1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài dạy cho lớp 11

18 346 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Đề bài: Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích " Trao duyên " - Truyện Kiều (Nguyễn Du ) */ Tìm hiểu đề bài: - Nội dung: Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích " Trao duyên ". - Phương thức bài làm: + Đây là dạng đề chìm, yêu cầu về phương pháp không rõ nên phải xác định thông qua luận đề. + Bàn về một đoạn trích trong một tác phẩm văn chương nhưng không phải phân tích đoạn trích ấy mà đi sâu vào nội dung là tâm trạng của nhân vật cho nên phải kết hợp các thao tác nghị luận để giải quyết vấn đề mà đề bài yêu cầu. + Luận đề là ý chính đề đã ra, cần xác định các luận điểm để từ luận điểm đó mà cụ thể giải quyết ý của luận đề, sau đó kết hợp phân tích các ý thơ để minh họa cho lí lẽ trong bài làm. */ Dàn ý chi tiết: A/ Đặt vấn đề: - Dẫn dắt vấn đề: Cuộc đời Thúy Kiều trong tác phẩm " Truyện Kiều " của Nguyễn Du là một điển hình về những trầm luân, khốn khổ. Nỗi gian truân mà Kiều đã phải trải qua không chỉ là những vất vả về vật chất, thể xác mà còn cả những đau đớn về mặt tinh thần. Ở giai đoạn nào của đời Kiều sau khi quyết định bán mình chuộc cha, ta cũng đều có thể cảm nhận những suy tư, trăn trở của nàng về cuộc sống, về nghĩa tình. - Trích dẫn vấn đề: Một trong những đoạn trích để lại trong lòng người đọc ấn tượng về tâm trạng phức tạp của nhân vật Thúy Kiều, đó là đoạn trích "Trao duyên". - Định hướng bài làm: Tìm hiểu về tâm trạng ấy, chúng ta đồng thời sẽ cảm nhận được một đời sống tâm hồn, tình cảm, một nhân cách cao đẹp ở người phụ nữ trong xã hội phong kiến. B/ Giải quyết vấn đề: I/ Luận điểm 1: Tâm trạng khi đối thoại cùng Thúy Vân: 1/ Kiều đã rất khó khăn khi mở lời nói chuyện với em về ý định trao duyên: - Phân tích từ các từ được Nguyễn Du sử dụng trong tác phẩm: + " Cậy em, chịu lời " → Cách nhờ cậy mang thái độ khẩn cầu, van vỉ, bên cạnh đó có cả sự tin tưởng được gởi gắm. + " Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa " → cái lạy với Thúy Vân là cái lạy để Kiều mở đầu câu chuyện, một cái lạy chứa đựng sự khó khăn trong suy nghĩ khi nàng quyết định phải nói ra một điều mà Kiều cảm nhận rõ rằng khó xử cho cả đôi bên.  Chúng ta cảm nhận được rằng Kiều đã rất hiểu mình hiểu người, rất biết điều khi nghĩ suy về điều mình sẽ tâm tình cùng em gái. 2/ Trình bày cuộc tình của mình với Kim Trọng: - Kiều đã kể lại với em một cách chân thành về tình cảm của mình với chàng Kim. - Trao lại những kỉ vật của tình yêu cho Thúy Vân: " Chiếc vành với bức tờ mây, duyên này thì giữ, vật này của chung " → Trong sự trao gởi đó, chúng ta cảm thấy được sự mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật: trao đi vật kỉ niệm để trao niềm tin cho Thúy Vân, nhưng vẫn còn những tiếc nuối trong xót xa khi còn lưu luyến " duyên này thì giữ ". - Trước khi trao duyên, Kiều đã rất ngại em mình không nhận lời nên đã bằng mọi cách để thuyết phục em, nhưng khi mở được chuyện rồi thì lại không nén được những đợt " sóng lòng " đang trào dâng, bởi vậy ta cảm nhận được trong đoạn trích là một loạt những dự cảm của Kiều về " cái chết ": ( trích dẫn từ đoạn trích ).  Kiều đau đớn khi phải từ giã với mối tình đầu mới chớm, trong cảm nhận của Kiều lúc đó, trao tình yêu đi cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống của mình đã mất đi hoàn toàn ý nghĩa → người đọc như thấy được hình ảnh Kiều đang rũ xuống trong sức trĩu nặng của đôi vai vì nỗi đau đớn đang phải trải qua. II/ Luận điểm 2: Tâm trạng khi đối thoại trong tâm tưởng cùng Kim Trọng: 1/ Kiều chìm vào tâm tư đớn đau của riêng mình khi phải bỏ đi tình yêu đầu đời một cách hết sức đột ngột và không thể cưỡng lại. 2/ Trong trạng thái " chìm đi " ấy, Kiều đã gặp gỡ Kim Trọng trong lời đối thoại ai oán: - " Bây giờ trâm gãy gương tan, kể làm sao xiết muôn vàn ái ân " → Nhắc lại những kỉ niệm tình yêu trong đêm trăng nguyền ước, hình ảnh trâm gãy gương tan cũng đã thể hiện được cảm giác của Kiều về một sự tan tác, nỗi mất mát khó có thể vớt vát được. - " Trăm nghìn gởi lạy tình quân, tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi " → chúng ta gặp lại từ " lạy " trong câu thơ này: + Cái lạy ở đây với Kim Trọng không giống với cái lạy trước với Thúy Vân, nếu trước đây là lạy để bắt đầu câu chuyện, để khẩn cầu và trang trọng trao đi tình yêu; thì cái lạy lần này của Kiều mang những sắc thái khác: + Lạy với Kim Trọng là " lạy tạ " với hai mức độ: tạ lỗi cùng người yêu vì Kiều hiểu được nỗi lòng của Kim Trọng nếu quay trở lại vườn Thúy mà không gặp mình; bên cạnh đó còn là cái lạy tạ từ → Kiều biết rằng việc còn quay lại được với tình yêu cùng Kim Trọng là điều không thể có, bởi vậy, cái lạy với chàng cũng là để giã biệt.  