1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM số 623/ĐVN/KTNĐ ppsx

88 2,7K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 661,76 KB

Nội dung

Máy biến áp làm mát theo kiểu QG khi tất cả các quạt gió bị cắt do sự cố được phép làm việc với phụ tải định mức tuỳ theo nhiệt độ không khí xung quanh trong thời gian như sau: Nhiệt đ

Trang 1

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC

VIỆTNAM Số: 623/ĐVN/KTNĐ

Trang 2

TỔNG C.TY ĐIỆN LỰC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

- -

Số: 623/ĐVN/KTNĐ Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1997

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

-Căn cứ Nghị định 14/CP ngày 27 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và ban hành điều lệ Tổng Công

ty

-Căn cứ vào nhu cầu công tác quản lý kỹ thuật của Tổng Công ty

-Xét đề nghị của Ông Trưởng Ban KT nguồn và Ban KT lưới điện

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy trình vậnn hành và

sửa chữa máy biến áp”

Điều 2: Quy trình này áp dụng cho các Nhà máy điện, các Công ty Điện

lực, Truyền tải điện và các Xí nghiệp trực thuộc Tổng Công ty

Điều 3: Quy trình này có hiệu lực từ ngày ban hành Các Ông Giám đốc

Nhà máy điện, các Công ty, các Xí nghiệp trực thuộc và các Ông Trưởng Ban của Tổng Công ty có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện này

KT TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

B ùi Thức Khiết (Đã ký)

Trang 3

QUI TRÌNH VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP

(Ban hành theo quyết định số 623/ĐVN/KTNĐ ngày 23 tháng 5 năm 1997 của Tổng

Công ty Điện lực Việt Nam)

Chương I

NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ÁP

Điều 1:

Quy trình này áp dụng cho tất cả các máy biến áp lực, biến áp tự ngẫu và

cuộn điện kháng có dầu (sau đây gọi chung là máy biến áp) với mọi công suất, đặt trong nhà hay ngoài trời ở các nhà máy điện và trạm biến áp có cấp điện áp đến 500kV Đây là quy trình mẫu, từng cơ sở căn cứ vào hướng dẫn của nhà chế tạo kết hợp với quy trình này soạn thành quy trình cụ thể

Điều 2:

Máy biến áp phải có bảo vệ rơ le và bảo vệ quá điện áp theo đúng quy trình

“Bảo vệ rơ le và tự động điện” và quy trình “Bảo vệ quá điện áp”

Bảo vệ cuộn hạ áp không dùng đến bố trí ở giữa các cuộn dây có cấp điện

áp cao hơn, thực hiện bằng chống sét van đấu vào đầu ra của mỗi pha

Bảo vệ cuộn dây trung áp hoặc hạ áp không dùng đến trong các trường hợp khác thực hiện bằng cách nối đất điểm trung tính hoặc bằng cách dùng cái chống sét đấu vào đầu ra của mỗi pha

Ở các máy biến áp mà trung tính có mức cách điện thấp hơn các đầu vào, việc bảo vệ điểm trung tính được thực hiện bằng cách nối đất trực tiếp hoặc qua chống sét van tuỳ theo yêu cầu của lưới

Máy biến áp hai cuộn dây chỉ cần đặt Ampemét ở một phía cao hơn hoặc hạ

áp, nếu là máy ba cuộn dây thì mỗi phía đều phải đặt Ampemét

Điều 7:

Máy biến áp có trung tính nối đất trực tiếp vào dây trung tính có dòng điện phụ tải, hoặc điểm trung tính không nối đất nhưng phụ tải ở ba pha không cân bằng thì cả ba pha đều phải đặt ămpemét

Trang 4

Trên mặt Ampemét phải có vạch chia độ đủ để đọc chỉ số khi máy biến áp quá tải và chỉ số ứng với dòng điện định mức phải kẻ vạch đỏ.

Máy biến áp nạp xốp- tôn phải có đồng hồ áp kế- chân không để kiểm tra

áp lực trong vỏ máy và rơ le áp lực tác động khi áp lực trong vỏ máy vượt quá giá trị quy định Rất hạn chế dùng biến áp loại này vì dầu Xốp- tôn rất độc

Máy biến áp đặt ngoài trời phải sơn màu sáng bằng sơn không pha phụ gia kim loại, chịu được tác dụng của khí quyển và tác dụng của dầu

Điều 13:

Máy biến áp đặt trong nhà phải được bố trí thế nào để những sứ phía cao áp quay vào phía tường đối diện với lối ra hoặc quay vào phía tường bên cạnh

Điều 14:

Trong các buồng đặt máy biến áp khoảng cách từ vỏ máy đến tường và cửa

ra vào không được nhỏ hơn những trị số quy định trong bảng dưới đây (bảng1)

