Một số suy nghĩ về Nguyễn Tuân và YÊU NGÔNVương Trí Nhàn Mặc dù Khổng Tử thường dặn dò các môn sinh là đối với quỷ thần thì kính nhi viễn chi, và tốt hơn hết là đừng nói tới cái thứ mình
Trang 1Một số suy nghĩ về Nguyễn Tuân và YÊU NGÔN
Vương Trí Nhàn
Mặc dù Khổng Tử thường dặn dò các môn sinh là đối với quỷ thần
thì kính nhi viễn chi, và tốt hơn hết là đừng nói tới cái thứ mình không biết đó (bất ngữ quái, lực, loạn, thần), song đối với các nhà nho ở Trung
Hoa và Việt Nam, những chuyện ma quái vẫn có một sức hút kỳ lạ Nói nôm na là họ thường vẫn mê chuyện quỷ chuyện ma, không kém gì kinh sử! Do những duyên cớ cụ thể tác động hàng ngày, họ không thể nhìn trần thế một cách duy lý, như Đức Thánh Khổng Ngài đã khuyên, mà hay thích thêm vào đó một lớp sương mù huyền ảo Trong cái cuộc sống ở ngoài mọi lề luật ấy, có người chết không chịu lìa hẳn cõi đời, vẫn muốn trở về tham gia vào mọi sinh hoạt trên dương gian, lại có nhiều những hồ
ly tinh thèm sống, khao khát cảnh sống lứa đôi, thường hiện hình thành những cô gái đẹp quyến rũ đám học trò, do đó mà có những mối tình say
đắm, khiến cho mỗi khi nghĩ lại, người ta lại vừa sợ vừa tiếc Liêu Trai
chí dị đã thành một thứ sách gối đầu giường của bao thế hệ Đọc Tam Quốc, Thuỷ Hử để nuôi chí anh hùng, đọc Hồng Lâu Mộng để thấy cuộc
đời hư ảo song bấy nhiêu thứ văn chưa đủ, người ta còn thích trở lại
với Liêu Trai để biết thêm rằng ma sống lẫn với người, và đời sống cứ có
cái vẻ thấp thoáng ẩn hiện không sao nắm bắt nổi Cho tới các nhà nho Việt Nam đầu thế kỷ XX, thói quen đó còn được tiếp tục, mà người tiêu biểu là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu Không phải ngẫu nhiên mà giữa trăm
công ngàn việc, Tản Đà vẫn mê Liêu Trai và cuối đời đã dịch Liêu
Trai với mấy câu đề từ nổi tiếng:
Nói láo mà thôi! Nghe láo chơi!
Dàn dưa lún phún hạt mưa rơi
Chuyện đời hẳn chán không buồn nhắc
Thơ thẩn nghe ma đọc mấy nhời
Cũng là một thứ vang bóng
Cũng như những Khái Hưng, Thế Lữ, Vũ Bằng , Nguyễn Tuân thuộc loại trí thức mà trước khi mài đũng quần trên ghế nhà trường thuộc địa, đã được rèn cặp kỹ càng trong cuộc sống đậm chất nho phong của gia đình cổ So với mọi người, ông chỉ có một chỗ khác, đó là con người nhà văn nơi ông sớm nhận thấy rằng phải tìm cách ghi lại những hình ảnh
Trang 2những âm thanh của cuộc sống mà cha ông mình đã trải, xem đó là một công việc cần kíp để chống lại sự tàn phá của thời gian Và ông đã làm việc này một cách khá tỉ mỉ và chu đáo Trong tập truyện ngắn liền với
tên tuổi ông (tập Vang bóng một thời), ông hé ra cho thấy thế giới hôm
qua không chỉ những nét đẹp, nét buồn, mà còn có cả những nét ma
quái Khoa thi cuối cùng kể lại một câu chuyện mang tính cách báo oán,
vốn ám ảnh nhiều thi sĩ từ thời xưa và được họ dùng để giải thích mỗi khi thi trượt (do có lần làm hại một người đàn bà trẻ nào đó nên bị trả thù)
Còn Trên đỉnh non Tản thì dựng lại không khí của một “bồng lai tiên cảnh” mà con người chỉ biết trong mơ Ta cũng chớ nên quên rằng Vang
bóng một thời chỉ gồm 12 truyện, mà riêng trong đó, số truyện ngả sang
không khí yêu ngôn đã lên tới con số 2 Loại nghệ sĩ như Nguyễn Tuân thường không làm việc gì có tính cách vu vơ, mà bao giờ cũng hướng sự sáng tác đi thành luồng mạch đàng hoàng Bởi vậy, có thể nói là
sau Khoa thi cuối cùng và Trên đỉnh non Tản, một cách viết đã được vạch
ra, để rồi tiếp tục với những Loạn âm, Đới roi, Rượu bệnh v.v
Những sự thăng hoa
Những người có đọc kỹ tác phẩm Nguyễn Tuân đều biết rằng có một tham số luôn luôn có mặt trong công việc sáng tạo của nhà văn này,
đó là nhu cầu độc đáo Nghĩa là làm việc gì, ông cũng muốn làm một cách khác người Trong nghệ thuật, ông sợ nhất là những lối mòn Trong khi khai phá vào những con đường riêng, ông còn muốn để lại những dấu
ấn riêng, đậm và mạnh khiến cho người khác nhìn qua là nhận ra ngay
Khi viết loại truyện yêu ngôn Nguyễn Tuân cũng giữ được thói quen đó Kể ra, một truyện như Loạn âm còn có tính cách hiền lành (một
