Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II Đưa ra thông tin chi tiết về cách tiếp cận phù hợp những kỹ năng này dành cho SV Ngoại Thương:các phương pháp để sinh vi
Trang 1ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II
BỘ MÔN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trang 2Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……….3
LỜI CÁM ƠN……… 3
A LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3
B MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
C NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU……….3
D ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, KINH PHÍ NGHIÊN CỨU……… 4
E PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….4
F TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI………4
PHẦN NỘI DUNG……….…6
A GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ NĂNG MỀM……….6
I Giới thiệu chung về kỹ năng……….6
1 Khái niệm kỹ năng……… 6
2 Phân loại kỹ năng……….6
II Phân loại kỹ năng mềm……….7
B SỰ QUAN TÂM ĐỐI VỚI KỸ NĂNG MỀM……….7
C MỘT SỐ KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT……….10
I Kỹ năng học và tự học……….………
10 1 Hiện trạng………10
2 Giới thiệu chung ……….11
3 Tác hại của việc không có kỹ năng này……… 11
4 Phương pháp rèn luyện kỹ năng học và tự học……… 12
5 Lợi ích cụ thể của kỹ năng này đối với sinh viên………14
II Kỹ năng làm việc nhóm……… 15
1 Hiện trạng……… 15
2 Giới thiệu chung……….15
3 Những hạn chế khi thiếu kỹ năng làm việc nhóm……… ………17
4 Lợi ích khi bạn có kỹ năng làm việc nhóm……… 18
5 Những hạn chế khi thiếu kỹ năng làm việc nhóm……… 18
III Kỹ năng thuyết trình……… …
20 1 Hiện trạng……… 20
2 Giới thiệu chung……….20
3 Những hạn chế khi thiếu kĩ năng thuyết trình………21
4 Lợi ích khi bạn có kỹ năng thuyết trình……… 22
5 Phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình……….23
IV Kỹ năng giao tiếp và ứng xử……… 27
1 Hiện trạng……… 27
2 Giới thiệu chung……….27
3 Những hạn chế khi thiếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử……… 29
2
Trang 3Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
4 Lợi ích khi bạn có kỹ năng giao tiếp, ứng xử……… 30
5 Phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử……….31
3
Trang 4Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
PHẦN KẾT LUẬN……… 34
A Tổng kết………34
B Phương hướng giải quyết………34
I Học qua trung tâm………34
II Tự học……….34
PHẦN PHỤ LỤC……….36
A Mẫu bảng hỏi……… 36
B Các trung tâm……… 38
I Trung tâm KDI……… 38
1 Đôi nét về KDI………38
2 Các khóa đào tạo kỹ năng mềm………38
II Trung tâm NTG - NEW THINKING GROUP………40
1 Đôi nét về NTG……… 40
2 Các khóa đào tạo kỹ năng mềm……… 41
III Nhà văn hóa Thanh niên………43
1 Đôi nét về nhà văn hóa thanh niên……… 43
2 Các khóa học về kỹ năng mềm……….………43
C Một số sách và diễn đàn tham khảo……… 45
I Sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”……… 45
1 Nội dung ……… ……… ………45
2 Mục lục ……… ……… 46
II Sách “Đắc nhân tâm” ………46
1 Nội dung ………46
2 Mục lục ……….47
III Sách “Sức mạnh của sự tập trung”……… 47
1 Nội dung ………47
2 Mục lục ……….48
IV Diễn đàn Delta Việt………48
1 Đôi nét về Delta Việt ……….48
2 Delta Discussion ………49
3 Website www.DeltaViet.com ……….……49
4 Các khóa học mang tên Hành trình Delta ……….49
D Phân công công việc……….52
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 53
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN……… 54
4
Trang 5Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
A LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Bước vào giảng đường Đại Học , SV Ngoại thương nói riêng cũng như đa số SV VN nói chung thường chỉchú trọng rèn luyện, phát triển những kỹ năng “cứng” (hard skills) Đây chính là khả năng học vấn của bạn,kiến thức, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn trong công việc của mình
Tuy nhiên, khi rời trường đại học và đi làm thì những kiến thức chuyên môn là chưa đủ để tạo nên thànhcông trong công việc Bởi lẽ, bên cạnh những kỹ năng “cứng” thì kỹ năng mềm cũng đóng một vai trò rấtquan trọng “Có thể nói 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kĩ năng mềm Bằng cấp là quantrọng nhưng năng lực thật sự và kinh nghiệm của các bạn mới là yếu tố quyết định” Anh Trần TrọngThành, Chủ tịch HĐQT Công ty VINAPO nhấn mạnh điều này trong buổi trao đổi với sinh viên tại cuộc toạđàm “Tự tin nghề marketing”
Trong khi đó, không ít bạn trẻ vẫn còn lạ lẫm và hầu như chưa có một khái niệm bất kỳ nào về Kỹ năng
"mềm" (soft skills) : các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnhđạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới
là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, khôngthể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người Chínhcác kỹ năng này quyết định bạn sẽ làm việc thế nào, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu suất công việc; và hơn thếnữa, khẳng định bạn là người thành công trong cuộc sống
Chính vì những lẽ trên, chúng tôi quyết định chọn đề: “Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Đại họcNgoại thương cơ sở II”
C NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đưa ra được khái niệm kỹ năng mềm
Dựa vào thực tế, trình bày và khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công tác học tập,nghiên cứu cũng như trong cuộc sống
Khảo sát về cách nhìn nhận của đa số SV Ngoại thương trong vấn đề tự trang bị cho mình những kỹnăng mềm Liên hệ với SV một số trường khác
5
Trang 6Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
Đưa ra thông tin chi tiết về cách tiếp cận phù hợp những kỹ năng này dành cho SV Ngoại Thương:các phương pháp để sinh viên tự học tâp và rèn luyện kỹ năng mềm; cung cấp cho sinh viên nhữngđịa chỉ đáng tin cậy trong việc đào tạo và rèn luyện kỹ năng mềm như các tổ chức, clb, đội nhóm,…
D ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, KINH PHÍ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: sinh viên Đại học Ngoại thương cơ sở II – TP.HCM
Thời gian nghiên cứu: từ 6/10 tới 4/12/10
Kinh phí: 300 000 VND
E PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập dữ liệu từ bảng hỏi:
- Tiến hành phát 280 phiếu khảo sát trong phạm vi các lớp thuộc Hệ chính quy Đại học Ngoại thương CSII, chia đều cho 4 khối lớp từ K46 đến K49 nhằm thấy được sự khác biệt về nhận thức của sinh viên qua từng độ tuổi; thu về 216 phiếu khảo sát hợp lệ, trong đó K49 có 54, K48 có 53 phiếu,K47 có 52 phiếu và K46 là 57 phiếu
- Bảng hỏi gồm 2 phần, phần đầu hỏi về thực tế và phần sau hỏi về tầm quan trọng, các
phương pháp rèn luyện Kĩ năng mềm của sinh viên Ngoại Thương trong giao tiếp, ứng xử, học và tự học, thuyết trình và học nhóm
- Cách chia bảng hỏi như sau :
Câu 1: bảng hỏi về giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống của sinh viên Câu 2: bảng hỏi về thuyết trình trước đám đông hay phát biểu ý kiếnCâu 3: nhóm câu hỏi về làm việc nhóm
Câu 4: nhóm câu hỏi về việc học tập của sinh viên
Từ câu 5 đến 9: nhóm câu hỏi về sự quan tâm và rèn luyện kỹ năng mềm
- Mẫu hỏi có kích cỡ A4, hai mặt giấy
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dự liệu thu được
Phương pháp phân tích: phân tích, xử lý, so sánh số liệu đã được xử lý
Phương pháp logic:
Phương pháp tổng hợp:
F TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Kỹ năng mềm là một vấn đề không mới nhưng vẫn đang rất được xã hội quan tâm Nó thường xuyên được
đề cập đến trong các sách, báo, nghiên cứu trong và ngoài nước với mong muốn đưa kỹ năng mềm đến gầnhơn với người cần sử dụng nói chung và sinh viên nói riêng
Trong bài viết tại trang web thanh-dat, tác giả đã đề cập đến khái niệm về kỹ năng mềm cũng như tầm quan trọng của nó trong sự thànhcông trong nghề nghiệp – một trong những mục tiêu tiên quyết của sinh viên, đặc biệt là sinh viên Đại họcNgoại thương
http://www.hieuhoc.com/khoahochay/chitiet/ky-nang-mem-quyet-dinh-75-su-Ngoài ra, tại trang web http://www.forum.festivalhue.com/f44/sinh-vien-hoc-ky-nang-mem-o-dau-15344/,tác giả còn cung cấp cho ta thấy trong những người thành đạt thì chỉ có 25% là do những kiến thức chuyênmôn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị Chìa khóa dẫn đến thành côngthực sự chính là sự kết hợp cả hai kỹ năng này Thêm vào đó, tác giả còn nêu ra 9 kỹ năng mềm cơ bản doSean Hawitt – chuyên gia tư vấn nghề nghiệp nghiên cứu là: 1 Có ý chí chiến thắng, có quan điểm lạc quan;
6
Trang 7Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
2 Có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập thể; 3 Giao tiếp hiệu quả; 4 Tự tin; 5 Mài dũa kỹ năng sáng tạo;
6 Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình; 7 Thúc đẩy bản thân và dẫn dắt người khác; 8 Đa nhiệm vụ
và xác định trước những việc cần làm; 9 Có cái nhìn tổng quan
Bên cạnh việc đề cập một cách khái quát về kỹ năng mềm thì một số bài viết còn đi sâu phân tích tầm quantrọng của kỹ năng mềm đối với một số lĩnh vực cụ thể, như bài viết “ Kỹ năng mềm cần thiết hay không chodân IT” tại trang web http://hp-aptech.edu.vn/hpa/hpanews/archive/2010/07/27/ky-nang-mem-can-thiet-hay-khong-cho-dan-it.aspx Bài viết đã nêu bật được tầm quan trọng của “kỹ năng mềm” ngay cả trong nhữnglĩnh vực được xem là chỉ yêu cầu cao về “kỹ năng cứng”
Báo mạng Tin mới đã nêu lên thực trạng thiếu hụt kỹ năng mềm của sinh viên các trường đại học trong khốinghành kinh tế nói chung và đại học Ngoại thương nói riêng Thêm vào đó, bài viết còn nhấn mạnh sự cầnthiết của kỹ năng này trong lĩnh vực marketing
http://www.tinmoi.vn/90-sinh-vien-thieu-ky-nang-mem-03133177.html
Không chỉ được quan tâm tại Việt Nam mà ngay tại các quốc gia có trình độ phát triển cao như Mỹ, Anh,
Úc, “kỹ năng mềm” cũng thu hút được nhiều sự chú ý Bên cạnh việc đề cao các kỹ năng này, các quốc gia
ấy đã xây dựng những chiến lược nhằm nâng cao những kỹ năng này cho người dân như:
Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn luyện các Kỹ năng Cần thiết (TheSecretary’s Commission on Achieving Necessary Skills - SCANS) Thành viên của ủy ban này đến
từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức…nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”.(http://wdr.doleta.gov/SCANS/)
Chính phủ Anh cũng có cơ quan chuyên trách về phát triển kỹ năng cho người lao động Bộ Đổimới, Đại học và Kỹ năng được chính chủ thành lập từ ngày 28/6/2007, đến tháng 6/2009 thì đượcghép với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Đổi mới Pháp chế để tạo nên bộ mới là Bộ Kinh tế, Đổi mới
và Kỹ năng Bộ này chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, mộtphần của giáo dục nâng cao, kỹ năng, khoa học và đổi mới (http://www.dius.gov.uk/)
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng thương mại
và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của
Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and Training - DEST) vàHội đồng giáo dục quốc gia Úc (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bảncuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002) trong đó những kỹ năng mềm được đưa lênhàng đầu Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộcphải có Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việclàm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào
(http://www.acci.asn.au/text_files/issues_papers/Employ_Educ/ee21.pdf)
7
Trang 8Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
PHẦN NỘI DUNG
A GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ NĂNG MỀM
I Giới thiệu chung về kỹ năng
1 Khái niệm kỹ năng
“Kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa tri thức và kỹ xảo trong quá trình nắm vững một phương
thức hành động Đặc điểm đòi hỏi sự tập trung chú ý cao, sự kiểm soát chặt chẽ của thị giác,hành động chưa bao quát, còn có động tác thừa Được hình thành do luyện tập hay do bắtchước
Tri thức là kết quả của các quá trình nhận thức của con người về đối tượng được nhận thức, làm
tái hiện trong tư tưởng con người những thuộc tính, những mối quan hệ, những quy luật vậnđộng, phát triển của đối tượng và được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên hay hệ thống kí hiệukhác
Kỹ xảo là mức độ lĩnh hội hoạt động của cá nhân được tự động hoá một cách có ý thức, vd: KX
học tập, KX lao động sản xuất, vv Có đặc điểm:
3 Mang tính chất kĩ thuật thuần tuý
4 Được hình thành chủ yếu bằng sự luyện tập có mục đích và hệ thống
5 Không gắn với một tình huống nhất định nào cả
6 Được đánh giá về mặt kĩ thuật, thao tác
7 Mức độ tự động hoá khá cao, do đó không sửa được khi cần
8 Động tác mang tính khái quát, không có động tác thừa, kết quả cao, ít tốn năng lượng
thần kinh và cơ bắp.”1
2 Phân loại kỹ năng
Có 2 loại kĩ năng: Có người đã phân loại kỹ năng thành 2 loại cơ bản là Kỹ năng cứng và Kỹ
năng mềm.
a Kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, trình độ chuyên môn, đúc kết và thực
hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp Đối với các kỹ năng cứng, khả năng tự tìm hiểu toàn
bộ gần như không thể, mà người ta bắt buộc phải trải qua những giai đoạn có xây dựng tính
hệ thống của tư duy lô-gich và dựa trên "vai các nhà khổng lồ."
b Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người
như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thưgiãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năngthuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải
là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo,thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột
II Phân loại kỹ năng mềm
1 Từ điển bách khoa toàn thư
8
Trang 9Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở IITheo Bộ Lao động Mỹ (The U.S Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (TheAmerican Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹnăng cơ bản trong công việc Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành côngtrong công việc:
1 Kỹ năng học và tự học
2 Kỹ năng lắng nghe
3 Kỹ năng thuyết trình
4 Kỹ năng giải quyết vấn đề
5 Kỹ năng tư duy sáng tạo
6 Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn
7 Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc
8 Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp
9 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
10 Kỹ năng làm việc nhóm
11 Kỹ năng đàm phán
12 Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
13 Kỹ năng lãnh đạo bản thân
