp số chính, hộp số phụ, và các lăng;

- Tổng thành hệ thống lái: Trục lái, vô lăng lái, hộp tay lái, bổ trợ lực tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc;

- Tổng thành trục trước (Cầu trước) bao gồm: Dầm cầu kéo, mayơ, hệ thống treo nhíp, má phanh, may ơ trước, trục lắp;

- Tổng thành trục sau ( Cầu sau) bao gồm: Vỏ cầu và ruột cầu;

- Tổng thành lốp gồm toàn bộ lốp lắp vào xe và trang bị dự phòng trên xe Ngoài ra còn có tổng thành chuyên dùng đối với một số xe chuyên dùng khác.

2 Phạm vi bảo hiểm

Trong hợp đồng bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm:

- Tai nạn do đâm va, lật đổ.

- Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá - Mất cắp toàn bộ xe.

- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên,

Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc xe được bảo hiểm trong những trường hợp trên, các công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí hợp lý Chi phí này nhằm:

- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi ro được bảo hiểm;

Trang 14

- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất; - Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường (STBT) của công ty bảo hiểm là không vượt quá số tiền bảo hiểm (STBH) đã ghi trên đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm, đồng thời công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất của xe trong các trường hợp sau:

- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa Hao mòn tự nhiên được tính dưới hình thức khấu hao và thường được tính theo tháng.

- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà không phải do tai nạn gây ra.

- Mất cắp bộ phận của xe.

Để tránh những “nguy cơ đạo đức” lợi dụng bảo hiểm, những hành vi vi phạm pháp luật, hay một số rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại, tổn thất xảy ra trong những trường hợp sau cũng không được bồi thường:

- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe.

- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ;

- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng Luật an toàn giao thông đường bộ như:

+ Xe không có giấy phép lưu hành;

+ Lái xe không có bằng lá, hoặc có nhưng không hợp lệ;

+ Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự khác trong khi điều khiển xe;

+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép;

+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định;

Trang 15

+ Xe đi vào đường cấm; + Xe đi đêm không đèn;

+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa.

- Những thiệt hại gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh.

- Thiệt hại do chiến tranh.

Cũng cần lưu ý rằng trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xe mới Tuy nhiên, nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ có yêu cầu.

3 Giá trị bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm Việc xác định đúng giá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường Tuy nhiên, giá xe trên thị trường luôn có những biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới tham gia giao thông nên đã gây khó khăn cho việc xác định giá trị xe Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường dựa trên các nhân tố sau để xác định giá trị xe:

- Loại xe;

- Năm sản xuất;

- Mức độ mới, cũ của xe;

- Thể tích làm việc của xi lanh…

Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm hay áp dụng đó là căn cứ vào giá trị của xe và mức khấu hao Trên cơ sở giá rị bảo

Trang 16

hiểm, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm nhỏ hơn, hoặc bằng, hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe Tuy nhiên, việc quyết định tham gia bảo hiểm với số tiền là bao nhiêu sẽ là cơ sở để xác định STBH khi có tổn thất xảy ra.

Vấn đề này các công ty bảo hiểm trên thế giới thường quy định:

+ Nếu xe bị tai nạn từ ngày 15 trở về đầu tháng thì tháng đó không tính khấu hao, nếu xe bị tai nạn từ ngày 16 đến cuối tháng thì có tính khấu hao tháng đó.

+ Nếu xe tham gia bảo hiểm từ ngày 15 đến đầu tháng thì xe đó phải tính khấu hao, nếu xe đó tham gia bảo hiểm từ ngày 16 đến cuối tháng thì không tính khấu hao.

4 Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất

Khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới các công ty bảo hiểm cần chú ý đến việc đề phòng tai nạn xảy ra và hạn chế tối đa mức độ tổn thất để giảm thiểu chi phí bồi thường cho nhà bảo hiểm bởi nếu chi bồi thường quá cao thì doanh nghiệp kinh doanh sẽ ít hoặc thậm chí không có lãi, không đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh Hằng năm các công ty bảo hiểm thường tiến hành trích một phần doanh thu từ nghiệp vụ để phục vụ cho công tác này Chủ yếu là để xây dựng hệ thống biển báo tại các đầu mối giao thông quan trọng, xây dựng đường lánh nạn, gương cầu tại đường rộng, đèo dốc Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác này thì trách nhiệm chính lại thuộc về các chủ phương tiện bởi không ai mua bảo hiểm lại muốn cho rủi ro xảy ra, vì vậy nếu chủ phương tiện thực hiện tốt các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, như đối với lái xe ôtô cần thắt dây an toàn, cần đội mũ bảo hiểm đối với người sử dụng xe máy, chạy đúng phần đường, đúng tốc độ quy định,…sẽ

Trang 17

làm giảm tai nạn xảy ra, giảm số tiền mà nhà bảo hiểm phải bồi thường từ đó giảm phí bảo hiểm cho người tham gia.

5 Giám định và bồi thường tổn thất:

5.1 Giám định tổn thất

Đây là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Nó là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm, nó là khâu quan trọng bởi nếu không xác định chính xác mức độ thiệt hại thực tế, trách nhiệm của công ty bảo hiểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty cũng như uy tín của công ty với khách hàng.

Giám định được thực hiện bởi các giám định viên, có thể là nhân viên của công ty hoặc giám định viên thuê ngoài Thông thường đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, việc giám định tổn thất được công ty bảo hiểm tiến hành với sự góp mặt của chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại và tất cả các thiệt hại thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm phải được tiến hành giám định rất kỹ lưỡng.