ông quan chính trực không muốn lợi dụng tình riêng để chữa sổ nhà trời),
hoặc một truyện như Xác Ngọc Lamcòn dựa trên một môtíp có phần quen
thuộc (cô Dó nhập vai hòn đá, giúp cho nghề làm giấy ở làng Hồ xưa có được trình độ tinh tế) Song bên cạnh đó, đã có những truyện đọc thật sảng khoái, nó cũng ma quái, nhưng là ma quái theo kiểu Nguyễn Tuân,
kỳ cục, dữ dội Thiên truyện Rượu bệnh quả không hổ với lời đề tặng Kính gửi vong linh ông bạn rượu Nguyễn Khắc Hiếu bởi trong đó,
sự say sưa được cực tả để biến thành cái gì phi thường: “Cô Cốm khom khom rót Một chén Bốn, năm chén Mười chén Ba mươi chén Chén nào Bố Ô cũng chỉ làm một hơi Nhanh và ngon như kẻ khát dọc đường
vớ được nước suối rừng, vục nón xuống mà múc lấy múc để Và rượu vào đến đâu là chân tóc ông già lại đẫm tuôn mồ hôi ra đến đấy, làm dầm dề
cả vải gối Nhiều dòng nước trắng cứ theo mỗi chân tóc mà tuôn mạnh ra Hết cả hai dầu gánh cô Cốm mà Bố Ô còn gào rượu nữa Rồi ông già bèn cười sằng sặc nét mặt thắt nhăn lại, thanh âm càng rộn lảnh mãi lên”
Trang 3Trong Chùa Đàn, có đoạn tả Bá Nhỡ đàn cho cô Tơ hát, tiếng đàn thu hút
hết tinh lực của người đàn, đến mức “mấy đầu ngón tay Bá Nhỡ sưng và bật máu” Rồi đến đoạn “máu chảy ra nhiều quá ( ) Máu trong cơ thể Bá Nhỡ cứ đều một dòng tuôn mà thấm lậu ra ngoài” ấy là lúc “Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian ( ) Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình Nó là cái dư ba của buổi chiều đứt chân sóng Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cảnh Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím.”
Lại có những trường hợp như thiên truyện Thạch tinh trong ruột
một người có đoạn kể rằng gã đàn ông nọ, đi ăn cơm thiên hạ có nhiều
sạn sỏi, lâu ngày đúc lại thành những hòn cuội trong dạ dày “Kế đó, một lần ông ta dám thề nhảm với một người đàn bà và rủi gặp giờ thiêng, sau khi uống những giọt nước mắt của người đàn bà vào ruột, những hòn cuội kia bèn hoá thành thạch tinh Nhưng thạch tinh ấy biết nói chuyện và làm hại người sống Nó phá từ trong lòng người ta mà phá ra Phá hại lúc còn sống chưa đủ, nó lại còn theo dõi đến lúc xuống huyệt nữa kia Vì thế mà thi hài đã mai táng xong xuôi tưởng yên ấm, bỗng một đêm vào sáu tháng sau, nổ bật lên như có kẻ cắm cốt mìn vào mà bắn”
Từ tiếng đàn thu hút từng giọt máu của con người, đến những hòn sỏi biết nói, toàn là những sự thăng hoa vượt bậc, những tưởng tuợng siêu hạng mà phi Nguyễn Tuân có lẽ không ai nghĩ nổi
Một nhà nghiên cứu tâm lý đã nói rất có lý, đại ý rằng cái tưởng tượng, thật ra, lại chính là cái giống chúng ta hơn cả
Cái thực và cái đẹp
Ở phương Tây, có một loại truyện cũng thường kể về các nhân vật
ma quỷ và các hiện tượng dị thường, được mệnh danh là truyện kinh dị Các tác giả cổ điển ở đây là E.Poe, E.T.A Hoffmann, và có thể kể cả N Gogol Theo như cách nói của một số nhà nghiên cứu phương Tây (được
dẫn lại trong tạp chí Văn học nước ngaòi số 4-1998) thì truyện kinh dị được xây dựng trên nguyên tắc là khai thác nỗi sợ Bởi sợ là một nhu cầu
tự nhiên của con người (tên bài viết của Đào Hùng, số báo đã dẫn).
Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi không thể làm cái việc lớn lao là
so sánh loại truyện kinh dị ở phương Tây và truyện ma quái ở phương Đông, song nhân đây, chỉ muốn lưu ý thêm một khía cạnh quán xuyến trong các tác phẩm mang tính cách yêu ngôn của Nguyễn Tuân: chẳng qua, nó chỉ là một cách để giúp tác giả trình bày quan niệm của mình về thế giới thực và cái đẹp trên đời này Nói một cách đơn giản cái thực thì
Trang 4bao giờ cũng lung linh ẩn hiện, mà cái đẹp cũng vậy, nhiều khi phải đi đến cùng của sự kỳ quái, người ta mới gặp được cái đẹp Thành thử, đọc Nguyễn Tuân không có gì phải sợ, tuy nhiên, cái sự rờn rợn thì không thiếu, nó là thứ hiệu quả nghệ thuật mà trong văn học Việt Nam hiện đại,
chỉ tác gải Vang bóng một thời mới biết làm và sự thực ông đã làm tới
mức không ai bắt chước nổi./