Đề tài: Nghiên cứu sản xuất viên nang mềm sữa ong chúa nhằm nghiên cứu các phương pháp để bảo quản thành dược chất quan trọng này.. Mục tiêu: - Xây dựng qui trình chế biến nguyên liệu sữ
Trang 1NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THUỐC VIÊN NANG MỀM SỮA ONG CHÚA
CNĐT: ThS Bành Thị Ngọc Quỳnh CQCT: Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định CBPH: DSCK1 Mai Tòng Ba, DSCK1 Hà Văn
Cường, DSCK1 Tạ Thị Thúy Hường, DSCK1 Lý Thị Mỹ Dung, DSCK1 Phan Thị Mỹ Hoàng, ThS Đào Thị Thanh Thảo,
DS Nguyễn Đức Thiệp
TGTH: 2008 - 2010
MỞ ĐẦU:
- Sữa ong chúa là chất dinh dưỡng đặc biệt quý do ong thợ tiết ra để nuôi ong chúa và ấu trùng dưới 3 ngày tuổi Sản phẩm này có thể được coi là cao cấp và quý nhất trong các sản phẩm ong Thành phần của sữa ong chúa có chứa các vitamin A, C, D, E, K, B1, B3, B5, B9
và B12, các khóang chất cần thiết cho cơ thể như calci, crom, đồng, mangane, magnesi, kali, kẽm….và các acid amin Ngoài các chất kể trên sữa ong chúa còn chứa những chất đặc biệt quí như DHA (chất quan trọng cho não bộ), 10-HAD (10- hydroxy-trans -2-decenoic acid) giúp đề phòng bệnh ung thư, hoóc môn giúp kích thích tăng trưởng và cải thiện chức năng sinh lý rất rõ Tuy nhiên, những thành phần này rất dễ bị hư hỏng nếu bảo quản ở điều kiện thường Hơn nữa, sữa ong chúa là chất dịch lỏng rất khó bảo quản Vì vậy thường người ta bảo quản sữa ong chúa trong tủ lạnh (ngăn đá) và cũng chỉ có thể dùng trong vòng 1 năm
- Nhằm nâng cao tuổi thọ của sản phẩm, giúp việc sử dụng và bảo quản được thuận tiện, đồng thời vẫn giữ được những tính năng quí giá của sữa ong chúa Đề tài: Nghiên cứu sản xuất viên nang mềm sữa ong chúa nhằm nghiên cứu các phương pháp để bảo quản thành dược chất quan trọng này
I MỤC TIÊU, NÔI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Mục tiêu:
- Xây dựng qui trình chế biến nguyên liệu sữa ong chúa từ dạng lỏng sang dạng rắn
bằng kỹ thuật đông khô
- Xây dựng công thức và qui trình bào chế thuốc viên nang mềm Sữa ong chúa
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho nguyên liệu sữa ong chúa sau khi đông khô
và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của thuốc viên nang mềm Sữa ong chúa được Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương– Bộ Y Tế thẩm định
2 Nội dung:
2.1 Nghiên cứu bào chế sữa ong đông khô từ nguyên liệu sữa ong chúa tươi:
- Nghiên cứu xác định thành phần dịch thể sữa ong chúa phù hợp quá trình đông khô
- Xác định thông số kỹ thuật cho quá trình đông khô dịch thể sữa ong
2.2 Nghiên cứu công thức và qui trình sản xuất viên nang mềm sữa ong chúa:
- Nghiên cứu thành phần và thông số điều chế màng gelatin
- Nghiên cứu công thức viên nang mềm sữa ong chúa
- Xác định các thông số trong quá trình điều chế viên nang mềm
- Thẩm định quy trình sản xuất
2.3 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu và thành phẩm:
2.4 Theo dõi độ ổn định của sản phẩm:
Trang 2- Lão hoá cấp tốc ở điều kiện 35oC ± 2oC, độ ẩm: 75 ± 5%
- Theo dõi dài hạn ở điều kiện bảo quản thực của sản phẩm 25oC ± 2oC, độ ẩm: 75 ± 5%
3 Phương pháp nghiên cứu:
3.1 Nghiên cứu bào chế sữa ong đông khô từ nguyên liệu sữa ong chúa tươi:
a/ Khảo sát chọn nồng độ sữa ong chúa và loại tá dược độn:
Bảng 1: Thành phần công thức thực nghiệm cho 1 mẻ đông khô
Các công thức đều được pha chế theo cùng qui trình như sau:
- Hòa tan tá dược độn (nếu có) trong lượng nước RO khoảng 1/10 thể tích cuối của công thức (1)
- Phân tán đều sữa ong chúa vào (1), sau đó bổ sung nước RO vừa đủ thể tích qui định Đông khô các mẫu sản phẩm theo chương trình sau khi khảo sát thực nghiệm:
- Đông lạnh mẫu -30°C trong 90 phút
- Tiếp tục dẫn lạnh trong 90 phút
- Chạy lạnh condenser, hút chân không, gia nhiệt theo chương trình
Đánh giá thành phẩm sau khi đông khô dựa trên 2 chỉ tiêu:
- Tính chất cảm quan: Nguyên liệu sau khi đông khô có dạng vảy sốp, màu vành nhạt, vị ngọt hơi chua
- Độ ẩm: < 5% Do độ ẩm nguyên liệu sữa ong chúa sau khi đông khô phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng sữa ong chúa (% sữa ong chúa) trước khi đông khô và loại tá dược độn b/ Nghiên cứu chọn tỉ lệ tá dược độn:
- Thay đổi hàm lượng lactose trong các công thức thiết kế theo Bảng 2
Bảng 2 Hàm lượng lactose trong các công thức nghiên cứu
Đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu: tính chất cảm quan, độ ẩm, hàm lượng nitơ toàn phần, acid lactic
c/ Xác định thông số kỹ thuật tối ưu cho quá trình đông khô:
Để xác định được thông số cho quá trình chạy máy, tiến hành khảo sát trên thực nghiệm tìm điểm eutecti, nhiệt nóng chảy sản phẩm Dựa trên cơ sở đó thay đổi giá trị các thông số
và khảo sát sát ảnh hưởng trên chất lượng sản phẩm thu được
Công thức Sữa ong chúa Khối lượng Manitol Lactose Khối lượng tá dược độn H Nước RO vđ
2 O
Trang 33.2 Nghiên cứu công thức và quy trình sản xuất viên nang mềm sữa ong chúa:
a/ Nghiên cứu điều chế thành phần vỏ nang
- Khảo sát tỉ lệ gelatin:nước
Công thức khảo sát:
CT14
Công thức CT15
Công thức CT16
trương nở hoàn toàn Tiến hành tạo màng, yêu cầu màng có thể chất mềm, không dứt
- Khảo sát các thành phần tá dược tạo màng gelatin:
Bảng 3 Khảo sát thành phần tá dược màng gelatin Công thức CT17 CT18 CT19 CT20 CT21 CT22 CT23 CT24 CT25
Nước RO (kg) 3,4 3,4 3,4 3,4 3,4 3,4 3,4 3,4 3,4 Nipagin (g) 6,4 6,4 6,4 6,4 6,4 6,4 6,4 6,4 6,4
- Kết quả được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu:
+ Về cảm quan:
+ Yêu cầu phải đạt độ nhiễm khuẩn
+ Tổng tỉ lệ 3 yêu cầu cảm quan phải nhỏ hơn 5%
b/ Khảo sát các thông số trong quá trình điều chế màng gelatin:
- Khảo sát chọn nhiệt độ cách thủy Gelatin
Bảng 4 Khảo sát nhiệt độ cách thủy gelatin
Áp suất hút chân không (mmHg) - 1 - 1 - 1
Kiểm tra độ đồng nhất của màng gelatin để chọn nhiệt độ phù hợp
- Khảo sát chọn thời gian khuấy trộn trong quá trình cách thủy gelatin