Trong số 13 kỹ năng nêu trên, các kỹ năng cần thiết nhất đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên Đại học Ngoại thương cơ sở II là:
1 Kỹ năng học và tự học
2 Kỹ năng làm việc nhóm
3 Kỹ năng thuyết trình
4 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
B SỰ QUAN TÂM ĐỐI VỚI KỸ NĂNG MỀM
83%
Biểu đồ thể hiện sư quan tâm của sinh
viên đối với kỹ năng mềm
Có Không
Biểu đồ 1
Qua biểu đồ 1 ta thấy, sinh viên Ngoại thương phần lớn đã quan tâm đến kỹ năng mềm, chiếm 83% sốsinh viên được khảo sát Bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên không thực sự quan tâm đến kỹ năngmềm, tuy nhiên con số này không lớn, chỉ chiếm 17% Như vậy, kỹ năng mềm không còn là một kháiniệm xa lạ mà đã dần trở nên quen thuộc đối với các bạn Ngoại thương
9
Trang 10Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở IITuy nhiên mức độ quan tâm của các sinh viên cũng được phân hóa khác nhau:
57.4 35.2
3.2 1.4 2.8
Cực kỳ quan trọng Cũng khá quan trọng
Có cũng tốt, không có cũng không sao
Có gì quan trọng đâu, cần nhất vẫn là chuyên môn
Mình chưa nghĩ đến
Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên về tầm quan
trọng của kỹ năng mềm
Biểu đồ 2
Biểu đồ 2 cho thấy các mức độ quan tâm khác nhau của sinh viên NT về vấn đề kỹ năng mềm:
Vẫn còn một số ít sinh viên (2,8%) chưa hề nghĩ kỹ năng mềm có quan trọng hay không
Tỉ lệ sinh viên cho rằng kỹ năng mềm không quan trọng là 4,6% trong đó:
- 1,4% sinh viên cho rằng kỹ năng chuyên môn vẫn đóng vai trò quan trọng hơn so với kỹnăng mềm
- 3,2% nhận thấy được lợi ích của những kỹ năng mềm, song họ không cho rằng chúng thực sựcần thiết Đơn giản chỉ là “có cũng tốt, không có cũng không sao”
Tỉ lệ sinh viên nhận thấy được tầm quan trọng của kỹ năng mềm chiếm đến 92,6% cụ thể:
- 35,2% ý kiến đánh giá kỹ năng mềm khá quan trọng
- 57,4% nghĩ rằng kỹ năng mềm thực sự quan trọng
Như vậy, hầu hết sinh viên Ngoại thương đã nhận thức rõ vai trò của kỹ năng mềm trong học tập vàcuộc sống hiện nay Đây là một tín hiệu đáng mừng vì khi đã có ý thức về vấn đề này, sinh viên sẽ cóđộng lực để rèn luyện kỹ năng mềm Hơn thế các sinh viên Đại học Ngoại thương đã có ý thức rèn luyện
kỹ năng mềm một các chủ động được thể hiện ở bảng sau:
Khối lớp
Học qua thực tế là thông qua các buổi làm việc
Bảng 3
Tuy có ý thức rèn luyện nhưng đa số sinh viên (chiếm 85.3%) chỉ tự học thông qua thực tế (các buổi làmviệc nhóm, thuyết trình, văn nghệ, ) Trong khi đó, số lượng đi học bài bản tại trung tâm là quá ít chỉchiếm 11.2% Còn lại là các hình thức tự rèn luyện khác
Ngoài ra, ta còn thấy được có sự tăng tiến về mức độ quan tâm rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên từK49 – K46 Trong đó, càng lên lớp trên, sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm nhiều hơn, nhiều nhất là K46.Như vậy, ta thấy càng trưởng thành sinh viên càng hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng mềm
10Đơn vị %
Trang 11Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
C MỘT SỐ KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT
1 Hiện trạng
Có (%)
Không
55.6 44.4 1 Bạn thường lập kế hoạch cho công việc của mình (học hành, đilàm, sinh hoạt…)67.8 32.2 2 Bạn có rơi vào tình trạng nhàn rỗi đến nhàm chán rồi sau đó lại bùđầu vì công việc dồn dập69.0 31.0 3 Khi học, bạn hệ thống được kiến thức quan trọng trong bài
42.1 57.9 4 Tìm thêm sách tham khảo để đào sâu kiến thức21.5 78.5 5 Đọc trước, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp39.9 60.1 6 Ôn bài sau khi về nhà và trước khi đến lớp
Bảng 4
Trong bảng 4, các tình huống khảo sát được chia làm hai nội dung lớn:
Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian cho việc học:
Trong tình huống 1, hơn phân nửa số sinh viên cho biết họ thường lập kế hoạch cho công việccủa mình, cụ thể 55.6%
Ở tình huống 2, 2/3 số sinh viên thừa nhận thường rơi vào tình trạng “nhàn rỗi đến nhàm chán”rồi sau đó lại ngập đầu trong công việc (chiếm 67.8%)
Qua đó, có thể rút ra kết luận: sinh viên Ngoại thương hiện nay đã có ý thức về việc lập kế hoạchcho công việc Tuy nhiên, thực tế đa số họ vẫn chưa quản lý tốt quỹ thời gian của mình, cho thấycác kế hoạch được lập ra ít có hiệu quả
Những điều trên cho thấy, vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng trong phương pháp học và tự học củasinh viên Ngoại thương
11
Trang 12Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
2 Giới thiệu chung
Từ khi bước vào giảng đường đại học, sinh viên được tiếp cận với những phương pháp học tậpmới, có nhiều khác lạ so với những phương pháp học ở phổ thông Để có được hiệu quả, sinhviên phải tự học nhiều hơn Như ở trường đại học Ngoại thương, với một tín chỉ (gồm 15 tiết, 1tiết 50 phút), sinh viên cần có ít nhất 30 tiếng để tự học tại nhà Nhưng học và tự học như thế nào
là đúng cách vẫn còn là điều băn khoăn của nhiều sinh viên
Để đạt kết quả tốt trong tự học, người tự học cần nắm vững những kỹ năng và phải rèn luyện để hình thành cho mình những kỹ năng Căn cứ vào chức năng của từng loại hoạt động có thể chia
kỹ năng tự học làm bốn nhóm
Thứ nhất: Kỹ năng lập kế hoạch cho việc tự học
Các nguyên tắc quan trọng cần phải thực hiện như sau:
- Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học
- Xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự kiểm tra, đánhgiá
Thứ hai: Kỹ năng ghi chép
Thứ ba: Kỹ năng ôn tập (gồm kỹ năng ôn bài và kỹ năng tập luyện)
Ôn lại bài bao gồm:
- Xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc nhằm tái hiện lại bài giảng
- Bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài
- Dựng lại bài giảng của thầy bằng ngôn ngữ của chính mình
Luyện tập bao gồm:
- Giải bài tập của thầy cô đã giao
- Tìm kiếm, tham khảo những bài tập mở rộng
- Làm các bài tập tổng quát của các chương học, cũng như những bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống
Thứ tư: Kỹ năng đọc sách
- Phải xác định rõ mục đích đọc sách,
- Chọn cách đọc phù hợp: tìm hiểu nội dung tổng quát, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt quanhưng có trọng điểm, đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá
3 Tác hại của việc không có kỹ năng này
Nếu thiếu kỹ năng này, sinh viên dễ lâm tình trạng:
12
Trang 13Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
- Học thuộc lòng, học vẹt
- Chỉ bám sát bài giảng đã có mà thiếu sự mở rộng
- Tốn nhiều thời gian mà không hiệu quả
- Thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt
- Chán nản, thất vọng và bất mãn về kết quả học tập không như mong muốn
4 Phương pháp rèn luyện kỹ năng học và tự học
a Rèn luyện Kỹ năng kế hoạch hóa việc tự học
i Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết
Lập kế hoạch nhằm làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến Mỗingười, tùy theo nhu cầu, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổikhi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra
ii Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian
Bất cứ ai cũng chỉ có 168 giờ mỗi tuần, cần sử dụng quỹ thời gian đó sao cho hiệu quả.Khi lập kế hoạch, cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- liệt kê tất cả công việc cho từng ngày (ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếmtiền, đi chơi, tham gia công tác đoàn thể, xã hội, thể thao…)
