đánh giá tác động của việc gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam dưới tác động tới doanh nghiệp trong nước và tổng thể nền kinh tế
1, Tác động của việc gia nhập WTO đến các doanh nghiệp trong nước. 1.1 . Tác động tích cực của gia nhập WTO - Tạo ra áp lực cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp có những thay đổi mang tính chiến lược nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường nội địa. - Bước đầu mở ra cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm sang các nước thành viên WTO. Nếu các doanh nghiệp có chiến lược phù hợp thì khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao tỷ lệ doanh thu từ XK/tổng doanh thu là rất lớn. - Tạo ra áp lực để các cơ quan cung cấp dịch vụ công, các cơ quan hành chính minh bạch hóa thủ tục, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, giảm các chi phí giao dịch. - Cơ hội hợp tác với các tập đoàn sản xuất lớn trong khu vực và thế giới. 1.2. Tác động tiêu cực của gia nhập WTO Các sản phẩm nước ngoài bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam xuất phát từ thực thi các cam kết theo WTO. Tuy nhiên, một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, áp lực cạnh tranh nội địa vẫn chưa rõ. Những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp là chưa cụ thể. Mặt khác, những nguy cơ chính của hội nhập kinh tế vẫn còn, khả năng ảnh hưởng trong dài hạn là chưa thể đo lường được. Vì vậy, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hoạch định chiến lược dài hạn. Trước và sau khi gia nhập WTO, trong nhận thức, trong hành động của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý bước đầu có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực tế số lượng các doanh nghiệp thực sự quan tâm đến WTO còn chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp này đã có sự tìm hiểu về WTO để có những chiến lược, giải pháp thích hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập hiệu quả. Còn phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh nội địa, các hộ kinh doanh còn chưa thực sự quan tâm đến WTO, chưa nhận thức được những tác động của WTO đối với họ. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho họ khi mà những rào cản về thị trường ngày càng được dỡ bỏ theo những cam kết của Việt Nam. Họ có thể không khai thác các cơ hội và đối phó với những thách thức một cách kịp thời, hiệu quả. 2. Tác động của gia nhập WTO đến nền kinh tế Việt Nam. 2.1. Tác động đến cơ cấu sản xuất. Sau khi gia nhập WTO, quy mô và cơ cấu sản xuất có sự thay đổi. Trong đó, sản xuất ở các ngành may mặc, giầy, điện tử sẽ mở rộng nhờ hội nhập. Đây là những ngành sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi ít vốn đầu tư và do đó phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam. Việc gia nhập WTO cũng có tác động tích cực tới các ngành chăn nuôi và sản xuất sản phẩm cơ khí. Tuy vậy, gia nhập WTO nhiều ngành bị giảm nhẹ quy mô sản xuất. Bảng 1: Xu hướng biến động quy mô sản xuất của một số ngành gộp sau khi gia nhập WTO 2008 2010 2012 Nông sản khác -0.67 -0.78 -0.77 Lâm sản -0.52 -1.07 -1.53 Chè,hạt tiêu, cà phê -0.52 -0.62 -0.71 Thực phẩm khác -0.33 -0.72 -0.94 Rau quả -0.17 -0.30 -0.44 Gỗ và sản phẩm từ gỗ -0.15 -0.82 -1.36 Thủy sản -0.06 -0.23 -0.33 Khai khoáng -0.02 -0.13 -0.16 Vật liệu xây dựng -0.01 -0.22 -0.25 Hóa chất 0.14 -0.44 -0.84 Gạo 0.16 0.11 0.10 Đường 0.21 -0.03 -0.19 Điện, nước, khí đốt 0.23 -0.00 -0.10 Gạo chế biến 0.28 0.22 0.20 Động cơ 0.31 -0.14 -0.44 Chăn nuôi 0.35 0.36 0.39 Sản phẩm kim khí 0.43 0.25 0.34 Máy móc 1.15 1.28 1.67 Sản phẩm công nghiệp chế tạo khác 1.70 1.17 0.77 Điện tử 3.55 6.20 10.07 May mặc 4.62 10.82 13.19 Giầy dép 4.95 4.57 3.79 2.2. Tác động tới GDP và cơ cấu xuất nhập khẩu Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%/năm. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, đạt 42,9% GDP. Quy mô GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000. GDP bình quân theo đầu người 1.168USD. Trong 5 năm 2006-2010, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 45 tỉ USD, vượt 77,8% so với kế hoạch. Tổng số vốn FDI đăng ký mới và bổ sung đạt 146 tỉ USD, gấp 7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Hội nhập, đã phá được thế bao vây cấm vận, tạo được sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó nòng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường được rộng mở tới 149 nền kinh tế thành viên. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu người năm 2010 đạt 914,4 USD/người trong khi năm 2006 là 559,2 USD/người. Theo đà diễn biến các tháng gần đây, đến thời điểm này đã khẳng định năm 2011 xuất khẩu sẽ vượt năm 2010 rất ngoạn mục. Đến năm 2010 đã có 19 thị trường Việt Nam xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD trở lên, trong đó đầu bảng là Hoa Kỳ, đạt 14,2 tỉ USD, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc Cũng trong số 19 thị trường nói trên có 6 tên tuổi thuộc khu vực ASEAN, lần lượt theo trị số kim ngạch từ lớn đến nhỏ là Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia, Indonesia, Thái Lan. Trên tổng thể cán cân thương mại của Việt Nam là nhập siêu, nhưng hiện có 6 thị trường ta xuất siêu là Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Campuchia, Anh, Hà Lan, Philippines, như một tin báo tiệp rằng sẽ cân bằng xuất - nhập. Biểu đồ : Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2010 Tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế thế giới. Cơ cấu xuất khẩu tiếp tục có sự chuyển biến về chất, chuyển dần từ hàng nguyên liệu thô sang hàng chế biến. Thị trường xuất khẩu cũng được đa dạng hóa và giúp Việt Nam ít phụ thuộc hơn vào sự biến động của từng nước bạn hàng. Tỷ trọng của các mặt hàng nông sản và khai khóang trong tổng giá trị xuất khẩu giảm và tăng tỷ trọng của các sản phẩm chế tạo. Bảng 3: Tăng giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng do gia nhập WTO Mặt hàng xuất khẩu Đơn vị 2008 2010 2012 Máy móc % 1.86 2.07 2.51 Sản phẩm công nghiệp % chế tạo khác 1.95 1.62 1.22 Điện tử % 3.73 6.56 10.72 Giầy dép % 6.18 6.01 5.17 May mặc % 45.97 46.33 41.39 Bảng 4: Xu hướng biến động giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông nghiệp Mặt hàng xuất khẩu 200 8 201 0 201 2 Gạo -3.24 -3.63 -4.10 Lâm sản -1.54 -2.02 -2.44 - 3 Cà phê, chè, hồ tiêu -0.30 -0.32 -0.38 - 0 Nông sản khác -0.21 -0.31 -0.71 - 1 Thủy sản -0.18 -0.30 -0.41 - 0 Rau quả 0.17 -0.01 -0.04 - 0 Trong cơ cấu nhập khẩu, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy tỷ trọng của hàng tiêu dùng đang tăng lên. Việt Nam vẫn nhập chủ yếu hàng hóa từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai khi hàng nhập chủ yếu là máy móc và nguyên vật liệu. Bảng 5: Xu hướng biến động giá trị nhập khẩu một số mặt hàng Tăng giá trị nhập khẩu, đơn vị tính % 2008 2010 2012 Sản phẩm kim 0.82 1.44 1.91 Động cơ 0.70 1.03 1.23 Nông sản khác 0.97 2.12 2.58 Đường 1.00 1.32 1.65 Lâm sản 1.13 1.08 1.06 Hóa chất 1.26 1.98 2.58 Khai khoáng 1.29 1.63 1.65 Chế tạo máy 1.33 1.68 1.98 Vật liệu xây dựng 1.53 2.96 3.78 Chăn nuôi 1.58 1.62 1.73 Thủy sản 1.90 4.38 5.59 Gạo đã chế biến 1.95 2.34 2.68 Cà phê, chè, hạt tiêu 2.01 1.66 1.14 Điện tử 2.15 3.59 5.73 Nông sản khác 2.91 3.19 3.06 Gạo 3.44 3.93 4.45 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 3.81 5.20 6.39 Rau quả 5.41 9.54 13.89 Giầy 12.64 15.34 14.85 May mặc 31.03 35.49 34.52 2.3. Tác động đến nguồn thu ngân sách Việt Nam không gặp phải vấn đề nghiêm trọng đối với nguồn thu ngân sách như nhiều quốc gia khác. Thâm hụt ngân sách vẫn nằm trong tầm kiểm sóat của Chính phủ cho dù tỷ trọng nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm. Lý do chủ yếu là việc giảm thuế suất của Việt Nam diễn ra theo lộ trình; đồng thời kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh đã làm tăng diện thu thuế và bù đắp cho việc giảm thuế suất. 2.4. Tác động lạm phát, chính sách tiền tệ và tỷ giá Lạm phát tăng cao trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất trong năm 2008. Giá các mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng nguyên liệu đầu quan trọng, đã có tác động tiêu cực đến sản xuất và giá cả hàng tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản. Do đó, giá các mặt hàng này trên