1.Máy rửa chai
Mục đích
Loại bỏ toàn bộ nhãn, các cặn bẩn bên trong và ngoài chai. Đồng thời đảm bảo chai được vô trùng trước khi chiết bia. Quá trình rửa chai được tiến hành trong các máy rửa chuyên dụng, chai được phun ngâm trong dung dịch tẩy rửa (soude,foam nox, polix xt, stabilon) sau đó phun nước nóng vào bên trong và ngoài để loại toàn bộ các dung dịch tẩy rửa này.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả rửa chai
- Thời gian ngâm chai phải đảm bảo các cặn bẩn hòa tan, các nhãn mác tách rời khỏi chai. Thời gian ngâm ở nhà máy khoảng 25 phút.
- Ap suất phun có tác động một cách cơ học tới sự loại bỏ các cặn bẩn và nhãn mác ra khỏi chai. Máy kết hợp giữa quá trình ngâm và phun rửa nên đạt hiệu quả rửa cao.
- Nhiệt độ rửa càng cao, sự hòa tan cặn bẩn càng nhanh. Nhiệt độ thích hợp khoảng 60 – 85oC tuỳ theo yêu cầu tẩy rửa.
- Tác nhân tẩy rửa hay được sử dụng là kiềm vì khả năng tiêu diệt vi sinh vật cao và hòa tan giấy bạc tốt.
Nguyên tắc rửa chai
Chai đi trong máy rửa lần lượt được trải qua các công đoạn:
- Ngâm sơ bộ trong một hoặc nhiều bể chứa nước có nhiệt độ tăng dần, một mặt tránh làm thủy tinh giãn nở đột ngột, loại trước chất bẩn có trong chai (tránh làm nhiễm những khu vực sau) và loại khí tồn đọng trong chai.
- Ngâm trong soude nóng: giai đoạn này tác nhân tẩy rửa sẽ hòa tan hoàn toàn giấy bạc bên ngoài và dịch bia còn sót bên trong. Các vi sinh nhiễm vào chai đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.
- Phun rửa bằng soude nóng: nhằm loại bã nhãn ra ngoài và tẩy sạch mặt ngoài chai.
- Phun rửa bằng nước nóng: rửa dung dịch soude tồn đọng trong chai kết hợp tẩy rửa mặt trong và mặt ngoài chai.
- Phun rửa bằng nước thường: nhằm hạ nhiệt độ của chai xuống và tiếp tục tẩy sạch chất kiềm còn trong chai.
- Phun rửa bằng nước sạch: đảm bảo chai hoàn toàn sạch và vô trùng.
Cấu tạo
Chú thích
1. Cầu đưa chai đến trước khu vực vô chai.
3. Cơ cấu gạt chai chào lọ. Hai bên thành máy có đèn photocell để phát hiện chai bị lật, bị chồng chai.
4. Cầu đưa chai ra.
5. Cơ cấu đưa chai ra khỏi máy. 6. Xích tải mang các lọ chứa chai.
7. Vùng bên trong máy, gồm các bồn và các lam nước rửa chai.
Máy có hệ thống cấp, thoát nước liên tục cho các bồn và các lam phun nước. Ngoài ra còn có hệ thống gia nhiệt vỏ ống cho soude (soude đi bên trong, hơi nóng đi bên ngoài).
Một số bộ phận quan trọng
- Rọ chụp chai được làm bằng nhựa chịu nhiệt, đây là bộ phận đi cùng với chai từ đầu vào đến đầu ra. Thông thường chiều cao của rọ sẽ chụp toàn bộ chai, khi đi vào trong máy sẽ ăn khớp với lưới thép đỡ bên dưới nhằm giúp chai tránh rơi, rớt ra ngoài ở những khúc cua, quay đầu. Một lần vào 27 chai/ hàng.
Hình ảnh một số loại rọ chụp chai
- Cơ cấu nạp chai có 2 lưỡi móc bằng nhựa cứng, chai sẽ được đẩy tuần tự vào các rọ. Cơ cấu ra chai hoạt động tương tự, khi chai vừa đẩy ra, theo chiều quay của trục thì phần bụng của lưỡi móc sẽ đẩy chai ra băng chuyền.
Cơ cấu nạp chai vào Cơ cấu lấy chai ra
- Đường đi của bã nhãn: khi chai đến cuối băng chuyền thì sẽ có 2 vòi phun soude từ trên bắn mạnh xuống để đẩy nhãn ra ngoài, sau đó nhãn theo dòng soude chuyển đến băng chuyền và vào máy ép nhãn được bố trí cuối máy.
Vị trí các bồn rửa chai
7 6 5 4
3 2
1
- Bồn 1 + bồn 2: bồn ngâm ban đầu, chứa nước nhiễm soude từ các bồn trên chảy xuống. Chức năng bồn này làm sạch sơ bộ, làm sạch dầu, nhớt, cát… và cũng làm chai ấm dần lên trước khi vào bồn soude. Ở khu vực này có quạt hút khí, hơi trong chai ra ngoài.