Chính cái lạy của Kiều với Kim Trọng đã khiến người đọc xúc động khi cảm nhận tâm trạng đau khổ của nàng. + Kiều mang nặng nghĩ suy về việc trao duyên như một sự phụ tình cùng người yêu, nhưng nàng không thể làm khác. Kể từ đây, Kiều sẽ phải luôn đau xót trong suy nghĩ rằng mình là người có lỗi.  Đoạn trích đã làm bật lên được trạng thái tình cảm hết sức phức tạp của nhân vật Thúy Kiều, nhưng cũng từ đây người đọc đã thấy được tâm hồn trong sáng, nhân cách cao đẹp của người phụ nữ: trong khó khăn vẫn không nghĩ đến mình mà đau trước nỗi đau của người, rất chu toàn trong mọi mối quan hệ và sẵn sàng nhận về mình sự thua thiệt → đây cũng chính là đức hy sinh của người con gái như Kiều. C/ Kết thúc vấn đề: - Khẳng định vấn đề: Hiểu được tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích " Trao duyên ", chúng ta càng thương hơn cho thân phận những người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến. - Cảm nhận được cuộc sống ngày hôm nay của chúng ta là tốt đẹp và nguyện sẽ sống tốt: nghĩ về mọi người trong tình cảm thương yêu, hiểu biết và chia sẻ./. BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đề bài: Các em suy nghĩ gì về vấn đề được và mất trong cuộc sống chúng ta ngày hôm nay. * Tìm hiểu đề: Đây là đề văn nghị luận xã hội, với nội dung tương đối rộng, ý cần bàn bạc khá phong phú. Vì vậy cần có một bố cục rõ ràng và một giới hạn bài làm để không bị tản mạn ý tứ. * Dàn bài: A/ Đặt vấn đề: - Dẫn dắt vấn đề: Cuộc sống đặt ra cho con người nhiều điều cần suy nghĩ. Trong đó, những gì hằng ngày diễn ra xung quanh chúng ta là những điều cần phải quan tâm, ngẫm nghĩ. - Trích dẫn vấn đề: Vấn đề được và mất trong cuộc sống là hai khía cạnh quan trọng mà mỗi người đều phải trải qua và nhờ đó mà trưởng thành hơn. Nhưng đây cũng là những điều vô cùng phong phú, giới hạn trên nhiều bình diện khác nhau trong cảm nhận của con người. - Định hướng bài làm: Bàn về được và mất trong cuộc sống chúng ta ngày hôm nay là một việc làm thú vị nhưng không đơn giản. Chúng ta phải vận dụng tốt nhất những lí lẽ kết hợp với những gì có được từ thực tế để làm rõ được những quan điểm mang tính chất chung ở nhiều khía cạnh nhưng cũng có một số yếu tố riêng biệt của mỗi cá nhân. B/ Giải quyết vấn đề: 1/ Làm rõ nghĩa hai từ: Được - Mất - Được: Những gì chúng ta có hoặc được hưởng thụ . - Mất: Những gì chúng ta đã có nay không còn; hiểu theo một nghĩa rộng hơn thì Mất là cái mà chúng ta đã không được hưởng. 2/ Những điều ngày nay chúng ta " được ": a/ Xét trên phương diện lịch sử xã hội: - Chúng ta đang sống trong thời bình, đây là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất mà chỉ có những dân tộc, những con người từng đi qua chiến tranh mới có thể cảm nhận được rõ ràng nhất. + Chính thời bình đã đem lại sự bình yên cho cuộc sống cộng đồng, xã hội yên ổn, con người sống vui vẻ, họ yên tâm lao động, học hành, cống hiến tốt nhất và nhiều nhất những gì mà mình có. + Là học sinh, chúng ta được sự quan tâm chăm sóc của toàn xã hội trong những điều kiện tốt nhất. ( dẫn chứng ). b/ Xét trên phương diện điều kiện sống và môi trường: - Thời hiện đại, chúng ta có được những điều kiện thuận lợi: thành phố, nông thôn đều được xây dựng, chỉnh trang theo những tiêu chuẩn của sự phát triển đáp ứng đầy đủ những nhu cầu khác nhau của con người. môi trường cảnh quan xung quanh chúng ta trở nên đẹp đẽ, sạch sẽ hơn cũng giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. - Bên cạnh đó, có thể phải nói đến sự phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật đã đem lại máy móc phục vụ cho đời sống của con người, chúng ta được phục vụ đến tận những nhu cầu nhỏ nhất → sức lao động của con người được giải phóng bởi đã có máy móc hỗ trợ: máy cày, máy cấy, máy tuốt lúa ở nông thôn; máy hút bụi , máy giặt, máy móc vô số loại khác nhau ở thành thị - Sự đột phá về công nghệ thông tin giúp chúng ta có nhiều điều kiện học hành, nghiên cứu: sử dụng máy vi tính đem lại nhiều lợi ích cho người làm việc; viết thư, liên lạc với nhau thông qua mạng Internet cũng kéo con người xích lại gần nhau hơn, khoảng cách trở nên ít là điều lo sợ.  Rất nhiều những điều chúng ta Đưởcong cuộc sống ngày hôm nay, nhưng bên cạnh đó lại có những điều tưởng chúng chúng ta đang dần mất đi nếu mỗi người không có ý thức níu giữ. 3/ Những điều ngày nay chúng ta " mất ": a/ Xét trên phương diện lịch sử xã hội: - Chính cuộc sống thời bình sung sướng đã làm chúng ta có lúc nào đó trở nên quen hưởng thụ, chúng ta đánh mất đi những âu lo, những quan tâm đến người khác, chúng ta thường nghĩ nhiều hơn đến lợi ích của riêng mình. - Học sinh đôi lúc rất ít nghĩ ngược lại về nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ, ông bà - những người luôn quan tâm thương yêu chúng ta. b/ Xét trên phương diện điều kiện sống và môi trường: - Môi trường cảnh quan đẹp hơn nhưng chúng ta dường như đang mất đi sự trong lành xưa cũ của không gian thiên nhiên tự nhiên, cuộc sống có nhiều những điều ảnh hưởng đến sức khỏe con người bởi những tác động phụ của môi trường thay đổi. - Đặc biệt, điều kiện cơ sở vật chất thay đổi theo chiều hướng tốt nhưng chúng ta đang dần trở nên vô tâm hơn, ỷ lại hơn vào máy móc, chúng ta không biết làm một số công việc tưởng chừng như đơn giản. - Trẻ em mất đi những hồn nhiên thơ ngây, mộc mạc mà sớn chững chạc, già dặn → chính điều này có thể làm cho đời sống tâm hồn của trẻ trở nên khô khan hơn.  điều đáng nói, trong cuộc sống hôm nay, mỗi người nếu khôn bản lĩnh thì sẽ rất dễ đánh mất chính mình. 4/ Phải làm gì để càng ít có những điều " mất " trong đời sống xã hội: ( trình bày những suy nghĩ của em và các giải pháp để cải tạo xã hội, để giáo dục ý thức của con người ). C/ Kết thúc vấn đề: - Khẳng định những điều chúng ta đang Được là những gì rất đáng quý để phải nâng niu gìn giữ, đồng thời cố gắng nỗ lực để loại bớt những gì con người có thể Mất. - Liên hệ bản thân. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN SỐ 4: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đề bài: Có ý kiến cho rằng: " Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính ". Anh ( chị ) thấy ý kiến này như thế nào? * Tìm hiểu đề: Đây là đề văn bàn về một vấn đề xã hội → mang hình thức đề bài nổi nhưng yêu cầu của người ra đề rất kín, không rõ về thao tác bài làm và thể loại nghị luận. Người viết cần từ một câu yêu cầu ngắn gọn mà xác định thể loại của bài làm.  Bài làm sẽ kết hợp giữa thao tác giải thích vấn đề, chúng minh để minh họa các luận điểm và đặc biệt là bình luận để nêu được ý kiến cá nhân → xác định vấn đề đúng hay không; cần làm gì để rút ra cho mình bài học cuộc sống. * Dàn bài chi tiết: A/ Đặt vấn đề: - Dẫn dắt vấn đề: Trong cuộc sống có rất nhiều điều tác động đến mỗi cá nhân. Những tác động ấy thường thể hiện trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, phổ biến nhất là việc ảnh hưởng những cái xấu đến con người. Nếu chúng ta không bản lĩnh thì dễ bị cái xấu cuốn đi → Thanh niên là những người trẻ tuổi nên rất dễ nhiễm phải những thói xấu. - Trích dẫn vấn đề: Có ý kiến cho rằng: " Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính ". - Định hướng bài làm: Đây là một ý kiến khá độc đáo, cần có sự bàn bạc cho thấu tình đạt lí và để tìm ra giải pháp giúp cho thế hệ trẻ có thể sống, rèn luyện được tốt. B/ Giải quyết vấn đề: I/ Giải thích làm rõ ý kiến trên: - Bằng lối so sánh giàu hình ảnh và ấn tượng, người nói đã nêu được quá trình thói xấu tiếp cận với con người và tác động làm thay đổi con người: + Thói xấu ban đầu như người khách qua đường: còn rất xa lạ, thậm chí có thể không có sự tiếp xúc → thế nhưng, chính người khách qua đường ấy nếu để ý đến ta hoặc ta để ý đến họ thì sẽ có sự gặp gỡ. Đặt trong trường hợp của thói xấu thì sự gặp gỡ này có thể sẽ là vô tình hoặc cố ý. * Dẫn chứng: có nhiều lúc, người học sinh chỉ nghe người khác nói tục - chửi thề mà không phải mình trực tiếp hành động như vậy → sẽ có hai trường hợp xảy ra: một là, sẽ cảm thấy lời nói không tốt ấy từ miệng người khác phát ngôn là khó chịu; hai là, không cảm thấy gì cả, chỉ biết là mình không nói  Trong trường hợp thứ hai, con người sẽ rất dễ thỏa hiệp, nghĩa là có thể sẽ hành động như vậy lúc nào mình cũng không xác định được, vì cảm thấy rằng việc đó không có gì là sai lầm. Lúc đó, người khách qua đường kia đã bắt đầu dừng lại và đặt chân trên ngưỡng cửa nhà bạn. + Sau trở thành người bạn thân ở chung nhà: So sánh với người bạn thân nghĩa là nói về một mối quan hệ thân thiết và tâm đầu ý hợp, thậm chí sự có mặt của người này có thể sẽ là niềm vui cho người kia. Thói xấu khi đã tiếp cận được với chúng ta thì sẽ làm chúng ta cảm thấy điều đó là bình thường, dễ chịu và không nhận ra rằng mình đang đổi khác, đang trở thành lố bịch trong mắt của mọi ngươi cảm giác về thói xấu mà mình đang mắc phải không làm người ta day dứt, nghĩa là sự chấp nhận sẽ rất dễ dàng. * Dẫn chứng: việc nói tục - chửi thề như trên đã nói sẽ tồn tại trong phát ngôn của chúng ta một cách tự nhiên và không làm chúng ta khó chịu hay xấu hổ; sự khó chịu với người khác là điều chúng ta không quan tâm → lúc đó, người khách qua đường kia đã bước hẳn vào ngôi nhà của ta và trở thành bạn thân lúc nào ta không rõ. + Kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính: lúc đó thói xấu đã trở nên quá quen thuộc và đã có khả năng chi phối con người tuân theo nó. Không những vậy, nó còn dẫn dắt chúng ta làm những điều mà có khi chúng ta nhận ra nhưng đã muộn và có day dứt thì cũng phải thực hiện → hình ảnh ông chủ nhà khó tính chính là biểu hiện của việc phụ thuộc của con người vào những điều không tốt đó. * Dẫn chứng: có những thói xấu khi mắc phải chúng ta rất khó mà rời xa hoặc từ bỏ được → việc nghiện hút ma túy là một ví dụ. Có thể ban đầu chúng ta chỉ thử cho biết nhưng rõ ràng khi đã lâm vào tình thế nghiện ngập thì cho dù có hối hận cũng rất khó mà từ bỏ  ma túy đã thực sự là ông chủ nhà có khả năng thống trị và điều khiển các hành động của người trong nhà.  Tóm lại, cần giải thích ý của câu nói trên là: Thói xấu rất dễ nhiễm vào mỗi người trong chúng ta, quá trình đó là rất khó nhận ra, qua một vài lần tiếp xúc hoặc thậm chí nhiều khi không hẳn là cố ý, chúng ta dễ trở thành người không tốt. II/ Bình luận về ý kiến trên: * Nêu những đánh giá về ý kiến trên: - Ý kiến này đã nêu lên một quy luật phổ biến trong cuộc sống: con người gặp phải những thói xấu có thể sẽ phản ứng theo nhiều cách khác nhau, có thể sẽ khó chịu và không phạm phải, nhưng thông thường, việc chống chọi với tật xấu sẽ rất khó khăn → những vi phạm có thể dễ dàng xảy ra. Ví dụ: trước những trò chơi lạ lẫm, đầy hấp dẫn trên máy điện tử; các hình thức game, chat tuổi trẻ dễ dàng thích thú và có thể chỉ thử cho biết, nhưng khi đã thử có thể sẽ rất dễ bị lôi cuốn, lúc đó việc tìm cho ra tiền để đáp ứng nhu cầu chơi bời là việc người ta có thể tìm mọi cách để thực hiện được. - Từ thực tế của việc tiêm nhiễm những thói xấu đến con người có quá trình như vậy, chúng ta thấy rằng cần phải có những biện pháp cụ thể để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhằm tránh con đường xấu: + Thứ nhất: mỗi người cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác đề phòng những cám dỗ của đời sống có thể tác động đến chúng ta. + Thứ hai: cần phải biết nhận ra những tật xấu có những tác hại như thế nào để không bị ảnh hưởng → luôn luôn có thái độ đúng đắn, cương quyết trước những điều có thể làm cuộc sống của mình và những người thân bị tác động tiêu cực. + Thứ ba: cần giúp đỡ những trường hợp bị tiêm nhiễm thói xấu để họ có thể từ bỏ con đường tối tăm trở lại cùng cuộc sống tốt đẹp. * Từ những lí lẽ và các dẫn chứng đã nêu, chúng ta khẳng định ý kiến trên là rất xác đáng. Không những vậy, quan niệm của người phát ngôn còn được trình bày dưới một hình thức rất thuyết phục: so sánh bằng hình tượng để người đọc người nghe cảm nhận ý tưởng một cách dễ dàng và từ đó rút ra được cho mình bài học thiết thực. C/ Kết thúc vấn đề: - Khẳng định tầm quan trọng của ý kiến: ý kiến đã mở ra tầm nhìn cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ về việc nhận diện và đối phó với những thói xấu có thể tác động đến con người. - Liên hệ bản thân: rút ra cho mình bài học cảnh giác, bản lĩnh để có thể đối chọi lại những tác động xấu bên ngoài → người học sinh trong thời đại mới càng phải quyết tâm thực hiện việc làm tốt để có thể xây dựng cho mình và cho mọi người cuộc sống tốt đẹp. . /. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN SỐ 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đề bài: Trong lớp, nhiều bạn thích câu tục ngữ: " Ở hiền gặp lành " và lấy đó làm phương châm sống. Nhưng một số bạn khác phản đối, cho câu tục ngữ trên không hẳn đúng, nhiều người ở hiền vẫn không gặp lành. Ý kiến của anh ( chị ) thế nào? */ Phân tích đề bài: Đây là đề bài văn nghị luận xã hội bàn về một phương châm sống, một cách đối nhân xử thế và hệ quả của phương châm sống đó. Mặt khác, đây là một câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm sống, những suy nghĩ của cha ông ta về cách sống ở đời. Ý nghĩa nội dung của nó có khía cạnh đúng nhưng vẫn có những khía cạnh cần bàn cãi → yêu cầu của người ra đề là người làm bài phải trình bày ý kiến của riêng mình. - Thể loại: văn nghị luận → dạng bài bình luận một vấn đề xã hội thông qua hình thức một câu tục ngữ quen thuộc. Muốn giải quyết đề bài này, cần giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ, có một số dẫn chứng minh họa và sau đó bàn luận những đúng sai. Sau khi bàn luận cần có những giải pháp hoặc yêu cầu cho cách sống đúng đắn, nhất là của thế hệ trẻ. */ Dàn bài: A/ Đặt vấn đề: - Dẫn dắt vấn đề: Tục ngữ là những câu nói dân gian đúc kết những kinh nghiệm sống của cha ông ta qua bao đời. Đó là kho tàng sống hết sức quý giá mà thế hệ đi sau luôn có ý thức gìn giữ vì chúng ta bao giờ cũng tìm thấy được cho mình những bài học giá trị từ đây. - Trích dẫn vấn đề: Một trong những câu nói đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam là " Ở hiền gặp lành ". Câu nói này đã là câu cửa miệng mang quan niệm sống của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. - Định hướng bài làm: Có nhiều ý kiến khác nhau ở lớp học của chúng ta xoay quanh câu tục ngữ rất hay này. Nhiều người tán thành nhưng cũng có người phản đối. Vậy, cần suy nghĩ thế nào cho thấu tình đạt lí trước một vấn đề hấp dẫn nhưng cũng lớn lao này? B/ Giải quyết vấn đề: I/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ " Ở hiền gặp lành " : 1/ Ở hiền: - là cách sống hiền lành, không gây gỗ, không có hiềm khích với người khác. - còn là quan niệm sống không nhiều so đo, tính toán, không tham lam, vụ lợi → cuộc sống an nhiên trước nhiều biến động xung quanh. - là quan niệm sống vì mọi người trong tình thương yêu → yêu thương tất cả con người, không suy nghĩ những điều xấu cho người khác. - là cách sống không để ý đến những hiềm khích xung quanh, không tham gia vào tất cả các sự việc phức tạp, nhiễu nhương của đời sống. 2/ Gặp lành: - gặp được những điều tốt, những điều thiện cho mình. - Gặp những điều đúng như sở nguyện trong cuộc sống. - Tránh được những bất trắc, những điều hiểm nguy có thể đến cho mình.  Ở hiền gặp lành: là quan nịêm sống có nhân có quả, gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy → sống hiền lành, sống tốt sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp trong đời. II/ Câu nói đó đã được thể nghiệm trong thực tế như thế nào?: - Dẫn chứng từ trong truyện cổ tích → triết lí " Ở hiền gặp lành " thường tạo nên kết thúc có hậu trong truyện. - Thực chất, chúng ta khẳng định rằng: người sống tốt bao giờ cũng được yêu mến. Sống vì mọi người, yêu thương mọi người thì chắc chắn sẽ được người khác dành cho những tình cảm tốt đẹp. Và đặc biệt, những khi gặp khó khăn trong cuộc sống thì bao giờ cũng sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình từ nhiều phía, nhiều nơi. ( Dẫn chứng: không chỉ là chuyện của một người mà là chuyện của cả xã hội, khi chúng ta làm việc thiện như cứu giúp người gặp hoạn nạn - tức là ta đang ở hiền - ta sẽ thấy cuộc sống của mình mang ý nghĩa cao đẹp hơn. Và khi chúng ta gặp những cơn khốn khó, chúng ta cũng sẽ xúc động khi có những bàn tay chan chứa tình cảm đưa ra để chia sớt, nâng đỡ ta - đó là ta đang gặp lành ). - Khi chúng ta không làm điều ác với ai, chúng ta sẽ không bị ai làm điều ác với mình. → cuộc sống sẽ trở nên yên bình hơn, ổn định hơn rất nhiều. - Nhưng, tại sao vẫn có người ở hiền mà không gặp lành? → điều này cần phải xét trên nhiều khía cạnh của cuộc sống, không có gì trên đời là tuyệt đối. Những bất trắc, những khó khăn trong cuộc đời là rất nhiều, không thể hoàn toàn không bao giờ gặp phải. Vấn đề đặt ra không phải là mâu thuẫn giữa ở hiền và gặp lành mà đó lại là những mâu thuẫn trong đời sống xã hội mà con người luôn luôn phải đối diện. III/ Câu tục ngữ trên có đúng không?: - Đây là câu tục ngữ rất đúng, là bài học kinh nghiệm của cha ông ta, đồng thời là quan niệm sống nhân hậu của con người Việt Nam ngàn đời thuần