5.2 Bồi thường tổn thất

a Hồ sơ bồi thường

Khi yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe, chủ xe phải cung cấp những tài liệu, chứng từ sau:

- Tờ khai tai nạn của chủ xe;

- Bản sao của Giấy chứng nhận bảo hiểm, Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe;

Trang 18

- Kết luận điều tra của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn gồm: Biên bản khám nghiệm hiện trường, Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn, Biên bản giải quyết tai nạn;

- Bản án hoặc quyết định của Tòa án trong trương hợp có tranh chấp tại Tòa án;

- Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn, ví dụ , chứng từ xác định chi phí sửa chữa xe, thuê cẩu kéo

Trang 19

b Nguyên tắc bồi thường tổn thất:

Khi tiến hành bồi thường các công ty bảo hiểm phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Giải quyết đúng chế độ bảo hiểm

+ Đúng trách nhiệm bảo hiểm: Về đối tượng bảo hiểm, rủi ro nhận bảo hiểm, + Đúng thiệt hại thuộc phạm vi, trách nhiệm bảo hiểm,

+ Trả tiền đúng đối tượng,

- Đủ căn cứ pháp lý chứng minh được:

+ Đối tượng được bảo hiểm đã gặp rủi ro nhận bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực;

+ Thiệt hại thuộc phạm vi nhận bảo hiểm; + Không vi phạm những điểm loại trừ.

- Thuận lợi, kịp thời: Thuận lợi, chặt chẽ nhưng không quá phức tạp có thể thực hiện được Có các phương án thay thế khi cần.

Về cụ thể số tiền bồi thường sẽ được tính như sau:

* Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế:

Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế *

GTBHSTBH

* Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị:

Theo nguyên tắc để tránh việc “lợi dụng” bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận STBH nhỏ hơn hoặc bằng với GTBH Nếu người tham gia bảo hiểm cố tình tham gia với STBH lớn hơn GTBH nhằm trục lợi bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm sẽ không có hiệu lực Tuy nhiên, nếu là vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị, công ty bảo hiểm vẫn bồi thường, nhưng STBT chỉ bằng giá trị thiệt hai thực tế và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe Ví dụ, một chiếc xe Toyota có giá trị thực tế là 200 triệu đồng, nhưng chủ xe lại tham gia

Trang 20

sử giá trị thiệt hại là 20 triệu đồng, thì STBH ở đây chỉ là 20 triệu đồng Hoặc nếu tổn thất toàn bộ xảy ra thì STBH lớn nhất chỉ là 200 triệu đồng.

Trong thực tế, cũng có những trường hợp Công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giá trị thực tế, ví dụ theo “Giá trị thay thế mới” Quay trở lại ví dụ chủ xe có chiếc Toyota trị giá 200 triệu ở trên, chủ xe muốn rằng khi có tổn thất toàn bộ xảy ra, ông ta sẽ có tiền để mua được một chiếc xe Toyota mới với giá trên thị trường là 300 triệu đồng, chứ không phải đi tìm mua một chiếc xe cũ tương đương 200 triệu đồng Vì vậy ông ta mong muốn được tham gia bảo hiểm với số tiền là 300 triệu đồng, để khi có tổn thất xảy ra ông ta có thể nhận được số tiền là 300 triệu đồng Trường hợp này được gọi là bảo hiểm theo “giá trị thay mới” Để được bảo hiểm theo “giá trị thay mới”, chủ xe phải đóng phí bảo hiểm khá cao và các điều kiện bảo hiểm rất nghiêm ngặt.

* Trường hợp tổn thất bộ phận:

Trong trường hợp này, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường trên cơ sở nguyên tắc một hoặc nguyên tắc hai nêu trên Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe

* Trường hợp tổn thất toàn bộ

Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phụ hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe Trong trường hợp này, STBT lớn nhất bằng STBH và phải trừ khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tính giá rị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất.

Ví dụ: Đầu năm 2005 chủ xe H có chiếc xe Toyota giá trị thực tế 300 Tr.đ tham gia bảo hiểm toàn bộ với số tiền 300 Tr.đ tại công ty bảo hiểm A

Trang 21

Ngày 13/8/2005 xe gặp tai nạn bị tổn thất toàn bộ Khi tham gia bảo hiểm, xe đã sử dụng được 5 năm, tỉ lệ khấu hao xe là 5%/ năm, Trong trường hợp này số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm vật A cho chủ xe H được xác định

Như vậy, số tiền bồi thường mà chủ xe H nhận được là 288,33 Tr.đ.

Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường quy định khi giá trị thiệt hại so với giá trị thực tế của xe bằng hoặc lớn hơn một tỉ lệ nhất định nào đó được xem là tổn thất toàn bộ ước tính, tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỷ lệ cấu thành xe Chúng ta hãy xem xét ví dụ họa sau.

Ví dụ: Chủ xe A có chiếc xe Toyota giá trị thực tế 200 Tr,đ tham gia bảo hiểm toàn bộ với số tiền 200 Tr.đ tại công ty bảo hiểm K Theo quy định của công ty bảo hiểm K, chỉ được coi là tổn thất toàn bộ ước tính khi giá trị thiệt hại bằng hoặc trên 80% giá trên giá trị thực tế của chiếc xe tính theo bảng tỉ lệ cấu thành xe Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, giá trị thiệt hại theo chi phí sửa chữa là:

Thân vỏ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa: 120 tr.đ Động cơ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa : 35 tr.đ Hộp số thiệt hại 100% chi phí sửa chữa: 15 tr.đ

Giá trị thiệt hại như trên lớn hơn 80% giá trị thực tế của xe (170 tr.đ/ 200 tr.đ = 0,85) Nhưng căn cứ vào bảng tỷ lệ tổng thành giá trị thiệt hại thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm là:

Trang 22

Thân vỏ : 53,5% x 100% = 53,5% Động cơ : 15,5% x 100% = 15,5% Hộp số : 7,0% x 100% = 7,0% Tổng cộng: 76,0%

Như vậy trường hợp này không được coi là tổn thất toàn bộ ước tính mà chỉ giải quyết theo tổn thất bộ phận.