- Bồn 3: chứa soude, là bồn chính làm sạch chai, nhiệt độ bồn 80 ÷ 85oC. Áp lực bơm soude 0.5 ÷ 1 bar.
- Bồn 4: bồn nhiễm soude. Có 4 lam phun nước (2 lam tròn và 2 lam vuông). Nước dư bồn 4 sẽ chảy xuống bồn 1 và 2.
- Bồn 5: có 2 lam tròn và 2 lam vuông. - Bồn 6: có 3 lam tròn và 1 lam vuông. - Bồn 7: có 4 lam tròn.
Tổng cộng có 16 thanh lam (11 lam tròm và 5 lam vuông) phun nước làm sạch chai ở các bồn 4, 5, 6, 7. Ngoài ra còn có 3 thanh lam phun nước sạch (2 lam tròn và 1 lam vuông), lấy nước trực tiếp từ đường ống cấp nước sạch, nhiệm vụ làm sạch chai lần cuối. Áp lực nước phun 0.4 ÷ 2 bar.
Chú ý:
- Lam tròn là lam phun vào bên trong chai, lỗ phun xoay được nhờ vào bộ sao truyền động đặt ở 2 đầu. Lam vuông là lam phun bên ngoài chai, lam vuông cố định và phun liên tục bên ngoài chai.
Lam tròn phun nước rửa mặt trong chai Lam vuông phun nước rửa mặt ngoài chai
- Bồn 5, 6, 7 sử dụng nước thu hồi, vẫn có đường ống cấp thêm nước nhưng không nhiều.
- Bồn 3 có thể tích chứa soude là 40 m3. Ở đầu và cuối bồn 3 có thanh lam Þ15 phun soude vào chai, áp lực phun 0.5 ÷ 1 bar.
- Bồn 4 có đường nước tự châm thêm, khi nước ở bồn 4 dư sẽ chảy xuống bồn 1 và 2.
- Bồn 7 có valve tự châm nước thêm, khi dư sẽ tràn qua bồn 6 và 5, và cuối cùng cũng chảy xuống bồn 1 và 2. Bồn 1 và 2 khi dư đầy nước sẽ xả ra ngoài.
- Nước từ 3 thanh lam làm sạch chai lần cuối chỉ sử dụng một lần, không thu hồi lại.
- Máy có 5 bơm chính. Khi bất kỳ 1 bơm nào không hoạt động, hoặc áp lực bơm không đủ với giá trị đã cài đặt thì máy sẽ không hoạt động. Soude ở bồn 3 được gia nhiệt nhờ 1 đường ống hơi nóng cấp vào máy.
Tác nhân rửa chai
Yêu cầu đối với chất tẩy rửa
- Hiệu quả rửa cao: hòa tan nhanh chất bẩn, khả năng thấm giấy tốt, hòa tan tốt trong nước, tiêu diệt hoặc ức chế mạnh vi sinh vật.
- Không độc, không tạo cặn, bọt. - Dễ định lượng, rẻ tiền.
- Chất tẩy rửa hay được sử dụng là NaOH với nồng độ 2%, đồng thời có bổ sung một số phụ gia khác nhằm đảm bảo các yêu cầu trên. Các chất phụ gia sử dụng gồm: chất chống tạo bọt (Polix XT), chống tạo cặn (Stabilon), chất tạo độ bóng cho chai (Foam Nox).
- Định kì sẽ có kĩ thuật viên kiểm tra ngẫu nhiên các chai sau khi ra khỏi máy có nhiễm soude hay không, nếu phát hiện sự cố sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện hệ thống máy.
Bộ truyền động
- Máy hoạt động nhờ vào 1 motor qua 1 bộ truyền đai. Truyền động cho 2 trục của xích tải chai bên trong máy bằng 2 khớp cac đăng, và qua bộ giảm tốc trục vít – bánh vít. Truyền động cho cơ cấu lấy chai vào và đưa chai ra qua bộ giảm tốc xích, cơ cấu cam và khớp an toàn khi quá tải cho máy.
1. Bộ trục vít-bánh vít, nối với trục của bánh xích tải chia.
2. Bộ chống quá tải. Khi xích tải bị quá tải đến một giá trị nào đó thì bộ trục vít - bánh vít 1 bị xoay đi một góc làm đẩy cơ cấu bên trong của bộ chống quá tải máy dừng lại.
3. Khớp cac đăng. 4. Bộ truyền xích
5. Bộ truyền đai, nối với motor. 6. Motor điện.
7. Cơ cấu tạo chuyển động cho cam đưa chai ra khỏi máy. 8. Cơ cấu tạo chuyển động cho cam đưa chai vào máy.
Vận hành máy
- Vệ sinh máy:
+ Phần đầu máy tầng trên, tầng dưới. + Gầm máy, vùng xung quanh theo lối đi.