- phân chia thời gian cân đối cho tất cả các việc, trong đó cần ưu tiên cho việc học,đảm bảo ít nhất 30 giờ mỗi tuần để tự học
- xếp thời gian học cụ thể, rõ ràng cho mỗi môn học, trong đó ưu tiên cho các mônhọc cần thiết, quan trọng và yêu thích nhất; xen kẽ bằng những môn học chưaquan trọng, ít tốn thời gian hơn
iii Học ở đâu
Chúng ta có thể học ở bất kỳ nơi nào: thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất.Điều quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của chúng ta
iv Học khi nào
Nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch đểhọc Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút sau khi ăn, và trước khi đi ngủ, khônghọc ngốn vào giờ chót trước khi đến lớp
v Học cho giờ lý thuyết
Khi chuẩn bị bài cho giờ lên lớp, cần đọc trước tất cả những tài liệu và ghi chú thíchnhững điểm chưa hiểu Sau giờ lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được
vi Học cho giờ cần phát biểu, trả bài
Ngay trước các giờ học, luyện tập kỹ năng phát biểu với các học viên khác (nếu cần)
vii Sửa đổi kế hoạch học tập
Kế hoạch là cách để dự tính sẽ dùng quỹ thời gian như thế nào, cho nên một khi kế hoạchkhông hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó vì việc lập kế hoạch là giúp ta có thói quen học tốthơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn
viii Rèn Luyện Kỹ năng ghi bài
Nếu chỉ nghe thầy cô giảng, bạn bè nói về môn học, ta chỉ nhớ được khoảng 20% kiếnthức, và chỉ đạt được tối đa là 3-4 điểm Nếu ta quan sát thầy cô giảng bài, quan sát các
13
Trang 14Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở IIbạn học tập, phát biểu, chữa bài tập, bạn sẽ nhớ được nhiều hơn, bạn sẽ đạt được khoảng5-6 điểm Nếu ta chép lại các kiến thức trọng tâm của bài học, tự mình làm lại các bài tập
đã chữa và các dạng bài tương tự, ta sẽ nhớ được khoảng 80% kiến thức bài học và nhậnđược điểm số tương ứng là 7-8 điểm Nếu ta tổng hợp các kiến thức đã học và hình thànhbản đồ tư duy, làm lại các bài tập và các dạng bài tập khác, đồng thời lặp lại nhiều lần vàđiều chỉnh cho đến khi hiểu kỹ bài học thì ta sẽ nhận được điểm số tương ứng là 9-10điểm
Ngoài ra, sinh viên còn nên biết cách vận dụng một số phương pháp và chiến thuật để họctập hiệu quà Kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bảnthân muốn tiến bộ và học tập tốt Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh thì có hướngdẫn bao nhiêu cũng vô ích Bạn chính là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình
và học có hiệu quả có thể giúp bạn làm việc này tốt hơn
ix Ghi chép như thế nào
Không thể ghi lại tất cả những gì thầy giáo nói vì tốc độ nói là 150-200 chữ trong mộtphút mà khả năng ghi chép tối đa là 25 chữ trong một phút Cho nên chỉ có thể ghi lạinhững ý chính và bổ sung sau
Phương pháp ghi chép được coi là Modified outlie:
- Đặt tựa đề riêng cho đề mục
- Ghi lùi sang phải từng chi tiết liên quan với đề mục
- Dùng những chấm riêng cho từng dòng
- Xuống dòng cho mỗi chi tiết
- Chừa chỗ trống nhiều
- Chừa lề trái rộng 1/3 chiều ngang tờ giấy
- Kết hợp kỹ thuật ghi nhanh, dùng từ viết tắt, kí hiệu nhưng tránh thay đổi
x Ghi chép ở đâu
Lưu trữ trong một tập, gồm nhiều trang giấy rời, có ngăn cách giữa các môn học Nếuchúng ta quên không mang theo tập này thì phải có một tập giấy rời để ghi chép và sau đógắn tờ giấy vào vào tập ghi chép
xi Ghi chép cái gì
Ghi chép chính xác, súc tích, phân chia theo từng đề mục là điều cần thiết Khi ta nghegiảng, nên hình thành các câu hỏi trong đầu và chú ý tập trung vào các điểu chính củabài, chép lại và sắp xếp chúng theo ngôn từ của mình
xii Đánh dấu trong sách
Để giảm lượng kiến thức ghi chép mà vẫn nắm bắt được bài học, ta có thể dùng bút dạquang đánh dấu những phần quan trọng trong sách
b Rèn luyện Kỹ năng ôn tập (bao gồm cả ôn bài và luyện tập)
i Ôn bài
Ôn bài giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy của mình và đưa vào bộnhớ Ôn lại để đánh giá xem mình đã đựợc gì sau quá trình học tập Ôn lại những gì đãghi chép sau buổi học hay trước khi đi ngủ sẽ giúp nhớ bài tốt hơn Sau 9 tuần, nhữngsinh viên xem lại bài trong ngày còn nhớ 75% bài, những sinh viên không làm điều đókhông nhớ đến 50% sau một ngày và ít hơn 25% sau 9 tuần Trong lúc ôn tập nên xem
14
Trang 15Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở IIlại những điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ sót hay chưa hiểu Quá trình
ôn tập thường diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài, không nên chờ đến trước ngày thimới ôn lại mà ôn lại trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng
ii Luyện tập
Để luyện tập hiệu quả nên sử dụng nhiều phương pháp học tập như đọc bài, ghi chép,
làm bài tập, học nhóm …Sau khi làm các bài tập chuyên sâu, cơ bản, ta cần tham khảocác dạng mở rộng, tổng quát Làm bài tập nhiều sẽ tạo thành thói quen phản xạ, chuẩn
bị tốt kĩ năng làm bài lẫn tâm lý trước khi thi Phương pháp học tùy theo người học, vàcũng tùy theo môn học
b Rèn luyện Kỹ năng đọc sách
“Trước tiên, bạn nên cẩn thận với “bẫy biết tuốt” trong quá trình đọc sách Bởi lẽ, câu chữ,lập luận của sách thường rất logic, rõ ràng, không ít khi ta tưởng mình đã hiểu nhưng thực ramình không hiểu gì cả hoặc hiểu sai hoàn toàn
Để tránh bẫy này, bạn cần phải vượt qua được vỏ bọc bên ngoài của câu chữ, ngôn ngữ đểtìm và hiểu được nội dung bên trong, cái hồn, cái thần của sách Cái này không phải dễ làm.Bởi vì tất cả chúng ta đều có xu hướng tìm kiếm điều mình cần, mình thích và từ chối nhữngđiều trái mong đợi của mình Nên nếu ngôn ngữ, vỏ bọc của sách hợp với mình thì mìnhngấu nghiến ngay và hiểu theo “cách của mình” và bỏ qua những “viên ngọc” còn giấu bêntrong Ngược lại, câu chữ, vỏ bọc của sách trái ý mình thì mình bỏ đi, không đọc nữa, thậmchí có phản ứng tiêu cực.”2
Phương pháp đọc sách hiệu quả:
- Học với sách ta cần phải xác định rõ mục tiêu để chọn lọc và xử lý thông tin thuđược
- Phải đọc chậm, đọc kỹ, thậm chí đọc đi, đọc lại vài lần nếu thấy nội dung có gì đótrúc trắc
- Liên tục suy nghĩ, phải tìm đến những liên tưởng từ sách đến thực tiễn để có thể
áp dụng vào hoàn cảnh của mình
- Hệ thống kiến thức, nắm bắt những nội dung quan trọng
5 Lợi ích cụ thể của kỹ năng này đối với sinh viên
Một số phương pháp học tập đã được trình bày ở trên có thể giúp các bạn sinh viên nâng caohiệu quả học tập và đạt được kết quả mong muốn gồm:
- Kiểm soát thời gian học bằng kế hoạch học tập
- Kỹ thuật đọc, ghi chép và lưu giữ thông tin tốt hơn cho thi cử
Tuy nhiên, kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bản thân muốntiến bộ và học tập tốt Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng
vô ích Bạn chính là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có thểgiúp bạn làm việc này tốt hơn
2 Trang web www.saga.vn
15
Trang 16Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
1 Hiện trạng
15.6 9.1
9.7
14.6
25.4 24.5 1.0
Mất nhiều thời gian Không hiệu quả bằng làm việc cá nhân.
Không dám bác bỏ ý kiến người khác.