Ngoài ra, khi tính toán số tiền bồi thường còn phải tuân theo những nguyên tắc sau:

- Những bộ phận thay thế mới (Tức là khi tổn thất toàn bộ một bộ phận hay một tổng thành), khi bồi thường phải trừ khấu hao đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị của bộ phận được thay thế ngay trước lúc xảy ra tai nạn Nếu tổn thất xảy ra trước ngày 16 của tháng, tháng đó không phải tính khấu hao Còn nếu tổn thất xảy ra từ ngày 16 trở đi thì phải tính khấu hao cho tháng đó Công ty bảo hiểm sẽ thu hồi những bộ phận được thay thế hoặc đã được bồi thường toàn bộ giá.

- Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm một bộ phận hoặc tổng thành xe, số tiền bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại của bộ phận hay tổng thành đó Và số tiền bồi thường cũng thường được giới hạn bởi bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe của bộ phận hay tổng thành tham gia bảo hiểm.

- Trường hợp thiệt hại xảy ra có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, công ty bảo hiểm bồi thường cho các chủ xe và yêu cầu chủ xe bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho công ty bảo hiểm kèm theo tòan bộ hồ sơ, chứng từ có liên quan Cụ thể, nếu xe có tham gia bảo hiểm vật chất bị một xe khác có bảo hiểm TNDS đâm va gây thiệt hại thì bồi thường thiệt hại vật chất trước Đối với TNDS chỉ bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bồi thường TNDS và số tiền thiệt hại vật chất.

Trang 23

- Chế độ bảo hiểm theo mức miễn thường.

Công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với những tổn thất mà giá trị thiệt hại thực tế vượt quá một mức đã thỏa thuận gọi là mức miễn thường Việc áp dụng bảo hiểm theo mức miễn thường có thể là tự nguyện hoặc bát buộc Nếu giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm thỏa thuận sẽ không bồi thường đối với những tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường trên cơ sở tự nguyện thì phí bảo hiểm sẽ được giảm bớt phụ thuộc vào mức miễn thường cụ thể Trong trường hợp miễn thường bắt buộc, phí bảo hiểm vẫn giữ nguyên, Bảo hiểm theo mức miễn thường không chỉ tránh cho công ty bảo hiểm phải bồi thường những tổn thất qua nhỏ so với GTBH mà còn có ý nghĩa trong việc nâng cao ý thức và trách nhiệm đề phòng, hạn chế rủi ro của người được bảo hiểm.

Có hai loại miễn thường: Miễn thường không khấu trừ và miễn thường có khấu trừ Chế độ bảo hiểm miễn thường không khấu trừ đảm bảo chi trả cho những thiệt hại thực tế vượt quá mức miễn thường nhưng STBH sẽ không bị khấu trừ theo mức miễn thường.

Số tiền bồi thường bảo hiểm = Giá trị thiệt hại thực tế

Trong chế độ bảo hiểm miễn thường có khấu trừ, thiệt hại thực tế phải lớn hơn mức miễn thường mới được bồi thường nhưng STBH sẽ bị khấu trừ theo mức miễn thường này.

Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế – Mức miễn thường

Còn trong trường hợp có sự khai báo không chính xác rủi ro, bên bảo hiểm thường áp dụng tỷ lệ “Số phí bảo hiểm đã nộp/ Số phí bảo hiểm lẽ ra phải nộp” để thanh toán nếu chấp nhận bồi thường cho chủ phương tiện:

Số tiền

= Giá trị thiệt hại x Số tiền bảo hiểm đã nộp

Trang 24

* Bảo hiểm trùng: Có những trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vật

chất xe theo một hay nhiều đơn bảo hiểm khác theo đúng nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, tổng số tiền mà chủ xe nhận được từ tất cả các đơn bảo hiểm chỉ đúng bằng thiệt hại thực tế Thông thường, các công ty bảo hiểm giới hạn trách nhiệm bồi thường của mình theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm của công ty mình so với số tổng của những số tiền bảo hiểm ghi trong tất cả các đơn bảo hiểm.

6 Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên mua bảo hiểm (chủ phương tiện, lái xe ) có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm, bên bảo hiểm (công ty bảo hiểm) có trách nhiệm trả tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm là chứng từ có tính chất pháp lý, quy định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia Trước khi ký kết hợp đồng, chủ xe phải có giấy yêu cầu bảo hiểm và kê khai đầy đủ, trung thực những nội dung có trong giấy yêu cầu bảo hiểm, Đây là căn cứ để ký kết hợp đồng bảo hiểm, Trong hợp đồng bảo hiểm có quy định một số điều khoản quan trọng như: - Điều khoản quy định về hình thức tham gia: Tham gia bảo hiểm toàn bộ hoặc bộ phận,

- Điều khoản quy định về mức trách nhiệm: Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm - Điều khoản quy định về thời gian và hiệu lực hợp đồng bảo hiểm.

Công ty bảo hiểm chỉ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm.Thời hạn hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được thể hiện trên giấy chứng nhận bảo hiểm Trường hợp chủ xe không nộp phí bảo hiểm

Trang 25

đầy đủ vào đúng thời hạn quy định thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên mất hiệu lực cho đến khi chủ xe tiếp tục đóng phí.

Trong thời hạn bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe thì phải thông báo bằng văn bản cho công ty trước 15 ngày Nếu hợp đồng được hai bên thỏa thuận hủy bỏ, công ty sẽ hoàn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại với điều kiện đến thời điểm đó chủ xe chưa có lần nào được công ty bảo hiểm chấp nhận trả tiền bảo hiểm

Khi đã ký kết hợp đồng bảo hiểm , thì mỗi bên có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm và được hưởng những quyền lợi như sau:

- Đối với công ty bảo hiểm

+ Trách nhiệm của công ty bảo hiểm:

• Cung cấp cho chủ xe ô tô quy tắc, biểu phí, ký kết hợp đồng bảo hiểm, chấp nhận tham gia theo đúng luật dịnh Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để chủ xe ô tô tham gia bảo hiểm.

• Công ty bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an để thu thập các giấy tờ cần thiết có liên quan đến vụ tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.

