Những hạn chế khi thiếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Một phần của tài liệu Đồ án - Một số kỹ năng mềm cần thiết dành cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II doc (Trang 30 - 35)

IV. Kỹ năng giao tiếp và ứng

3.Những hạn chế khi thiếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử được rất nhiều nhà tuyển dụng xem là một yếu tố thành công trong công việc. Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam sau khi ra trường thường thiếu 3 yếu tố: sức khoẻ, thực tiễn và nǎng lực giao tiếp.

Trong một kỳ thi tuyển vào công ty FPT, nhà tuyển dụng cho biết: hầu hết các ứng viên đều tỏ ra lúng túng khi trả lời phỏng vấn. Các ứng viên trước các cuộc phỏng vấn thường có một sự chuẩn bị tâm lý hết sức công phu và cố gắng để nói một cách lưu loát nhất, nhưng nếu thiếu kỹ năng giao tiếp thực tế thì mọi sự chuẩn bị sẽ trở nên không như mong đợi.

Nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng trên là sự thiếu hụt các hoạt động thực tiễn, sinh viên hầu như không có "đất" để thể hiện mình.

Sau đây là chia sẻ của một số SV về tác hại của việc thiếu kỹ năng giao tiếp ứng xử:

N.V.V (K33 Đại học ngoại thương HN)

"Đây đúng là một trở ngại đối với tôi. Ban đầu tôi không hiểu tại sao tôi thi nhiều như thế rồi mà vẫn không trúng tuyển. Nhân một buổi nói chuyện với một nhóm bạn, họ chê tôi nói nǎng lập bập, không khúc chiết và thường diễn đạt sai ý mình muốn nói. Tôi cho rằng nhược điểm của tôi có lẽ là ở đây bởi vì không có lý nào tôi tốt nghiệp loại Khá, tiếng Anh đọc viết thông thạo, vi tính thông thạo và có nǎng lực, nhưng ra trường sau hơn 1 nǎm vẫn chưa tìm được việc. Việc giao tiếp không tốt của tôi ảnh hưởng khá nhiều tới việc diễn đạt bằng tiếng Anh mà đi phỏng vấn hầu hết tôi bị hỏi bằng tiếng Anh. Sau một thời gian "điều chỉnh" tôi cảm thấy tự tin hơn và thực sự đã thể hiện được đúng mình trong các cuộc phỏng vấn. Bây giờ tôi đang làm việc cho

một công ty của Mỹ, mọi việc thật suôn sẻ. Tôi rút được một kinh nghiệm xương máu rằng: tự tin, nói nǎng rõ ràng, đơn giản lại là một trong những chìa khoá của thành công."13

Lê Phương Hoa (K20 Đại học Luật HN)

"Có lẽ tôi không phải là người không biết giao tiếp. Tôi rất thành công với các mối quan hệ của mình nhưng lại cũng thất bại trong khi đi xin việc mặc dù tốt nghiệp loại Khá (rất khó đối với trường chúng tôi) và có chút ít kinh nghiệm. Đến giờ này tôi vẫn chưa xin được việc mặc dù tôi đã tham gia khá nhiều cuộc phỏng vấn. Câu hỏi của các bạn làm cho tôi phát hiện ra một điều biết đâu lại là chìa khoá mở cánh cửa tìm việc, trong các cuộc phỏng vấn, tôi thường trả lời một mạch tất cả các câu hỏi như một bài học thuộc, hình như không có "cảm xúc" mấy và có vẻ hơi thụ động. Có lẽ "vấn đề" của tôi là ở đấy. Gợi ý của các bạn có lẽ sẽ giúp tôi "giao tiếp" một cách thành công hơn trong những lần tới."14

B.V.L (K~9 Luật - ĐHKHXH&NV)

"Tôi hoàn toàn tự tin về khả nǎng giao tiếp của mình, nhưng vẫn có một chuyện "đau đớn" xảy ra. Trong một cuộc phỏng vấn vào một công ty của Nhật, tôi đã thành công tới phút thứ 89 nhưng lại bị nock out ở phút cuối cùng boi một sơ suất hết sức ngớ ngẩn. Phỏng vấn tôi là một người đàn ông Nhật, sau khi hỏi tôi có thể bắt đầu công việc từ ngày nào, ông hỏi thêm: có phải tôi cao 1.70m không? (vì trông tôi khá cao), tôi cao hứng và thǎng hoa quá mức vì nghĩ mình đã thành công nên đứng bật dậy, đưa tay ngang đầu và trả lời vô cùng tự tin: "Yes, of course". Tôi không nghĩ được rằng người phỏng vấn tôi lại hơi "khiêm tốn" về chiều cao. Và tôi đã "ra đi" như thế...."15

4. Lợi ích khi bạn có kỹ năng giao tiếp, ứng xử

- Giao tiếp tự tin với đồng nghiệp - Ứng xử khéo léo trong gia đình.