Công việc không được chia đều Mâu thuẫn, tranh cãi, không thống nhất
Đùn đẩy trách nhiệm
Khác
Biểu đồ thể hiện những khó khăn mà sinh viên gặp
phải khi làm việc nhóm (đơn vị: %)
Biểu đồ 5
Biểu đồ 5 đã phần nào chỉ ra những khó khăn cơ bản khi làm việc nhóm của sinh viên Ngoạithương Trong đó, hai khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải là “đùn đẩy trách nhiệm” (chiếm24.5% tổng số lựa chọn) và “mâu thuẫn, tranh cãi, không thống nhất” (chiếm 25.4%) Các khókhăn còn lại chiếm tỉ lệ tương đương, cụ thể: “công việc chia không được chia đều” chiếm14.6% tổng số lựa chọn; “mất nhiều thời gian” chiếm 15.6%; “không dám bác bỏ ý kiến ngườikhác” 9.7% và “không hiệu quả bằng làm việc cá nhân” 9.1%
Nhìn chung, đây là một hiện trạng đáng lo ngại vì, tuy sinh viên Ngoại thương là những người cónăng lực, nhưng nếu cứ tiếp tục mắc phải những khó khăn do tâm lý chủ quan, thái độ chưa thậttích cực của mỗi cá nhân thì làm việc sẽ không đạt hiệu quả cao Chính vì thế, chúng tôi mongmuốn giới thiệu một cách nhìn tổng quát về kỹ năng làm việc nhóm sao cho hiệu quả
2 Giới thiệu chung
a Bản chất của làm việc nhóm
Làm việc nhóm là tập hợp hai hoặc nhiều người tạo thành một nhóm để hoàn thành mục tiêu
nhất định, dựa trên những nguyên tắc chính là “độc lập, tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau” 3 Trong đó, “mỗi thành viên nhận thức bản thân họ như một thực thể xã hội, chịu trách nhiệm qua lại lẫn nhau để đạt mục tiêu chung” 4
Khái niệm làm việc theo nhóm (Teamwork) được cấu thành bởi 3 yếu tố:
Trang 17Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
- Phát huy vai trò của từng thành viên trong nhóm” 5
Những điều kiện trên đòi hỏi mỗi thành viên phải có tinh thần tự phê bình, chủ động đónggóp ý kiến, tích cực hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thiện, xây dựng và phát triển mục tiêu chungcủa nhóm Ngoài ra, để tăng sức mạnh đoàn kết và tạo nên tiếng nói chung, mỗi người cầnnhận thức rõ vai trò của bản thân cũng như ưu – khuyết điểm của người khác và của chínhmình, từ đó phân chia nhiệm vụ thích hợp để phát huy tối đa năng lực và tinh thần làm việccủa các thành viên
b Các giai đoạn phát triển
Sự hình thành và phát triển của teamwork được chia thành 4 giai đoạn, bao gồm: “hình thành, sóng gió, chuẩn hóa và thể hiện” 6:
5 Trang www.kynang.edu.vn
6 Trang www.kynang.edu.vn
17
Trang 18Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở IISau đó, nếu công việc vẫn duy trì tốt, nhóm sẽ tiếp tục hoạt động, nếu không sẽ đi vào giai đoạn
“tan rã”1 Việc kết thúc dự án cũng đưa teamwork bước vào giai đoạn này, khi nhóm đã hoànthành mục tiêu đề ra
3 Những hạn chế khi thiếu kỹ năng làm việc nhóm
Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm đã trở thành một trong những tố chất quan trọng trong việcđánh giá năng lực làm việc của các ứng viên Trong môi trường làm việc năng động đòi hỏi sựhòa nhập và thích ứng cao, mọi người cần phải trang bị cho mình một số kỹ năng cần thiết khihoạt động với tập thể Theo nhu cầu thực tế hiện nay, có đến 60-70% các quảng cáo tuyển dụngyêu cầu ứng viên có khả năng làm việc theo nhóm Điều đó cho thấy bên cạnh các kỹ năng cứng,những kiến thức về nghiệp vụ và chuyên môn mà sinh viên đã được đào tạo bài bản, thì việc rènluyện kỹ năng làm việc theo nhóm tương thích với môi trường làm việc tập thể đang là một vấn
đề bức thiết Tuy nhiên, trong chương trình đạo tạo của các trường đại học thì dường như kỹnăng này vẫn còn bị bỏ ngỏ Chính sự “thiếu hụt” đó đã khiến nhiều sinh viên mới ra trường,thậm chí cả những sinh viên có năng lực chuyên môn cao gặp không ít trở ngại khi phỏng vấntuyển dụng và khó khăn trong quá trình làm việc sau này
Nguyễn Hoàng Anh, Công ty Bảo hiểm Dầu khí từng tâm sự rằng:
“Khi bắt đầu bước chân vào công ty, tôi đã phải làm việc teamwork, từ những buổi học nghiệp
vụ, đi dã ngoại, triển khai các dự án lúc nào cá nhân cũng phải gắn vào tập thể Ban đầu tôi thực sự mệt mỏi Tôi cảm thấy căng thẳng với cách làm việc của mọi ngườ trong cơ quan, họ không thiện chí và tiếng nói của tôi chẳng có ý nghĩa gì cả Tôi đã nghĩ đến việc từ bỏ Tuy nhiên sau một thời gian làm việc, tôi phải khẳng định rằng, sức mạnh tập thể to lớn như thế nào.
Có những việc một cá nhân giỏi nhất cũng không thể làm được nhưng khi có sự góp sức của nhiều bàn tay thì thuận lợi hơn rất nhiều Thêm vào đó, khi làm việc tập thể, các cá nhân có thể học hỏi lẫn nhau, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy đơn độc.” 7
Các chuyên gia kinh tế đã dự báo rằng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ làm việc theo nhóm, vì tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội, ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thểđảm đương được Đó cũng là những suy nghĩ mà anh Hoàng Nam, phòng Nhân sự, Công tyCanon đã chia sẻ:
“Trong cuộc sống, bạn không thể chắc chắn rằng bạn có thể làm tất cả mọi việc Nhưng khi có
sự hỗ trợ từ những người xung quanh, công việc đơn giản đi rất nhiều Đây cũng là lý do mà rất nhiều các công ty hiện nay, đặc biệt là các công ty nước ngoài yêu cầu ứng viên phải có khả năng làm việc theo nhóm: Khi đi xin việc làm, hình như mỗi người chỉ trang bị cho mình bằng cấp, khả năng quản lý, còn kỹ năng làm việc trong một tập thể lại bỏ đâu mất.
Thế là khi đi làm thì mặc sức mà đấu đá, tranh giành điểm với sếp, mặc cho công việc ra thế nào thì ra, miễn sao cái tôi của mình được thỏa mãn Nếu một người không biết hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, luôn đố kỵ, ghen ghét với các đồng nghiệp thì sẽ không tạo nên một tập thể đoàn kết, vững mạnh Tính cá nhân trong khi làm việc sẽ dẫn đến hậu quả là bảo thủ, cứng nhắc và không chịu thừa nhận sai lầm Chúng tôi sẵn sàng “hy sinh” một người để tạo không khí làm việc thoải mái cho những người khác Tuy nhiên để cá nhân có thể làm việc hiệu quả hơn trong một tập thể thì một nguyên tắc bất di bất dịch là quyền lợi của họ vẫn được đảm bảo.
7 Trang web www.anninhthudo.vn
18
Trang 19Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
Khi những nhu cầu đó được đáp ứng một cách công bằng, chắc chắn mỗi cá nhân sẽ dễ dàng hơn trong việc liên kết với những cá nhân khác trong tập thể…” 8
Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm, nhiều trường đại học đã áp dụngteamwork vào chương trình giảng dạy (như bài tập nhóm, lập nhóm thuyết trình, nhómnghiên cứu…) nhằm giúp sinh viên bước đầu tiếp cận và làm quen với kỹ năng này Ngoài
ra, không ít sinh viên cũng tự tìm tòi và học hỏi, chia nhóm học tập để rèn luyện Tuy nhiên,
kỹ năng làm việc theo nhóm đòi hỏi phải được đào tạo sâu và có bài bản rõ ràng, cụ thể làphải có tính thực tế, hệ thống và chuyên nghiệp hơn Trên thực tế thì hiện nay, đa số cácgiảng đường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản này Bạn Nguyễn Ngọc Hoa, trườngĐHKHXH và NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) tâm sự:
“Học nhóm trên giảng đường có thể là một phương pháp hay nhưng nhiều sinh viên không mặn mà Tôi không thấy hiệu quả vì có ngồi với nhau thì cũng toàn nói chuyện Tốt nhất là mình tự giải quyết, tự làm còn nhanh hơn, ai biết phận người ấy” 9
Chính những suy nghĩ này đã tạo ra một lỗ hổng rất lớn trong tư duy và phương pháp làmviệc của giới trẻ Việc thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm khiến họ thực sự mệt mỏi và bỡngỡ, cũng như gặp nhiều mâu thuẫn, xung đột khi phải làm việc trong một tập thể không ítcạnh tranh
4 Lợi ích khi bạn có kỹ năng làm việc nhóm