• Đối với các vị tai nạn đặc biệt nghiêm trọng công ty bảo hiểm

phải phối hợp với các chủ xe ô tô và cơ quan chức năng ngay từ đầu để giải quyết khiếu nại.

• Khi hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, công ty bảo hiểm tiến hành xét và giải quyết bồi thường theo đúng nguyên tắc chính xác, kịp thời, trung thực.

• Phải thực hiện kinh doanh theo đúng pháp luật quy định,

+ Quyền lợi của công ty bảo hiểm :

• Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm,

Trang 26

• Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm,

• Yêu cầu khác hàng áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của luật pháp,

• Có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm nếu phát hiện có hiện tượng trục lợi bảo hiểm.

• Từ chối thanh toán tiền bồi thường cho khách hàng trong những trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm theo như thỏa thuận trong hợp đồng.

- Đối với chủ xe cơ giới

+ Trách nhiệm của chủ xe cơ giới

• Phải nộp phí đầy đủ.

• Chấp hành đúng luật giao thông.

• Phải bảo dưỡng xe định kỳ, nếu xe không đủ điều kiện lưu hành phải kịp thời báo cho công ty bảo hiểm biết.

• Khi tai nạn xảy ra, chủ xe cơ giới có trách nhiệm cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường và báo ngay cho công an gần nhất để phối hợp giải quyết tai nạn.

• Trường hợp thay đổi mục đích sủ dụng xe, chủ xe phải thông báo cho công ty bảo hiểm biết để điều chỉnh tỷ lệ phí cho phù hợp.

+ Quyền lợi của chủ xe

• Được chi trả tiền bồi thường khi rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm.

• Được yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích điều kiện, điều khoản, cấp giây chứng nhận bảo hiểm.

Trang 27

• Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo luật khi doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin không chính xác, đầy đủ để giao kết hợp đồng,

III PHÍ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

1 Vai trò và yêu cầu của việc định phí bảo hiểm

Việc xác định mức giá cho sản phẩm bảo hiểm (hay còn gọi là phí bảo hiểm- giá của một đơn vị bảo hiểm) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong marketing hỗn hợp bởi vì giá cả sản phẩm sẽ có tác động đến số lượng hợp đồng khai thác được, đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Giá cả cũng tác động đến thị phần và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường Ngoài ra, giá cả sản phẩm bảo hiểm còn tác động đến các vấn đề đầu tư, tái bảo hiểm, khả năng thanh toán…

Việc xác định giá cho sản phẩm bảo hiểm thường được xem xét trên hai khía cạnh cơ bản sau:

- Thứ nhất là đưa ra “mức giá hợp lý” (giá kỹ thuật) nhằm giúp doanh nghiệp hình thành được qũy tài chính đủ để chi trả (bồi thường) cho các khiếu nại; trang trải được các chi phí hoạt động và mang lại lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp bảo hiểm Mức giá này được xác định dựa trên tần suất xảy ra sự kiện bảo hiểm, mức độ tổn thất bình quân, lãi suất đầu tư… Việc định giá được thực hiện bởi các chuyên gia định phí.

- Thứ hai là đưa ra “giá bán thực tế” (Giá thương mại tức là giá mà người mua sẽ phải trả) Giá này tính đến các mục tiêu thị phần, môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp… Giá thực tế đưa ra trên cơ sở thu thập ý kiến của nhiều bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp (bộ phận đầu tư, bộ phận thẩm

Trang 28

định đánh giá rủi ro, bộ phận giải quyết khiếu nại, bộ phận pháp chế, bộ phận kế toán…), nhưng chịu trách nhiệm chính là bộ phận maketing.

Giá bán thực tế có xu hướng luôn biến động trong khi giá kỹ thuật có tính ổn định hơn Giữa giá bán thực tế và giá hợp lý có thể có chênh lệch phụ thuộc vào trạng thái của thị trường tại từng thời điểm, kỳ vọng của người quản lý và các cổ đông (chủ sở hữu)…

Như vậy, giá cả sản phẩm bảo hiểm phải đáp ứng các yêu cầu trang trải chi phí, mang lại lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu về cạnh tranh…và các yêu cầu quản lý của nhà nước Giá cả sản phẩm bảo hiểm không được quá cao hoặc không được phân biệt đối xử một cách bất công bằng Ngoài ra, giá cả sản phẩm bảo hiểm còn phải được đảm bảo tính ổn định theo thời gian và phản ứng được trước những thay đổi của môi trường cũng như bản thân doanh nghiệp.

Tham gia vào quá trình xác định giá cả cho sản phẩm, ngoài hai bộ phận định phí bảo hiểm và bộ phận marketing, còn có nhiều bộ phận khác: Bộ phận đầu tư, bộ phận thẩm định đánh giá rủi ro, bộ phận giải quyết khiếu nại, bộ phận pháp chế, bộ phận kế toán…

2 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phí bảo hiểm

2.1 Mục tiêu định phí

Khi doanh nghiệp đưa ra những mức giá cho sản phẩm, thì những mức giá đó nhằm giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu nhất định, Nói một cách khác, mục tiêu định giá chính là cơ sở cho các quyết định liên qua đến giá cả Và mục tiêu định giá phải được xác đinh dựa trên những mục tiêu chung của doanh nghiệp Ví dụ khi mục tiêu chung của doanh nghiệp là duy trì chất lượng dịch vụ hàng đầu vượt hẳn đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp

Trang 29

sẽ đặt giá cao hơn đối thủ cạnh tranh nhằm trang trải được các chi phí cao hơn phát sinh do cung cấp dịch vụ với chất lượng cao hơn Ngoài ra các mục tiêu định giá của doanh nghiệp cũng phải phù hợp với các mục tiêu marketing cụ thể của doanh nghiệp.

a Các mục tiêu hướng theo lợi nhuận:

Lợi nhuận là mục tiêu của bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh, nó chi phối toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên tùy từng sản phẩm hay tùy từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà mục tiêu lợi nhuận được ưu tiên trong mục tiêu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp,

Mục tiêu lợi nhuận có thể xác định cho toàn doanh nghiệp hay chỉ cho một hoặc một số lớp sản phẩm hay từng mặt hàng Nếu doanh nghiệp đặt ra mục tiêu lợi nhuận thì doanh nghiệp phải đặt giá sao cho ít nhất là đạt được mức lợi nhuận đã định.

Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xem xét đánh giá kết quả thực hiện: Nếu các sản phẩm không đạt được lợi nhuận dự kiến thì sản phẩm đó cần phải được điều chỉnh thậm chí là rút khỏi thị trường.

b Mục tiêu hướng theo số lượng hợp đồng khai thác:

Một số doanh nghiệp xây dựng mục tiêu định giá hướng theo số lượng hợp đồng khai thác chứ không hướng theo lợi nhuận Việc tăng số lượng hợp đồng khai thác không đồng nghĩa với tăng lợi nhuận vì nếu doanh nghiệp quyết định tăng số lượng hợp đồng khai thác bằng cách hạ giá bán thì lợi nhuận của doanh nghiệp có thể giảm do số lượng bán tăng không đủ bù đắp lợi nhuận giảm đi do đơn giá giảm.

Trang 30

Trong một nhiều trường hợp, doanh nghiệp muốn tăng số lượng hợp đồng khai thác ở một số thị trường nhất định ngay cả khi lợi nhuận không tăng, với hy vọng thông qua việc tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, hình ảnh của doanh nghiệp trong khách hàng sẽ tăng lên do đó dẫn đến tăng lợi nhuận như mong muốn.

Trang 31

c Mục tiêu hướng theo cạnh tranh

Mục tiêu này liên quan đến thị phần của doanh nghiệp, thị phần của doanh nghiệp có thể duy trì hoặc tăng trong đó thị phần của doanh nghiệp có thể được đo lường theo số lượng hợp đồng khai thác được hoặc theo doanh thu phí bảo hiểm thu được.

Với mục tiêu hướng theo cạnh tranh, doanh nghiệp thực hiện việc định giá sản phẩm dựa trên giá cả của các đối thủ cạnh tranh thực tế hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm năng Có ba mục tiêu định phí hướng theo cạnh tranh thường thấy là: Không khuyến khích cạnh tranh (triệt tiêu cạnh tranh); đánh bại cạnh tranh; đương đầu cạnh tranh (cân băng cạnh tranh) Tùy vị thế của doanh nghiệp trên thị trường mà mục tiêu định giá của doanh nghiệp sẽ khác nhau:

- Trong trường hợp doanh nghiệp độc quyền trên thị trường, có thể chọn mục tiêu định giá “triệt tiêu cạnh tranh”, tức là doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm ở mức thấp nhất sao cho các đối thủ mới khó có thể hoặc không thể đưa ra mức giá thấp như thế mà vẫn thu được lợi nhuận Như vậy với vị thế mạnh trên thị trường, doanh nghiệp độc quyền sẽ không khuyến khích các đối thủ mới gia nhập thị trường.

- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh hơn, có thể chon mục tiêu định giá “đánh bại cạnh tranh ” Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ định giá thấp hơn mức giá các đối thủ cạnh tranh và các nỗ lực marketing sẽ nhấn mạnh vào mức giá đó Các doanh nghiệp thường hướng theo mục tiêu này khi họ là những đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường và muốn thiết lập nhanh chóng danh tiếng trên thị trường nhằm chiếm lĩnh được thị phần Ngoài ra, các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu cạnh tranh giá phải

Trang 32

sẵn sàng và có thể thay đổi các mức giá một cách thường xuyên nhằm phản ứng lại những thay đổi trong cạnh tranh.

Như vậy sử dụng giá cả làm cơ sở cho cạnh tranh có hai nhược điểm cơ bản là: Lợi thế cạnh tranh qua giá cả thường có vòng đời ngắn vì hầu hết các đối thủ có thể thay đổi mức giá của họ và định giá sản phẩm quá thấp có thể làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại tài chính lớn.

- Trong trường hợp doanh nghiệp bán các loại sản phẩm mà đa số khách hàng coi là giống với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ buộc phải định giá theo mức giá chung mà các đối thủ đưa ra Mục tiêu định giá trong trường hợp này gọi là “đương đầu với cạnh tranh” Khi muốn cạnh tranh trên cơ sở phi giá cả, tránh việc cạnh tranh giá cả, đa số các doanh nghiệp sẽ theo đuổi mục tiêu này.

2.2 Chi phí:

Chi phí là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến việc định giá sản phẩm Chi phí của sản phẩm định ra giới hạn dưới cho mức giá của sản phẩm bởi vì trong điều kiện kinh tế thị trường, không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại nếu bán sản phẩm ở mức giá thấp hơn mức chi phí trong thời gian dài Bởi khi kinh doanh mục tiêu lợi nhuận luôn được coi là mục tiêu hàng đầu nó giúp doanh nghiệp có thể tồn tại cũng như tăng trưởng trên thị trường.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào chi phí thì việc định giá cho sản phẩm bảo hiểm phức tạp hơn việc định giá các sản phẩm khác rất nhiều, do tất cả các chi phí gắn với một hợp đồng bảo hiểm sẽ không thể xác định được cho đến khi các khiếu nại và các chi phí gắn với hợp đồng bảo hiểm đó phát sinh (chỉ sau khi hợp đồng được thực hiện xong, doanh nghiệp mới có thể xác định

Trang 33

được các chi phí) Nói một cách khác, giá cả sản phẩm bảo hiểm được xác định dựa trên các chi phí dự tính chứ không phải dựa trên các chi phí thực tế phát sinh Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa định giá sản phẩm bảo hiểm và định giá sản phẩm trong các lĩnh vực khác.

