1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Thống Kê Học - Phương Pháp Chỉ Số part 7 doc

5 436 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 67,52 KB

Nội dung

"" Chương 2. Quá trình nghiên cứu thống kê - Tính khoa học và việc đáp ứng mục đích nghiên cứu của sự chỉnh lý và phân tổ của tài liệu. - Phương pháp tính toán các chi tiết, các phương pháp này có nhất quán với các phương pháp của thống kê không? - Khi đánh giá các tài liệu thu thập bằng điều tra không toàn bộ (điều tra chọn mẫu…) thì cần chú ý đến tính đại diện của số đơn vò được chọn để điều tra thực tế. Việc lựa chọn, đánh giá tài liệu dùng để phân tích là công việc quan trọng, rất cần thiết để đảm bảo tính chính xác và sức thuyết phục của các kết luận thống kê. 2.4.3.3. Xác đònh các phương pháp và các chỉ tiêu phân tích. Thống kê học vận dụng nhiều phương pháp khác nhau trong phân tích, mỗi phương pháp có một tác dụng riêng, do đó trong phân tích, tùy theo nhiệm vụ nghiên cứu, tùy theo tính chất và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu mà sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau cho các hiện tượng khác nhau sao cho tác dụng của từng phương pháp phát huy được một cách đầy đủ nhất. Vấn đề xác đònh chỉ tiêu phân tích cũng là vấn đề không kém quan trọng vì biểu hiện cuối cùng của bản chất về tính qui luật của hiện tượng là các chỉ tiêu và số liệu thống kê, do đó trong phân tích cần dựa vào mục đích và nhiệm vụ phân tích mà xác đònh chỉ tiêu phân tích, khi lựa chọn, xác đònh cần lưu ý: - Các chỉ tiêu phải là những chỉ tiêu quan trọng nhất có thể phản ánh đúng đắn và tập trung nhất những đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ cơ bản của hiện tượng. - Các chỉ tiêu cần có sự liên hệ với nhau, dựa vào các phương trình kinh tế để xác đònh hệ thống chỉ tiêu nhằm phân tích được sâu sắc và toàn diện hiện tượng nghiên cứu. 2.4.3.4. So sánh đối chiếu các chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu thống kê chỉ phản ánh một mặt nào đó của hiện tượng nghiên cứu, do đó khi phân tích thống kê cần so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu với nhau. Qua so sánh đối chiếu mới có thể thấy rõ đựơc các đặc điểm và bản chất của hiện tượng nghiên cứu, mới phát hiện được nhiều vấn đề có ý nghóa, vạch rõ được nguyên nhân Trang 31 "" Chương 2. Quá trình nghiên cứu thống kê phát triển của hiện tượng, các vấn đề tồn tại, các khả năng tiềm tàng trong nội bộ hiện tượng… từ đó mới có thể rút ra được những kết luận sâu sắc, chính xác. Ví dụ: khi phân tích tình hình sản xuất ở một xí nghiệp bưu điện trong tháng nào đó, rõ ràng ta phải tiến hành so sánh đối chiếu sản lượng thực tế tháng này với sản lượng thực thế tháng trước, nhưng nếu chỉ so sánh như thế thì chưa đủ, chưa thể thấy rõ được sản xuất của xí nghiệp như vậy là tốt hay xấu, bởi vì sản lượng của xí nghiệp bưu điện thường biến động do nhiều nhu cầu khách quan, có thể sản lượng của tháng này so với tháng trước tăng rất cao nhưng tình hình sản xuất thực tế là không phát triển do đó để có những kết luận sâu sắc và toàn diện ta còn cần so sánh với các chỉ tiêu về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm … Trong so sánh đối chiếu cần