thị trường trong nước cũng tăng theo. Do sự tăng nhanh của luồng vốn từ bên ngoài, Chính phủ đã chọn giải pháp tránh sự lên giá của của đồng nội tệ so với đô la Mỹ bằng việc phát hành đồng nội tệ để mua đô la Mỹ. Chính sách trung hòa hóa không thực sự hiệu quả và một lượng tiền lớn đã được đưa vào lưu thông. Tổng phương tiện thanh tóan và tín dụng từ hệ thống ngân hàng gia tăng nhanh chóng, đẩy giá cả hàng tiêu dùng lên cao hơn. Khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa Việt Nam vẫn được duy trì, chủ yếu do sự mất giá của đồng đô la Mỹ với các đồng tiền của các bạn hàng thương mại chính của Việt Nam và do việc gắn đồng nội tệ với đô la Mỹ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu việc trung hòa hóa lượng tiền phát hành thêm không thực hiện hiệu quả và lạm phát vẫn ở mức cao, Việt Nam sẽ mất khả năng cạnh tranh về giá đối với các đối thủ chính trong khu vực, đặc biệt khi đồng đô la Mỹ phục hồi giá trị so với các ngoại tệ mạnh khác. 2.5. Tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO tăng lên đáng kể , đã đóng góp quan trọng vào phát triển các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp nhẹ, nơi Việt Nam có lợi thế so sánh, chỉ thu hút được khối lượng khiêm tốn vốn đầu tư. Thu hút đầu tư vào những ngành có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, viễn thông và công nghệ cao vẫn còn hạn chế. 2.6. Tác động đến thị trường chứng khóan Thị trường chứng khóan mặc dù còn nhỏ bé so với quy mô khu vực nhưng đã có những bước phát triển nhanh chóng, chủ yếu nhờ việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các công ty lớn. Thị trường chứng khóan ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và quỹ đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng và là lực lượng dẫn dắt thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.7. Tác động đến cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối Sự gia tăng mạnh nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và máy móc thiết bị dẫn đến thâm hụt lớn cán cân thương mại và vãng lai. Thâm hụt này được bù đắp bởi thặng dư trong cán cân vốn, chủ yếu từ nguồn đầu tư gián tiếp. Do đó, cán cân thanh toán trở nên dễ bị tổn thương hơn với những biến động của dòng vốn ngắn hạn này. Tuy nhiên, cán cân thanh tóan vẫn thặng dư ở mức cao (dự đoán của Ngân hàng Nhà nước năm 2012 cán cân thanh toán là 8 tỉ USD) và dự trữ ngoại hối đạt mức tăng mạnh. Mức dự trữ cao này được coi là phù hợp trong bối cảnh cán cân vốn tương đối mở hiện nay. 2.8. Tác động tới việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong mấy năm đầu gia nhập WTO, đã tạo thêm việc làm mới dù chưa đạt được kết quả mong đợi. Thời kỳ 2001-2006, bình quân mỗi năm tăng trên 1,03 triệu việc làm, thời kỳ 3 năm hội nhập mức tăng chỉ đạt 1,25 triệu một năm. Tốc độ tăng bình quân tương ứng là 1,86% và 1,82%. Đáng chú ý, trong năm 2009, do tác đông của khủng hoảng kinh tế, mức tăng việc làm khá thấp, chỉ đạt 375 ngàn, so với 1,13 triệu năm 2008. Chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện, tuy nhiên khả năng tạo việc làm chưa cao và có xu hướng giảm, đặc biệt thấp so với các nước khác trong khu vực,, hiệu suất tạo thêm việc làm của nền kinh tế cũng có xu hướng giảm. Mặc dù trên thị trường sức ép bố trí việc làm vẫn còn cao, cầu thị trường lao động có xu hướng giảm đi. Thời kỳ 2006-2009, tốc độ tăng lao động giảm từ 1,86% xuống 1,82% một năm. Trong năm 2009, do khủng hoảng kinh tế, mức tăng việc làm khá thấp, chỉ đạt 375 ngàn, so với 1,13 triệu năm 2008. Thời kỳ 2007-2009, lao động nông thôn có bước đột phá quan trọng, mỗi năm chỉ tăng 166 ngàn người so với mức 761 ngàn một năm thời kỳ 2001-2006, đạt điểm uốn thứ nhất (giảm số lượng việc làm cả tuyệt đối và tương đối vào năm 2010). Cơ cấu lao động theo 3 ngành kinh tế chính tiếp tục ổn định. Cho đến năm 2008, chuyển dịch cơ cấu lao động khá thuận lợi. Lao động nông nghiệp đã giảm từ 54,7% vào năm 2006, xuống 47,72% vào năm 2008. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng kinh tế, năm 2009, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp tăng mạnh trở lại, do tác động của việc cắt giảm lao động rất mạnh của ngành công nghiệp và xây dựng, và một phần của ngành dịch vụ. Theo nhóm nghề, gia nhập WTO mang lại cơ hội cho nghề yêu cầu kỹ năng, đặc biệt là lao động quản lý, dịch vụ và lao động kỹ thuật. Năm 2009, các nghề lao động giản đơn chỉ còn chiếm trên 40% lực lượng lao động, tuy nhiên, cung đào tạo không theo kịp cầu đào tạo. Khu vực FDI đã dần thay thế khu vực nhà nước trong tạo việc làm có chất lượng kỹ thuật. Lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các cam kết của chính phủ, khiến cho số lượng doanh nghiệp nhà nước bị thu hẹp lại. Cùng với dòng vốn chảy vào, khu vực đầu tư nước ngoài có những đóng góp rất đáng kể cho việc tạo việc làm. Tốc độ tăng việc làm của khu vực FDI rất cao, sau khi vào WTO còn cao hơn (từ 13,98% thời kỳ 2000-2006 lên mức 16,4% thời kỳ hội nhập. Sự có mặt của khu vực này đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt là vào các khu chế xuất, khu công nghiệp lớn. chiếm 3,4% trong tổng số việc làm năm 2009. Khu vực kinh tế tư nhân, tăng rất chậm, đặc biệt nếu so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này. Sau gần 10 năm, số lượng lao động làm việc trong khu vực này không tăng lên đáng kể, chỉ chiếm khoảng 6-8% việc làm. Dù năm 2007 khu vực này phát triển nhanh với gần 1 triệu việc làm mới được tạo ra, tuy nhiên khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến cho lao động bị giảm và bước đầu phục hồi vào năm 2009. Do đặc điểm nhỏ bé, khu vực kinh tế tư nhân của Việt nam đặc biệt nhạy cảm với các biến động bên ngoài. Khu vực kinh tế phi chính thức, bao gồm hộ gia đình không trả lương và tự làm, vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao và vẫn tiếp tục tăng sau khi vào WTO, mặc dù tăng chậm đi (1,31%/năm thời kỳ 2006-2009 so với mức 2,46%/năm thời kỳ 2003-2006). Đặc biệt, khủng hoảng thời gian qua cho thấy, đây chính là chỗ đệm cho lao động trong khu vực chính thức, làm tỷ lệ thất nghiệp của Việt nam chỉ tăng rất chậm. Đến năm 2009, đa số lao động (trên 80%) vẫn làm việc trong khu vực này. Tỷ trọng việc làm của lao động nữ trong lực lượng lao động có xu hướng giảm dần, phản ánh mô xu thế sinh của Việt nam với tỷ lệ trẻ em gái giảm dần. Năm 2009, cả nước có 22,876 ngàn lao động nữ, chiếm 48%. Tốc độ tăng việc làm của nữ khá thấp và thấp hơn rất nhiều so với trước khi hội nhập. Lao động nữ vẫn chiếm ưu thế trong các nghề đơn giản. Tỷ lệ lao động nữ giảm dần theo nhóm nghề và đạt mức thấp nhất ở nhóm lãnh đạo. Cơ hội việc làm cho lao động nữ trong khu vực đầu tư nước ngoài khá lớn, cho thấy khả năng mở rộng việc làm cũng như tăng thu nhập của phụ nữ tốt hơn so với nam giới. 2.9. Tác động đến thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam. Thứ nhất, gia nhập WTO sẽ thúc đẩy tài trợ ODA, nhất là ODA từ các nhà tài trợ song phương và các tổ chức phi chính phủ. Thông qua các nguyên tắc và định chế của WTO về quan hệ thương mại, mậu dịch, đầu tư… Việt Nam có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều đối tác quốc tế hơn và ngược lại, nhiều đối tác tìm thấy được lợi ích kinh tế trong quan hệ với Việt Nam. Khi có nhiều quốc gia quan hệ kinh tế với nước ta và quan hệ kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, số lượng doanh nghiệp có quan hệ kinh tế song phương ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn sẽ giúp cho các tài trợ ODA cho Việt Nam sẽ tăng lên. Bởi lẽ, ODA có đặc điểm là thông qua tài trợ ODA, nước tài trợ muốn gia tăng ảnh hưởng của mình đến nước nhận tài trợ, qua đó để nhận được các lợi ích về kinh tế, chính trị. Mặt khác, vì lợi ích kinh tế, trong một bối cảnh nhất định các doanh nghiệp có lợi ích kinh tế tại Việt Nam có thể thông qua đại diện của họ trong chính quyền nước mình thúc đẩy tài trợ cho Việt Nam. Ngày nay các doanh nghiệp thường quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại nơi họ kinh doanh thông qua tài trợ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các dự án tài trợ phát triển, qua đó cũng giúp tăng cường ODA. Các nước tài trợ ODA thường có chính sách trợ giúp, ưu đãi doanh nghiệp của nước tài trợ thông