Quá trình định phí có thể được coi là quá trình dự đoán tổn thất và chi phí trong tương lai, phân bổ các chi phí này giữa những người tham gia bảo hiểm Ở các quốc gia có ngành bảo hiểm phát triển, trong các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, việc định phí được thực hiện bởi bộ phận định phí hoặc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy mô nhỏ hơn thì việc định phí do các công ty tư vấn định phí thực hiện Còn trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản và trách nhiệm, giá cả sản phẩm bảo hiểm được xác định dựa trên số liệu thống kê về khuynh hướng tổn thất do các tổ chức tư vấn cung cấp hoặc từng doanh nghiệp bảo hiểm tự thu thập.

Nhìn chung, phụ thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, giá cả sản phẩm cụ thể cộng với lãi đầu tư doanh nghiệp thu được phải đủ để trang trải các chi phí như: Chi bồi thường hay trả tiền bảo hiểm, các chi phí họat động (chi phí phát triển sản phẩm, chi phí phân phối sản phẩm, chi phí tái bảo hiểm, chi phí quản lý chung, thuế thu nhập doanh nghiệp…), các chi phí bất thường khác phát sinh không dự tính trước do rủi ro đầu tư … Bởi vì có nhiều nhân tố tác động đến các khoản chi phí này nên doanh nghiệp bảo hiểm phải thận trọng trong việc đưa ra các giả định sử dụng để xác định chi phí dự tính cho sản phẩm Nhưng nếu qúa cẩn trọng khi ước lượng về chi phí tương lai có thể dẫn đến một mức phí bảo hiểm quá cao làm cho doanh nghiệp khó cạnh tranh Ngược lại, nếu quá lạc quan khi ước lượng về chi phí có thể dẫn đến mức phí bảo hiểm lại quá thấp làm cho doanh nghiệp khó thu

Trang 34

Việc định giá sản mới là rất khó vì doanh nghiệp không có hoặc có rất ít kinh nghiệm cũng như số liệu về chi phí làm cơ sở cho các giả định Khi doanh nghiệp có kinh nghiệm trong phát triển, marketing và quản lý sản phẩm mới, cũng như khi doanh nghiệp tích lũy được số liệu về chi phí thì khả năng dự đoán chi phí sẽ sát với thực tế.

Ngoài ra, việc phân bố chi phí cho một sản phẩm cụ thể cũng là một công việc khá khó khăn Để phân bổ chính xác, doanh nghiệp phải phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Trong đó, chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm (Chi phí bồi thườn hay chi trả tiền bảo hiểm, chi phí thẩm định đánh giá rủi ro, chi phí phát hành hợp đồng bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm, chi phí xử lý khiếu nại…); Chi phí gián tiếp là những chi phí không liên quan trực tiếp đến một sản phẩm bảo hiểm cụ thể mà gắn liền với các họat động chung của doanh nghiệp (lương cho cán bộ quản lý, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý, thuế môn bài…).

2.3 Khách hàng

Cầu về sản phẩm của khách hàng là nhân tố quyết định giới hạn trên của giá cả sản phẩm Kinh nghiệm marketing thực tế đều cho thấy, cầu của hầu hết các loại sản phẩm (trong đó có sản phẩm bảo hiểm) có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá cả của sản phẩm (với các điều kiện là các nhân tố khác - điều kiện kinh tế nói chung, sự sẵn có của sản phẩm, khả năng mua của khách hàng…không thay đổi).

Khi phân tích cầu về sản phẩm phải xác định sự thay đổi của nó khi giá cả sản phẩm thay đổi Để đo lường mức độ thay đổi này (tỷ lệ % thay đổi trong lượng cầu khi có tỷ lệ % thay đổi trong giá cả), kinh tế học vi mô đã đưa ra khái niệm “độ co giãn của cầu theo giá ” Nhìn chung cầu về sản phẩm

Trang 35

bảo hiểm xe cơ giới được coi là không co giãn theo theo giá Khi mức giá chung tăng lên hay giảm đi, cầu về các sản phẩm này thường không thay đổi (nhưng nếu giá bán sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó thay đổi, doanh số bán sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ thay đổi do khách hàng chuyển sang mua sản phẩm của doanh nghiệp khác có mức giá thấp hơn) Còn cầu về sản phẩm bảo hiểm vật chất xe cơ giới khó xác định vì khách hàng không bắt buộc phải mua sản phẩm đó.

Độ co giãn của cầu về sản phẩm bảo hiểm theo giá thường bị tác động bởi các yếu tố sau:

+ Số lượng sản phẩm thay thế sãn có: Khi có nhiều sản phẩm thay thế, cầu về sảm phẩm đó sẽ co giãn nhiều;

+ Nhu cầu đi liền với sản phẩm: Khi sản phẩm bảo hiểm là thiết yếu, cầu về sản phẩm đó sẽ co giãn ít hơn;

+ Mức chi tiêu cần để mua sản phẩm: Với các sản phẩm mà chi tiêu cho sản phẩm đó chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách gia đình sẽ có độ co giãn lớn hơn sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân sách.

Ngoài cầu về sản phẩm, sức mua của khách hàng, nhận thức về giá mong muốn của khách hàng về sự linh họat giá cũng có cũng có tác động rất mạnh đến lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể bán ở các mức giá khác nhau.

- Sức mua của khách hàng: là thước đo về khả năng mua sản phẩm của khách hàng Sức mua thường được quyết định bởi thu nhập, tài sản, điều kiện tín dụng đối với khách hàng Sức mua chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế chung như: Lạm phát, thất nghiệp, vẫn đề thuế…Vì sức mua sản phẩm là có giới hạn nên khách hàng sẽ phân bổ sức mua cho các sản phẩm khác nhau.

- Nhận thức của khách hàng về giá cả của sản phẩm: Nhận thức của

Trang 36

giá cả sản phẩm sẽ thay đổi tùy theo sản phẩm và đoạn thị trường Ví dụ, với các sản phẩm mà khách hàng mua thường xuyên như thực phẩm, xăng dầu… họ nhận thức rất rõ về giá cả sản phẩm này nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của giá cả Còn với các sản phẩm bảo hiểm, người tiêu dùng không mua các sản phẩm đó một cách thường xuyên nên họ sẽ không nhận thức được sự khác biệt về giá cả giữa các sản phẩm Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thay đổi chiến lược giá theo nhận thức của khách hàng.

