Quy trình vệ sinh một số thiết bị

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty cổ phần bia sài gòn – miền trung chi nhánh dak lak (Trang 101 - 104)

1.Tank lên men chính cổ điển:

Sau khi chuyển hết bia xuống lên men phụ và thu hồi men, tiến hành vệ sinh tank theo các bước sau:

- Dùng nước tráng rửa sạch tank và lantern.

- Dùng 30 – 40 lít NaOH đậm đặc pha với 5hl nước, đồng thời pha hỗn hợp Stabilon và Foam Nox theo tỉ lệ thể tích 1:10 trộn chung với NaOH, chạy tuần hoàn trong 30 phút trong tank, sau đó, chạy tuần hoàn vệ sinh lantern trong 5 phút.

- Dùng nước tráng rửa sạch trở lại, dùng giấy quỳ kiểm tra. - Lấy mẫu để kiểm tra vi sinh.

- Dùng 0.5 - 1 lít Oxonia active chạy vệ sinh trong tank và lantern trong 10 phút và tráng sạch lại bằng nước.

Riêng đối với các tank ở khu nhân giống vì chỉ dùng để lên men ứng với nấm men đời đầu nên sau khi vệ sinh xong, dùng formol (dạng viên) đốt để xông hơi vào tank khoảng 20 phút, rồi rửa lại bằng nước.

2.Tank lên men phụ:

- Đuổi nước trong 10 phút

- Dùng 30 lít NaOH đậm đặc pha trong 5hl nước, chạy tuần hoàn khoảng 25 phút.

- Rửa lại bằng nước và kiểm tra bằng giấy quỳ. - Lấy mẫu nước rửa kiểm tra vi sinh

3. Tank ở TBF:

Quy trình vệ sinh tương tự tank lên men chính cổ điển.

4.Các thiết bị chính ở dây chuyền pha và lọc bia:

Các thiết bị được vệ sinh cùng theo trình tự như sau: - Dùng nước pha để đuổi bia

- Dùng NaOH chạy tuần hoàn trong 15 phút tính từ lúc nhiệt độ đạt 65oC. Lưu ý, lúc này cần ngắt riêng đường ống máy lọc chỉ, không cho NaOH chạy qua máy lọc chỉ để tránh làm hư chỉ.

- Rửa bằng nước ở khoảng 50oC trong 60 phút và kiểm tra bằng giấy quỳ.

- Dùng HNO3 chạy tuần hoàn trong 15 phút tính từ lúc nhiệt độ đạt 85oC. Lúc này sẽ nối lại đường ống vệ sinh chạy qua máy lọc chỉ.

- Rửa lại bằng nước ở 50oC cho sạch hết cả dây chuyền. Kiểm tra lại bằng giấy quỳ.

- Sau cùng lấy nước pha bia để đuổi và chạy tuần hoàn cả dây chuyền cho đến khi đừng ống và thiết bị lạnh là được.

5.Đối với các đường ống lên men chính, lên phụ:

- Tráng nước 30 phút.

- Chạy tuần hoàn NaOH khoảng 1 giờ.

- Dùng nước nóng 80oC, thu hồi NaOH, xả sạch đường ống rồi dùng giấy quỳ kiểm tra độ pH.

- Chạy tuần hoàn formol khoảng 45 phút - Rửa lại bằng nước thường.

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT

Trong thời gian thực tập tại nhà máy, nhóm em nhận thấy quy mô sản xuất rất lớn, dây chuyền được hiện đại hoá hầu như toàn bộ, các phân xưởng phối hợp với nhau ăn ý, nhịp nhàng. Tuy vậy, để cải thiện tốt hơn nữa môi trường sản xuất, nhóm em xin đề xuất một số ý kiến sau đây:

1/ Đề xuất thiết kế đường ống thu hồi khí H2 bay ra từ quá trình rửa chai (sản phẩm giữa nhôm và soude). Đường ống sẽ dẫn trực tiếp qua khu vực lò hơi nhằm giảm bớt phần nào chi phí nhiên liệu đốt lò.

2/ Thiết kế đường ống thu hồi nước ngưng từ quá trình trao đổi nhiệt ở máy rửa chai, vì nước ngưng có nhiệt độ rất cao nếu được thu hồi tốt sẽ tiết kiệm năng lượng để gia nhiệt.

3/ Nhà máy có mặt bằng rộng, nếu thiết kế được hệ thống đèn năng lượng mặt trời sẽ tiết kiệm năng lượng để gia nhiệt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hiền, Lê Thanh Mai, Lê Thị Lan Chi, Nguyễn Tiến Thành, Lê Viết Thắng. Malt và Bia. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, 2007.

2. Nguyễn Đức Lượng. Cơ sở vi sinh vật công nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM, 2007.

3. Phạm Văn Bôn, Nguyễn Đình Thọ. Quá trình và thiết bị truyền nhiệt – Truyền nhiệt ổn định. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM, 2006.

4.Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam. Cơ học vật liệu rời. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM, 2005.

5. Thế Nghĩa. Kỹ thuật an toàn trong sản xuất và sử dụng hoá chất. Nhà xuất bản Trẻ TPHCM, 2007.

6. Tài liệu “Cấu tạo – nguyên lý vận hành máy rửa chai và máy hấp lon” của nhà máy cung cấp.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty cổ phần bia sài gòn – miền trung chi nhánh dak lak (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)