a Lợi ích cho cả nhóm:
- Tiết kiệm thời gian
- Đạt hiệu quả cao trong công việc, đặc biệt là những đề tài, dự án lớn
- Tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các sinh viên
- Phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa ra các quyết định thiết thực và đúng đắn
- Các thành viên có thể phát huy ưu điểm và bù đắp nhược điểm cho nhau
b Lợi ích đối với cá nhân:
- Giúp sinh viên nắm vững các khái niệm và áp dụng vào các tình huống cần đến các kỹ năng suy nghĩ đào sâu
- Học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn
- Mang lại cơ hội cho các thành viên thể hiện năng lực bản thân
- Học hỏi và rèn luyện thói quen tôn trọng thời hạn công việc, tinh thần trách nhiệm, tinh thần đồng đội, khả năng lắng nghe, kỹ năng làm việc cũng như quản lý nhóm
8 Trang web www.anninhthudo.vn
9 Trang web www.anninhthudo.vn
19
Trang 20Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
- Sinh viên sẽ tích cực tham gia, hiểu và nhớ bài lâu hơn, nắm vững các kỹ năng quan trọng
để có thể thành công trong môn học
- Tạo tác phong tự tin, năng động để trong tương lai có thể đạt hiệu suất cao trong công việc
5 Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
a Tổ chức nhóm
Để một nhóm làm việc tốt và mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch mang lại hiệu quả cần có
sự tổ chức nhóm: Phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể để chuyên môn hóa các khâu, phát huy
ưu điểm của từng cá nhân
i Nhóm trưởng
- Tìm kiếm các thành viên mới và nâng cao tinh thần làm việc
- Khả năng phán đoán tuyệt vời về những năng lực và cá tính của các thành viên trongnhóm
- Giỏi tìm ra các cách vượt qua những điểm yếu của nhóm
- Có khả năng thông tri hai chiều
- Biết tạo bầu không khí hưng phấn và lạc quan trong nhóm
- Không có tính bảo thủ, độc đoán, linh hoạt trong mọi tình huống ứng xử
- Khi phát sinh mâu thuẫn trong nhóm, nhóm trưởng cần tạo điều kiện để mỗi ngườiđều được đưa ra ý kiến nhằm xoa dịu tình hình và giải quyết vấn đề
ii Các thành viên còn lại trong nhóm
- Hoàn thành tốt trách nhiệm của mình sau khi đã được phân công, đảm bảo nhóm hoạt
động trôi chảy
- Luôn đòi hỏi sự chỉnh lý các khuyết điểm
- Suy nghĩ có phương pháp nhằm thiết lập thời gian làm việc phù hợp cho cả nhóm
- Hiểu những nhiệm vụ khó khăn liên quan tới nội bộ
- Có khả năng nắm bắt các vấn đề của nhóm
- Luôn có những ý kiến lạc quan, sinh động, thú vị
- Luôn luôn lắng nghe ý kiến của những người khác, động viên nhau cùng đưa ra cácphương án giải quyết vấn đề
- Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc
b Quá trình làm việc theo nhóm
i Tại lần họp đầu tiên
- Khi thành lập nhóm, việc đầu tiên cần phải làm là bầu nhóm trưởng vì sự khác biệtgiữa hai nhóm có năng lực như nhau là khả năng lãnh đạo
- Khi nhóm nhận đề tài, trưởng nhóm sẽ đem ra cho các thành viên trong nhóm thảoluận chung và đóng góp ý kiến Mọi thành viên của nhóm cần thống nhất về các mụctiêu và bàn thảo các biện pháp thực hiện một cách rõ ràng
- Nhóm sẽ phân công công việc cho phù hợp khả năng từng người dựa trên chuyênmôn của họ
- Đề ra kế hoạch cụ thể, nhật ký công tác, thời gian dự tính sẽ hoàn thành và chuẩn bịcho lần họp sau
20
Trang 21Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
ii Những lần gặp sau
- Tiếp tục có nhiều cuộc họp khác để bổ sung thêm ý kiến và giải đáp thắc mắc cho từng người
- Sáng tạo các cách thức hành động khi hoạt động nhóm gặp trở ngại tạm thời
- Biên tập lại bài soạn của từng người cũng như chuẩn bị tài liệu bổ sung
iii Lần họp cuối cùng trước khi hoàn thành công việc
- Người trưởng nhóm tổng hợp lại toàn bộ phần việc của mỗi thành viên
- Chuẩn bị sẵn bài thuyết trình và trả lời những câu hỏi thường gặp.Chọn người đứng lên thuyết trình đề tài, trả lời câu hỏi, ghi chú và một số người dự bị (nếu có)
iv Những điểm cần ghi nhớ
- Để đạt được những kết quả cao nhất, các mục tiêu còn phải được kết hợp giữa những mục tiếu chung và mục tiêu riêng
- Đừng bao giờ miệt thị ý kiến nào trong buổi họp vì sự chỉ trích làm giảm óc sáng tạo
- Nhiều ý kiến tưởng chừng ngớ ngẩn lại có thể đưa đến những giải pháp đáng giá
- Cần ghi lại mọi ý kiến lên bảng
- Tạo bầu không khí thông hiểu nhau giữa các thành viên nhất là thông tin về tiến độ vànhững thay đổi đường lối làm việc
III Kỹ năng thuyết trình
a Bạn diễn đạt lưu loát, trôi chảy 6.6 28.2 43.2 15.5 6.6
b Bạn trình bày trọn vẹn nội dung cần nói 10.3 32.4 39.4 11.7 6.1
c Bạn có ý tưởng hay mà không dám nói 7.6 18.5 29.4 29.9 14.7
d Bạn cảm thấy căng thẳng và áp lực 7.6 21.3 32.7 22.3 16.1
Bảng 6
Đối với kỹ năng phát biểu, thuyết trình trước đám đông:
Đa số sinh viên cho rằng họ thỉnh thoảng (43.2% sinh viên được khảo sát) và thường xuyên (28.2%) diễn đạt lưu loát, trôi chảy trước đám đông và chỉ 6.6% rất ít khi làm được điều này
Tương tự, sinh viên tự đánh giá rằng họ thường xuyên (32.4% số sinh viên) và thỉnh thoảng (39.4%) trình bày trọn vẹn nội dung cần nói
Trong khi đó, hầu hết sinh viên cảm thấy họ thỉnh thoảng và ít khi có ý tưởng hay mà không dám nói ra (lần lượt là 29.4% và 29.9%)
Đa số sinh viên thỉnh thoảng và ít khi thấy căng thẳng, áp lực do phát biểu trước đám đông (32.7% và 22.3%)
Với những phân tích trên, ta thấy kỹ năng phát biểu và thuyết trình trước đám đông của sinh viênNgoại thương tương đối tốt
2 Giới thiệu chung
a Khái niệm
21
Trang 22Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
Thuyết trình là trình bày một nhận định, quan điểm, chiến lược phát triển, lĩnh vực chuyênmôn nhằm thuyết phục người nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ vớimình, hành động theo ý muốn của mình
b Vai trò
Trong công việc, học tập cũng như mọi hoạt động khác, kỹ năng thuyết trình đóng một phầnquan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng như tập thể Có được kỹ năng thuyếttrình tốt, chúng ta sẽ dễ dàng truyền tải được tư tưởng và mong muốn của mình đến ngườinghe Với kĩ năng thuyết trình chuyên nghiệp chúng ta cũng sẽ dễ dàng thuyết phục đượcthầy cô hay ban giám khảo dù là khó tính nhất
Trong học tập:
- Trình bày được quan điểm, ý kiến của ta về một chủ đề nào đó nhằm thuyết phục giáoviên, ban giám khảo và khán giả
- Là một cách trực quan sinh động nhằm nâng cao hiệu quả học tập
Trong công việc:
- Thuyết trình về chiến lược phát triển công ty, phát triển sản phẩm mới, kết quả nghiêncứu thị trường… Cấp trên đồng tình và đầu tư triển khai kế hoạch, cấp dưới thôngqua vai trò,nhiệm vụ, mục tiêu phát triển và hành động hướng đến mục tiêu chung
- Các buổi huấn luyện chuyên môn tất cả cùng thống nhất về cách thức, cơ cấu, quitrình làm việc; có sự phản hồi, tranh luận để hạn chế tối đa những sai sót
- Hội thảo quảng bá sản phẩm thu hút khách hàng Thu hút sự chú ý và thuyết phụckhách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty, tiếp thu ý kiến phản hồi
Trong xã hội:
- Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa…
- Tuyên truyền và thuyết phục mọi người dân thực hiện nếp sống văn minh
- Tổ chức thuyết trình về an toàn xã hội, an sinh giáo dục, môi trường
3 Những hạn chế khi thiếu kĩ năng thuyết trình
a Không hoàn thành được nhiệm vụ học tập
Lên đại học, chúng ta dường như “sống chung với những buổi thuyết trình” vì sinh viên luônphải tự nghiên cứu và thuyết trình liên tục Chúng ta đã được tiếp xúc với kĩ năng thuyết trìnhngay từ những buổi học chính trị đầu khóa, rồi đến những môn học cơ bản, cơ sở,… Vậychúng ta sẽ gặp phải những trở ngại gì khi không có kỹ năng thuyết trình?