lưu ý phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu thống kê. Nếu các chỉ tiêu không có đầy đủ tính chất so sánh thì cần phải tiến hành điều chỉnh, tính toán lại làm cho chúng trở thành so sánh đựoc. 2.4.3.5. Rút ra kết luận và đề xuất kiến nghò. Đây là sự thể hiện tập trung thành quả của toàn bộ công tác nghiên cứu thống kê bởi vì phân tích thống kê cuối cùng phải đi tới kết luận chính xác và khoa học về bản chất và tính qui luật của hiện tượng, đồng thời phải có thể dự đoán được mức độ phát triển của hiện tượng và đề ra được những kiến nghò thực tế. Những kết luận rút ra phải chính xác và có căn cứ khoa học, tuyệt đối tránh những kết luận rút ra từ sự suy đoán chủ quan. Các kiến nghò đề xuất phải nhằm giải quyết các vấn đề thúc đẩy sự phát triển hợp với qui luật của hiện tượng, nhằm tăng cường cải tiến quản lý, đồng thời những kiến nghò, đề xuất này phải có ý nghóa thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và các khả năng thực hiện được. Trang 32 "" Chương 2. Quá trình nghiên cứu thống kê Câu hỏi ôn tập chương 2 1) Từ đối tượng nghiên cứu của thống kê học, hãy giải thích tại sao quá trình nghiên cứu thống kê (TK) gồm ba giai đoạn: Điều tra TK, tổng hợp TK và phân tích TK. 2) Nêu các phương pháp cơ bản được sử dụng trong quá trình nghiên cứu thống kê. 3) Trình bày phân loại điều tra thống kê. 4) Khi điều tra thống kê, phải đảm bảo những yêu cầu gì? Tại sao? 5) Hãy lập phiếu điều tra thích hợp cho một cuộc điều tra lấy ý kiến khách hàng về mức độ hài lòng một loại dòch vụ (sản phẩm) nào đó (sản phẩm, dòch vụ anh chò tự chọn). 6) Hãy đề xuất những biện pháp khắc phục sai số trong điều tra thống kê. 7) Cho ví dụ về các mẫu bảng thống kê đơn giản, phân tổ và kết hợp. Tương ứng với số liệu của mỗi bảng vẽ các đồ thò để nêu bật đặc trưng của hiện tượng đó với độ thẩm mỹ theo bạn là cao nhất. 8) Trình bày các nguyên tắc cơ bản của phân tích thống kê. 9) Nêu tên các phương pháp phân tích thống kê bạn biết. * Hãy chọn câu đúng nhất trong các câu trả lời cho các câu hỏi sau: 10) Căn cứ vào phạm vi điều tra, điều tra thống kê được chia ra: a. Thường xuyên và không thường xuyên b. Toàn bộ và không toàn bộ c. Chuyên môn và báo cáo thống kê đònh kỳ d. Cả a, b, c đều đúng 11) Tổng điều tra dân số là loại điều tra: a. Toàn bộ b. Thường xuyên c. Không thường xuyên d. a và c đúng Trang 33 "" Chương 3. Phân tổ thống kê Chương 3 PHÂN TỔ THỐNG KÊ 3.1. KHÁI NIỆM: Phân tổ thống kê là một nghiệp vụ thống kê được dùng để phân chia tổng thể phức tạp thành nhiều tổng thể bộ phận hoặc nhiều tổ (>=2) khác nhau trên từng tiêu thức nhất đònh, trong từng biểu hiện thời gian và không gian xác đònh. Cơ sở để tiến hành phân tổ bao gồm: 1. Mục đích yêu cầu quản lý hoặc yêu cầu phân tích. 2. Tính chất của hiện tượng nghiên cứu, tính chất của tiêu thức nghiên cứu. 3. Cơ cấu nội tại của đồng thể phức tạp và mối quan hệ giữa chúng. 4. Tính lòch sử của đối tượng quản lý và trình độ quản lý của từng thời kỳ. Phân tổ thống kê được dùng để giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây: 1. Xác đònh loại hình cơ cấu của tổng thể phức tạp. 2. Xác đònh qui mô của tổng thể phức tạp và qui mô của từng tổng thể bộ phận cấu thành nên tổng thể phức tạp đó. 3. Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng trong một hệ thống quản lý. 4. Xác đònh các cơ sở để sắp xếp các cột, các dòng trong biểu bảng thống kê tổng hợp. 5. Phân tổ thống kê được dùng làm cơ sở để sắp xếp các đơn vò tổng thể theo một trật tự nhất đònh. Tùy theo từng mục đích yêu cầu nghiên cứu mà phân chia thành các loại phân tổ thống kê sau đây: 1- Nếu theo số lượng tiêu thức được dùng làm cơ sở để tiến hành phân tổ thì chia làm 3 loại: + Phân tổ đơn: Phân chia tổng thể phức tạp, thành các tổ, tiểu tổ trên từng tiêu thức nghiên cứu. + Phân tổ kết hợp: Tiến hành phân chia tổng thể phức tạp thành nhiều tổ, tiểu tổ trên cơ sở kết hợp nhiều tiêu thức nghiên cứu với nhau. 34 "" Chương 3. Phân tổ thống kê + Phân tổ liên hệ: Tiến hành sắp xếp các tiêu thức nghiên cứu hoặc các chỉ tiêu nghiên cứu vào các cột, các dòng của biểu bảng thống kê để trình bày nội dung nghiên cứu, mục đích nghiên cứu. 2- Nếu theo tính chất của tiêu thức nghiên cứu thì dùng làm 2 loại: + Phân tổ phân loại: Tiến hành phân tổ đối với tiêu thức thuộc tính. + Phân tổ kết cấu: Tiến hành phân tổ đối với tiêu thức số lượng. 3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TỔ THỐNG KÊ: Để phân tổ thống kê phải thực hiện tuần tự các bước sau đây: 3.2.1. Xác đònh tiêu thức phân tổ: Tiêu thức phân tổ là tiêu thức thực thể phản ánh bản chất của hiện tượng phải phù hợp với mục đích yêu cầu quản lý và phân tích trong từng điều kiện thời gian và không gian xác đònh. 3.2.2. Xác đònh số tổ và độ lớn của mỗi tổ trong một tổng thể phức tạp. 3.2.2.1. Trường hợp phân tổ đơn: a. Đối với tiêu thức thuộc tính: Số tổ được chia phụ thuộc vào tính chất của loại hình và mục đích nghiên cứu. a.1. Trường hợp số loại hình ít (hoặc không nhiều) Đòi hỏi quản lý chặt chẽ thì mỗi loại hình xếp vào một tổ. a.2. Trường hợp phức tạp: Số loại hình quá nhiều, tỉ mỉ, phức tạp, khó quản lý tiến hành ghép một số loại hình có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau vào một tổ. * Chú ý: Trong thực tế người ta thường dựa vào các đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc của các ngành, bộ, đòa phương đã qui đònh dưới hình thức văn bản chỉ thò hay danh mục vv… để tiến hành xác đònh số tổ được chia. b. Đối với tiêu thức số lượng: Số tổ được chia phụ thuộc vào tính chất của dãy số lượng biến và trình độ quản lý. b.1. Đối với dãy số lượng biến rời rạc và sự biến thiên giữa các lượng biết ít đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ trên từng lượng biến thì mỗi lượng biến xếp 35 . thống kê - Tính khoa học và việc đáp ứng mục đích nghiên cứu của sự chỉnh lý và phân tổ của tài liệu. - Phương pháp tính toán các chi tiết, các phương pháp này có nhất quán với các phương. phục của các kết luận thống kê. 2.4.3.3. Xác đònh các phương pháp và các chỉ tiêu phân tích. Thống kê học vận dụng nhiều phương pháp khác nhau trong phân tích, mỗi phương pháp có một tác dụng. và phân tích TK. 2) Nêu các phương pháp cơ bản được sử dụng trong quá trình nghiên cứu thống kê. 3) Trình bày phân loại điều tra thống kê. 4) Khi điều tra thống kê, phải đảm bảo những yêu cầu

Ngày đăng: 10/07/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w