Nguyễn Thái Học-Trường THCS Long Trạch. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CHUYỂN CẤP 2009-2010 MÔN NGỮ VĂN 9 TUẦN 2 I.Tiếng Việt: A.Lý thuyết: 1.Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp: -Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời (ý nghĩ) của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. - Dẫn gián tiếp là thuật lại lời (ý nghĩ) của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp.Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. -Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý: +Thay đổi lời xưng hô cho thích hợp. +Có thể thêm từ rằng hoặc là khi đã bỏ đi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 2.Sự phát triển của từ vựng: có 3 cách phát triển từ vựng tiếng Việt: -Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng theo 2 phương thức ẩn dụ và hoán dụ. -Tạo từ ngữ mới. -Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài mà mượn nhiều nhất là tiếng Hán. 3.Thuật ngữ: -Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. -Đặc điểm: +Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại. +Thuật ngữ không có tính biểu cảm. B.Bài tập ứng dụng: 1 Nguyễn Thái Học-Trường THCS Long Trạch. 1.Cho câu sau: Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu. (Xuân Diệu) Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu trên làm lời dẫn trực tiếp. Sau đó chuyển nó thành lời dẫn gián tiếp. Đáp án: -Viết theo cách dẫn trực tiếp: Tác dụng của văn học đối với đời sống con người thật là to lớn. Về điều này, nhà thơ Xuân Diệu có viết: “Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu.”. Đúng như vậy, biết yêu văn học, biết cảm thụ văn học, con người sẽ giàu tình cảm hơn và sẽ có cuộc sống nội tâm phong phú hơn, hoàn thiện hơn. -Viết theo cách dẫn gián tiếp: Tác dụng của văn học đối với đời sống con người thật là to lớn dặc biệt là văn học viết bằng tiếng mẹ đẻ.Về điều này, nhà thơ Xuân Diệu có viết là nếu chúng ta yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu. Đúng như vậy, biết yêu văn học, biết cảm thụ văn học, con người sẽ giàu tình cảm hơn và sẽ có cuộc sống nội tâm phong phú hơn, hoàn thiện hơn. 2.Đọc 2 câu thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) Từ mặt trời trong câu thơ thứ 2 được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì Sao? Đáp án: Từ mặt trời trong câu thơ thứ 2 được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Đây không phải là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa vì sự chuyển nghĩa của 2 Nguyễn Thái Học-Trường THCS Long Trạch. từ mặt trời trong câu thơ trên chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển. 3.Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và cho biết từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không? Đápán: Có thể phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ (theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ) và phát triển về số lượng của từ (tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ nước ngoài). Cần khẳng định ngay là từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi vì thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh ta luôn vận động và phát triển. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của con người. 4.Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa, còn trong quang học thì thuật ngữ thị trường chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ-một khái niệm không? Vì sao? Đáp án: Hiện tượng đồng âm này không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ-một khái niệm vì hai thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học hoàn toàn riêng biệt chứ không cùng một lĩnh vực. 5.Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau: a.Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện sea games 22 được tổ chức tại Việt Nam. b.Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới. Đáp án: a.tới tấp b.béo bở II.Văn-Tập làm văn: 1.Văn: 3 Nguyễn Thái Học-Trường THCS Long Trạch. 1 1 . Truyện Kiều của Nguyễn Du là một truyện thơ viết bằng chữ Nôm dài 3254 câu thơ lục bát. Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc. Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn. Chính điều nà mới làm nên giá trị kiệt tác của Truyện Kiều. Truyện Kiều còn có một tên gọi khác là Đoạn trường tân thanh. 1 2 .Giá trị của Truyện Kiều : -Giá trị nội dung: Truyện Kiều có 2 giá trị nội dung lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng tự do, công lý, tình yêu, hạnh phúc, … -Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý con người. 1 3 .Đoạn trích Chị em Thúy Kiều : -Bút pháp cổ điển khi miêu tả vẻ đẹp của các nhân vật lý tưởng: Sử dụng các biểu tượng ước lệ thiên về gợi chứ không miêu tả cụ thể. -Cảm hứng nhân đạo: Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn. 1 4 .