- Lắng nghe, hồi đáp đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình hiệu quả.

- Hiểu và vận dụng một số quy luật tư duy để giải quyết công việc và xung đột nơi công sở và gia đình.

- Gắn kết và nâng cao vai trò của mỗi cá nhân trong gia đình và xã hội. - Sống hạnh phúc và thành đạt.

5. Phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử a. Nguyên tắc ứng xử

i. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu

Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc cho nên dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy, hãy tiếp cận con người ở góc độ không tốt, không xấu.

Ở nguyên tắc này, có thể tạm chia thành các bước sau: - Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).

- Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người khác và chính mình.

13 Trang web www.anninhthudo.vn

14 Trang web www.anninhthudo.vn

- Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, các mối tương đồng, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng).

- Bước 4: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình.

ii. Tính đến mọi khả năng với nhiều phương án

Mỗi người đều có những mặt tốt và xấu. Vấn đề là ở chỗ cần phải biết nhìn ra những ưu điểm và phát hiện kịp thời những khuyết điểm để có thể dự đoán được các tình huống xấu có thể xảy ra.

iii. Thu hút sự quan tâm của người nghe

Điều khó nhất trong giao tiếp ứng xử là đối tượng thờ ơ, không có nhu cầu. Trong những trường hợp đó cần phải biết ứng biến dựa trên nền tảng của những quy tắc sau:

- Gợi trí tò mò; cho họ thấy cái lợi, cái vui mà bạn đang có; những thứ họ đang thiếu, đang cần.

- Chỉ cho họ thấy tia hy vọng vào kết quả, gây thiện cảm, tạo sự tin tưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giao trách nhiệm một cách công khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến chứ không có lùi, hình thành mối quan hệ ràng buộc.

- Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc đang tiến hành. - Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp.

- Tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới ủng hộ. - Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp với mình nhất.

b. Những điều nên tránh trong giao tiếp ứng xử

- Nói nửa chừng rồi dừng lại; cướp lời người đang nói.

- Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột ngột, khó hiểu. - Nói lan man, lạc đề.

- Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi làm người tiếp chuyện có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá.

- Không trả lời thẳng vào câu hỏi được nêu ra, gây nên cảm giác không trung thực. - Tự cho rằng mình biết tất cả, ra vẻ hiểu biết sâu rộng.

- Thì thầm với một vài người trong đám đông.

- Dùng ngôn ngữ quá bóng bẩy; những từ đệm không cần thiết, những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ

- Chêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình một cách tùy tiện. - Đột ngột cao giọng.

- Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác.

c. Một số cách ứng xử

i. Thủ thuật "ném đá thăm đường"

Giai đoạn trước khi giao tiếp:

- Xác định mục đích giao tiếp, làm quen đối tượng và gây ấn tượng tốt - Đánh giá đối tượng (sở thích,thói quen, cá tính…); hoàn cảnh (thời gian,

không gian cuộc gặp; có hay không có người giới thiệu...)

- Lựa chọn phương án ứng xử (tìm cớ làm quen cho hợp lý, tế nhị; ngôn ngữ, cử chỉ dễ cảm mến...)

Giai đoạn giao tiếp:

- Tìm chủ đề chung, ít chạm đến quan điểm cá nhân.

- Nói ít về mình. Chú ý quan sát cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của đối phương. - Giới hạn cuộc giao tiếp trong phạm vi vừa đủ, dừng đúng lúc.

- Nêu ra những câu hỏi thăm dò, chủ động gợi chuyện. - Tự tin.

- Không nên nói xấu một ai đó.

