SỰ HÌNH THÀNH DÂN TỘC HÁN Dân tộc Hán là dân tộc có nhân khẩu đông nhất và diện tích phân bố rộng nhất ở Trung Quốc. Nguồn gốc của dân tộc này có thể truy ngược lên đến thời cổ đại xa xưa, nhưng tên gọi của dân tộc thì mãi đến thời kỳ cận đại mới xác định. Theo truyền thuyết kể lại, trong thời cổ đại xa xưa đã có những thị tộc Cửu Lê, Tam Miêu, Viêm Đế Thị, Hoàng Đế Thị sinh sôi nảy nở trong vùng Trung Nguyên. Đến đời Chu Vũ Vương thì các thị tộc này trong vùng Trung Nguyên tự xưng là Hoa Hạ. Chung quanh thì có các dân tộc thiểu số Man, Di, Nhung, Địch. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất toàn cõi Trung Quốc, là thời kỳ đầu tiên các dân tộc ở Trung Quốc tụ hợp lại với nhau. Do chiến tranh, các cuộc di dân và sự kết hôn giữa những người thuộc những dân tộc khác nhau, bốn nước lớn trong thời kỳ này là Tần, Sở, Ngô, Việt cùng với một số nước nhỏ nữa từ các dân tộc Di, Địch biến thành dân tộc Hoa Hạ và hình thành một quốc gia Trung ương tập quyền đầu tiên lấy dân Hoa Hạ làm chủ thể, đó chính là đế quốc nhà Tần. Đến triều Hán, các dân tộc thiểu số Hung Nô, Tiên Ti, Để, Khương… vốn sống trong hai miền Bắc và Tây Bắc, bắt đầu di cư với số lượng lớn vào nội địa. Đến hai triều Nguỵ và Tần thì các dân tộc thiểu số vùng Quan Trung đã chiếm tới nửa số dân. Do ảnh hưởng của nền văn hoá Hoa hạ, phương thức sản xuất cũng như phương thức sinh hoạt của họ cũng đã thay đổi lớn và họ dần dần thống nhất với hai dân tộc bản địa, khiến thời kỳ Nguỵ - Tần trở thành thời kỳ thứ hai của quá trình thống nhất dân tộc. Hai triều đại Tống và Nguyên là thời kỳ thứ ba của quá trình thống nhất dân tộc. Trong thời kỳ này các dân tộc Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ, lần lượt xâm nhập Trung Nguyên và trong khi củng cố quyền thống trị của mình, họ cũng bị nền văn hoá Trung Nguyên đồng hoá. Đến thời kỳ này, tên gọi người Hán (Hán nhân, Hán nhi) đã trở nên khá phổ biến, nhưng vẫn chưa trở thành tên gọi chính thức của dân tộc. Khi nước Trung Hoa Quốc dân thành lập, tự xác định là một nước cộng hoà của năm dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, hai chữ “Hán tộc” mới thực sự trở thành tên gọi dân tộc của cộng đồng người Hán. Dân tộc Hán Dân tộc Hán là dân tộc có dân số đông nhất trong 56 dân tộc ở TQ, cũng là dân tộc có dân số đông nhất trên thế giới. Ngày nay, dân tộc Hán đã có khoảng 1 tỉ 200 triệu dân số. Dân tộc Hán là cư dân Trung Nguyên nguyên gọi là “Hoa Hạ”, đến nay đã có lịch sử văn minh 5 nghìn năm. Sau này dân dần đồng hoá, dung hợp với các dân tộc khác. Bắt đầu từ đời Hán, gọi là dân tộc Hán. Dân tộc Hán có ngôn ngữ văn tự của mình. Ngôn ngữ Hán thuộc hệ Hán Tạng ngữ, chia làm 8 thứ tiếng địa phương gồm tiếng miền bắc, tiếng Ngô, tiếng Tương, tiếng Cán, tiếng Khách Gia, tiếng Mân Nam, tiếng Mân Bắc và tiếng Việt, ngôn ngữ chung là tiếng phổ thông. Chữ Hán là một trong những văn tự cổ xưa nhất trên thế giới, từ giáp cốt văn, kim văn dần dần diễn biến thành chữ vuông hiện nay, cả thảy có trên 80 nghìn chữ, thường dùng có khoảng 7 nghìn chữ. Hán ngữ hiện là một trong những ngôn ngữ thông dụng trên quốc tế. Cơ cấu ăn uống cơ bản của dân tộc Hán chủ yếu là lương thực, với các loại động vật, rau xanh là thực phẩm phụ. Trong quá trình phát triển lâu dài, dân tộc Hán đã hình thành thói quen ăn uống một ngày ăn ba bữa. Ăn cơm và ăn mì là hai loại thức ăn chính của dân tộc Hán. Ngoài ra, các loại lương thực khác, như ngô, cao lương, ngũ cốc, các loại khoai v.v, ăn độn cũng là một phần thức ăn chính ở các khu vực khác nhau. Do ảnh hưởng của các điều kiện, dân tộc Hán đã hình thành các món ăn khác nhau về mặt thói quen ăn uống. Mọi người thường gọi khẩu vị ăn uống của dân tộc Hán và các dân tộc khác khái quát là “nam ngọt, bắc mặn, đông cay, tây chua”. Hiện nay, trên cơ sở khẩu vị dân gian, các nơi đã hình thành 8 hệ món ăn lớn là món ăn Hồ Nam, món ăn Tứ Xuyên, món ăn đông bắc, món ăn Quảng Đông v.v. Rượu và chè là hai thức uống chủ yếu của dân tộc Hán. TQ là quê hương của chè, cũng là một trong những nước phát minh ra kỹ thuật ủ lên men sớm nhất trên thế giới, văn hoá rượu và văn hóa chè có nguồn gốc lâu dài tại TQ. Ngoài rượu, chè, nước hoa quả cũng trở thành thức uống của mọi người ở các vùng khác nhau và mùa khác nhau. Dân tộc Hán có nhiều ngày lễ ngày tết, tết âm lịch là ngày lễ truyền thống nhất. Ngoài ra, các ngày lễ quan trọng còn có tết nguyên tiêu 15 tháng giêng âm lịch, tết thanh minh ngày 5 tháng 4 dương lịch, tết đoan ngọ ngày 5 tháng 5 âm lịch, tết trung thu ngày 15 tháng 8 v.v. . tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, hai chữ Hán tộc mới thực sự trở thành tên gọi dân tộc của cộng đồng người Hán. Dân tộc Hán Dân tộc Hán là dân tộc có dân số đông nhất trong 56 dân tộc. SỰ HÌNH THÀNH DÂN TỘC HÁN Dân tộc Hán là dân tộc có nhân khẩu đông nhất và diện tích phân bố rộng nhất ở Trung Quốc. Nguồn gốc của dân tộc này có thể truy ngược. nghìn năm. Sau này dân dần đồng hoá, dung hợp với các dân tộc khác. Bắt đầu từ đời Hán, gọi là dân tộc Hán. Dân tộc Hán có ngôn ngữ văn tự của mình. Ngôn ngữ Hán thuộc hệ Hán Tạng ngữ, chia