phác. - Câu tục ngữ đã giáo dục cho chúng ta cách sống tốt đẹp: sống hiền hậu, sống vì mọi người. - Tuy nhiên, vẫn còn có khía cạnh cần phải suy nghĩ: ở hiền có phải là thủ tiêu đấu tranh?, có phải là nhắm mắt làm ngơ trước những sự xô xát ảnh hưởng đến tính mạng người khác?, là chỉ biết mình yên ổn còn ai không vậy thì mặc kệ? → chúng ta cần tỉnh táo để hiểu rằng, ở hiền cần hiểu là không gây gỗ, không hiềm khích với mọi người nhưng khi cần vẫn phải có những sự tham gia tích cực để cứu giúp người khác thoát khỏi những hoàn cảnh hiểm nghèo. IV/ Phải làm gì để thực hiện " Ở hiền " ?: - Cần sống ôn hòa, xây dựng cho mình một thái độ sống nhẹ nhàng, chan hòa với mọi người xung quanh. - Sống thương yêu, quan tâm đến mọi người, giúp đỡ người khác một cách vô tư, không vụ lợi. - Biết làm nhiều điều thiện trong xã hội → biết chạnh lòng trước những hoàn cảnh thương tâm của người khác để làm những điều tốt cho họ, giúp họ có thể vượt qua khó khăn và tiếp tục cuộc sống. - Không tham lam, không sân si, không thủ đoạn để nhằm đem lại lợi ích riêng cho mình mà làm điều ác với người khác.  Chỉ khi sống bằng tất cả tình cảm chân thành với cuộc đời, chúng ta mới có thể thanh thản nhận lại cho mình những điều tốt đẹp → đó là chân lí hằng đúng mà cha ông ta đã truyền lại cho chúng ta. Chúng ta cần biết vận dụng câu tục ngữ trên để sống tích cực với mọi người xung quanh. C/ Kết thúc vấn đề: - Khẳng định vấn đề: Tục ngữ, ca dao - dân ca là những hòn ngọc quý. Mỗi một câu nói từ đời trước truyền lại đều khiến hậu thế chúng ta phải ngẫm suy và hành động cho đúng, sống cho có ý nghĩa với cuộc đời. - Liên hệ bản thân: Là học sinh, chúng ta cảm nhận rất rõ rằng: sống yên ổn; chăm chỉ học tập; thương yêu bạn bè; kính mến ông bà, cha mẹ, thầy cô đó là khi chúng ta đang đem lại cho mình một cuộc sống tốt đẹp như mong ước./. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN SỐ 6: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đề bài: Để động viên bản thân và các đồng chí mình lên đường đấu tranh cách mạng, nhà chí sĩ Phan Bội Châu có hai câu thơ sau: Ví thử đường đời bằng phẳng cả Anh hùng hào kiệt có ai hơn. Hãy giải thích và bình luận hai câu thơ ấy. */ Tìm hiểu đề bài: Đây là một đề bài văn nghị luận xã hội bàn về một tinh thần, thái độ sống trước cuộc đời, nhất là trong đấu tranh cách mạng. Vấn đề nghị luận xã hội thông qua hình thức của một câu thơ có tác giả. → Nội dung của nó là bàn về những khó khăn trên đường đời nhưng lại là động lực để thúc đẩy con người cần có nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng, cho đời sống. - Thể loại: văn nghị luận → yêu cầu của người ra đề đã nói rõ: Giải thích và Bình luận. */ Dàn bài: A/ Đặt vấn đề: - Dẫn dắt vấn đề: Những khó khăn thử thách trong cuộc đời rất nhiều, con người cần có nghị lực, lòng quyết tâm và ý chí để vượt qua, để có thể vững vàng bước đi và thành công. - Trích dẫn vấn đề: Nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã có hai câu thơ nhằm động viên tinh thần các đồng chí của mình và ngay cả bản thân mình trước khi lên đường đấu tranh cách mạng: Ví thử đường đời bằng phẳng cả Anh hùng hào kiệt có ai hơn. - Định hướng vấn đề: Triết lí cuộc sống được trình bày thông qua hình thức câu thơ nên không dài dòng mà vẫn chuyển tải được nhiều ý tứ của tác giả. Chúng ta nên hiểu hai câu thơ trên như thế nào và xét xem quan niệm của ông như vậy có đúng hay không? B/ Giải quyết vấn đề: I/ Giải thích ý nghĩa hai câu thơ: - Ví thử → đây là cách nói đặt giả thiết. Cách đặt vấn đề bằng giả thiết thường tạo ý lập luận chặt chẽ: bởi khi đặt vấn đề như vậy người đọc cần có suy luận ngược, phủ nhận ý giả thiết và khẳng định được tầm quan trọng của vấn đề. - Đường đời bằng phẳng → cách nói giàu hình tượng để chỉ cuộc đời diễn biến yên ả, không có những biến động, cuộc đời trôi qua với nhiều thuận lợi, không cần phải nỗ lực phấn đấu.  