Bảng 5 Khảo sát thời gian khuấy trộn gelatin Thông số khảo sát QT10 QT11 QT12
Thời gian hút chân không (phút) 70 70 70
Đánh giá kết quả dựa trên mức độ trưng nở hoàn toàn của gelatin
Trang 4- Khảo sát và lựa chọn thời gian và áp suất hút chân không
Đây là hai thông số ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vỏ nang, chất lượng viên
thành phẩm cũng như hiệu quả trong sản xuất và được biểu hiện trên mức hao hụt sản phẩm
c/ Nghiên cứu thành phần công thức dịch đóng viên nang mềm sữa ong chúa:
Xác định hàm lượng chất nhũ hóa và hàm lượng chất làm tăng độ sánh
Thiết kế mô hình thí nghiệm: theo bảng 6
Thay đổi lượng chất nhũ hóa lecithin ở 3 mức: 9 – 12 – 15 mg /viên
Thay đổi lượng chất làm đặc sáp ong ở 3 mức: 3 – 5 – 7 mg/viên
- Tiến hành pha chế 9 công thức, qui trình pha chế được trình bày theo các phiếu pha chế thử kèm theo, cỡ lô 3000 viên
Bảng 6: Khảo sát hàm lượng lecithin và sáp ong
Công thức Sữa ong chúa (mg) Lecithin (mg) Sáp ong (mg) Dầu đậu nành (mg)
d/ Nghiên cứu và xác định các thông số trong quá trình đóng nang mềm:
- Nhiệt độ hàn viên:
Để thực hiện việc khảo sát nhiệt độ hàn viên tối ưu tiến hành khảo sát trên 3 nhiệt độ 39,50 C, 400 C và 40,50
Mỗi mẫu lấy mẫu ở 3 thời điểm: 5 phút, 10 phút và 20 phút, mỗi mẫu lấy 1000 viên đánh giá theo yêu cầu:
+ Đường hàn kín đều đẹp, tỉ lệ hư hỏng < 2%
+ Viên không bị biến dạng bởi nhiệt độ, tỉ lệ viên biến dạng < 2%
+ Các viên không dính nhau, tỉ lệ viên dính < 2%
- Độ dày màng gelatin:
Thực hiện khảo sát trên 5 độ dày khác nhau, mỗi độ dày thực hiện 3 lô, lấy mẫu và đánh giá theo yêu cầu:
+ Viên đều, tỉ lệ không đạt < 2%
+ Viên phải bền vững trong suốt quá trình sản xuất, tỉ lệ 0%
+ Tỉ lệ hao hụt màng thấp nhất < 40%
- Thể tích dịch hoạt chất
Tiến hành sản xuất thử trên 5 thể tích khác nhau mỗi thể tích 1000 viên
Bảng 7 Khảo sát thể tích đóng dịch
Lấy mẫu và đánh giá hình thức cảm quan của viên thuốc
- Thời gian và khối lượng sấy định hình viên và thời gian sấy khô:
Trang 5Bảng 8 Khảo sát thời gian và khối lượng sấy định hình viên Thời gian
phút
Khối lượng
kg
Khối lượng kg Khối lượng
kg
Lấy mẫu, đánh giá hình thức viên: viên tròn đều cân đối, tỉ lệ hư < 0,5%
Thời gian sấy khô viên cần phải đủ để độ ẩm vỏ nang phải đạt trong khoảng qui định ≤ 10%
3.3 Thẩm định qui trình sản xuất
Thẩm định theo mô hình thẩm định trước:
Mô hình Đối tượng Quy mô Nội dung thẩm định
Khảo sát các
thông số sản
phẩm
QTSX đang trong giai đoạn thẩm định trước khi triển khai sản xuất
Cỡ lô công nghiệp (3 lô)
Các thông số trọng yếu: đối chiếu tiêu chuẩn và các thông số kiểm soát
- Theo dõi độ ổn định của sản phẩm:
Độ ổn định của các mẫu viên nang mềm thực nghiệm được bảo quản trong 2 điều kiện: + Lão hóa cấp tốc ở điều kiện: nhiệt độ 35 ± 20C, độ ẩm tương đối 75 ± 5%
+ Theo dõi dài hạn ở điều kiện bình thường:
II KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1 Quy trình sản xuất nguyên liệu sữa ong chúa đông khô
Cân
Khuấy trộn
Lactose
trihydrate
Nước cất
Sữa ong chúa Khuấy trộn
Đông khô
Kiểm tra BTP
Nhập kho
Trang 6- Kết quả công thức thực hiện theo quy trình và cho kết quả đạt được trình bày như sau:
Công thức Sữa ong chúa Lactose Nước cất vđ
- Điều kiện thực hiện của quy trình đông khô sữa ong chúa:
− Nhiệt độ đông lạnh sản phẩm - 300C
− Thời gian đông lạnh 90 phút
− Nhiệt đông khô Tăng dần từ – 300C đến 00C
− Thời gian đông khô 20 h
− Nhiệt độ sấy khô Tăng dần từ 50C đến 200C
− Thời gian sấy khô 20 h
− Áp suất giai đoạn đông lạnh cân bằng với môi trường
− Áp suất giai đoạn đông khô 0,15 mbar
2.Quy trình sản xuất viên nang mềm sữa ong chúa:
Thành phần màng gelatin cho 1 viên nang mềm như sau
Dd sorbitol: 40 mg
- Các thông số kĩ thuật trong quá trình sản xuất viên nang mềm sữa ong chúa tại Công ty Dược - Trang thiết bị y tế Bình định như sau:
- Thông số quá trình điều chế màng gelatin:
¾ Nhiệt độ cách thủy gelatin 620 C
Ép nang Sấy, định hình nang
Đóng gói
Kieåm nghieäm TP
Khuấy đều
Hòa tan
Tá dược, nước cất
Kieåm nghieäm BTP
Cân
Đồng hóa
Sữa ong chúa đông khô,
tá dược
Gelatine
Nhập kho
Trang 7¾ Thời gian khuấy gelatin 30 phút
¾ Áp suất hút chân không -0,1mmHg
¾ Thời gian hút chân không 70 phút
- Thông số quá trình điều chế nang thuốc:
¾ Áp suất bình bảo ôn chứa gelatin 0,6 ÷ 0,8 kg/cm2
¾ Áp suất bình chứa dịch hoạt chất 0,4 ÷ 0,6 kg/cm2
¾ Nhiệt độ hộp trãi gelatin 580 C ÷ 600 C
¾ Nhiệt độ các ống dẫn gelatin: 580 C ÷ 600 C
¾ Nhiệt độ thùng bảo ôn chứa gelatin 580 C ÷ 600 C
¾ Áp suất khí nén 0,6 ÷ 0,7 kg/cm2
¾ Thể tích dịch hoạt chất 0,8 ÷ 1 ml
¾ Thời gian sấy định hình viên 70 ÷ 80 phút/ 6 ÷ 8 kg
¾ Thời gian sấy khôSấy khô 10 ÷ 12 giờ / 7 ÷ 8 kg
¾ Nhiệt độ làm lạnh màng gelatin 13 ÷ 170 C
¾ Nhiệt độ hàn viên 400 C
¾ Độ dày màng gelatin 0, 75 ÷ 0,8 mm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Đã hoàn thiện được quy trình sản xuất nguyên liệu sữa ong chúa đông khô từ nguồn nguyên liệu trong nước bằng kỹ thuật đông khô, vừa giúp tăng thời gian ổn định của nguồn nguyên liệu vừa đảm bảo nguồn nghuên liệu cung ứng lâu dài cho quá trình phát triển sản xuất
Xây dựng công thức và qui trình bào chế thuốc viên nang mềm Sữa ong chúa qui mô công nghiệp
Dự án sản xuất được trên 800.000 viên nang mềm sữa ong chúa với giá thành 1020 đ/viên, giá bán buôn 2400 đ/viên
Sau 2 năm thực hiện nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm, dự án đã hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên nang mềm Sữa ong chúa Sản phẩm đã được Cục Quản
lý dược – Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt nam và đã được triển khai sản xuất tại Công ty Dược – TTBYT Bình Định
Các cơ quan quản lý cấp trên cần tiếp tục hỗ trợ về chính sách cũng như nguồn vốn cho các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển các đề tài nghiên cứu thành các dự án sản xuất thử nghiệm cho các công ty thực hiện
Biên tập: Ngọc Hóa