- Không nên vội vã đi vào vấn đề chính.

ii. Tình huống cần đối đáp mềm mỏng

Đối với nhiều ý kiến phê bình, phản đối của đối phương, không nên đáp lại bằng những lời nói hằn học, nặng nề mà tốt hơn nên dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.

iii. Tình huống bại thành thắng

Khi ta bị đẩy vào tình huống bất lợi, có nguy cơ thất bại, phải bình tĩnh, suy nghĩ ngay đến những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra. Tìm xem có cách gì để hạn chế mức thấp nhất những tác hại.

iv. Tình huống dùng sự hài hước

Hài hước là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Lời đối đáp khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại hiệu quả lớn. Bởi thế khi kể một câu chuyện cười hoặc một lời đối đáp có nội dung hài hước thường làm cho không khí vui nhộn, điều tiết được tình cảm, nhắc khéo người khác mà không làm họ bực mình. Tất nhiên cũng không nên lạm dụng nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

v. Tình huống phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết

Trong cuộc sống có trường hợp không thể quanh co, bóng gió, tế nhị mà phải bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết; diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề.

vi. Tình huống nói ẩn ý bằng ngụ ngôn

Trong giao tiếp khi cảm thấy khó thuyết phục người khác bằng lý lẽ trực tiếp, người ta thường dùng phương pháp ẩn ý bằng ngụ ngôn.

Cái lợi của phương pháp này là người nghe phải suy nghĩ mới hiểu hết cái ẩn ý, lời khuyên sâu sắc bên trong đó. Người dùng phương pháp này phải am hiểu câu chuyện phù hợp với trình độ người nghe, nếu người nghe không hiểu gì cả, sẽ không có tác dụng.

vii. Tình huống phản bác khéo những yêu cầu vô lý ở người khác

Cũng có lúc bạn gặp những người khăng khăng đưa ra cho bạn những đòi hỏi vô lý không thể thực hiện được. Hãy khéo léo chỉ ra sự vô lý hoặc điều không thể thực hiện được. Cũng có thể cảnh tỉnh người đó bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó cứ giữ nguyên ý kiến, nhắm mắt hành động. Ngôn ngữ không nên gay gắt nhưng tỏ ra cương quyết.

viii. Tình huống thừa nhận trước để chuyển hướng sau

Nếu khi bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà người đó lại là cấp trên, người lớn tuổi, cha mẹ..., không nên phản đối và phê phán các ý kiến của đối phương. Hãy tiếp thu ý kiến của họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm được sự cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của bạn.

ix. Tình huống cần bạn đồng minh

Khi tranh luận trước nhiều người, bạn nên chú ý đầy đủ đến thái độ của những người xung quanh, cần động viên được nhiều người nghe và ủng hộ quan điểm của mình; qua đó, sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn, một sức ép tinh thần làm đối phương không phản kích lại được.

x. Tình huống không nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận

Trong quan hệ giao tiếp, tranh luận là một điều hết sức bình thường và không thể tránh được. Không có tranh luận, điều phải trái không được phân định. Để tranh luận có phương pháp, chúng ta cần chú ý:

- Nên có thái độ thật công bằng, đừng làm tổn thương đến lòng tự ái của người kia. - Giọng nói mềm mỏng, thật lòng; phải tỏ ra tôn trọng nhau, làm cho người cùng tranh

luận tin rằng tranh luận thật là có ích.

- Tranh luận phải có mục đích rõ ràng, xoay quanh những điều cần giải quyết.

xi. Tình huống cần thuyết phục bằng hành động

Trong giao tiếp, khi cảm thấy khó thuyết phục người khác nghe ý kiến của mình bằng lời nói, bạn có thể dùng hành động để thuyết phục đối phương thay đổi cách nghĩ, tình cảm, thái độ, chấp nhận ý kiến của ta.

Khi vận dụng phương pháp này bạn cần lưu ý: - Mục đích hoạt động phải rõ ràng, không vụ lợi. - Có kế hoạch hành động chi tiết, đảm bảo thành công. - Tạo dư luận ủng hộ để gây sức ép hoặc quy tụ sức mạnh. - Làm thử để chứng minh, rút kinh nghiệm.

PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đồ án - Một số kỹ năng mềm cần thiết dành cho sinh viên Ngoại Thương cơ sở II doc (Trang 30 - 35)