Tương tự như vậy, trong đoạn thị trường mà khách hàng nhận thức rõ về giá, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu đưa ra mức giá cao hơn mức giá của đối thủ cạnh tranh, ngược lại trong đoạn thị trường mà người mua không nhận thức rõ về giá việc định giá sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài mức giá mà người tiêu dùng sãn sàng chấp nhận sẽ nói lên sự đánh giá của họ về giá trị sản phẩm Nếu công tác truyền thông và phân phối sản phẩm tạo ra giá trị mà khách hàng nhận thấy là bằng hoặc lớn hơn giá cả của sản phẩm thì khách hàng sẽ mua sản phẩm.

Bản thân giá cả sản phẩm cũng có tác động mạnh đến giá trị mà người tiêu dùng định ra cho sản phẩm Do vậy, nếu sản phẩm được định giá là quá thấp, khách hàng có thể đánh giá sản phẩm là quá nghèo nàn nên sẽ không mua sản phẩm Ngược lại, nếu sản phẩm được định giá là quá cao, khách hàng có thể coi sản phẩm vượt quá nhu cầu của và không xứng đáng với mức giá đó.

- Mong muốn về sự linh họat giá: Khi định giá sản phẩm doanh nghiệp bảo hiểm còn phải tính đến mức độ linh hoạt của giá cả mà khách hàng mong muốn Một số khách hàng muốn giá cố định được duy trì, trong khi có một số khác lại muốn giá của sản phẩm sẽ thay đổi và sãn sàng trả mức giá cao trong

Trang 37

giai đoạn đầu nhằm hy vọng sau này do hoạt động của doanh nghiệp tiến triển, giá của sản phẩm sẽ hạ xuống.

2.4 Yếu tố cạnh tranh

Doanh nghiệp bảo hiểm cần xem xét đối thủ cạnh tranh khi định giá cho sản phẩm Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có mức phí không cạnh tranh, doanh thu phí bảo hiểm sẽ giảm do khách hàng chuyển sang mua sản phẩm của các doanh nghiệp khác có mức giá rẻ hơn Thiệt hại về doanh thu sẽ khá lớn đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhóm hoặc khi sản phẩm có số tiền lớn, còn đối với sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trong đó có bảo hiểm vật chất xe cơ giới thì doanh thu cũng có giảm nhưng nó không rõ nét bằng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Ngoài ra, sản phẩm có mức giá không cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến khâu phân phối bởi các đại lý bảo hiểm thường chọn các doanh nghiệp có sản phẩm có giá rẻ để làm đại lý để việc bán sản phẩm của mình thuận lợi hơn Còn môi giới bảo hiểm cũng có xu hướng tư vấn cho khách hàng những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm có mức giá cạnh tranh.

Như vậy, trong trường hợp cầu về sản phẩm co dãn theo giá và có các sản phẩm thay thế của các đối thủ cạnh tranh thì phản ứng của các đối thủ với mức giá chung của ngành tác động đến việc định giá của riêng của từng sản phẩm của doanh nghiệp Muốn đưa ra mức giá thấp hơn mức giá của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp phải tìm cách cắt giảm chi phí hoặc lợi nhuận xuống dưới mức của đối thủ cạnh tranh.

Để thực hiện cạnh tranh, khi định giá sản phẩm doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố:

+ Số lượng đối thủ cạnh tranh và số sản phẩm cạnh tranh;

+ Yếu tố chi phí gắn với từng sản phẩm của từng đối thủ cạnh tranh;

Trang 38

+ Nguồn lực tài chính của từng đối thủ nói chung cũng như nguồn lực từng đối thủ cạnh tranh dành riêng cho sản phẩm;

+ Vai trò của sản phẩm trong danh mục sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; + Hành vi định giá trước đay của từng đối thủ;

+Phản ứng dự kiến của từng đối thủ cạnh tranh trước sự thay đổi giá cả; + Điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh…

Khai thác những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra những mức giá phù hợp cho sản phẩm của mình trong mối tương quan với giá cả sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

2.5 Sự can thiệp của nhà nước

Sự can thiệp của nhà nước có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp đến giá cả sản phẩm cuả doanh nghiệp Ở một số quốc gia, luật pháp không trực tiếp điều chỉnh tỷ lệ phí bảo hiểm vì các nhà quản lý cho rằng thị trường cạnh tranh sẽ đưa ra mức phí hợp lý

Một số quốc gia khác, nhà nước thường quy định những tỷ lệ phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc phải áp dụng, Ngoài ra, giá cả sản phẩm bảo hiểm cũng chịu tác động gián tiếp bởi yêu cầu quản lý, mà điển hình nhất là việc yêu cầu các doanh nghiệp phải hình thành các qũy dự phòng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm Để đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm duy trì các tài sản có ít nhất bằng với quy mô qũy dự phòng Và để có được tài sản này, doanh nghiệp phải đưa ra mức phí cho phù hợp.

2.6 Các nhân tố khác

Vì các nhân tố marketing hỗn hợp có tác động qua lại lẫn nhau nên nỗ lực truyền thông, hệ thống phân phối và các đặc điểm cụ thể của sản phẩm,

Trang 39

các lợi ích và các dịch vụ đi kèm theo sẽ có tác động đến chi phí của sản phẩm do vậy tác động đến mức giá của sản phẩm bảo hiểm Ngoài ra bản thân sản phẩm bảo hiểm và cách thức phân phối sản phẩm trong mối liên hệ với giá cả có tác động đến nhận thức kỳ vọng của khách hàng từ đó tác động đến việc định giá sản phẩm.