Những yêu cầu của giáo viên trong quá trình học tập, liệu chúng ta có hoàn thành được nhiệm
vụ của mình nếu không có kĩ năng thuyết trình không? Đó mới chỉ là nhiệm vụ cơ bản nhất
mà chúng ta phải thực hiện được Không quá khó để chứng kiến những sự cố của SV mỗi khithuyết trình trong lớp học hay một cuộc thi nào đó: vẻ bề ngoài chưa phù hợp với bối cảnh -chủ đề; ngôn ngữ cơ thể "nghèo nàn"; slide trình chiếu còn quá nhiều lỗi về thiết kế; cách thểhiện buồn chán, thiếu đam mê Những điều này thể hiện sự yếu kém của chúng ta về kỹ năngthuyết trình Và nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn thì chắc chắn kết quả học tập của chúng ta
sẽ không cao Vì vậy, hạn chế đầu tiên của việc thiếu kĩ năng thuyết trình chính là việc chúng
ta sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong quá trình học tập
22
Trang 23Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
b Mất đi nhiều cơ hội
Học đại học đâu chỉ là để lấy thành tích về điểm số Trong quá trình học tập chúng ta còn phảitham gia nhiều cuộc thi, rồi phải tham gia phỏng vấn nếu như chúng ta muốn đi làm thêm Khi
đó, nếu thiếu kĩ năng thuyết trình sẽ làm chúng ta có ít cơ hội chiến thắng trong cuộc thi, cũngnhư khả năng có việc làm thêm của chúng ta sẽ khó xẩy ra hơn Rồi khi phải thuyết trình choluận văn tốt nghiệp, chúng ta sẽ gặp phải điều gì nếu không có kỹ năng thuyết trình? Có phảilúc đó chính chúng ta đang tự đánh mất cơ hội nhận được một kết quả tốt đẹp không?Thuyết trình trước một nhóm bạn hay trước lớp trong quá trình học thì có thể chưa yêu cầuquá cao về phần nội dung và hình thức Nhưng khi chúng ta đã đi làm, phải thuyết trình trướcmột đội, nhóm làm việc hay nghiêm trọng hơn trước toàn công ty luôn là thách thức củakhông ít sinh viên vừa tốt nghiệp Nhiều sinh viên dù đã năm cuối nhưng vì chưa một lần lênbảng thuyết trình, đến lúc bảo vệ luận văn, lúng túng không biết trình bày cái gì, nói như thếnào về vấn đề đó Hay những cử nhân đã ra trường đi xin việc làm, không thể nào thuyết phụcđược nhà tuyển dụng bởi thiếu sự tự tin cần thiết, họ chưa từng nói trước đám đông Lê Thanh
Hưng - SV hệ tại chức ĐH Bình Dương - cho biết: " Khi làm việc nhóm một số bạn rất sợ thuyết trình, càng sợ thì càng không dám thử và hậu quả là việc làm nhóm không đạt hiệu quả" 10
Trong khi đó, việc làm thêm tại các công ty hay khi tham gia các tổ chức tình nguyện đã giúpNguyễn Thị Kim Khuyên - SV ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM - ngày càng nhận ra vai
trò của kỹ năng thuyết trình Khuyên chia sẻ: "Ngay cả khi đi phỏng vấn bạn cũng phải thuyết trình về bản thân sao cho thu hút nhất Kỹ năng thuyết trình sẽ phải dùng ở rất nhiều lúc, nhiều nơi Các SV hiện nay có năng lực nhưng chưa được huấn luyện kỹ năng này bài bản nên khi thuyết trình, chỉ mới nói những gì mình thích chưa biết nói thế nào cho hợp lý" 11
4 Lợi ích khi bạn có kỹ năng thuyết trình
Một trong số những kĩ năng để sinh viên tiếp thu được bài học một cách hiệu quả đó là thuyếttrình Thông qua các bài thuyết trình, sinh viên sẽ tự rèn luyện cho mình nhiều kĩ năng nói trướcđám đông, sự tự tin, có cơ hội sáng tạo nhiều hơn
a Thuyết trình là một trong những cách “trực quan sinh động” làm tăng hiệu quả học tập
Môi trường làm việc nghiêm túc, năng động đầy đủ phương tiện ở bậc đại học đã tạo cơ hộicho sinh viên phát huy kỹ năng thuyết trình ở mức tốt nhất Qua rồi cái thời học sinh chỉ biếtthụ động đọc – chép Phương tiện giảng dạy hiện đại luôn có sẵn, nội dung bài học luôn đòihỏi các chúng ta phải tích cực tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu thêm, hoặc ứng dụng thực tiễn
Do vậy, thuyết trình bằng giáo án điện tử là một trong những cách “trực quan sinh động”nhằm làm tăng hiệu quả học tập Mỗi lần thuyết trình sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về chủ
đề đó và nắm bắt được kiến thức một cách tổng quát hơn
b Thuyết trình giúp thể hiện được khả năng của bản thân
10 Trang web www.kynang.edu.vn
11 Trang web www.kynang.edu.vn
23
Trang 24Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
Để có được một bài thuyết trình tốt, chúng ta phải đầu tư kĩ lưỡng cho nó không những vềphần nội dung mà còn cả hình thức Vì thế, qua mỗi bài thuyết trình, chúng ta có thể thể hiệnđược tầm hiểu biết của mình về lĩnh vực mà mình đang muốn thuyết trình cũng như khả năng
sử dung thành thạo phần mềm PowerPoint Ngoài ra, chúng ta còn có thể có những ý tưởngsáng tạo, độc đáo giúp bài thuyết trình của bạn thêm cuốn hút hơn Đó là phần chuẩn bị, còntrong quá trình học tập cũng như mọi hoạt động khác, kỹ năng thuyết trình đóng một phầnquan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng như tập thể
Có được kỹ năng thuyết trình tốt, chúng ta sẽ dễ dàng truyền tải được tư tưởng, mong muốn
và quan điểm của mình đến người nghe Với kĩ năng thuyết trình chuyên nghiệp chúng tacũng sẽ dễ dàng thuyết phục được thầy cô, ban giám khảo dù là khó tính nhất
c Thuyết trình giúp bạn tự tin hơn
Việc thuyết trình nhiều lần trước đám đông sẽ làm bản thân chúng ta cảm thấy thoải mái, tựtin hơn Bởi vì lúc đó chúng ta đã vượt qua được rào cản của bản thân Qua những buổi thuyếttrình chúng ta sẽ tạo cho mình được sự tự tin khi làm bất cứ việc gì
5 Phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình
a Quy trình thực hiện một bài thuyết trình
Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình thực hiện một bài thuyết trình hoàn chỉnh từbuớc chuẩn bị đến khi thuyết trình
i Trước khi thuyết trình
Xác định đối tượng
- Những người tham dựVd: Thuyết trình trước lớp thì chỉ có giáo viên giảng day, một số vị đại biểu vàcác bạn cùng lớp
- Số lượngVd: Số lượng người tham gia buổi thuyết trình trước lớp có phần hạn chế, chỉkhoảng 100 đến 150 người
Nội dung
- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình
- Xác định những điểm chính mà chúng ta mong muốn người nghe khi ra về
sẽ nắm bắt được (có như vậy chúng ta mới tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung quan trọng trong bài thuyết trình)
- Xây dựng dàn cho bài thuyết trình 1 cách logic nhất ( đủ 3 phần : giới thiệu, nội dung và kết luận): có 3 bước : động não ( Tìm ý ->chọn ý -> sắp xếp ý)
- Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình.Điều này rất quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn quá dài dù nó
có hấp dẫn đến đâu Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì chúng ta phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất
Hình thức
- Địa điểm:
24
Trang 25Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở IIVd: Thông thường thuyết trình ở đại học thì chủ yếu là thuyết trình trước lớp,nên địa điểm cũng có phần bị giới hạn.