+ Giỏ đựng bã nhãn, thùng chứa miểng, rác để đúng vị trí. - Theo dõi các valve hơi nóng, valve nước, valve gió.
- Kiểm tra an toàn điện ở trạng thái hoạt động tốt.
- Kiểm soát chai vào máy không ngã, không lẫn chai khác loại, chai dơ không rửa được.
- Kiểm soát các thông số hoạt động của máy theo quy định và ghi nhận vào biểu mẫu.
Thông số vận hành
- Áp lực ống phun nước sạch: 0.4 ÷ 2 bar
- Áp lực ống hơi nóng nguồn đến máy: 2 ÷ 4 bar - Áp lực bơm bồn soude: 0.5 ÷ 1 bar
- Mực nước bồn soude: đúng vạch dung tích - Nhiệt độ bồn soude: 80 ÷ 85oC
- Nồng độ bồn soude: 60 ÷ 100 mS
- Tốc độ chạy máy lớn nhất: 34000 chai/giờ
Các bước vận hành máy
- Mở valve châm nước vào các bồn cho đầy. Kiểm tra các khóa mở valve đã đúng vị trí chưa. Kiểm tra, lau sạch các đèn photocell.
- Mở công tắc nguồn điện máy - Bấm nút xóa lỗi
- Bấm phím F9 để chọn chế độ điều khiển máy: + Số 1: chạy tự động.
+ Số 2: chạy tay.
+ Số 3: điều khiển bằng cable. - Ta chọn số 1 để máy chạy Auto. - Chọn tiếp F1 để start.
- Chọn F13 để khởi động lần lượt 5 bơm.
- Nếu cần cài đặt lại nhiệt độ, áp lực bơm, ta chọn F16, rồi chọn Run - Mở cầu tải chai vô và ra.
- Mở công tắc đèn photocell
- Khi cả 5 bơm đã hoạt động tốt thì tiếp tục mở máy, bấm đồng thời hai nút Run và Reset.
Cách khắc phục những sự cố thường gặp
Mất điện thế điều khiển
Công tắc điều khiển điện thế không mở sau khi kết thúc sự cố.
Xoay khởi động khóa công tắc.
Máy không thể khởi động
Một trong các nút dừng khẩn cấp bị đóng.
Khắc phục sự cố, tách rời sự nguy hiểm, kéo nút dừng khẩn cấp.
Bơm không hoạt động Báo thợ máy, thợ điện kiểm tra bơm.
Cầu chì tự động bảo vệ bơm, motor truyền động đóng
Khởi động quá nhiều lần trong thời gian ngắn.
Tránh tần số đóng mở công tắc nhiều.
Chai không nạp vào máy
Công tắc cầu tải chai nạp vào máy không mở.
Mở công tắc cầu nạp chai.
Kẹt chai hoặc chai bị bể, chai khác loại, nhảy chai hay nhập hai chai cùng lúc làm nhảy khớp ly hợp nhập chai.
Đỡ chai ngã, loại bỏ chai bể, miểng chai.
Rọ chai dính bám nhiều miểng, chai vụn, kẹo cao su.
Dùng tay quay quay khớp ly hợp đúng thì trở lại. Làm sạch rọ chai.
Chai không thoát ra máy
Công tắc cầu tải chai ra không mở. Mở công tắc cầu. Kẹt miểng chai trong rọ chai, rọ chai
bị bể, móp.
Làm sạch miểng chai, thay thế rọ chai.
Nhảy khớp ly hợp thoát chai ra do kẹt chai bể, rọ rách.
Dùng tay quay quay khớp ly hợp về đúng thì trở lại. Áp lực nước bồn rửa
sạch bị giảm. Valve bít chính đóng. Mở valve bít chính. Áp lực dung dịch
tẩy rửa tại các bồn yếu
Lưới lọc bị nghẹt. Vệ sinh lướt lọc. Cửa nắp không được đóng kín sau
khi làm vệ sinh. Đóng kín các nắp bồn.
2.Máy thanh trùng bia chai
Hấp bia sau khi chiết để đảm bảo chất lượng bia theo như yêu cầu, những tác nhân làm hư bia sẽ không còn, đảm bia được bảo quản lâu. Bên cạnh đó nhờ vào độ nóng trong quá trình hấp làm cho miếng cao su bên trong nắp chai nở ra, làm kín nút và chai.
Nguyên lý hấp bia là dùng nước được gia nhiệt để tưới từ trên xuống, thời gian chai đi qua khoảng 45 phút. Các vùng tưới nước của máy có nhiệt độ không giống nhau, nóng nhất khoảng 63oC, hạn chế khả năng chai bị nổ trong quá trình hấp.