Đoạn trích Cảnh ngày xuân: -Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân ở thời điểm của tiết thanh minh-mùa xuân trong vẻ đẹp viên mãn. Ở đây vừa có vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa có vẻ đẹp của con người trong các hoạy động lễ, hội. Cái đẹp của thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau. -Đoạn thơ được kết cấu theo trình tự một chuyến du xuân. Ở mỗi thời điểm, tác giả có một bút pháp riêng: tả và gợi, tả cận cảnh, tả cảnh kết hợp với tâm trạng nhân vật. Đặc biệt là nghệ thuật sử dụng các từ láy giàu tính tạo hình và tính cá thể cao trong đoạn thơ. 1 5 .Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: -Đoạn trích cho thấy nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua phương thức tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh 4 Nguyễn Thái Học-Trường THCS Long Trạch. tâm trạng. Cảnh và tình thấm đượm vào nhau. Qua cảnh để thấy được tâm trạng. Cùng với tả cảnh ngụ tình là ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. -Đoạn trích cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của Thúy Kiều. 1 6 . Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều : -Miêu tả nhân vật phản diện bằng nét bút hiện thực, khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ. -Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện trên cả 2 phương diện: vừa lên án những thế lực xấu xa, tàn bạo; vừa thương cảm trước sắc đẹp, tài năng, nhân phẩm bị chà đạp. Câu hỏi ứng dụng: 1.Khi giới thiệu tài năng của Kiều, Nguyễn Du nhấn mạnh đến tài năng nào? Vì sao? Đáp án: Nguyễn Du đặc biệt nhấn mạnh vào tài năng âm nhạc của Kiều. Ông dành 4/12 câu để giới thiệu chi tiết về tài năng của này của Kiều: Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân. Tiếng đàn của Kiều cho thấy nàng là người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm sâu sắc. Tiếng đàn ấy hô ứng với nhan đề tác phẩm: Đoạn trường tân thanh (tiếng kêu đứt ruột mới) như dự báo cuộc đời bạc mệnh của Kiều sau này. 2.Các từ láy trong 6 câu kết của đoạn trích Cảnh ngày xuân có đặc điểm gì chung? Đáp án: Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê 5 Nguyễn Thái Học-Trường THCS Long Trạch. Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bước ngang Các từ láy trong đoạn thơ này có 2 đặc điểm: -Thứ nhất, mang nét nghĩa giảm nhẹ: giảm nhẹ trong động tác, chuyển động (tà tà, thơ thẩn, nao nao). Sự sắc nét trong bức tranh phong cảnh cùng được giảm nhẹ trở nên mơ hồ, thấp thoáng hơn (thanh thanh, nho nhỏ). Nét nghĩa này tạo ra sự tương phản với cảnh lễ hội nhộn nhịp, tấp nập trước đó với các từ láy mang nét nghĩa nhấn mạnh (nô nức, dập dìu, ngổn ngang). Sự tương phản này khắc họa tinh tế bước đi của thời gian đã dần vào nhịp ngưng nghỉ. -Thứ hai, mang nét nghĩa biểu cảm: Những từ láy tà tà, nao nao, thanh thanh không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mà còn nhuốm màu tâm trạng. Nó rất phù hợp với trạng thái thơ thẩn của 2 chị em Kiều lúc này. 3.Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích chỉ có một âm thanh duy nhất được miêu tả. Hãy tìm và phân tích giá trị nghệ thuật của chi tiết đó? Đáp án: Tiếng sóng là âm thanh duy nhất được miêu tả trong đoạn trích. Đây không phải là âm thanh hiện thực. Nó là âm thanh trong cảm nhận của nhân vật- một âm thanh dữ dằn, dội mạnh trong nội tâm nhân vật. Âm thanh này xuất hiện ở câu kết của đoạn trích. Nó là kết quả từ cảm nhận bơ vơ, cô độc ngày một gia tăng, dồn nén trong tâm hồn nhân vật. Tiếng sóng ầm ầm tô đậm cảm nhận về một không gian xa lạ, đầy bất trắc.Âm thanh ấy được miêu tả rất gần, vây bọc lấy nhân vật. Nó như báo trước cho những tai họa sẽ ập đến với Kiều một cách bất ngờ và Kiều không thể nào né tránh được. 4.Phân tích tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều: Đáp án: -Tác giả tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người. Thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người được thể hiện rõ nét qua cách miêu tả MGS với cái nhìn mỉa mai, châm biếm, lên án. Thái độ của Nguyễn Du tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người thể hiện qua lời nhận xét: “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”. Lời nhận xét có vẻ khách quan 6 Nguyễn Thái Học-Trường THCS Long Trạch. nhưng chứa đựng trong đó cả sự chua xót, căm phẫn. Đồng tiền biến nhan sắc thành món hàng tủi nhục; biến kẻ táng tận lương tâm thành kẻ mãn nguyện, tự đắc. Thế lực đồng tiền cùng với thế lực lưu manh, thế lực quan lại đã hùa nhau tàn phá gia đình Kiều, tàn phá cuộc đời Kiều. -Nguyễn Du còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Nhà thơ như hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thúy Kiều. 2.Tập làm văn: Phân tích và phát biểu suy nghĩ của em về bài thơ Doàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Dàn ý: A.Mở bài: -Huy Cận viết bài thơ Đoàn thuyền đánh cá năm 1958 tại Hồng Gai, tỉnh Quảng Ninh. -Tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc trong những năm đầu cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ là bài ca ca ngợi lao động đánh cá trên biển, ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả hùng vĩ, bao la. B.Thân bài: 1.Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: (khổ 1) a.Hoàng hôn xuống biển cả: -Cảnh mặt trời xuống biển như hòn lửa đẹp một cách hùng vĩ. Mặt trời như hòn lửa lặn xuống biển mà vẫn còn rực cháy. -Sóng biển là then cài, màn đêm là cánh cửa. Cửa đã sập, then đã cài, một ngày đã chấm dứt, một đêm đã bắt đầu. b.Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi: -Đêm bắt đầu là bắt đầu cảnh lao động của con người -Tiếng hát của những dân chài như cũng cùng gió khơi làm căng thêm buồm, đưa đoàn thuyền đánh cá chạy nhanh ra khơi xa; sự mở đầu của một đêm lao động vui, hào hứng và khẩn trương. 7 Nguyễn Thái Học-Trường THCS Long Trạch. 2.Cảnh lao động đánh cá trên biển cả bao la, hùng vĩ và giàu có: Khổ 2,3,4,5,6) a.Biển giàu có: -Cá thu, một loại cá quý ở biển, nhiều như đoàn thoi (cá thu biển Đông như đoàn thoi) -Từ sự ví von đó tạo nên một liên tưởng ý vị: +Cá đi trên biển là cá dệt biển (Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng) +Cá vào lưới là cá dệt lưới (Đến dệt lưới ta, đàn cá ơi!) b.Biển hùng vĩ, công việc lao động đánh cá thật hùng tráng: -Biển hùng vĩ với gió, trăng, mây, với chiều cao, chiều rộng, chiều sâu: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển -Công việc lao động đánh cá trên biển thật hùng tráng: +Thuyền đánh cá có gió làm lái, trăng làm buồm và lướt giữa cái mênh mông bao la giữa trời, biển, giữa mây cao và biển bằng. +Công việc đánh cá là thăm dò tài nguyên của biển và công việc đó được ví như người lính đang đánh trận: Dàn đan thế trận lưới vây giăng. c.Biển đẹp và ân tình, công việc đánh cá đầy thi vị, lãng mạn và hết sức hào hùng: -Biển đẹp và ân tình: +Biển đẹp. Đó là cái đẹp “lấp lánh” của những con cá biển (cá song lấp lánh đuốc đen hồng).Con cá song đã đẹp lại càng đẹp trong một cảnh biển đẹp: Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long +Biển ân tình như lòng mẹ: Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào 8 Nguyễn Thái Học-Trường THCS Long Trạch. -Công việc đánh cá trên biển đầy thi vị, lãng mạn và hết sức hào hùng: +Cảnh lao động đánh cá đầy thi vị, lãng mạn: Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao +Cảnh lao động đánh cá hết sức hào hùng: Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng 3.Đoàn thuyền đánh cá trở về: ( khổ thơ cuối) a.Đoàn thuyền đánh cá trở về: -Tác giả lặp lại câu thơ ở khổ thơ đầu “câu hát căng buồm cùng gió khơi” làm cho khổ thơ cuối giống như một điệp khúc trong một bài hát. Đoàn thuyền đánh cá đi hào hứng, khẩn trương. Đoàn thuyền trở về cũng vẫn tinh thần ấy: khẩn trương, hào hứng. -Một hình ảnh được xây dựng theo lối khoa trương (đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời) nói lên vẻ đẹp hùng tráng và nhịp điệu lao động khẩn trương của đoàn thuyền đánh cá trên đường về. b.Bình minh trên biển cả: -Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn trên biển và kết thúc bài thơ là cảnh bình minh trên biển (mặt trời đội biển nhô màu mới) -Một sự so sánh ngầm táo bạo, bất ngờ và thú vị. Nó gắn bó công việc lao động đánh cá với thiên nhiên đất trời (mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi) C.Kết bài: -ĐTĐC là một khúc ca ca ngợi lao động đánh cá trên biển của người ngư dân làm chủ cuộc đời và biển cả, ngợi ca biển cả bao la, hùng vĩ, giàu đẹp. -Miêu tả một cảnh lao động trên biển cả trong đêm, bài thơ đầy ánh sáng, tiếng hát và con người thì lồng lộng giữa trời cao, biển rộng. -Bài thơ là một bức tranh đẹp và là một bài ca hào hùng về thiên nhiên và con người, về biển cả và lao động. 9 Nguyễn Thái Học-Trường THCS Long Trạch. 10 . tiết thanh minh-mùa xuân trong vẻ đẹp viên mãn. Ở đây vừa có vẻ đẹp của thi n nhiên, vừa có vẻ đẹp của con người trong các hoạy động lễ, hội. Cái đẹp của thi n nhiên và con người hòa quyện với nhau đầy thi vị, lãng mạn và hết sức hào hùng: -Biển đẹp và ân tình: +Biển đẹp. Đó là cái đẹp “lấp lánh” của những con cá biển (cá song lấp lánh đuốc đen hồng).Con cá song đã đẹp lại càng đẹp trong. cảm thụ văn học, con người sẽ giàu tình cảm hơn và sẽ có cuộc sống nội tâm phong phú hơn, hoàn thi n hơn. -Viết theo cách dẫn gián tiếp: Tác dụng của văn học đối với đời sống con người thật là