qua các rằng buộc về cung cấp ODA trong việc thuê tư vấn, chọn nhà thầu… khi có ngày càng nhiều doanh nghiệp của nước tài trợ có quan hệ kinh tế với nước ta thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của các nước tài trợ sẽ cao hơn, qua đó có cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Thứ hai, thực hiện các cam kết gia nhập WTO nhất là các cam kết đa phương sẽ thúc đẩy cải cách hành chính, điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với chuẩn mực quốc tế hơn. Điều này góp phần giúp phát triển và hoàn thiện chính sách và thể chế quản lý và sử dụng ODA, nhất là hài hoà hoá quy định và thủ tục quản lý và thực hiện dự án ODA với các nhà tài trợ. Theo hướng này, việc rà soát hệ thống pháp luật để điều chỉnh cho phù hợp với các cam kết quốc tế sẽ thúc đẩy cải cách hành chính cũng như định hướng hoàn thiện luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế về tính minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và hợp lý. Việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động quản lý nguồn vốn ODA theo hướng tăng cường phân cấp và hài hoà với các khung quản lý các nguồn vốn công đã được thúc đẩy một bước thông qua việc ban hành Nghị định 131/2006/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn Nghị định này về quản lý và sử dụng vốn ODA thời gian vừa qua là một minh chứng. Thứ ba, sau khi gia nhập WTO sẽ giúp nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn các mâu thuẫn trong quá trình phát triển, qua đó chính sách sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA sẽ phù hợp và có hiệu quả hơn. Khi gia nhập WTO, tham gia ngày càng chặt chẽ và sâu, rộng vào các chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tạo điều kiện khoảng cách giàu – nghèo cũng như các mâu thuẫn phát triển vùng – miền gay gắt hơn, các vấn đề xã hội, môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, mâu thuẫn giữa năng lực đội ngũ cán bộ công chức và yêu cầu hội nhập… sẽ ngày càng thể hiện rõ. Các mâu thuẫn trong quá trình phát triển sẽ trở thành các thách thức, các yêu cầu thực tế từ cuộc sống giúp cho nhận thức của bộ máy quản lý nhà nước cũng như cả hệ thống chính trị được thống nhất hơn và yêu cầu phải tập trung nguồn lực để giải quyết. Trên cơ sở đó, việc sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA sẽ được tập trung và có hiệu quả hơn. Thứ tư, nguy cơ khủng hoảng đến từ những biến động của thị trường hàng hoá, tiền tệ thế giới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu hút và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Gia nhập WTO, những biến động trên thị trường hàng hoá, tài chính, tiền tệ quốc tế sẽ tác động mạnh hơn, sâu sắc hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế. ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô, môi trường đầu tư và qua đó ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA, đặc biệt là khả năng trả nợ của nước ta. Điều này thể hiện khá rõ thị trường tài chính, tiền tệ nước ta thời gian qua. Việc nhập siêu, lạm phát cao kỷ lục thời gian gần đây thể hiện rõ những biến động trên thị trường hàng hoá, tiền tệ quốc tế tác động mạnh đến Việt Nam và yếu kém của nền kinh tế nước ta. Từ bất ổn của kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút và hiệu quả sử dụng của các dự án đầu tư, nhất là các dự án FDI và ODA. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải ngân của số lượng vốn cam kết, đăng ký cũng như giảm hiệu quả sử dụng của các nguồn vốn này và lâu [...]...dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay của nước ta Nhất là các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam bắt đầu đến hạn trả vốn gốc và ngày càng tăng trong những năm tiếp theo Đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với Chính phủ những năm tới. / . 1, Tác động của việc gia nhập WTO đến các doanh nghiệp trong nước. 1.1 . Tác động tích cực của gia nhập WTO - Tạo ra áp lực cạnh. ngoài bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam xuất phát từ thực thi các cam kết theo WTO. Tuy nhiên, một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, áp lực cạnh tranh