3 Các chiến lược định phí bảo hiểm

Chiến lược định giá là những chỉ dẫn chung mà DNBH áp dụng nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra Chiến lược định giá giúp doanh nghiệp xác định cách thức sử dụng giá cả như một biến trong marketing hỗn hợp Chiến lược định giá thường được chia thành ba nhóm:

3.1 Các chiến lược định phí theo hướng theo chi phí

Những chiến lược này sử dụng các khoản chi phí làm cơ sở cho việc định phí sản phẩm Nội dung cơ bản của chiến lược này là đưa mức giá trang trải được tất cả các chi phí DNBH đã bỏ ra trong quá trình thiết kế, phân phối và khuếch chương sản phẩm, ngoài ra còn mang lại một khoản lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp Chiến lược định phí hướng theo chi phí chỉ có thể thành công trong những thị trường mà doanh nghiệp độc quyền hoặc doanh nghiệp là người dẫn đầu Ngoài ra, chiến lược này cũng có thể thành công trong các thị trường mà ở đó DNBH hoạt động trên thị trường có ít đối thủ cạnh tranh, hoặc khi có khách hàng trung thành với doanh nghiệp.

3.2 Các chiến lược định giá theo hướng cạnh tranh

Đây là chiến lược định giá dựa trên các mức giá do đối thủ cạnh tranh đưa ra và cho phép DNBH sử dụng việc định giá để xác định vị trí trên thị trường Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh hay mục tiêu định giá ba doanh

Trang 40

nghiệp có thể định giá cho sản phẩm bằng hoặc cao hơn hay thấp hơn mức giá thị trường.

Một doanh nghiệp có mục tiêu định giá là “đương đầu với cạnh tranh” có thể đưa ra mức phí bằng mức phí trung bình của các doanh nghiệp cạnh tranh gần nhất với doanh nghiệp cho một loại sản phẩm cụ thể Còn doanh nghiệp có mục tiêu định giá là “triệt tiêu cạnh tranh” có thể đưa ra mức phí thấp nhất trong số các DNBH cung cấp sản phẩm cùng loại Do vậy, trong chiến lược định giá cạnh tranh, sản phẩm thường được thiết kế hoặc được điều chỉnh nhằm phù hợp với mức phí đã định sẵn Hai ví dụ thường thấy của chiến lược định giá cạnh tranh là chiến lược “định giá thâm nhập ” và chiến lược “định giá linh hoạt”, trong đó:

- Chiến lược “định giá thâm nhập” là chiến lược định giá trong đó doanh nghiệp đưa ra mức giá tương đối thấp hơn mức giá của các đối thủ cạnh tranh Mục đích là giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường và tăng nhanh lượng bán nhằm chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp khác Chiến lược này thường được sử dụng với các sản phẩm mới đưa ra thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp đã họat động lâu trên thị trường nhưng có biên lợi nhuận thấp áp dụng chiến lược này nhằm ngăn cản các đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường.

- Chiến lược “định giá linh họat” (còn gọi là chiến lược định giá biến đổi) là chiến lược định giá cho phép doanh nghiệp có thể đàm phán với khách hàng về giá cả cảu sản phẩm Cụ thể, việc định giá được thực hiện thông qua đấu giá cạnh tranh cà đưa ra cá hợp đồng có thể đàm phán với các nhóm khách hàng quy mô lớn Trong đó đấu giá cạnh tranh là hình thức trong đó người mua sản phẩm yêu cầu những người cung cấp đưa ra bảng giá cho các hợp đồng yêu cầu, còn hợp đồng có thể đàm phán là hợp đồng trong đó các

Ngày đăng: 08/09/2012, 13:37

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Danh sỏch cỏc cổ đụng của Cụng ty bảo hiểm Petrolimex - Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.DOC

Bảng 1.

Danh sỏch cỏc cổ đụng của Cụng ty bảo hiểm Petrolimex Xem tại trang 48 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trờn ta cú thể thấy được kết quả kinh doanh của PJICO trong giai đoạn 2000-2005: Sau 5 năm đầu tiờn kể từ năm 1995, doanh thu  mới đạt 131800 triệu đồng nhưng sau 5 năm tiếp theo con số này đó lờn tới  720.000 triệu đồng năm 2005 gấp hơn  - Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.DOC

ua.

bảng số liệu trờn ta cú thể thấy được kết quả kinh doanh của PJICO trong giai đoạn 2000-2005: Sau 5 năm đầu tiờn kể từ năm 1995, doanh thu mới đạt 131800 triệu đồng nhưng sau 5 năm tiếp theo con số này đó lờn tới 720.000 triệu đồng năm 2005 gấp hơn Xem tại trang 51 của tài liệu.
TT Loại xe đến năm tham gia bảo hiểm Số năm tớnh từ năm sản xuất % của số tiền bảo hiểm) Phụ phớ bảo hiểm (tỷ lệ - Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.DOC

o.

ại xe đến năm tham gia bảo hiểm Số năm tớnh từ năm sản xuất % của số tiền bảo hiểm) Phụ phớ bảo hiểm (tỷ lệ Xem tại trang 68 của tài liệu.
Ghi chỳ: Bảng tỷ lệ này để tham khảo và tớnh phớ bảo hiểm Thõn vỏ cho - Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.DOC

hi.

chỳ: Bảng tỷ lệ này để tham khảo và tớnh phớ bảo hiểm Thõn vỏ cho Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng14:Biểu phớ ngắn hạn và dài hạn - Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.DOC

Bảng 14.

Biểu phớ ngắn hạn và dài hạn Xem tại trang 72 của tài liệu.
Qua bảng số liệu về doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm xe ôtô, ta thấy doanh thu tăng qua các năm nếu nh doanh thu năm 2001 là 19.402 tr.đ thì đến  năm 2005 đã là 153.639 tr.đ, gấp hơn 6 lần doanh thu năm 2001 - Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.DOC

ua.

bảng số liệu về doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm xe ôtô, ta thấy doanh thu tăng qua các năm nếu nh doanh thu năm 2001 là 19.402 tr.đ thì đến năm 2005 đã là 153.639 tr.đ, gấp hơn 6 lần doanh thu năm 2001 Xem tại trang 78 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan