Trồng và nhân giống hoa hồng môn Anthurium spp... Sản xuất hoa hồng môn cắt cành đã đem lại một nguồn lợi lớn đối với một số nơi trên thế giới như: Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ… Cây hoa hồng mô
Trang 1Trồng và nhân giống hoa hồng
môn (Anthurium spp)
Trang 2Cây Hoa hồng môn (Anthurium sp.) là giống cây lớn nhất thuộc
họ ráy Araceae với khoảng 600 loại phân bố ở vùng Trung và Nam Mỹ Đây là cây hoa đẹp, sang trọng và đa dạng về màu sắc cũng như hình dáng của hoa Hoa hồng được trồng trong chậu dùng trang trí trong nhà, công viên, vườn hoa hoặc trồng sản xuất hoa cắt cành trong thương mại Sản xuất hoa hồng môn cắt cành đã đem lại một nguồn lợi lớn đối với một số nơi trên thế giới như: Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ…
Cây hoa hồng môn đã được nhập trồng tại Đà Lạt từ nhiều năm trước, tuy nhiên số lượng giống còn ít, hình dáng cây, hoa cũng như màu sắc hoa chưa được phong phú và đa dạng Mặc dù ngày nay nhiều giống hoa mới đã được nhập trồng tại Việt Nam nhưng thị trường hoa hồng môn vẫn khá ổn định và tiếp tục được mở rộng Gần đây, một số tổ chức và cá nhân đã đứng ra nhập một số giống hồng môn mới về trồng phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu Tuy nhiên giá thành nhập cây giống khá cao, khó có thể sản xuất trên diện rộng
Bằng phương pháp nhân giống hồng môn từ lá cho phép nhân nhanh một số lượng lớn cây giống hồng môn đồng nhất với giá thành hạ, có thể cung cấp cây giống cho các nhà trồng hoa thương mại để phát triển trồng hoa trên diện rộng
Qui trình nhân giống và trồng:
Trang 3Môi trường cơ bản là môi trường gồm có: Khoáng đa lượng ½ MS,
vi lượng Heller, vitamin MS, 2 mg/l casein, pH = 5.8
Môi trường tạo và nhân callus: Môi trường sử dụng là môi trường
MS có bổ sung 30 g/l succose, 1.5 mg/l BA, 1 mg/l 2,4-D và 8 g/l agar
Môi trường tái sinh chồi: các callus được cấy trên môi trường MS không có chất kích thích sinh trưởng
Môi trường tạo rễ: là môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l
-napthaleneacetic acid (NAA), 20 g/l sucrose và 1 g/l than hoạt tính
Bên cạnh đó, các nghiên cứu quá trình nhân giống từ hạt nhằm lai tạo và chọn lọc giống cũng được thực hiện Hạt được cấy trên môi trường MS có bổ sung 30 g/l sucrose, 8 g/l agar và 1 mg/l indole-3-acetic acid (IAA)
Cây trong ống nghiệm khi đạt chiều cao 5-7 cm, có 3-5 lá với bộ rễ tốt sẽ được rút ra khỏi ống nghiệm, rửa sạch agar và xử lý qua thuốc trừ nấm (thường dùng Daconil 0.5 %) Sau đó, cây được trồng trong dớn, xơ dừa hoặc hỗn hợp gồm 60% vỏ trấu và 40% tro trấu Tỷ lệ cây sống sau ống nghiệm sau 2 tháng là 100% Cây ra hoa sau 12 tháng
Trang 4Bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, chúng ta có thể nghiên cứu thành công quy trình nhân giống cây hồng môn Anthurium
andreanum L từ lá với thời gian khoảng 10-12 tháng Trong đó: tạo callus (2 tháng), nhân callus (4 tháng), tái sinh chồi (3 tháng) và tái sinh rễ (1.5 tháng) Tỷ lệ cây sống sau ống nghiệm cao, cây ra hoa sau 12 tháng
Bằng phương pháp lai hữu tính, có thể tiến hành thu hạt để gieo hạt trên môi trường nuôi cấy nhân tạo nhằm tạo ra một số lượng cây giống nhất định phục vụ công tác chọn lọc giống cây trồng