hoc thuat
Trang 1CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(Financial statements analysis – Review)
1.1KHÁI NIỆM,MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG của PTBCTC
1.1.1Khai niệm
Phân tích báo cáo tài chính( financial statements analysis)là quá trình sử dụng các
báo cáo tài chính nhằm phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cơ
sở ra những quyết định hợp lý
Hay nói cách khác phân tích báo cáo tài chính là chỉ rõ những gì đang xảy ra đằngsau những chỉ tiêu tài chính, khi “người sử dụng” phân tích các báo cáo tài chính.Phân tích
tài chính là một trong nhiều hoạt động phân tích khác của một công ty
Phân tích báo cáo tài chính là một bộ phận trong tiến trình phân tích hoạt động của
doanh nghiệp ( Phân tích tình hình và kết quả sản xuất của doanh nghiệp; phân tích các yếu
tố của quá trình sản xuất; phân tích tình hình tiêu thụ; phân tích tình hình tài chính qua cácbáo cáo tài chính)
1.1.2.Đối tượng và mục đích sử dụng thông tin từ BCTC
Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính
‐ Bên ngoài DN:Nhà đầu tư,Chủ nợ,Nhà nước
‐ Bên trong DN,Người quản lý,nhân viên
Trang 2Phân tích báo cáo tài chính là đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượngquan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính để phục vụ cho các mục đích của
mình Tùy theo từng đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính mà đưa ra mục đích
phân tích báo cáo tài chính là khác nhau:
- Đối với nhà quản trị nhằm mục tiêu tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các
hoạt động kinh doanh của công ty trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính chính, khả năngsinh lời, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ và rủi ro tài chính của công ty Định hướngcác quyết định của ban lãnh đạo công ty như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyếtđịnh phân phối chính sách lợi nhuận…Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở cho các dự báotài chính, kế hoạch đầu tư, lên kế hoạch ngân sách tiền mặt là công cụ để kiểm soát các
hoạt động quản lý
Đối với chủ sở hữu thường quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của
tiền vốn mà công ty đã bỏ ra Thông qua phân tích báo cáo tài chính , giúp họ đánh giá hiệu
quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, khả năng điều hành hoạt động của nhà
quản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị cũng như quyết định phân
phối kết quả kinh doanh
Đối với chủ nợ như ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp mối quan tâm của họ
là hướng vào khả năng trả nợ của công ty Do đó, họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời đểđánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sảnphẩm cho đơn vị
Đối với nhà đầu tư trong tương lai điều mà họ quan tâm là sự an toàn của lượng vốn
đầu tư, kế đó là mực độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn Vì vậy họ cần những thông tin về tàichính , tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của công ty.Điền hình như quan tâm đến lợi nhuận hiện tại,lợi nhuận kỳ vọng cũng như sự ổn địnhcủa lợi nhuậ theo thời gian Họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời
kỳ để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnhvực nào
Trang 3Đối với cơ quan chức năng như thuế, thông qua báo cáo tài chính, xác định cáckhoản nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích tình hình
hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê… Qua phân tích tài chính, nhà phân tích sẽ biếtđược khả năng sinh lời cũng như tiềm năng phát triển của công ty Đối với các nhà chủ nợmối quan tâm chủ yếu là khả năng trả nợ vì thế họ muốn biết khả năng thanh toán(cho vay ngắn hạn) và khả năng sinh lợi của công ty.( cho vay dài hạn)
Đối với cơ quan nhà nước như cơ quan thế, thông qua báo cáo tài chính cho thấy
thực trạng về tình hình tài chính của công ty Trên cơ sở đó cơ quan thế sẽ tính chính xácmức thuế mà công ty phải nộp, các cơ quan tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả, rõràng và minh bạch hơn
1.1.3 Tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính để biết được tình hình tài chính của công ty giữ một vaitrò cực kỳ quan trọng không thể thiếu được trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phântích báo cáo tài chính cũng có các công cụ và kỹ thuật khác giúp nhà phân tích, nhà quản trịcông ty kiểm tra lại báo cáo tài chính đã qua và hiện hành để có định hướng phát triển hoạtđộng kinh doanh trong tương lai Phân tích báo cáo tài chính nhằm đạt được các mục đíchchủ yếu như sau:
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chử sở hữu,người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty để họ có những quyết định đúng đắn trongtương lai để đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện hữu hạn về nguồn lực kinh tế - Phải đánhgiá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ , hiệu quả của việc
sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biệnpháp phù hợp trong kỳ dự toán để có chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được mụctiêu mà công ty đã đặt ra
- Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn, chínhsách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm giatăng lợi nhuận trong tương lai
Trang 4Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau của nhiều đốitượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính Như vậy khi phân tích báo cáo tài chính củacông ty, nhà phân tích phải sử dụng một số lý thuyết và kỹ thuật về phân tích các báo cáo tài
chính của công ty Thực tế, nhà phân tích đã thấy được các báo cáo tài chính trình bày về
tình hình tài chính của công ty ở một thời điểm như bảng cân đối kế toán hoặc qua một thời
kỳ như báo cáo kết quả kinh doanh hoặc cả hau như báo cáo lợi nhuận giữ lại và báo cáo lưu
chuyển tiền tệ Tuy nhiên, các báo cáo tài chính này tự thân chúng chỉ cung cấp được dữ
liệu tài chính chứ chưa cung cấp nhiều thông tin tài chính như sự mông đợi từ những người
sử dụng thông tinm muốn có được thông tin, nhà phân tích cần đưa báo cáo tài chính nàyvào phân tích ở Việt nam, chủ yếu là phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinhdoanh và có thể là báo cáo lưu chuyển tiền tệ Riêng thuyết minh báo cáo tài chính chủ yếu
để người sử dụng thông tin hay những nhà phân tích báo cáo tài chính hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty
1.1.4 Các hoạt động kinh doanh của DN
Chúng ta nghiên cứu hoạt động kinh doanh ở mọi tổ chức doanh nghiệp, mọi tổ chứcdoanh nghiệp đang cố gắng hoạt động kinh doanh với mục đích hướng đến là “ kiếm tiền”.Vào bất kỳ một ngày nhất định nào, cho dù một doanh nghiệp mới bắt đầu hay đã thành lập
từ lâu, mọi doanh nghiệp đều cung cấp một số hàng hóa hoặc dịch vụ để bán Doanh nghiệpphải bỏ tiền ra để sản xuất hay để mua các hàng hóa dịch vụ đó, và doanh nghiệp phải cósẵn một nguồn tài chính nhất định để làm điều đó Các mục tiêu đầu tiên là mua hàng hóa
và dịch vụ để bán Doanh nghiệp muốn cung cấp một số hàng hóa hoặc dịch vụ để bán doanh nghiệp đó phải bỏ tiền ra để sản xuất hay để mua các loại hàng hóa dịch vụ đó, và doanh nghiệp phải có sẵn một nguồn tài chính nhất định để làm điều đó Các mục tiêu đầutiên là bán hàng hóa và dịch vụ với số tiền cao hơn chi phí bỏ ra để sản xuất hoặc muachúng để hưởng chênh lệch - lợi nhuận
Trang 5Hình 1: Sơ đồ mô tả sơ lược về các quá trình vận động chi phí của 1 doanh nghiệp
Hoạt động doanh nghiệp thể hiện qua 3 hoạt động chủ yếu : Hoạt động kinh doanh;hoạt động đầu tư;hoạt động tài chính (huy động vốn)
1.2 NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KHI PHÂN TÍCH BCTC
1.2.1Nội dung phân tích
1.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính
Trước tiên, nhà phân tích sẽ tiến hành Đọc hiểu khái quát về các nội dung cơ bảntrong các báo cáo tài chính Phân tích khái quát các báo cáo tài chính của công ty để lấy một
số thông tin cơ bản: Muốn phân tích khái quát trước hết phải phân tích sự thay đổi của bảngcân đối kế toán( sự biến động về tài sản và nguồn vốn) Sự thay đổi này nói lên sự thay đổi
về quy mô hoạt động của công ty Cụ thể:
- Phân tích nội dung bảng cân đối kế toán , phân tích biến động về tài sản và nguồn
vốn theo chiều ngang và theo chiều dọc
- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh - phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận
- Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ - dòng tiền thu vào và chi ra dựa trên 3 hoạtđộng kinh doanh, đầu tư và hoạt động khác
Trang 6- Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính
Từ đó đưa ra những thông tin khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Phân tích các tỷ số chủ yếu về tình hình tài chính Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuậtphân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích các báo cáo tài chính Phân tích các tỷ sốtài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giátình hình và hoạt động tài chính của công ty
Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành 3 loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối kếtoán, tỷ số tài chính xác định từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ số tài chính có liên quan đến cả hai báo cáo vừa nêu
Dựa vào mục tiêu phân tích, phân tích tài chính có thể chia thành: các tỷ số khả năngsinh lợi các tỷ số thanh khoản, các tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, các tỷ số hiệuquả hoạt động, và các tỷ số tăng trưởng hầu hết các tỷ số tài chính đều có những cái tên mô
tả cho người sử dụng nhận biết được làm thế nào để tính toán các tỷ số ấy hoặc làm thế nào
để có thể hiểu được lượng giá trị của nó
Nội dung nghiên cứu của các nhóm tỷ số này như sau: Phân tích khái niệm, công thức tính, ý nghĩa của các tỷ số, đánh giá các tỷ số theo bình quân ngàn hay qua các năm
- Nhóm tỷ số sinh lợi( Profitability ratios): Biểu hiện khả năng tạo lãi của tài sản vàvốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ( Net profit margin ratio) Tỷ suất sinh lợitrên tổng tài sản ( Return on total assets ratio) - ROA Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ( Return on total Equity ratio) - ROE
- Nhóm tỷ số về khả năng thanh khoản (Liquidity ratio): đo lường khả năng thanhtoán của công ty Tỷ số thanh toán hiện hành - current ratio Tỷ số thanh toán nhanh - Quick ratio
- Nhóm tỷ số hoạt động ( Activity Ratios): đo lường mức độ hoạt động liên quan đếntài sản của công ty Số vòng quay khoản phải thu Số vòng quay hàng tồn kho Hiệu suất sửdụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần
Trang 7- Nhóm tỷ số đòn bẩy hay quản lý nợ (financial leverage ratios): cho thấy việc sủdụng nợ của công ty có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Tỷ số nợtrên tài sản Tỷ số nợ trên vốn cổ phần Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần Khả năng thanh
toán lãi vay
- Nhóm tỷ số tăng trưởng và giá trị thị trường: công ty được nhà đầu tư đánh giá như
thế nào ở hiện tại và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai + Tỷ số giá trị trường ( market
value ratio)
- Thu nhập trên mỗi cổ phần - Tỷ lệ chi trả cổ tức - Tỷ số giá trị thị trường trên thu
nhập - Tỷ suất cổ tức
1.2.1.2Tiến trình phân tích báo cáo tài chính
Những yêu cầu căn bản khi tiến hành phân tích BCTC
+ Cần tìm hiểu đối tượng phục vụ cho việc phân tích các tỷ số tài chính
- Đối tượng bên ngoài: chủ nợ ngắn hạn chú trọng các tỷ số thanh khoản, chủ nợ dàihạn chú trọng các tỷ số cơ cấu tài chính, nhà đầu tư chú trọng khả năng sinh lời vàcác tỷ số
về doanh lợi, cơ quan chính quyền chú trọng kiểm soát, năn ngừa rủi ro
- Đối tượng bên trong: tổ chức quản trị, bộ phận kế hoạch, bộ phận kiểm soát…nhằmhoàn trả nợ đến hạn và đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp
+ Yêu cầu đối với bảng báo cáo tài chính được sử dụng khi phân tích tỷ số tàichíTrung thực, đúng biểu mẫu, chính xác và thống nhất số liệu, đúng hạn định
+ So sánh chỉ tiêu trung bình ngành: là những tiêu chuẩn được đánh giá là tốt cho những doanh nghiệp cùng loại Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các tỷ số trung bìnhngành chưa được thống kê, thì khi phân tích các nhà phân tích tài chính có thể đưa ra những
tỷ số tài chính mẫu mà được đánh giá tốt hoặc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quảvới tình hình tài chính lành mạnh, từ đó chọn tỷ số tài chính làm thước đo, tiêu chuẩn tiếnhành so sánh
+ Để cung cấp thông tin từ việc phân tích tốt cần phải tiến hành nhiều phương pháp phântích so sánh khác nhau trong cùng 1 lúc như phân tích tỷ số tài chính theo thời gian.;phântích tỷ số so sánh với đối thủ cạnh tranh;phân tích mức độ biến động trong các bảng báo cáotài chính
Trang 8Để dễ dàng hơn trong thực hành, tiến trình phân tích báo cáo tài chính có thể tiến hành theo 10 bước sau đây
Bước 1: Đọc và hiểu BCTC, nghĩa là hiểu các chỉ tiêu đã được trình bày trên báo cáo
tài chính, nếu có thể nhà phân tích hiểu rõ hơn các khoản mục chính trên báo cáo tài chính
được hình thành như thế nào? Việc phản ảnh của kế toán có tuân thủ theo các nguyên tắc vàchuẩn mực kế toán theo quy định hay không?
Bước 2: Vận dụng kỹ thuật so sánh tuyệt đối và tương đối nhằm đánh giá và đưa ra
nhận xét tổng thể về tình hình tài chính và kinh doanh của công ty
Bước 3: Xác định đúng công thức đo lường theo chỉ tiêu cần phân tích trên báo cáo
tài chính mà nhà phân tích muốn vận dụng để trên cơ sở các chỉ tiêu đã xác định, nhà phân
tích có thể đán giá được tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty
Bước 4: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức tính toán
mà nhà phân tích đã chọn
Bước 5: Giải thích ý nghĩa của các tỷ số vừa tính toán và vận dụng vào tình hình thực
tế của công ty để có phần nhận xét và đánh giá phù hợp với tình hình kinh doanh và sức
khỏe tài chính của công ty
Bước 6: Đánh giá tỷ số vừa tính toán ( cao, thấp hay phù hợp) so sánh giữa các kỳ
với nhau và với bình quân ngành để đưa ra những nhận định và đánh giá thực tế tình hình
kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty
Bước 7: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của công ty sau khi đối chiếu so sánh
và đưa nhận định, tổng hợp các nhận định và đánh giá để đưa ra kết luận về tình hình kinhdoanh và tình hình tài chính của công ty
Bước 8:Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số tài chính, nếu cần thiết phải tập
trung vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hoặc xemxét các chỉ tiêu nào chiếm tỷ trọng cao cần thiết phải xem xét và tìm ra các nhân tố ảnhhưởng để xác định những nhân tố này tác động như thế nào đến tình hình tài chính của công
ty
Trang 9Bước 9: Đưa ra các khuyến nghị để khắc phục hoặc củng cố các tỷ số tài chính trên
cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính mà những chỉ
tiêu này sex tác động trực tiếp đến các tỷ số tài chính
Bước 10: Viết báo cáo tổng hợp sau khi hồn thành việc phân tích báo cáo tài chínhcủa cơng ty Báo cáo tổng hợp phải chỉ ra được các nhận định hay nhận xét liên quan đến
phương pháp phân tích nào và thơng số nào của chỉ tiêu nào? Các tỷ số biến động và ý nghĩacủa từng tỷ số thay đổi đĩ
1.2.3 Phương Pháp phân tích
Để cĩ thể tìm ra các tiêu chí tài chính quan trọng, trong phân tích người ta thường sử dụng
nhiều phương pháp như: Phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, phương pháp thay thế liên hồn, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp hồi quy, trong đĩ phươngpháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất.Phương pháp so sánh là phương pháp xem xétmột chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánhvới một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêugốc )
- Phương pháp phân tích xu hướng biến động kết cấu:So sánh kì phân tích với kìtrước để thấy sự biến động và xu hướng thay đổi của tình hình tài chính,so sánh số liệu thực
tế với số liệu kế hoạch để thấy mức độ hồn thành kế hoạch,so sánh số liệu phân tích với sốliệu chuẩn của ngành để thấy tình trạng của doanh nghiệp trong nghành như thế nào -Phương pháp phân tích tỷ số nghĩa là so sánh các chỉ tiêu để tạo thành tỷ số cĩ ý nghĩa.Phân tích tỷ số tài chính là việc sử dụng những kỹ thuật khác nhau để phân tích các báo cáotài chính của doanh nghiệp, qua đĩ đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cĩ hiệu quả nhất
- Phương pháp Dupont : So sánh liên hồn các chỉ tiêu Mơ hình Dupont là kỹ thuật
cĩ thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một cơng ty bằng các cơng cụ quản
lý hiệu quả truyền thống
Mơ hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kếtốn Các tỷ số phân tích theo phương pháp so sánh được trình bày ở phần trên đều ở dạngmột phân số
Trang 10Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố:mẫu số và tử số của phân số đó Mặt khác các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau Hay
nói cách khác một tỷ số tái chính lúc này được trình bày bằng một vài tỷ số tài chính khác
1.3 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3.1 Vai trò, Mục tiêu của BCTC trong 1 doanh nghiệp
Báo cáo tài chính(financial statements) (báo cáo kế toán định kỳ) bao gồm những báocáo phản ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp nhằmphục vụ yêu cầu quản lý đa dạng ở cấp độ vĩ mô lẫn vi mô Báo cáo tài chính được Nhà
nước quy định thống nhất về danh mục hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp tính toán và xác lập từng chỉ tiêu cụ thể
Mục tiêu của Báo cáo tài chính (BCTC) là cung cấp các thông tin tài chính hữu íchcho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế Tuy nhiên, khi các nguyên tắc, yêu cầu,hướng dẫn lập và trình bày BCTC không rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, hay khó ápdụng, sẽ không đảm bảo được các tính chất (đáng tin cậy, có thể hiểu, so sánh được…),BCTC vì thế trở nên kém hữu ích Thông tin tài chính hữu ích là đối tượng được quan tâmđặc biệt của nhiều tổ chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu, thực hành kế toán trên thế giớitrong nhiều năm qua, với nhiều giác độ tiếp cận khác nhau
Lý do đơn giản và dễ thấy nhất là để biết trạng thái tài chính của một tổ chức (lợinhuận, phi lợi nhuận) nhằm đưa ra các quyết định phù hợp Ví dụ, bạn định mua một ngôinhà chẳng hạn, bạn cần biết bạn hiện đang có bao nhiêu tiền (đã tiết kiệm đủ bao nhiêu tiền)
để mua ngôi nhà đó, thiếu bao nhiêu, phải đi vay bao nhiêu Bạn chỉ biết được trạng thái tàichính của bạn, nếu như bạn có một bản tổng hợp về tình hình tài chính của bạn, tại thờiđiểm bạn định mua nhà, bản tổng hợp đó được gọi là báo cáo tài chính
Hàng năm DN phải công bố công khai báo cáo tài chính và các thông tin về tình hình
và kết quả kinh doanh của DN đến các đối tượng sử dụng theo qui định cụ thể như sau : Thông báo cho tập thể lao động trong DN biết được tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, mức thu nhập và các quyền lợi khác nhằm thực hiện quyền làm chủ và tham giagiám sát bộ máy lãnh đạo của DN
Trang 11Thông báo cho cơ quan quản lý của Nhà nước có căn cứ đánh giá tình hình và hiệuquả hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp tăng cường quản lý DN Cung cấp thông tin
để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu, quyết định đầu tư vào DN và giúp chocác chủ nợ đánh giá đúng khả năng thanh toán nợ của DN
1.3.2 Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
Tất cả các DN thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo
cáo tài chính năm Các công ty, tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc
phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính tổng
hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của
các đơn vị kế toán trực thộc công ty, tổng công ty
NƠI NHẬN BÁO CÁO
Trang 12- Đối với DNNN, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáotài chính giữa niên độ dạng đầy đủ - Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau
khi khóa sổ kế toán Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình
bày nhất quán giữa các kỳ kế toán Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng
vàngười đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị
- Các DN phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ
kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế Kỳ lập báo cáo tài chínhgiữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý 4) Các DN có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (tháng, 6 tháng, 9 tháng ) theo yêu cầu của pháp luật,của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu
- Đối với DNNN, DN tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính nămchậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm Đối với tổng công ty nhà nước và các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày
- Các đơn vị phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc
kỳ kế toán quý Các đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính (quý, năm) cho đơn vị
kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định Nơi nhận báo cáo đượcquy định như sau :
Tùy theo từng đối tượng và mục đích cụ thể mà DN lựa chọn hình thức công khai vàlựa chọn các chỉ tiêu công khai thích hợp.Tổ chức báo cáo công khai trước hội đồng cán bộcông nhân viên chức của DN.Đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chíhoặc các hình thức khác
Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập và gửi báo cáo tài chính hàng năm theo qui địnhhiện hành Ban giám đốc hoặc Hội đồng quản trị của DN có trách nhiệm giải thích, làm sáng
tỏ những thắc mắc, chất vấn đối với các chỉ tiêu đã công bố công khai và phải hoàn tòan
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của báo cáo tài chính hoặc các thông tin
đã công khai Trường hợp những DN có điều kiện đặc biệt, không được phép công bố côngkhai rộng rãi các thông tin tài chính thì phải có văn bản báo cáo Bộ tài chính và các cơ quan quyết định thành lập DN
1.3.3.Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính của 1 doanh nghiệp
Trang 13Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ
Báo cáo tài chính năm bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B 01 - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B 02 - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B 03 - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B 09 - DN) *Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm :
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) (mẫu số B 01a - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (mẫu số B 02a - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) (mẫu số B 03a - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu số B 09a - DN)
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) (mẫu số B 01b - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (mẫu số B 02b - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược) (mẫu số B 03b - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu số B 09a - DN) 1.3.4 Báo cáo tài chính tóm tắt Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội- EID BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Quý 4 / năm 2009) I.A BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Áp dụng với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ)
Đơn vị: Đồng
Trang 14kỳ
1 Tiền và các khoản tương đương tiền
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3 Các khoản phải thu ngắn hạn
- Tài sản cố định thuê tài chính
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
3 Bất động sản đầu tư
4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
170.975.818.645 199.488.920.264
44.248.704.128 23.336.150.924 2.128.000.000 4.830.390.000 52.914.443.213 34.871.539.46767.309.209.842 129.417.299.5204.375.461.462 7.033.540.353
3.404.748.632 3.047.608.031
2.308.655.708 2.154.859.6072.308.655.708 2.154.859.607
71.411.516.661 99.062.752.481
102.969.050.616 103.473.775.814
102.167.477.039 100.896.781.334
Trang 15- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Thặng dư vốn cổ phần
- Vốn khác của chủ sở hữu
- Cổ phiếu quỹ
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Các quỹ
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Nguồn vốn đầu tư XDCB
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác
- Quỹ khen thưởng phúc lợi
- Nguồn kinh phí
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
II.A KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, dịch vụ)
801.573.577 2.576.994.480801.573.577 2.576.994.480
174.380.567.277 202.536.528.295
Kỳ báo cáo Luỹ kế
16.832.345.297 205.723.841.417
3 Doanh thu thuần vê bán hàng và cung cấp dịch vụ
4 Giá vốn hàng bán
16.824.482.105 203.799.151.82511.168.234.386 151.542.738.605
Trang 165 LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.656.247.719 52.256.413.220
6 Doanh thu hoạt động tài chính
7 Chi phí tài chính
1.220.503.974956.915.991
1.914.291.3502.895.863.093
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.060.978.565 21.700.076.020
17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
18 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu
Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính chỉ hướng dẫn sửa đổi kế
toán một số nghiệp vụ kinh tế, bổ sung kế toán các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh chưa
được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Trang 17CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
( Financial statements analysis)
2.1PHÂN TÍCH BCĐKT
2.1.1Khái niệm & kết cấu bảng cân đối
Các báo cáo tài chính là cơng cụ để người quản lý đo lường và theo dõi sức khỏe củadoanh nghiệp Việc đọc, hiểu và cĩ khả năng phân tích các thơng tin trên báo cáo tài chính
sẽ giúp ích rất nhiều cho người làm cơng tác quản lý trong việc hoạch định và triển khai kế
hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng hiện trạng và dự báo tốt chotương lai
Bảng cân đối kế tốn là bảng tĩm tắt tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữutại một thời điểm nào đĩ, thường là cuối năm hoặc cuối quý Phản ánh số liệu tại một thờiđiểm; Tài sản liệt kê theo thứ tự thanh khoản giảm dần; Nguồn vốn được xếp theo thứ tự
nghĩa vụ trả nợ từ ngắn hạn đến dài hạn
BCĐKT được chia thành 2 phần (cĩ thể xếp dọc hoặc xếp ngang) theo mẫu đầy đủhoặc mẫu rút gọn theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và nguồn hình thành nêntài sản Do vậy, số tổng cộng của 2 phần luơn bằng nhau BCĐKT phản ánh vốn và nguồn
vốn tại một thời điểm nhất định Thời điểm đĩ thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch tốn
Bảng cân đối kế toán bị ảnh hưởng bởi từng giao dịch có tác động đến tài chính
doanh nghiệp Mỗi giao dịch đều được ghi chép vào các khoản mục liên quan, nhưng
tổng tài sản vẫn cân bằng với tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; Đẳng thức kế toán và
bảng cân đối kế toán phải luôn cân bằng Một bảng cân đối kế toán có thể được lập sau
mỗi giao dịch, nhưng làm như vậy sẽ rất khó khăn, nhiều việc và không hiện thực Do
đó, bảng cân đối sẽ được lập định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng hoặc sau một giai đoạn cụthể nào đó, nhưng thường là 1 năm
Trang 182.1.2 Nội dung cần phân tích trong BCĐKT
2.1.2.1 Phần tài sản
Phần tài sản : thể hiện hoạt động đầu tư Tài sản - là những nguồn lực doanh nghiệpđang sở hữu,có được từ giao dịch trong quá khứ, mà từ đó kỳ vọng sẽ gia tăng thêm hoặc sẽ mang lại những dòng ngân lưu trong tương lai Phản ánh tổng quát tồn bộ tài sản hiện
cĩ của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo kết cấu của tài sản và bao gồm 2 loại(A,B) mỗi loại gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản hiện cĩ:
2.1.2.1.1Loại A : Tài sản ngắn hạn - là những tài sản có thể chuyển thành tiền trong vòng thời gian 1 năm Loại này phản ánh các khoản tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Tiền : tài khoản này phản ánh lượng tiền doanh nghiệp cĩ trong quỹ hoặc gửi ở tài
khoản ngân hàng Khi doanh nghiệp thực tế thực hiện một khoản thanh tốn nợ, doanh
nghiệp phải lấy từ tài khoản tiền Ngược lại khi doanh nghiệp được thanh tĩan thì tiền sẽđược nhập vào tài khoản tiền các nguồn thu tiền cĩ thể là tiền do khách hàng thanh tốn vềlượng hàng hĩa hoặc dịch vụ được cung cấp, tiền vay ngân hàng hoặc tiền gĩp vốn vào
cơng ty Các khoản phải thu: Khi doanh nghiệp bán hàng doanh nghiệp thường thu tiền
trong vịng 30 ngày Khi thương vụ được thực hiện, doanh nghiệp chưa nhận được tiền Khoản tiền này được xem là khoản phải thu của người mua, cho đến khi người mua thanhtốn vào tài khoản tiền và lượng tiền tương đương được xĩa bỏ khỏi tài khoản các khoảnphải thu
Khoản phải thu: Các khoản phải thu: Khi doanh nghiệp bán hàng doanh nghiệp
thường thu tiền trong vịng 30 ngày Khi thương vụ được thực hiện, doanh nghiệp chưa nhậnđược tiền Khoản tiền này được xem là khoản phải thu của người mua, cho đến khi ngườimua thanh tốn vào tài khoản tiền và lượng tiền tương đương được xĩa bỏ khỏi tài khoảncác khoản phải thu
Trang 19Các khoản phải thu là một cách để hạch tốn lại tài sản mà về mặt pháp lý đã thuộc
về cơng ty nhưng cơng ty chưa nhận được Để các khoản phải thu được xếp vào loại tài sản
ngắn hạn, cĩ một giới hạn về thời gian đối với tài sản được xem là các khoản phải thu.Thơng thường nếu khoản thanh tốn khơng nhận được trong vịng 90 ngày , tài sản phảiđược xĩa sổ khỏi các khoản phải thu và thường được đưa vào tài khoản dự phịng nợ khĩ địi
Tiền và các khoản phải thu là hai loại tài sản cố định dễ chuyển đổi nhất nên thườngđược gọi là các thanh khoản, hay các tài sản cĩ tính thanh khoản cao
Hàng tồn kho:Hàng tồn kho: hàng tồn kho là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm hiện
cĩ sẵn sàng để gởi cho khách hàng Trong trường hợp doanh nghiệp xuất cĩ mua nguyênliệu và chế tạo chúng thành thành phẩm thì thường cĩ 3 loại tài khoản tồn kho: Nguyên liệu,sản phẩm dỡ dang và thành phẩm.Tổng của ba loại tài khoản này cho thấy tổng giá trị tồnkho của doanh nghiệp sản xuất Tồn kho được theo dõi theo giá vồn, cĩ một số phương phápxác định giá trị hàng tồn kho cĩ ảnh hưởng đến bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp Khi một thương vụ được thực hiện, hàng tồn kho được gởi đi là giá trị của hàng tồn kho được trừkhỏi tài khoản tồn kho Trên bảng cân đối kế tốn, thương vụ được thừa nhận bằng cách ghinhập vào tài khoản các khoản phải thu nếu hàng tồn kho được bán trả chậm, hoặc vào tàikhoản tiền mặt nếu người mua thanh tốn ngay
Tài sản ngắn hạn khác
Chi phí trả trước, các khoản dự phịng,…
Loại B : Tài sản dài hạn - loại này phản ánh tồn bộ tài sản cố định (hữu hình và vơ hình) các khoản đầu tư tài chính và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
1.1.2.1.2Phần nguồn vốn
Phần nguồn vốn : thể hiện hoạt động tài chính ( hoạt động huy động vốn) Phản ánhtồn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả và nguồn vốn của chủ sở hữu và baogồm 2 loại (A,B) Loại A : Nợ phải trả - phản ánh tồn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Nợ phải trả - nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp đối với bên ngoài hoặc các sản quyền(claims) trên tài sản doanh nghiệp của các đối tượng bên ngoài
Trang 20Loại B : Nguồn vốn của chủ sở hữu - loại này phản ánh tồn bộ nguồn vốn kinh
doanh, các khoản chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, các quĩ và lãi chưa sử dụng Vốn chủ sở hữu - phần sản quyền còn lại sau khi trừ đi các nghĩa vụ nợ phải tra
Ngồi ra, BCĐKT cịn cĩ 7 chỉ tiêu ngồi bảng đĩ là : Tài sản thuê ngồi Vật tưhàng hố nhận giữ hộ Hàng hố nhận bán hộ, nhận ký gửi Nợ khĩ địi đã xử lý Ngoại
tệ các loại Hạn mức kinh phí cịn lại Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện cĩ
1.1.3 Phân tích khái quát về bảng cân đối kế tốn
1.1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn
Phân tích tài sản:Tài sản ngắn hạn: tiền,khoản phải thu,hàng tồn kho,Các tài sản ngắn hạnkhác
Đánh giá khái quát về vốn ( tài sản ) và nguồn vốn là căn cứ vào các số liệu phảnánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳvới đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng sửdụng vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tănggiảm tổng tài sản và tổng nguồn vốn thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanhnghiệp được Vì vậy can phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng canđối kế toán
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Theo quan điểm luân chuyển vốn thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm Tàisản ngắn hạn và Tài sản dài hạn được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn của chủ sở hữudoanh nghiệp Quan hệ cân đối được thể hiẹn bằng công thức: TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Nhưng quan hệ này chỉ mang tính lý thuyết, không thể nào nguồnvốn chư sở hữu có nay đủ để trang trãi cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác Trên thực tế, mối quan hệ này không thể xảy ra mà thường xảy ra các trường hợp sau:
Trang 21TH1:Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bị thiếu vốn để trang trãi tài sản, nên đểquá trình kinh doanh không bị bế tắt, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn các đơn vị
khác dưới hình thức mua trả chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán ( nhưng không
vượt quá thời hạn thanh toán )
TH2:Trường hợp này vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bị các
doanh nghiệp hoặc đối tưọng khác chiếm dụng vốn dưới hình thức bán chịu cho bên mua
thành phẩm, hàng hoá, diạch vụ… hoặc ứng trước tiền cho bên bán, tài sản sử dụng để
thế chấp, ký cược, ký quỹ…
TH3:Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán là tổng số tiền phần tài sản luôn luôn
bằng tổng số tiền phần nguồn vốn Nên quan hệ cân đối được viết một cách nay đủ như
sau : TSNH + ĐTNH + TSDH = NPT + VCSH.Nếu giả định tổng tài sản tăng lên, vềkhái quát ta hiểu rằng nguồn vốn phải tăng lên một khoản tương ứng, đó có thể là một
khoản nợ đã tăng hoặc một khoản tăng trong vốn chủ sở hữu
1.1.4 Một số khoản mục chính cần lưu ý
+ Tiền và các thứ liên quan đến tiền
+ Hàng tồn kho cũng là 1 yếu tố rất quan trọng, đặc biệt khi thị trường rơi vào khủnghoảng Những DN giải quyết đc hàng tồn kho sẽ là những DN cĩ khả năng sống sĩt cao Nĩ
cũng cho thấy khả năng tiêu thụ, quay vịng vốn của 1 DN
+ Nợ ngắn hạn cho thấy khả năng quay vịng vốn của DN, nhưng nĩ cũng cho thấy quy mơ
SX, nĩ liên quan đến dịng tiền Dịng tiền khơng đổi hoặc ít đi mà nợ ngắn hạn tăng lên thì
tức là cĩ vấn đề Cịn nếu 2 thằng cùng tăng thì fải xem xét, cĩ thể DN mở rộng sx, họ fảivay nhiều hơn để sx nhiều hàng hĩa hơn Khơng sao bởi nếu bán được hang thì lợi nhuận
cũng sẽ lớn hơn
+ Các khoản dự phịng
+ Dự trữ: Đặc biệt quan trọng trong khủng hoảng Nếu DN khơng cĩ dự trữ đủ mạnh thì chỉcần 1 tác động nhỏ cũng cĩ thể làm nĩ phá sản
Trang 22Thảo luận: 1 Tính thanh khoản So sánh tính thanh khoản của cơng ty đại chúng và cơng ty chưa niêm yết? So sánh cơng ty cĩ và khơng cĩ tài sản để thanh lý ?
Thảo luận 2:Vốn lưu động (working capital) Vốn lưu động: Là vốn đáp ứng, duy trì các hoạt động thường nhật (trong một chu kỳ kinh doanh) Là biểu hiện bằng tiền của tồn bộtài sản lưu động của doanh nghiệp, thường gồm 2 bộ phận: Tài sản trong sản xuất và tàisản lưu động trong lưu thơng Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn VLĐ =(Tiền mặt và chứng khốn thanh khoản + Khoản phải thu + Hàng tồn kho) - Chi phí phải trảVLĐ = (Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn - Tài sản dài hạn VLĐ = Vốn dài hạn - Tài sản dàihạn
số liệu về các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD để kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thựchiện mục tiêu đặt ra về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hố đã tiêu thụ,tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ
kế tốn
Thơng qua số liệu trên BCKQHĐKD mà kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác Thơng qua số liệu trên BCKQHĐKD mà đánh giá, dự đốn xu hướng phát triển của doanhnghiệp qua các kỳ khác nhau và trong tương lai
2.1.1.2Nội dung
Phân tích khái quát về báo cáo kết quả kinh doanh
Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận
Lợi nhuận giữ lại - là phần vốn chủ sở hữu tăng thêm có được từ lợi nhuận Doanhthu > chi phí: làm tăng vốn chủ sở hữu
Trang 23Doanh thu < chi phí: làm giảm vốn chủ sở hữu Ghi nhận doanh thu Xác địnhdoanh thu trong kỳ - một sự kiểm tra xem việc ghi nhận doanh thu có đúng vào kỳ kinh
doanh này hay không
2.1.1.3Các khoản mục chính cần lưu ý
*Chi phí gắn với thời gian trong BCKTKD
- Lãi vay được tính vào chi phí trong kỳ, cho dù cơng ty khơng thực chi tiền mặttrong kỳ Lãi vay làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận chịu thuế, do đĩ lãi vay cịn cĩ tên là
“lá chắn thuế” (taxshield) -Khấu hao là quá trình phân bổ khoản chi phí đầu tư thành chi phíhoạt động trong các kỳ Khấu hao: phần giảm giá trị của tài sản cố định theo thời gian được
chuyển thành chi phí trong quá trình tạo ra doanh thu.Khấu hao làm tăng chi phí và giảm lợinhuận chịu thuế, do đĩ cũng tạo ra “lá chắn thuế” (taxshield).Cĩ thể cĩ ba loại vịng đờikhác nhau: Vịng đời kinh tế;Thời gian khấu hao theo qui định kế tốn;Thời gian khấu hao
theo qui định của cơ quan thuế
* BCKQKD sẽ bị sai lệch :
Lợi nhuận cĩ thể bị bị bĩp méo bởi các nguyên tắc và quan điểm kế tốn Phươngpháp kế tốn hàng tồn kho; Phương pháp tính khấu hao; Phương pháp phân bổ chi
phí;Nguyên tắc kế tốn thực tế phát sinh; Tình trạng “lãi giả, lỗ thật” và “lỗ giả, lãi thật; Cĩ
lãi nhưng khơng chắc cĩ khả năng trả nợ tới hạn…
Thảo luận:Làm sao biết được trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp đã chi mua sắm (thu bán thanh lý) bao nhiêu đối với tài sản cố định? Làm sao biết được trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp đã từng đi vay (trả nợ vay) bao nhiêu? BCKQKD được thiết lập theo nguyên tắc kế tốn thực tế phát sinh (accrual), chứ khơng phải theo tiền mặt (cash) Tại sao
cĩ lãi mà khơng cĩ tiền, và ngược lại? Làm sao giải thích sự thay đổi (tăng, giảm) trong tồn quỹ tiền mặt giữa cuối kỳ và đầu kỳ
1.3 PHÂN TÍCH BCLCTT
1.3.1 Khái niệm,kết cấu
Bảng lưu chuyển tiền tệ cĩ liên quan mật thiết với bảng CĐKT và báo cáo kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Nĩ cần các dữ liệu từ:
Trang 24- Bảng CĐKT dùng để thu thập dòng tiền từ tất cả các hoạt động Để quá trình nàyđược dễ dàng nên tính toán thay đổi từ thời điểm đầu kì đến thời điểm cuối kì của mỗikhoản
- Một báo cáo kết quả hoạt động SXKD sử dụng ban đầu để thu thập các dòng tiền từ
hoạt động SXKD - Các chi tiết phụ khác liên quan đến một số tài khoản phản ánh vài loạigiao dịch và vấn đề khác nhau Việc nghiên cứu các tài khoản riêng biệt là cần thiết bởithường tổng số thay đổi của cân bằng TK trong năm không chỉ ra được bản chất thực của
dòng tiền
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành
và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Thông tin phản ánhtrong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo
ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt động của doanh nghiệp
Cụ thể : Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền, các khoản
tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền Đánhgiá, phân tích thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền Đánhgiá ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp đối với tìnhhình tài chính Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu về
tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo
Dòng lưu chuyển tiền tệ đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp Nó cho phépdoanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động của mình, thay thế các tài sản cần thiết, tận dụngcác cơ hội của thị trường và chi trả cổ tức cho các cổ đông Một số chuyên gia còn cho rằng
“dòng tiền là vua” (“cash flow is king”) Bảng lưu chuyển tiền tệ cho biết khả năng tạo tiền,
tình hình quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện thời, chi tiết các khoản
đầu tư vào tài sản sản suất và các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp Nó cho phép cả
các nhà quản lí cũng như các nhà nghiên cứu trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền như:
• Liệu doanh nghiệp có đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp
và những chủ nợ khác mà không phải đi vay không?
• Doanh nghiệp có thể quản lí được các tài khoản phải thu, bảng kiểm kê,
Trang 25• Doanh nghiệp cĩ những khoản đầu tư hiệu quả cao khơng?
• Doanh nghiệp cĩ thể tự tạo ra được dịng tiền tệ để tài trợ cho các khoản đầu tư cầnthiết mà khơng phụ thuộc vào vốn từ bên ngồi khơng?
• Doanh nghiệp cĩ đang thay đổi cơ cấu nợ khơng? Bảng lưu chuyển tiền tệ (SCF)
cung cấp thơng tin liên quan ba hoạt động chính tạo ra và sử dụng tiền là: hoạt động sản
xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần :
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
*Giải thích các điều chỉnh để đi từ lợi nhuận rịng đến dịng tiền theo PP lập gián itếp:
Các khoản cộng vào· Khấu hao là một chi phí khơng phải bằng tiền mặt Khấu hao
làm giảm lợi nhuận rịng nhưng khơng làm giảm tiền mặt Vì vậy khi điều chỉnh phải cộng
khấu hao · Khoản phải trả, lương phải trả, thuế phải trả đều là những chi phí đã ghi nhận
trong báo cáo thu nhập và làm giảm lợi nhuận rịng nhưng thực tế tiền chưa chi ra Vì vậy
khi điều chỉnh phải cộng thêm phần tăng lên của khoản phải trả · Khoản ứng trước của
khách hàng khơng làm tăng thêm lợi nhuận rịng nhưng thực sự làm tăng thêm tiền mặt cơng
ty cĩ, vì vậy khi điều chỉnh phải cộng thêm phần tăng khoản này
Các khoản trừ ra· Khoản phải thu là doanh thu đã ghi nhận trong báo cáo thu nhập và
làm tăng lợi nhuận rịng, nhưng thực tế chưa cĩ tiền thu vào Vì vậy khi điều chỉnh phải trừ
đi phần tăng lên của khoản phải thu · Hàng trong kho thể hiện tiền đã chi ra nhưng lạikhơng ảnh hưởng đến lợi nhuận rịng Vì vậy khi điều chỉnh phải trừ đi phần tăng lên của
hàng trong kho · Phần lãi do bán tài sản cố định: tồn bộ tiền bán tài sản cố định được ghivào hoạt động đầu tư, nhưng phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị sổ sách lại được ghinhận trong báo cáo thu nhập Do vậy phần này phải được trừ ra trong quá trình điều chỉnh
Phương pháp trực tiếp:
Báo cáo các dịng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh được liệt kê theo từng khoản thu và chi trả:
Trang 26Dòng tiền vào: - Tiền thu bán hàng
- Tiền thu từ các khoản nợ phải thu
- Tiền thu từ các khoản thu khác
Dòng tiền ra: - Tiền đã trả cho người bán
- Tiền đã trả cho công nhân viên
- Tiền đã nộp thuế và các khoản kác cho Nhà nước
- Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác
- Tiền đã trả cho các khoản khác
Chênh lệch giữa dòng tiên vào và dòng tiền ra được gọi là lưu chuyển tiền thuần từhoạt động sản xuất kinh doanh
Phương pháp gián tiếp: Điều chỉnh thu nhập ròng bằng việc giảm thiểu các khoản
mục phi tiền tệ để tính toán dòng tiền vào (ra) ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh Cần
chú ý giữa thu nhập và dòng tiền có sự khác nhau, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhđược ghi nhận tích luỹ, cả doanh thu và chi phí đều được ghi nhận khi có nghiệp vụ phát
sinh, không quan tâm đến thời điểm phát sinh dòng tiền Hiện nay, các doanh nghiệp hầu hếtđều sử dụng phương pháp gían tiếp Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng, hai phương pháp trên lànhững cách chuyển đổi đơn giản cho kết quả giống nhau
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Là các dòng tiền vào ra liên quan đến việc mua và
thanh lí các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào các chứng
khoán của công ty khác Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để có được các tài sản này dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việc thanh lí cáctài sản đầu tư trước
Các dòng tiền từ hoạt động đầu tư gồm:
Dòng tiền vào: Tiền thu từ: - các khoản đầu tư vào đơn vị khác - lãi các khoản đầu tưvào đơn vị khác - bán tài sản cố định
Dòng tiền ra: Tiền trả cho: - đầu tư vào các đơn vị khác - mua tài sản cố định Chênhlệch giữa dòng tiền ra và vào gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư
Trang 27Dịng tiền từ hoạt động tài chính: Bao gồm dịng tiền ra và vào liên quan đến cácnghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngồi doanh nghiệp ( từ các chủ sở hữu và chủ nợ ) tài trợcho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp
Dịng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu vốn và chủ
nợ Dịng tiền ra ngược lại Các hoạt động đĩ gồm: Dịng tiền vào: Tiền thu: - do đi vay - do
các chủ sở hữu gĩp vốn - từ lãi tiền gửi
Dịng tiền ra: - tiền đã trả nợ vay - tiền đã hồn vốn cho các chủ sở hữu - tiền lãi đã
trả cho các nhà đầu tư vao doanh nghiệp Số chênh lệch dịng tiền ra và vào gọi là: lưu
chuyển thuần từ hoạt động tài chính
1.3.2 Nội dung phân tích
Mục đích đầu tiên của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là giải thích sự thay đổi trong tồn quỹ
tiền mặt đầu kỳ và cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán, gây ra do 3 hoạt động)
Phương trình tiền mặt
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU •
TSNH + TSDH = NPTrả + VCSH •
TM + KPThu + HTK = NPTrả + VCSH - TSCĐ •
TM = NPThu + VCSH - TSCĐ - KPT - HTK
* Lưu chuyển tiền từ HĐKD : Các chỉ tiêu phần này phản ánh tồn bộ dịng tiền thu chi cĩ
liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền
thu từ các khoản phải thu của khách hàng, tiền trả cho người cung cấp, tiền trả cho cơng
nhân viên, tiền nộp thuế, các khoản chi phí cho cơng tác quản lý v.v Phần này phản ánhnhững dòng tiền thu được trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như quá trình cung cấp
dịch vụ cho khách hàng và những dòng tiền chi ra để trả cho người bán, người cung cấp
dịch vụ, chi trả long, bảo hiểm, nộp thuế,… Đó là những khoản tiền có liên quan đến quá
trình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra nó còn phản ánh những
khoản thu, chi bất thường không thuộc hoạt động đầu tư hoặc tài chính như số tiền thu
được do doanh nghiệp thắng kiện
Trang 28* Phần lưu chuyển từ hoạt động đầu tư : Các chỉ tiêu phần này phản ánh tồn bộ dịng tiền
cĩ liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Trong phần này cần phân biệt
2 loại đầu tư khác nhau : - Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp như đầu tư
XDCB, mua sắm TSCĐ v.v - Đầu tư vào đơn vị khác dưới các hình thức, các khoản này
trong BCLCTT khơng phân biệt đầu tư ngắn hạn hay đầu tư dài hạn Các khoản thu chi được phản ánh vào phần này gồm tồn bộ các khoản thu do bán TSCĐ, thanh lý TSCĐ, thuhồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác, thu lãi đầu tư v.v Các khoản chi đầu tư mua sắmTSCĐ, xây dựng cơ bản, chi để đầu tư vào đơn vị khác v.v
Khi doanh nghiệp chi tiền ra để đầu tư vào các phương tiện sản xuất như : nhàxưởng, máy móc… thì sự chênh lệch trong thời gian lại càng lớn hơn Tài sản cố địnhkhấu hao trong suốt thời hạn sử dụng nghĩa là đối với một dây chuyền sản xuất sử dụngtrong 10 năm thì trong 10 năm đó, doanh nghiệp sẽ dần dần thu hồi được số tiền đã bỏ ra lúc đầu để mua nó Về phương diện quản lý ngân quỹ thì đầu tư có nghĩa là chi một
khoản tiền lớn ngay và thu dần dần lại trong một khoản thời gian dài
Phần này liên quan đến các tài khoản mua và thanh lí các cơng cụ sản xuất của doanhnghiệp, các khoản đầu tư vào chứng khốn của các doanh nghiệp khác và các khoản chokhách hàng vay Các tài khoản trên bảng cân đối kế tốn bao gồm các khoản đầu tư ngắnhạn và dài hạn và quyền sở hữu, đất đai nhà xưởng, thiết bị
Các mối quan hệ giữa các TK trên bảng cân đối kế tốn và ảnh hưởng lên dịng tiềnthường gặp là:
+ Quyền sở hữu đất đai, trang thiết bị : Mua(dịng tiền ra) và Bán(dịng tiền vào) + Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn: Mua(dịng tiền ra) và Bán(dịng tiền vào) Phần dịng tiền từ các hoạt động đầu tư cho thấy thơng tin quan trọng về chiến lược của doanh nghiệp.Với nhiều doanh nghiệp, tỉ lệ tài sản hữu hình cĩ thể cho thấy đĩ là các khoản đầu tư ít rủi
ro Khi một doanh nghiệp trong ngành cơng nghiệp xây dựng cơng suất quá mức cần thiết
để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì chi phí để duy trì và tài trợ cho dự án đĩ cĩ thể đẩy
doanh nghiệp đến phá sản
Trang 29Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng tỉ lệ nguồn vốn thu được để đánh giá khả năng tài trợvốn để thực hiện dự án và mua thiết bị cho SXKD Tỷ lệ nguồn vốn thu: dịng tiền từ hoạt
động SXKD/ tiền chi cho dự án và trang thiết bị
* Phần lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính : Các chỉ tiêu phần này phản ánh tồn
bộ dịng tiền thu chi cĩ liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp Hoạtđộng tài chính gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Các khoản thu, chi được tính vào phần này gồm tiền thu do đi vay, thu do các chủ sở hữugĩp vốn, tiền thu từ lãi tiền gửi, tiền trả nợ các khoản vay, trả lại vốn cho các chủ sở hữu,tiền trả lãi cho những người đầu tư vào doanh nghiệp v.v
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính tạo ra những dòng tiền ra, tiền vào màdoanh nghiệp sử dụng để giải quyết những chênh lệch về ngân quỹ phát sinh ra donhững hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư Thí dụ, đi vay vốn ( dòng tiền vào) thìtrả nợ (dòng tiền ra) Hay khi doanh nghiệp vay vốn dài hạn sẽ thu ngay một lượng tiềnlớn và sẽ trả dần trong một khoản thời gian dài Các dòng tiền xuất phát từ các nghiệpvụ này đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp có chương trình đầu tư Ngược lại, khidoanh nghiệp có vốn nhàn rỗi thì có thể cho vay ngắn hay dài hạn trong thời gian chưacan số tiền đó
Phần này phản ánh những thay đổi trong hai khoản trách nhiệm pháp lí ngồi vốn,những chứng từ phải trả (hay các khoản nợ dài hạn), các khoản nợ dài hạn đến hạn trả cũngnhư những thay đổi của các tài khoản vốn cổ đơng và trách nhiệm pháp lí dài hạn
Những TK trong bảng cân đối kế tốn này liên quan đến việc phát hành và thanh tốn các mĩn nợ và cổ phiếu và chi trả các lợi tức Các mối quan hệ chủ yếu bao gồm các mốiquan hệ sau:
+ Vay nợ ngắn hạn hay dài hạn ngân hàng : Giấy nợ nhận tiền(dịng tiền vào) và thanh tốn nợ(dịng tiền ra)
+ Phát hành cổ phần : phát hành cổ phiếu(dịng tiền ra) và mua lại cổ phiếu bằngtiền(dịng tiền vào) Các hoạt động tài chính liên quan đến phát sinh vốn từ các chủ nợ hoặcchủ sở hữu:
Trang 30- Phát sinh từ phát hành khoản nợ ngắn và dài hạn: nhận tiền từ việc đi vay NH hoặccác tổ chức tín dụng khác hoặc phát hành trái phiếu ra công cộng Nếu các khoản nợ được
phát hành để nhận các tài sản khác không phải là tiền thì không được coi thuộc phần dòng
tiền từ hoạt động tài chính của bảng lưu chuyển tiền tệ
- Việc chỉ trả gốc các khoản nợ ngắn và dài hạn: các dòng tiền ra liên quan đến các
khoản nợ gồm khoản tiền trả gốc thường kì cũng như việc trả nợ trước thời hạn Phần tiền
trả nợ gốc được coi là thuộc dòng tiền từ hoạt động tài chính, phần tiền trả lãi là dòng tiền từ
hoạt động SXKD
Phát sinh từ phát hành cổ phiếu: liên quan đến các khoản tiền nhận từ việc bán các
cổ phiếu thông thường cho nhà đầu tư nó không gồm các khoản cổ phiếu phát hành chi trảcho các món khác không phải tiền như phát hành cổ phiếu trả lương công nhân
- Mua cổ phiếu hoặc bán cổ phiếu: dòng tiền ra bao gồm khoản trả bằng tiền để mualại cổ phiếu của doanh nghiệp từ cổ đông
- Tiền trả cổ tức: là khoản tiền trả cổ tức cho các cổ đông trong năm Nhiều ngườiphân vân tại sao khoản tiền lãi trả cho chủ nợ thuộc dòng tiền từ hoạt động SXKD còn tiềntrả cổ tức lại thuộc dòng tiền từ hoạt động tài chính Nhớ rằng lãi suất được ghi trên báo cáo kết quả kinh doanh trực tiếp liên quan đến thu nhập (là hoạt động SXKD) Còn cổ tức thìkhông bởi chúng là sự phân phối thu nhập Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thườngđược tài trợ từ ba nguồn chính: tiền từ hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp, từ phát
hành cổ phiếu và từ vay mượn dài hạn Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tốquan trọng ảnh hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp Bảng lưu chuyểntiền tệ cho thấy ban quản lí đã lựa chọn phương cchs nào để tài trợ sự phát triển của doanhnghiệp Các thông tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển củadoanh nghiệp
Với nội dung như vậy nên BCLCTT được kết cấu thành các dòng để phản ánh cácchỉ tiêu liên quan đến việc hình thành và sử dụng các khoản tiền theo từng loại hoạt động Các cột ghi chi tiết theo từng loại hoạt động Các cột ghi chi tiết theo số kỳ này và kỳ trước
để có thể đánh giá, phân tích, so sánh giữa các kỳ với nhau
1.3.3.Mối quan hệ giữa dòng tiền và các khoản mục chính
Trang 31Phần hoạt động tài chính của bảng lưu chuyển tiền tệ tập trung vào khả năng tạo tiềnqua hoạt động sản xuất kinh doanh và việc quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài
vốn hiện tại của doanh nghiệp (hay vốn hoạt động) Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây làphần quan trọng nhất của bảng bởi vì xét trong thời gian dài, hoạt động sản xuất kinh doanh
là nguồn duy nhất tạo ra tiền Các nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào một công ty nếu họ thấy
nó không có khả năng chi trả cổ tức cho họ hoặc nó không thể tái đầu tư từ số tiền thu được
từ hoạt động sản xuất kinh doanh Tương tự, các chủ nợ cũng không cho công ty đó vay nợ
Để đánh giá mối liên hệ giữa dòng tiền và các hoạt động sản xuất kinh doanh, ta lần lượtxem xét các mối liên hệ sau:
*Các tài khoản phải thu và lưu chuyển tiền tệ: Sự thay đổi của các TK phải thu có thể là
yếu tố quyết định đến dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cty.Theo phương pháp gián tiếp, doanh thu bán hàng tích luỹ thường gồm các khoản doanh thukhông phát sinh tiền, nó tạo nên sự thay đổi trong cân bằng của các TK phải thu Khi doanhthu được ghi nhận, TK phải thu tăng và khi tiền thu về, TK phải thu giảm Chúng ta có thể
đưa ra nguyên tắc sau: Khi có một sự giảm trong TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàngluôn lớn hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số giảm phải được tính vào dòng tiền từ hoạt độngsản xuất kinh doanh Khi có một sự tăng của TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luônnhỏ hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số tăng phải ghi giảm trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản
xuất kinh doanh Ví dụ: bảng cân đối kế toán: TK phải thu có SDDK: 70 triệu, SDCK: 105tr-> số tăng trong kì: 35tr, lượng tiền thu được ít hơn doanh thu Do đó để phản ánh lượngtiền vào ít hơn, lượng tăng phải được trừ vào lợi nhuận kinh doanh để chuyển lợi nhuậnsang dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
* Hàng tồn kho và lưu chuyển tiền tệ: Sự thay đổi của hàng tồn kho cũng là một yếu tố
chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chi phí mua hàng trong thời kì, trong khi đó
SFC phản ánh số tiền trả cho người cung cấp trong cùng kì Chi phí này có thể lớn hơn hoặc
nhỏ hơn lượng tiền trả Do hầu hết hàng hoá mua theo phương pháp mua chịu, để cân bằngchi phí mua hàng với số tiền trả cho nhà cung cấp đòi hỏi việc xem xét những thay đôỉ trong
cả TK hàng hoá và TK phải trả
Trang 32Cách đơn giản nhất để ghi nhận ảnh hưởng của những thay đổi hàng tồn kho là khi muahàng (lượng hàng tồn kho tăng cuối cùng dẫn đến giảm lượng tiền và khi bán hàng dẫn đến
giảm hàng tồn kho và tăng lượng tiền Tương tự, khi vay của nhà cung cấp dẫn đến tăng
lượng tiền phải trả, tăng tiền và khi trả, giảm khoản phải trả, giảm tiền Một sự tăng hoặc
khoản phải trả phải được ghi giảm hoặc ghi thêm vào dòng lưu chuyển tiền tệ
* Chi phí trả trước và dòng lưu chuyển tiền tệ: Theo phương pháp kế toán ghi tích luỹ, tổng
số chi phí phải trả có thể khác với dòng tiền liên quan đến chi phí trả trước Một số chi phí được thanh toán trước khi nó được ghi nhận (VD: tiền thuê trả trước) Khi thực hiện thanhtoán, cân bằng TK chi phí trả trước tăng, khi chi phí được ghi nhận, chi phí trả trước giảm.Khi có một sự giảm trong TK chi phí trả trước hoặc TK tài sản sản xuất kinh doanh, số tiềnchi phí trả trước luôn nhỏ hơn chi phí trả đúng hạn, do đó, khoản giảm phải được ghi thêmvào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Ngược lại, nó phải ghi trừ Chú ý: một sựtăng trong TK hàng hoá không dự tính trước có thể là một nguyên nhân khác làm kết quảkinh doanh vượt quá tốc độ dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Sự gia tăng hànghoá có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng tăng doanh thu theo kế hoạch không được thựchiện
* Mối liên hệ giữa dòng tiền và các tài sản hiện tại khác và các tài sản khác: Các tài sảnhiện tại khác luôn gồm những khoản hoạt động như lãi suất phải thu Những tài sản khác (không phải tài sản hiện tại) có thể hoặc không thể gồm những khoản hoạt động như nhữngkhoản phải thu dài hạn của khách hàng Tương tự với các khoản phải thu, khi các tài khoảnnày phản ánh một sự tăng ròng, số tiền thu được luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, khoảngiảm được ghi trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Ngược lại, khoản thiếuhụt phải ghi thêm Với những tài sản gồm những tài sản không hoạt động như trang thiết bịthanh lí, sự thay đổi của nó không được coi thuộc khoản dòng tiền từ hoạt động sản xuấtkinh doanh mà nó ảnh hưởng đến dòng tiền từ hoạt động đầu tư.5 Mối quan hệ giữa dòngtiền và các tài khoản phải trả: Như đã nói trong phần trước, hầu hết hàng hoá đều được muachịu Do đó, khi việc mua hàng được ghi nhận, khoản phải trả tăng và khi trả tiền, khoảnphải trả giảm Khoản phải trả bằng lượng tiền công ty vay từ nhà cung cấp qua việc muahàng
Trang 33Khi có sự tăng trong tài khoản phải trả, số tiền trả cho nhà cung cấp luôn nhỏ hơn giá trị sốhàng mua trên tài khoản; do đó khoản tăng phải được cộng vào dòng tiền từ hoạt động sản
xuất kinh doanh, và ngược lại 6 Mối liên hệ giữa chi phí tích luỹ và dòng tiền: Đối với một
số chi phí được trả sau khi chúng được ghi nhận ( như chi phí tiền lương tích luỹ), khi chiphí được ghi nhận, cân bằng trong chi phí trách nhiệm pháp lý tích luỹ tăng, khi thanh toán, các chi phí này giảm Khi có sự tăng ròng trong khoản chi phí phải trả trong kì, số tiền trảcho chi phí luôn nhỏ hơn chi phí được ghi nhận; do đó, khoản tăng phải được ghi thêm vàodòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Ngược lại, khoản giảm được ghi trừ So sánhthu nhập ròng với dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Để đánh giá sự phù hợp giữathu nhập ròng và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Chất lượng tỉ lệ thu nhập =(Dòng tiền từ hoạt động SXKD / Thu nhập ròng) Chỉ số này cho biết tỉ lệ thu nhập phát sinh
từ tiền sau đó được sử dụng cho các hoạt động đầu tư mới hoặc trả nợ tài chính Khi tỉ lệ nàykhác 1, cần phải tìm ra những nguồn gây ra sự khác nhau đó, liệu tỉ lệ này có thay đổi theothời gian và nguyên nhân của sự thay đổi, những sự biến động của các khoản phải thu, hànghoá và các khoản phải trả là bình thường không và có lời giải thích hợp lí cho những thayđổi này không i Lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản, đất đai nhà xưởng và thiết bị: tổng số tiềnthu được từ việc bán tài sản, nhà xưởng, đất đai, thiết bị nằm trong phần dòng tiền từ hoạtđộng đầu tư Do lãi hoặc lỗ nằm trong thu nhập ròng để tránh tính toán ảnh hưởng của phầnlãi lỗ này hai lần, cần phải loại bỏ khỏi phần dòng tiền từ hoạt động SXKD bằng việc trừ lãihoặc cộng thêm lỗ ii Thuế thu nhập thu sau: một sự tăng trách nhiệm pháp lý thuế đi kèm
với một chi phí trong thời kì hiện tại Bởi vì một khoản thuế tăng sẽ không dẫn đếnmột dòngtiền ra vào thời kì hiện tại, nó được cộng vào phần lãi lỗ trên bảng lưu chuyển tiền tệ Cáckhoản thuế sẽ được cộng dồn vào và trả vào một thời điểm trong tương lai, tạo nên mộtdòng tiền ra Khi đó số trách nhiệm pháp lí ngoài vốn giảm phải được trừ vào lãi lỗ trên bảng lưu chuyển tiền tệ iii Thu nhập về vốn và những khoản lỗ đầu tư iv Các khoản giảmtrừ và dòng tiền Các khoản chi phí giảm trừ thường được gọi là chi phí phi tiền bởi nókhông trực tiếp ảnh hưởng đến dòng tiền Dòng tiền ra liên quan đến các khoản giảm trừ xảy
ra khi có yêu cầu giảm tài sản liên quan Vào mỗi thời kì ghi nhận khoản giảm trừ, khôngxảy ra việc thanh toán tiền Hầu hết các chi phí khác đều gây ra dòng tiền ra Ví dụ: chi phílương Một vài người nhầm lẫn rằng “giảm trừ sinh ra tiền” do họ thấy các khoản giảm trừ
Trang 34được cộng thêm vào phần dịng tiền từ hoạt động SXKD của bảng lưu chuyển tiền tệ Khoảngiảm trừ khơng phải là nguồn gốc của tiền, chỉ khi nào hàng hố hoặc dịch vụ được mua
hoặc bán thì nĩ mới phát sinh tiền Một doanh nghiệp với một lượng giá trị chi phí giảm trừ
lớn khơng tạo ra một lượng tiền lớn hơn so với một doanh nghiệp cĩ chi phí giảm trừ nhỏ
hơn (giả sử các khoản tạo dịng tiền khác giống nhau) Các khoản giảm trừ làm giảm lượng
tiền phát sinh của doanh nghiệp bởi vì nĩ là chi phí phi tiền do đĩ trên bảng lưu chuyển tiền
tệ chi phí giảm trừ được cộng vào thu nhập để tính dịng tiền từ hoạt động SXKD Đối vớithuế: mặc dù các khoản giảm trừ là chi phí phi tiền nhưng thơng qua thuế nĩ cĩ ảnh hưởng
đến dịng tiền Các khoản giảm trừ là các chi phí cĩ thể ảnh hưởng đến thuế thu nhập Chi
phí giảm trừ càng lớn thì thuế TN càng thấp Do thuế được thu bằng tiền nên một sự giảmthuế dẫn đến tăng dịng tiền ra của doanh nghiệp
1.3.4 ý nghĩa của phân tích dịng tiền
Chúng ta đã xem xét bản cân đối tài sản và báo cáo BCKQKD Nhưng hai bản này chưa thể
hiện được tồn cảnh hoạt động của cơng ty Một cơng ty cĩ thể báo cáo lợi nhuận rất cao,
ngay sau đĩ tuyên bố phá sản hoặc lâm vào tình trạng tương tự! Điều này đã từng xảy ra nhiều lần trên thực tế Nguyên nhân:1 BCKQKD tuân theo nguyên tắc kế tốn theo thực tếphát sinh (accrual basis) Doanh thu cĩ thể được báo cáo trước khi hoặc sau khi thực sựnhận được tiền Điều tương tự cũng xảy ra cho chi phí Vì vậy cơng ty cĩ thể cĩ doanh thu
và lợi nhuận cao nhưng vẫn khơng cĩ tiền để thanh tốn nợ đến hạn 2 BCKQKD khơng thểhiện tiền thu được từ hoạt động huy động vốn, như vay dài hạn hoặc tăng thêm vốn gĩp của
các cổ đơng Bản này cũng khơng thể hiện được các khoản tiền đầu tư vào mua sắm tài sản
cố định.
Để khắc phục những thiếu sĩt trên, cần phải cĩ bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảnbáo cáo này thể hiện tiền mặt Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong quản lýtài chính của doanh nghiệp Nó là công cụ hữu ích để quản lý và theo dõi tình trạng củadoanh nghiệp.một trong những ràng buộc lớn nhất của một doanh nghiệp là ở thời điểm nào cũng phải đủ tiền để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh
1.4 PHÂN TÍCH BẢNG THUYẾT MINH BCTC
Trang 35Các thuyết minh BCTC cho biết phương pháp kế toán công ty áp dụng và bổ sungcác thông tin không được nêu trong BCTC Nói cách khác, thuyết minh BCTC đưa ra thông
tin chi tiết và mở rộng các thông tin tóm tắt trong BCTC, giúp người sử dụng BCTC hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động thực tế của công ty trong khoảng thời gian báo cáo
1.14.2Nội dung của TMBCTC
Phương pháp và chế độ kế toán
Phần này thường được đưa lên trước trong thuyết minh BCTC, có chức năng thôngbáo và giải thích các chính sách kế toán chính doanh nghiệp áp dụng Những nguyên tắcthường được chia ra thành các mảng cụ thể, như phương pháp ghi nhận doanh thu doanhthu, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp khấu hao v.v Ví dụ, một trong nhữngthước đo tài chính quan trọng nhất là doanh thu Trong thuyết minh BCTC, người đọcthường thấy có chú ý về phương pháp ghi nhận doanh thu khi phát sinh một doanh thu mới
Do bản chất các hoạt động kinh doanh là phức tạp, thời điểm ghi nhận có doanh thu (trongcác BCTC) không phải luôn luôn rõ ràng Thuyết minh này sẽ giúp nhà đầu tư hiểu kĩ hơnthời điểm công ty ghi nhận doanh thu
Thông tin của DN
Phần này nêu những thông tin chung và khái quát về DN Nhà phân tích cần lưu ý đến phầnđặc điểm hoạt động của DN trong năm có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính
Chuẩn mực và chế độ kế toán, kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Chuẩn mực và chế độ kế toán, kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Các chính sách kế toán đang áp dụng Phần này nêu các phương pháp kế toán của
DN, nó giúp nhà phân tích có cái nhìn đầy đủ và rõ ràng hơn về tình hình tài chính và kếtquả hoạt động kinh doanh của DN, vì các số liệu kế toán bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mộtphương pháp kế toán mà DN đang áp dụng Ví dụ như chính sách ghi nhận doanh thu tronghoạt động kinh doanh bất động sản, chính sách khấu hao tài sản cố định…
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong báo cáo tài chính Phần này cung cấpthêm chi tiết, các khía cạnh đặc biệt của một khoản mục mà người sử dụng thông tin cầnphải biết để hiểu rõ khoản mục đó
Trang 36- Những thơng tin khác Phần này thường nằm ở cuối báo cáo tài chính, nhưng nĩkhơng kém phần quan trọng Các thơng tin mà nhà phân tích cần lưu ý bao gồm: các khoản
nợ tiềm tàng, các cam kết cĩ giá trị lớn, sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế tốn,
thơng tin về các bên liên quan, thơng tin về khả năng hoạt động liên tục, các khoản điều
chỉnh số liệu so sánh…
Lưu ý khi đọc TMBCTC
Cần lưu ý rằng chế độ kế tốn Việt Nam quy định khá nhiều về các thơng tin cần
cơng bố Tuy nhiên, nĩ vẫn đi chậm hơn so với yêu cầu của thị trường Chẳng hạn như chế
độ kế tốn Việt Nam chưa quy định về việc cơng bố thơng tin liên quan đến đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đối, rủi ro thị trường… Những thơng tinnày rất quan trọng để đánh giá một DN trong mơi trường kinh doanh đang cĩ nhiều thay đổinhư hiện nay
Mặc dù thuyết minh là phần bắt buộc của bất cứ BTCT nào, nhưng khơng cĩ tiêu chuẩn chung nào quy định về độ chính xác và rõ ràng Cơng ty sẽ cơng bố thơng tin ít nhất bằng yêu cầu tối thiểu của luật pháp để tránh bị kiện tụng Nhưng sự tối thiểu này nằm ở đâu thì lại tuỳ thuộc vào phán xét chủ quan của đội ngũ quản lí Hơn thế nữa, thuyết minh BCTC phải càng minh bạch càng tốt nhưng vẫn phải đảm bảo các bí mật thương mại và bí quyết duy trì khả năng cạnh tranh của cơng ty.