Ví thử đường đời bằng phẳng cả → tác giả đã đặt vấn đề để người đọc suy ngẫm: nếu như trong cuộc đời chúng ta không bao giờ có những khó khăn, không phải gặp những tình huống cần cố gắng đấu tranh để tồn tại, để khẳng định mình, cuộc đời ấy có gì để mỗi người phải suy nghĩ. Con người cũng sẽ không cần phải chịu khó để vượt qua thử thách. - Anh hùng hào kiệt có ai hơn → sẽ không người nào vượt trội, không có thành tích và cũng không có thất bại. Con người sẽ " tròn trịa " sống một cuộc sống bằng phẳng, đơn điệu, nhàm chán  Tuy nhiên, vấn đề mà Phan Bội Châu đặt ra ở đây không phải là con người lúc nào cũng phải có khó khăn, thử thách trong đời thì mới sống có ý nghĩa → triết lí mà ông nêu trong hai câu thơ này là nhằm để động viên tinh thần đấu tranh cách mạng, làm vững lòng mọi người trước những khó khăn ác liệt mà con đường cách mạng rồi sẽ có. Khi vạch ra ý tưởng về đường đời không phải lúc nào cũng bằng phẳng là nhà cách mạng, nhà thơ Phan Bội Châu đã tác động vào nét tâm lí ngại khó, sợ sệt của con người. Hai câu thơ sẽ khiến cho người đọc cảm thấy cần can đảm hơn, mọi khó khăn vất vả không còn trở nên quá đáng sợ như trước. - Dẫn chứng: trong thơ văn cũng như trong cuộc đời, chúng ta vẫn thấy nhiều tấm gương vượt khó để tự mình mang lại thành công → tấm gương nhà thơ mù xứ Đồng Nai Nguyễn Đình Chiểu là một điển hình: ông đã vượt qua nỗi đau mất mẹ đột ngột - mù cả hai mắt để vẫn tiếp tục sống cuộc sống của mình một cách có ý nghĩa: trở thành nhà thơ, thầy giáo, thầy thuốc → ở vai trò nào ông cũng đều có những đóng góp đáng trân trọng cho dân, cho nước. + Chúng ta còn có thể thấy được nhiều tấm gương khác như trường hợp thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà vẫn lao động tốt, sống ý nghĩa, làm việc có hiệu quả chỉ bằng đôi chân được rèn luyện không ngừng trước những khó khăn của đời sống. + Các anh hùng liệt sĩ đã xả thân mình vì đất nước, vì độc lập dân tộc cũng là những tấm gương ngời sáng để chúng ta học tập. II/ Bình luận về quan niệm sống của Phan Bội Châu thể hiện qua hai câu thơ: - Quan niệm trên rất đúng bởi vì cần có nỗ lực vượt qua những trở ngại trong cuộc sống, chúng ta mới cảm nhận được hết giá trị của những gì mà mình có được, chúng ta mới có thể đạt được những thành công trên đường đời, và chúng ta mới có thể dám làm nhiều việc cho mình, cho mọi người mà không ngại ngần hay sợ sệt. - Tuy nhiên, nếu cuộc sống có được những thuận lợi thì đó cũng là điều rất tốt, chúng ta cũng không nhất thiết phải chọn con đường khó khăn, chông gai để đi. Ý tưởng của cụ Phan Bội Châu cũng không phải là nhằm buộc mọi người phải tìm cho mình những vất vả trong đời, mà như trên đã nói, đây chỉ là cách phân tích để tạo suy nghĩ cho người đọc, để động viên họ mà thôi. - Đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, khi thực dân Pháp bắt đầu đặt chân lên đất nước ta, khi nạn ngoại xâm là mối hiểm nguy đe dọa vận mệnh Tổ Quốc, hai câu thơ là lời kêu gọi ý chí, là chất xúc tác để làm tăng nhiệt huyết trong lòng mỗi người khi bước vào con đường đấu tranh cách mạng. → Con đường cách mạng thật lắm chông gai, nếu không có lòng quyết tâm, lòng can đảm thì sẽ rất khó đi đến được thành công.  Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã nhận ra được tầm quan trọng của tinh thần đấu tranh cách mạng. Vì vậy, ông sáng tác hai câu thơ thật gọn lời mà sâu ý. Hơn vậy, ngôn ngữ thơ cùng nhịp điệu, giọng điệu lập luận thuyết phục đã làm nức lòng người và cổ vũ họ trên con đường cách mạng.  Chốt ý: hai câu thơ là bài học lắng đọng, là triết lí cuộc sống sâu sắc → giúp người đọc nhận ra nhiều ý nghĩa cuộc đời để vững tâm sống, cố gắng vượt qua nhiều trở lực, khẳng định mình để tồn tại có ý nghĩa. C/ Kết thúc vấn đề: - Khẳng định vấn đề: Câu thơ " Ví thử đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có ai hơn " đã đưa ra một vấn đề xã hội thông qua hình thức thơ ca một cách ý nhị, kín đáo nhưng có sức lay động lòng người rất lớn. Bài học đó khôhg chỉ dành cho người làm cách mạng mà còn cho tất cả chúng ta. - Liên hệ bản thân: Là thế hệ trẻ, là học sinh, chúng em cần có lòng quyết tâm, có ý chí - nghị lực, lòng can đảm để thành công trong học tập và trong cuộc sống./. [...]