Khi đặt máy biến áp phải bố trí ống phòng nổ hoặc van an toàn sao cho khi

sự cố không phun vào đầu cáp, vào thanh cái, vào máy biến áp hoặc thiết bị khác

Trang 5

gần đó Nếu cần phải có tường hoặc vách ngăn Đỉnh ống phòng nổ phải được nối với phần trên của bình dầu phụ

Máy biến áp ngoài trời có chứa 600kg dầu trở lên thì dưới máy biến áp phải

đổ đá sỏi với bề dầy lớp đá tối thiểu 250mm và đổ rộng ra 1m ở xung quanh máy

Điều 19:

Trang bị chiếu sáng và các công tắc đèn trong buồng đặt máy biến áp phải

bố trí thế nào để đủ ánh sáng cần thiết và bảo đảm an toàn cho người công tác

C hoặc đồng hồ báo mức dầu

Máy biến áp có trang bị bộ phận chuyên dùng để chống nhiễm ẩm dầu phải được vận hành cùng với sự làm việc của máy biến áp

Các bộ phận kể trên phải được vận hành theo quy trình của nhà chế tạo Dầu trong các sứ cách điện có dầu phải được bảo vệ chống ôxy hoá và chống nhiễm ẩm

Trang 6

Điều 22:

Các máy biến áp có trang bị rơ le hơi phải đảm bảo ống dẫn dầu từ máy lên bình dầu phụ có độ nghiêng không dưới 2 - 4% Các máy biến áp kiểu hở phải hố trí cho mặt máy nghiêng về phía rơ le hơi không dưới 1 - 1,5% Một số máy biến

áp loại mới có thể không cần áp dụng quy định này nếu nhà chế tạo máy biến áp cho phép

Điều 23:

Những máy biến áp lắp mới phải được xem xét ruột máy (bằng cách rút vỏ, rút ruột, mở cửa thăm ) trước khi đưa vào vận hành, trừ trường hợp có sự quy định đặc biệt của nhà chế tạo hoặc máy biến áp kiểu kín

Điều 24:

Mỗi máy biến áp phải có những tài liệu kỹ thuật sau đây mới được đưa vào vận hành

a Lý lịch kỹ thuật của nhà chế tạo đi kèm theo máy

b Các biên bản thí nghiệm, nghiệm thu, bàn giao

c Sổ ghi chép những công việc sửa chữa, cải tiến, thí nghiệm định kỳ đã thực hiện trong quá trình quản lý

d Sổ nhật ký vận hành của máy biến áp (phụ tải, điện áp, dòng điện, nấc điện áp, nhiệt độ dầu v.v ) để tại chỗ đặt máy biến áp hoặc ở chỗ làm việc của nhân viên trực ca

Trang 7

Đối với máy biến áp có hệ thống làm mát cưỡng bức cho phép các chế độ làm việc sự cố khi ngừng tuần hoàn nước hoặc ngừng quạt gió Thời gian làm việc ở các chế độ này xác định như sau:

1 Máy biến áp làm mát theo kiểu QG khi tất cả các quạt gió bị cắt do sự

cố được phép làm việc với phụ tải định mức tuỳ theo nhiệt độ không khí xung quanh trong thời gian như sau:

Nhiệt độ không khí xung

2 Máy biến áp làm mát theo kiểu KD và ND được phép:

a Làm việc với phụ tải định mức trong thời gian 10 phút hoặc làm việc ở chế độ không tải trong thời gian 30 phút kể từ khi ngừng làm mát cưỡng bức nhưng vẫn duy trì tuần hoàn dầu Nếu hết thời gian kể trên nhiệt độ dầu ở lớp trên cùng chưa tới 80 0 C- đối với máy biến áp công suất từ 250 MVA trở xuống;

75 0 C- đối với máy biến áp trên 250 MVA thì cho phép tiếp tục làm việc với phụ tải định mức cho đến khi đạt đến nhiệt độ kể trên nhưng không được kéo dài quá một giờ

b Làm việc lâu dài với phụ tải giảm bớt khi nhiệt độ dầu ở lớp trên cùng không quá 45 0 C khi ngừng toàn bộ hoặc một phần quạt gió, hoặc ngừng nước tuần hoàn nhng vẫn duy trì tuần hoàn dầu Máy biến áp loại tuần hoàn dầu định hướng trong các cuộn dây phải vận hành theo tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo

Bảng 2:

Thời gian quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu D và QG

Thời gian quá tải (giờ-phút) với mức tăng nhiệt độ của lớp dầu trên cùng so với nhiệt độ không khí trước khi