Thông số kỹ thuật
- Nhà sản xuất : Kronex (Đức) - Vật liệu chế tạo: thép không gỉ
- Công suất: khoảng 30000 chai/h. Tối đa có thể đạt 33000 chai/h.
Cấu tạo
Máy gồm có 2 tầng như nhau: tầng trên và tầng dưới. Bia vào cùng lúc cả 2 tầng.
Các bộ phận chính:
- Bộ vỉ mang chai. - Các bồn chứa nước.
- Bộ máng phân phối nước tưới xuống
- Đường ống và bơm nước tuần hoàn trong quá trình hấp. - Hệ thống đường ống khí nóng để gia nhiệt cho nước. - Cầu tải chai vào và ra.
10 5 3 2 1 6 7 8 9 4 1 2 3 4 5 6 7 8
Cấu tạo hệ thống hấp bia chai
Chú thích
1. Đường ống cấp nứơc cho các bồn.
2. Đường ống chuyển nước từ bồn chứa nước bên dưới lên các bồn phun nước ở bên trên.
3. Bơm nước, 10 cái
4. Valve đóng mở nước châm vào các bồn, được điều khiển bằng bộ rờ le đo mực nứơc, gồm 8 cái
5. Các bồn chứa nước, gồm 8 bồn được đánh số tương ứng trên hình vẽ, trong đó bồn 4 và bồn 5 là bồn kép và là bồn chính, nhiệt độ cao nhất. Mỗi bồn có 1 cửa xả nước và nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ.
6. Bộ xả nước ngưng tụ cho đường ống cấp hơi nóng. 7. Đường ống xả nước ngưng tụ ra cống.
8. Valve điện đóng mở hơi nóng. Valve hoạt động liên tục để đảm bảo nhiệt độ trong bồn đúng với nhiệt độ đã cài đặt.
9. Đường ống dẫn hơi nóng.
10. Valve đóng mở đường ống hơi nóng vào máy.
Bộ truyền động 10 x x 11 3 2 1 4 5 6 7 8 9
Cấu tạo bộ truyền động máy hấp
Chú thích
1. Cầu tải chai vào.
2. Vỉ mang chai qua các máng tưới nước nóng. 3. Cầu tải chai ra.
4. Bộ truyền động trục vít-bánh vít. 5. Motor cho cầu tải.
6. Bộ giảm tốc lớn. 7. Bộ giảm tốc nhỏ.
8. Bộ biến tốc ma sát. Điều chỉnh tốc độ của vỉ. 9. Motor tạo chuyển động cho vỉ.
10. Thanh gạt chai vào vỉ. 11. Bộ truyền động xích.
Chú ý: trên đây là cấu tạo bộ truyền động của một tầng, tầng trên và dưới cũng như nhau. Tuy nhiên ở tầng trên bộ biến tốc không điều chỉnh bằng tay mà điều chỉnh bằng bộ biến tần (chỉ chỉnh một lần rồi sử dụng luôn, rất ổn định), còn ở tầng dưới thì dùng bộ biến tốc ma sát, điều chỉnh bằng tay quay ứng với các vạch trên đĩa.
Vận hành máy
1. Kiểm tra, chuẩn bị máy:
- Thông rửa các lưới chận dơ các bồn nước.
- Kiểm tra mức nước sạch của các bồn đầy đủ (theo mức kiểm tra). - Mở điện, kiểm tra các tín hiệu đèn báo sáng ở tình trạng tốt. - Mở các valve nguồn khởi động máy (valve gió, nước, hơi). - Kiểm tra các valve cấp hơi nóng tự động các bồn 4, 5, 6, 7.
- Khởi động lần lượt từng phần và kiểm tra hoạt động thiết bị: cầu tải chai vô và ra máy, vỉ đưa chai tầng trên, tầng dưới.
- Kiểm soát các thông số máy theo bảng các thông số máy. 2. Kiểm soát hoạt động của máy:
- Vệ sinh chà bồn và rửa lưới chận dơ các bồn khi nhận ca.
- Công nhân vận hành quan sát tín hiệu hoạt động máy trên màn hình ở tủ điện.
- Chai vào máy hấp phải qua tưới nước rửa bọt bám bên ngoài để hạn chế rong rêu đóng bám trong các bồn máy, kiểm tra chai ngã.
- Kiểm soát các thông số theo bảng thông số vận hành máy: + Nhiệt độ các bồn 3, 4, 5, 6.
+ Lưới chận dơ các bồn.
+ Quan sát máng nước tưới đều ở các máng tưới.
+ Vỉ chai tầng trên, tầng dưới chạy liên tục không dừng suốt quá trình hấp bia.
+ Kiểm tra bia trong chai có độ trong suốt, không kết tụa cặn nóng, không bị đục theo tần suất 30 phút/lần.