... ĐÁP ÁN TỔNG HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC - BÀI SỐ 1 Câu 1: Hãy trình bày những nội dung để chứng minh về nguồn gốc Truyện Kiều của Nguyễn Du? 1/ Cốt truyện của Truyện Kiều được lấy từ một tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc tên gọi Kim Vân Kiều truyện ( Truyện kể về Kim Trọng, Thúy Vân, Thúy Kiều ) gồm 20 hồi của tác giả Thanh Tâm tài nhân 2/ Ban đầu, Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm là Đoạn trường tân thanh... phối của Nghĩa ĐÁP ÁN TỔNG HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC - BÀI SỐ 1 ( TT ) Câu 9: Tại sao người xưa thường gắn liền " Tình " với " Nghĩa "? Đây là nội dung văn hóa trong quan niệm của người xưa Thời xưa, tình yêu nam nữ không bao giờ chỉ là tình yêu đơn thuần mà bao giờ Tình cũng gắn với Nghĩa Nghĩa thường đòi hỏi ở hai phía sự chung thủy sắt son, sự hi sinh cho nhau nếu tình thế yêu cầu Nghĩa có phạm vi rộng... tượng để cảm nhận về tầm vóc của nhân vật người anh hùng lí tưởng Câu 16: Thái độ của Nguyễn Du như thế nào khi nói về nhân vật Từ Hải? Tác giả đã dành cho nhân vật Từ Hải thái độ khâm phục, kính trọng một người anh hùng Một loạt từ ngữ ngầm chỉ báo cho người đọc biết thái độ trân trọng đó như: khách biên đình, đấng anh hào, anh hùng → ông đã gọi một người sống ngoài vòng chi phối của triều đình, một... không hề miệt thị người kĩ nữ mà trái lại nhận ra trong sự khổ đau bất hạnh của người con gái ấy những phẩm chất tốt đẹp như tài sắc và tài tình Truyện Kiều là một tiếng kêu thương, một lời cảm thông dành cho nàng Kiều, một nạn nhân của xã hội Hơn như vậy, Nguyễn Du còn đặt vấn đề có tầm khái quát về thân phận của người phụ nữ, của những người có tài năng nói chung bị xã hội cũ vùi dập 3/ Thời đại Nguyễn... truyện thơ lục bát Không kể chuyện một cách khô khan, lạnh lùng, Nguyễn Du luôn bộc lộ thái độ và xúc cảm trước các tình tiết, sự kiện; ngoài ra còn kết hợp kể chuyện và bình luận để tạo sự sống động cho câu chuyện và khơi gợi xúc cảm của người đọc - Nghệ thuật tự sự còn thể hiện qua việc miêu tả nhân vật Hai tuyến nhân vật trong Truyện Kiều là chính diện và phản diện; nhân vật chính diện về căn bản... thân phận của những con người lương thiện Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều với cảm xúc về những gì trông thấy trong thực tế xã hội, và đó không phải là thực tế xã hội tốt đẹp mà là thực tế đáng buồn, khiến cho lòng đau đớn Câu 5: Anh ( chị ) biết gì về quan niệm " thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo "? Truyện Kiều có phải là tác phẩm nói chí của nhà Nho hay chuyên chở đạo của nhà Nho hay không? - " Thi dĩ ngôn... là sự độc đáo của thể lục bát trong Truyện Kiều ( tác phẩm văn học bác học ) so với thể lục bát trong ca dao Tiểu đối sẽ góp phần nhằm đa dạng hóa nhịp điệu, tiết tấu câu thơ lục bát, làm hấp dẫn thêm cho truyện thơ dài Nếu không có tiểu đối, khả năng truyện thơ dài hàng ngàn câu sẽ trở nên đơn điệu, đều đều, không hấp dẫn Hơn như vậy, tiểu đối, xét về mặt nội dung, còn có tác dụng nhấn mạnh so sánh... câu thơ ca ngợi cách ứng xử của Kiều: "Hiếu tâm đã động đến Trời "; tại sao tác giả lại nghĩ rằng lòng hiếu thảo của Kiều đã khiến Trời cảm động?, liên hệ đến Trời ở trường hợp này có ý nghĩa gì? Câu 11: Ở đoạn trích " Trong đau khổ nhớ người thân ", Kiều đã nhớ đén những ai và nội dung cụ thể của tâm trạng nhớ thương ấy? Câu 12: Hãy phân tích cảnh ngộ mà Kiều đang phải trải qua ở đoạn trích trên và... Nghĩa nên Tình thường bền lâu Xét cụ thể ở Truyện Kiều, ta có thể nhận thấy: Nghĩa đã dẫn đến lời thề, dẫn đến sự hi sinh tự nguyện quyền lợi riêng tư, dẫn đến tâm trạng ân hận của Thúy Kiều khi nàng tự cho rằng mình đã phụ tình Kim Trọng: "Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! " Câu 10: Trong đoạn trích " Trao duyên ", có năm khái niệm được nhắc đến là "Hiếu, tình, duyên, nghĩa, thề "; đó là những khái... Liên hệ đến Trời ở trường hợp này có ý nghĩa nhân sinh trong quan niệm của người xưa Đó là cách suy nghĩ vừa mang màu sắc trần thế, vừa có màu sắc tâm linh, là thiêng liêng, cao cả đối với người xưa Câu 11: Ở đoạn trích " Trong đau khổ nhớ người thân ", Kiều đã nhớ đén những ai và nội dung cụ thể của tâm trạng nhớ thương ấy? Trong đoạn trích, Kiều đã nhớ những người thân yêu nhất, đó là cha mẹ và Kim . thức đề bài nổi nhưng yêu cầu của người ra đề rất kín, không rõ về thao tác bài làm và thể loại nghị luận. Người viết cần từ một câu yêu cầu ngắn gọn mà xác định thể loại của bài làm.  Bài làm. Vì vậy cần có một bố cục rõ ràng và một giới hạn bài làm để không bị tản mạn ý tứ. * Dàn bài: A/ Đặt vấn đề: - Dẫn dắt vấn đề: Cuộc sống đặt ra cho con người nhiều điều cần suy nghĩ. Trong đó,. nêu được ý kiến cá nhân → xác định vấn đề đúng hay không; cần làm gì để rút ra cho mình bài học cuộc sống. * Dàn bài chi tiết: A/ Đặt vấn đề: - Dẫn dắt vấn đề: Trong cuộc sống có rất nhiều điều

Ngày đăng: 11/07/2014, 06:00

Xem thêm: Bài dạy cho lớp 11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w