- Thiết bị hỗ trợ:
Vd: Thuyết trình bằng PowerPoint thì chúng ta cần phải chuẩn bị máy chiếu vàcác thiết bị hỗ trợ khác cho bài thuyết trình của mình như thiết bị âm thanh,…
Yêu cầu đối với người thuyết trình
- Giọng nói: Tiếng nói chuẩn là cần thiết, chúng ta cũng nên tập thở bằng bụng để cho hơi được dài, thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời nói hay, cũng cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau Không phải ai sinh
ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói của chúng ta
sẽ có sức lôi cuốn khán giả
- Ứng khẩu: Viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, chúng ta sẽ luyện được khả năng xử lý ngôn từ nhanh Đồng thời, thường xuyên thu thập dụng ngữ , lời hay, cách dùng từ ngữ lạ từ sách báo, trong khi nói chuyện
- Cử chỉ: Tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm trong khi thuyết trình
ii Khi thuyết trình:
- Nên bông đùa một chút và dĩ nhiên là có liên quan đến chủ đề Không phải
ai cũng thích sự hài hước và sẽ hơi mạo hiểm nếu chúng ta hoàn toàn khôngbiết gì về người nghe, nhưng thực sự sẽ không có cái gì có thể đánh gụckhán giả của chúng ta hiệu quả bằng những tiếng cười thoải mái
- Đưa ra những trích dẫn phù hợp ( hoặc câu danh ngôn nổi tiếng )
- Ngoài việc trình bày cho mọi người hiểu về chủ đề, chúng ta cũng có thểtạo ra sự tín nhiệm từ phía người nghe bằng cách chứng minh rằng ta bạnnắm rõ về đề tài mình nói đến mức có thể tìm ra những trích dẫn vô cùngphù hợp
- Thuật lại một câu chuyện có liên quan
- Hầu hết mọi người chỉ diễn thuyết một vài lần trong đời nhưng chúng ta lại
kể chuyện hằng ngày Kể ra một câu chuyện nào đó có thể là cách thoải mái
và tự nhiên để tạo đà cho phần còn lại của bài diễn văn
- Sử dụng câu hỏi tu từ: Là câu hỏi với câu trả lời là hiển nhiên, có tác dụng
lôi kéo sự chú ý của khán giả
Phần chính:
Ngôn ngữ nói:
- Thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả Tránhnói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bàithuyết trình đã chuẩn bị sẵn
- Sự nhiệt tình: Chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích vềchủ đề chúng ta đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét
25
Trang 26Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở IImặt Nét mặt tươi vui, những nụ cười sẽ là vũ khí giúp chúng ta tự tin hơn
và lấy thiện cảm với người nghe
- Sự rõ ràng: Giọng điệu của chúng ta cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắpbắp và lòng vòng, lan man chỉ một vấn đề
- Trình bày ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh việc người nghe hiểunhầm và sẽ gây khó khăn cho chúng ta lúc đặt và trả lời câu hỏi Sử dụngthành thạo phương tiện hỗ trợ để giúp người nghe hiểu hơn
Ngôn ngữ cơ thể:
- Giao tiếp bằng mắt: Phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả đểtăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và chúng tacũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyếttrình của mình Nếu số lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một lượt, cònnếu chúng ta không thấy thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả thìhãy nhìn vào vị trí khác trên khuôn mặt, có thể là mũi
- Nét mặt: Giữ nét mặt thân thiện, cởi mở Kể cả khi chúng ta căng thẳng,nhờ nụ cười đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái độ tích cực củachúng ta, và chúng ta sẽ cảm thấy thư giãn hơn Đừng để quá nghiêmnghị hay cứng nhắc từ đầu đến cuối
- Điệu bộ: Giữ điệu bộ của chúng ta một cách tự nhiên, tránh những cử chỉlặp lại Dùng cử chỉ: như tay để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sựchú ý nơi khán giả
- Cách đi đứng: Một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tựtin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính chúng ta Không nên dichuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm cho người nghe Cần chú
ý khi đi lên bậc thuyết trình vì không có gì làm cho sự tin cậy của thínhgiả đối với chúng ta giảm đi bằng những việc đại loại như vấp té trênđường bước lên trước người nghe
Phương tiện trợ giúp:
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác Thường làpowerpoint, tranh ảnh, đồ thị…
- Các phương tiện nhìn nên: Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ, được đặt tại
vị trí dễ nhìn, không đứng che tầm nhìn khán giả, đơn giản và dễ hiểu:Các câu thể hiện trên màn hình cần đơn giản, ngắn gọn và nêu ra ý chính
mà thôi Mục đích của các câu này là để giúp người thuyết trình dễ dàngtheo sát được nội dung theo cách logic nhất, đồng thời giúp người nghetiện theo dõi và tránh được sự rườm rà Mỗi trang thuyết trình (slide) cần
từ 3 đến 5 câu là hợp lý
Giao lưu khán giả:
- Thỉnh thoảng hỏi xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu Bác Hồ đã có câunói nổi tiếng: ”Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” rất hiệu quả
- Đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nói để khán giả được suy nghĩtrước và họ sẽ cảm thấy liên quan hơn, dễ tiếp thu hơn Khi đó ngườithuyết trình phải phản ứng nhanh, làm sao vẫn dẫn câu chuyện theo ý banđầu của mình, đừng để bị câu trả lời của khán giả làm lạc đường
Giải quyết câu hỏi:
26
Trang 27Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II
- Nêu rõ cho khán giả biết thời điểm đặt câu hỏi (sau mỗi đoạn nói, sau khikết thúc, hay bất cứ lúc nào) phù hợp với buổi thuyết trình hôm đó Cũng
có thể giới hạn số câu hỏi và yêu cầu từng người hỏi một
- Đối với các câu hỏi cố tình dồn chúng ta vào chân tường, hãy mỉm cười
và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực
- Nếu chúng ta không biết câu trả lời, có thể nói “ Hiện tôi chưa có câu trảlời, bạn có thể để lại địa chỉ liên hệ và chúng tôi chắc chắn sẽ gửi câu trảlời cho bạn sau “ Tuy nhiên , chỉ làm điều này 1 đến 2 lần thôi
- Nếu bạn biết một người trong khán giả có thể giúp chúng ta trả lời, hãygiới thiệu người đó
Tâm thế khi thuyết trình:
- Tự chủ, không lo lắng, hăng hái, nhiệt tình là cần thiết khi chúng ta muốntruyền đạt lại cho người khác Điều này có được khi chúng ta có sự chuẩn
bị tốt ( nội dung, thiết bị, luyện tập,… )
b Phương pháp rèn luyện thường xuyên
Ngoài ra chúng ta cũng cần phải có những cách rèn luyện khác nhằm nâng cao kỹ năngthuyết trình của mình như sau:
- Tập giao tiếp với người lớn, như nói chuyện với thầy cô, trao đổi kiến thức với bạn bè.Nhưng hãy là chính bạn khi giao tiếp với người khác, đừng bắt chước cách giao tiếp củangười khác
- Giáo viên giao đề tài để thuyết trình thì bạn hãy xung phong, hãy tự đề cử mình để đượcgiao thuyết trình Khi được giao thuyết trình thì bạn cần phải diễn tập cho tốt ở nhà
- Chúng ta cần phải đi làm thêm, vừa để có thêm thu nhập, vừa để có thêm kinh nghiệm.Tốt nhất là chúng ta nên xin đi làm trong các Công ty (chẳng hạn Công ty Viễn thông, ctyđiện tử, đi làm tiếp thị ), chính trong môi trường làm việc đó chúng ta sẽ có đủ khả năngthuyết trình
c Bí quyết vượt quá tình huống khó khăn khi thuyết trình 12
i Buộc người khác phải yên lặng bằng sự yên lặng
Khi mọi người trở nên ồn ào (sau giờ nghỉ giải lao, trước khi chúng ta mở màn hay tronglúc chúng ta đang nói) Một cách để họ im lặng là chúng ta thử ngưng nói một lúc, họ sẽnhận ra điều này ngay và đến khi mọi người ổn định trở lại, chúng ta có thể tiếp tục
ii Cứ tiếp tục
Cách này rất hiệu quả nhất là khi chúng ta mới bắt đầu hoặc ngay sau giờ giải lao Hãynhấn giọng để mọi người nghe thấy nhưng không cần phải hét lên quá to Hãy nói là
“Chúng ta sẽ bắt đầu trong vòng 1 phút nữa” Cho mọi nguời 30 giây để chuẩn bị, sau đó
là 10 giây Chúng ta cứ sẵn sàng và bắt đầu Người ta sẽ nghe theo chúng ta nếu chúng ta
tỏ ra tử tế nhưng đừng quá áp đặt Cứ nói khi họ đang ổn định dần Họ đã nghe lời cảnhbáo của chúng ta mặc dù chẳng tỏ vẻ gì là như vậy Mọi người sẽ trật tự nếu chúng ta cho
họ một ít thời gian Nhưnh nếu chúng ta cứ chờ hoài thì cũng chẳng ích lợi gì
12 Trang web www.ehow.vn
27