Quá trình lọc ống

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty cổ phần bia sài gòn – miền trung chi nhánh dak lak (Trang 60 - 63)

Mục đích:

Quá trình lọc ống nhằm mục đích xử lý làm trong bia, tăng độ bền keo, độ bền sinh học cho bia thành phẩm. Ở quá trình này, các thành phần cặn học trong bia

có kích thước ≥ 10 m bao gồm: xác tế bào nấm men, một số tế bào men sống còn sót lại, các protein kết tủa,... sẽ được loại ra nhằm góp phần hoàn thiện tính chất của bia thành phẩm.

Cấu tạo:

Thiết bị được làm bằng thép không gỉ, có thân hình trụ, đáy hình nón. Bên trong chứa các ống lọc, mỗi ống lọc được tạo thành từ những vòng xoắn lò xo xếp khít nhau, bên ngoài ống được bao bởi 2 lớp bột lọc (sử dụng bột diatomite): lớp bột thô nằm sát mặt ngoài ống, kế đến là lớp bột mịn.

Nguyên lý hoạt động:

Thiết bị lọc ống hoạt động dựa theo nguyên lý lọc thẩm thấu với lớp bột diatomite bao quanh ống có vai trò như màng lọc. Bia đi vào thiết bị từ dưới lên

trên, quá trình lọc xảy ra ở ngay bề mặt của ống lọc, dưới áp lực thẩm thấu, dịch bia sẽ đi từ ngoài vào trong ống, còn những thành phần cặn cơ học bị màng lọc giữ lại ở mặt ngoài ống, bia sau khi lọc thoát ra ở đỉnh thiết bị.

Các thông số kiểm soát trong quá trình hoạt động của thiết bị lọc ống là áp suất bia đi vào, áp suất và nhiệt độ bia đầu ra, lưu lượng dòng bia đi ra, độ trong của bia sau khi lọc.

Mặt ngoài thiết bị lọc ống Vận hành thiết bị:

Trước tiên là công đoạn đắp bột cho các ống lọc được thực hiện như sau: - Lớp bột thô: sử dụng 2 loại với tổng khối lượng 41 kg được trộn trong 200 lít nước ở bồn bên ngoài. Bơm nước pha bia vào đầy thiết bị và tiến hành chạy tuần hoàn trong 15 phút để áo bột, quan sát ở mặt kính trên thân thiết bị để biết bột đã đắp hết hay chưa.

- Lớp bột mịn: dùng 34 kg trộn trong 200 lít nước ở bồn trộn và tiến hành tương tự như trên trong 15 phút.

Trong quá trình lọc bia, dùng bột mịn hòa trộn ở bồn bên ngoài và dùng bơm định lượng để bơm liên tục chung với đường bia vào thiết bị lọc. Áp suất bia vào thiết bị lúc đầu là khoảng 2bar, nhưng do trong quá trình lọc, cặn được giữ lại ở

bên ngoài mặt ống lọc nên dần dần áp suất của bia ở đầu vào sẽ tăng lên, bia sau khi lọc có nhiệt độ 2oC và áp suất là 2 bar.

Trong lúc vận hành, cần theo dõi áp suất đầu vào của thiết bị và khi áp suất vượt quá giá trị 6 bar thì dừng thiết bị để xả bột ra ngoài (vì áp suất tối đa cho phép của thiết bị là 7 bar), hoặc khi đã dùng đủ lượng bột quy định thì cũng ngừng để xả bột ra khỏi thiết bị.

Công đoạn xả bột được tiến hành theo chiều ngược với đường ra của bia. Trước tiên, dùng nước pha bia để đuổi bia ra khỏi thiết bị lọc. Bơm nước vào thiết bị, mở valve ở đường ống xả bột. Nạp gió (không khí) vào đường ra của bia theo chiều ngược lại (áp lực gió vào khoảng 2 bar). Khi đó, gió thổi từ trong ống lọc ra bên ngoài có tác dụng làm rơi lớp áo bột ra khỏi ống. Sau khi xả hết bột thì tiến hành vệ sinh thiết bị.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty cổ phần bia sài gòn – miền trung chi nhánh dak lak (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)