Một vấn đề khác với thuyết minh BCTC là thỉnh thoảng cơng ty cố gắng gây khĩ chonhà đầu tư bằng cách sử dụng cách thuật ngữ chuyên ngành luật hoặc chuyên ngành kĩthuật Hãy thận trọng nếu Thuyết minh BCTC sử dụng từ khĩ hiểu nghĩa - trong trường hợpnày cĩ thể hiểu rằng cơng ty đang cố gắng che đậy điều gì đĩ Nếu nhà đầu tư gặp phải tìnhhuống cơng ty sử dụng những từ vịng vo tối nghĩa, tốt hơn hết là tiết kiệm thời gian bằngcách dừng lại
1.5.THỰC HÀNH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.Bộ báo cáo tài chính – phân phụ lục
2 Ví dụ minh họa
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỀ TÀI SẢN
Đvt : đ
Trang 37Đầu tư tài chính ngắn hạn
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn
hạn
Phải thu của khách hàng
Các khoản phải thu khác
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
40,997,695 -24,359,953 -37.27
Hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
266,651,042 766,920,237 500,269,195 187.61
Tài sản ngắn hạn khác
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
715,293,521 829,869,369
496,096,212 226.32 584,778,096 238.60 Giá trị hao mòn luỹ kế
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN
dẫn đến tình hình này là :
Tài sản ngắn hạn tăng 476,002,368 đồng, tỷ lệ tăng 141.60% chủ yếu do lượng
hàng tồn kho tăng rất nhiều có lẻ là do công ty chuẩn bị một lượng hàng lớn để có thể
đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng khi khách hàng cần hoặc để mở rộng hơn thị
trường của công ty
Tài sản dài hạn tăng 487,146,072 đồng với tỷ lệ tăng là 188.51%, nguyên nhân là
do công ty đã đầu tư thêm vào máy móc, trang thiết bị sản xuất … làm cho tài sản cố định
tăng 496,096,212 đồng với tỷ lệ tăng 226.32% Từ đó cho thấy công ty đang tập trung
đẩy mạnh sản xuất cho những năm sau với hy vọng sẽ tạo ra được một bước đột phá so
với trước
Trang 38BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU VỀ TÀI SẢN
Tiền và các khoản tương đương tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn
hạn
Phải thu của khách hàng
Các khoản phải thu khác
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
Hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
TÀI SẢN DÀI HẠN
Tài sản cố định
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn
Tài sản dài hạn khác
336,162,025 65,357,648
266,651,042
4,153,335
258,417,477 219,197,309 245,091,273 -25,893,964
39,220,168
812,164,393 40,997,695
766,920,237
4,246,461
745,563,549 715,293,521 829,869,369 -114,575,848
30,270,028
56.54 10.99
44.85
0.70
43.46 36.87 41.22 -4.36
6.60
52.14 2.63
49.23
0.27
47.86 45.92 53.27
1.94
TỔNG TÀI SẢN 594,579,502 1,557,727,942 100.00 100.00
Ta thấy tổng quy mô sử dụng vốn ( tài sản ) của năm 2008 tăng so với năm 2007là 963,148,440 đồng ( 1,557,727,942 - 594,579,502) tức đã tăng 161.99% Để hiểu rõ
hơn tình hình trên ta đi sâu vào phân tích các khoản mục sau :
Tài sản ngắn hạn
Trong năm 2007 tài sản ngắn hạn có giá trị là 336,162,025 đồng chiếm tỷ trọng
56.54% trong tổng giá trị tài sản Sang năm 2008 tài sản ngắn hạn tăng lên 812,164,393
đồng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 52.14% là do:
Tiền chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về mặt kết cấu Ơû năm 2007 tiền và các khoản tương
đương tiền chỉ chiếm 10.99% còn năm 2008 thì tiền và các khoản tương đương tiền chỉ
chiếm 2.63% trong tổng giá trị của tài sản Lượng tiền của năm 2008 không được công ty
tăng thêm mà lại ít đi, đây chính là chiến lược tận dụng tiền của công ty
Trang 39Hàng tồn kho năm 2008 tăng so với năm 2007 là 500,269,195 đồng hay tăng
187.61% về mặt kết cấu thì hàng tồn kho năm 2007 chiếm tỷ trọng 44.85% và sang năm
2008 tăng lên 49.23% tức đã tăng 4.38% về mặt kết cấu Nguyên nhân là do công cần có
lượng hàng lớn để giao cho khách hàng khi khách hàng cần Ngoài ra còn do công ty còn
là một đơn vị sản xuất nên đòi hỏi cũng phải có lượng dự trữ cho sản xuất
Tài sản ngắn hạn khác của năm 2008 tăng 93,126 đồng
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định năm 2008 tăng so với năm 2007 là 496,096,212 đồng chiếm tỷ
trọng 226.32% Về mặt kết cấu thì tài sản cố định năm 2007 chiếm tỷ trọng 36.87% sang
năm 2008 thì tăng lên 45.92% tức đã tăng 9.05% về mặt kết cấu
Qua phân tích ta thấy kết cấu tài sản có sự biến động rõ nét so với năm 2007 Tài sản ngắn hạn đã giảm nhẹ nhưảitong đó nổi trội là sự tăng nhanh của hàng tồn kho đãtăng 4.38% tỷ trọng, còn tài sản dài hạn cũng tăng 4.4% tỷ trọng Nhưng lượng hàng tồnkho của công ty thì quá lớn gần bằng một nữa tổng giá trị tài sản của công ty thì có tốt với công ty hay không? Do đó công ty cần có những chiến lược kinh doanh như thế nàođể có thể giảm bớt lượng hàng tồn cho công ty
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN VỐN
Đvt : đ
NGUỒN VỐN GIÁ TRỊ TĂNG / GIẢM
NỢ PHẢI TRẢ 382,932,760 698,917,446 315,984,686 82.52
Nợ ngắn hạn 374,505,713 690,490,399 315,984,686
-84.37
Vay ngắn hạn 200,000,000 100,000,000 100,000,000 -50.00
Phải trả cho người bán
Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
Phải trả người lao động
Các khoản phải trả ngắn hạn khác
Nợ dài hạn
Vay và nợ dài hạn
Phải trả, phải nộp dài hạn khác
VỐN CHỦ SỞ HỮU 211,646,742 858,810,496 647,163,754 305.78
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Thặng dư vốn
Vốn khác
211,646,742 858,810,496 647,163,754 300,000,000 900,000,000 600,000,000
305.78 200.00
Trang 40Cổ phiếu quỹ
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -88,353,258 -41,189,504 47,163,754 -53.38
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 594,579,502 1,557,727,942 963,148,440 161.99
Tổng nguồn vốn năm 2008 tăng so với năm 2007 là 963,148,440 đồng, chứng tỏcông ty đã cố gắng huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động Nguyên nhân là do :
Nợ phải trả tăng 315,984,686 đồng, tỷ lệ tăng là 82.52%, trong đó nợ ngắn hạn làchủ yếu : nợ ngắn hạn tăng từ 374,505,713 đồng lên 690,490,399 đồng Ngoài ra cáckhoản phải trả người bán năm 2008 cũng tăng cao so với năm 2007 là 385,984,532 đồngtương đương tăng 215.69%
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 cũng tăng cao so với năm 2007 là 647,163,754đồng chiếm tỷ trọng 305.78% Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN
Vay ngắn hạn
Phải trả cho người bán
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Phải trả người lao động
Các khoản phải trả ngắn hạn khác
Nợ dài hạn
Vay và nợ dài hạn
Phải trả, phải nộp dài hạn khác
374,505,713 200,000,000 178,956,400 -4,450,687
8,427,047
8,427,047
690,490,399 100,000,000 564,940,932 -6,450,533 32,000,000
8,427,047
8,427,047
62.99 33.64 30.10 -0.75
0.54
0.54
VỐN CHỦ SỞ HỮU 211,646,742 858,810,496 35.60 55.13
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Thặng dư vốn
Vốn khác
Cổ phiếu quỹ
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
211,646,742 300,000,000
858,810,496 900,000,000
35.60 50.46
55.13 57.78
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -88,353,258 -41,189,504 -14.86 -2.64
Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy năm 2007 cứ 100 đông tài sản thì đượ tài trợ từ nợ phải trả là 64.40 đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là 62.99 đồng, nợ dài hạn