Trang 8

Thời gian quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu KD và ND

Thời gian quá tải (giờ-phút) với mức tăng nhiệt độ của lớp dầu trên cùng so với nhiệt độ không khí trước khi

Đối với máy biến áp dầu

Bảng 5:

Đối với máy biến áp khô

Trang 9

Các máy biến áp đều được phép quá tải cao hơn dòng điện định mức tới 40% với tổng số thời gian không quá 6 giờ trong một ngày đêm trong 5 ngày liên tiếp, với điều kiện hệ số phụ tải ban đầu không quá 0,93 (khi đó phải tận dụng hết khả năng mọi trang bị làm mát của máy biến áp)

Điều 32:

Các máy biến áp phải chịu được dòng ngắn mạch có trị số không quá 25 lần dòng định mức mà không hư hại hoặc biến dạng Thời gian cho phép dòng ngắn mạch chạy qua tính bằng giây không được lớn hơn tk xác định theo biểu thức

t k =1500/K2Trong đó: K là bội số tính toán của dòng ngắn mạch đối với nấc điện áp chính

Trong đó:

Uk là điện áp ngắn mạch của máy biến áp, %

Sdm là công suất máy biến áp

Sk là dung lượng ngắn mạch của lưới

Trường hợp máy biến áp được cấp nguồn từ lưới có công suất vô hạn ta có thể xem bảng 6:

Để cân bằng phụ tải giữa các máy biến áp đang làm việc song song có điện

áp ngắn mạch khác nhau, cho phép thay đổi tỷ số biến áp trong giới hạn nhỏ bằng cách thay đổi nấc điện áp với điều kiện khi đó không có máy biến áp nào quá tải

K

100 100

Trang 10

Đối với máy biến áp có các cuộn dây đấu theo sơ đồ “sao- sao” phía điện áp thấp có điểm trung tính kéo ra ngoài, dòng điện qua điểm trung tính không được vượt quá 25% dòng điện pha định mức

Điều 35:

Điểm trung tính của cuộn dây từ 110 kV của máy biến áp tự ngẫu phải làm việc ở chế độ nối đất trực tiếp Các máy biến áp 110 và 220 kV với điện áp thí nghiệm điểm trung tính tương ứng bằng 100 và 200kV có thể làm việc với điểm trung tính không nối đất với điều kiện điểm trung tính đó được bảo vệ bằng chống sét van Sau khi tiến hành những tính toán có căn cứ cho phép máy biến

áp 110kV có diện áp thí nghiệm điểm trung tính bằng 85kV được làm việc với trung tính không nối đất với điều kiện điểm trung tính đó được bảo vệ bằng chống sét van

Chương III

KIỂM TRA MÁY BIẾN ÁP TRONG VẬN HÀNH BÌNH THƯỜNG

Điều 36:

Để bảo đảm máy biến áp làm việc lâu dài và an toàn cần:

- Giám sát nhiệt độ, phụ tải và mức điện áp

- Giám sát nghiêm ngặt tiêu chuẩn về chất lượng dầu và đặc tính cách điện

- Bảo quản tốt các thiết bị làm mát, điều chỉnh điện áp, bảo vệ dầu và các trang bị khác

Điều 37:

Khi xem xét máy biến áp đang vận hành, nhân viên trực nhật phải đứng ở ngưỡng cửa phòng đặt máy phía trước rào chắn Có thể được phép vượt qua rào chắn với điều kiện là các mặt bích phía dưới các sứ trên nắp máy biến áp và những bộ phận có điện trên lối đi không có rào che phải ở độ cao tối thiểu là:

- 2,5m đối với điện áp từ 10kV trở xuống

- 2,75m đối với điện áp 35kV

- 3,5m đối với điện áp 110kV

Điều 38:

Đối với các máy biến áp của nhà máy điện hoặc trạm có người trực phải căn cứ vào các đồng hồ đo lường của bảng điện để kiểm tra vận hành Mỗi giờ phải ghi thông số của các đồng hồ (trong đó có cả nhiệt độ dầu máy biến áp) một lần Nếu máy vận hành quá tải thì nửa giờ ghi thông số một lần

Đối với các máy biến áp không có người trực mỗi lần đi kiểm tra phải ghi điện áp, dòng điện và nhiệt độ dầu vào sổ vận hành Đối với các máy biến áp phân phối phải kiểm tra phụ tải ba pha vào giờ cao điểm xem có cân bằng không, nếu cần phải có biện pháp phân bố lại phụ tải

Điều 39:

Trang 11

Xem xét, kiểm tra (không cắt điện) máy biến áp phải tiến hành theo định kỳ sau:

a) Ở nơi có người trực thường xuyên ít nhất mỗi ca một lần đối với các máy biến áp chính của nhà máy điện và trạm biến áp, các máy biến áp tự dùng làm việc và dự phòng, các cuộn điện kháng Ba ngày một lần đối với các máy biến áp khác

b) Ở nơi không có người trực thường xuyên: Đối với những máy biến áp từ 1000kVA trở lên 15 ngày một lần; những máy biến áp khác 3 tháng một lần, tuỳ theo yêu cầu cụ thể

Kiểm tra bất thường máy biến áp phải được tiến hành khi:

a Nhiệt độ máy đột ngột thay đổi

b Khi máy bị cắt bởi rơ le hơi hoặc so lệch

Điều 40:

Nội dung công việc kiểm tra, xem xét bên ngoài các máy biến áp bao gồm:

1 Kiểm tra bề mặt các sứ cách điện, sứ đầu vào (có rạn nứt, bẩn, chảy dầu)

2 Kiểm tra vỏ máy biến áp có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu không

3 Kiểm tra mầu sắc dầu trong bình dầu phụ, mức dầu trong bình dầu phụ và các sứ có dầu, áp lực dầu trong các sứ áp lực

4 Kiểm tra trị số của nhiệt kế, áp kế

5 Kiểm tra các trang bị làm mát và các trang bị tái sinh dầu liên tục

6 Kiểm tra rơ le hơi, van an toàn, mặt kính ống phòng nổ, vị trí của van giữa rơle và bình dầu phụ

7 Kiểm tra các thiết bị báo tín hiệu

8 Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm nối xem tiếp xúc có bị phát nóng không

9 Kiểm tra hệ thống nối đất

10.Kiểm tra tiếng kêu của biến áp có bình thường không

11.Kiểm tra màu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở

12.Kiểm tra tình trạng buồng biến áp: cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi, đèn chiếu sáng, lưới chắn

13 Kiểm tra các trang bị phòng, chữa cháy

Điều 41 : Dầu trong các máy biến áp làm mát cưỡng bức phải được tuần hoàn liên tục không phụ thuộc mức phụ tải Không được phép vận hành máy biến áp làm mát cưỡng bức nếu không đồng thời đưa vào làm việc các bộ báo tín hiệu ngừng dầu tuần hoàn, ngừng tuần hoàn nước làm mát hoặc ngừng quạt gió

Trong các máy biến áp có hệ thống làm mát dầu bằng nước, áp suất dầu phải cao hơn áp suất nước làm mát ít nhất 0,2 KG/cm2 Phải cho tuần hoàn nước sau khi chạy bơm dầu, khi ngừng chỉ cắt bơm dầu sau khi đã ngừng bơm nước

Điều 42:

Các trang bị phòng chống cháy đặt cố định, trang bị thu gom dầu dưới máy biến áp và ống xả dầu từ đó ra phải được bảo quản trong trạng thái sẵn sàng làm việc

Trang 12

Điều 43:

Mức dầu trong các máy biến áp đang làm việc phải ngang vạch dấu tương ứng với nhiệt độ dầu trong máy hoặc đồng hồ báo mức dầu báo đúng nhiệt độ dầu máy

Điều 44:

Việc đóng điện vào máy biến áp phải tiến hành theo trình tự sau:

1 Trước khi đóng điện vào máy biến áp phải kiểm tra cẩn thận, tháo gỡ hết các dây nối đất, xem lại biển báo, rào ngăn tạm thời Các phiếu công tác cho phép làm việc phải thu hồi

2 Nếu từ lần thử nghiệm sau cùng đến khi đóng điện thời gian quá 3 tháng thì phải tiến hành đo điện trở cách điện, tăng góc tổn thất điện môi (đối với cấp điện áp cao hơn 35kV), lấy mẫu dầu phân tích giản đơn theo các mục từ 1,6,10 (xem phụ lục 1) Riêng đối với các máy biến áp có nạp ni tơ hoặc có màng chất dẻo bảo vệ dầu thì thử thêm mục 11

Nếu máy biến áp nối với dây cáp ngầm không qua dao cách ly thì có thể đo điện trở cách điện máy biến áp cùng với cáp nhưng khi đo phải cắt máy biến áp

đo lường (nếu có)

3 Kiểm tra trị số các nhiệt kế, áp kế, kiểm tra mức dầu

4 Kiểm tra xem trong rơ le có khí không, van cắt nhanh, các van đường ống dẫn dầu, van hệ thống làm mát van lên rơ le hơi có mở không

Kiểm tra vị trí nấc bộ điều chỉnh điện áp xem có đúng với phiếu chỉnh định không

Kiểm tra xem trên máy biến áp có dị vật không

5 Kiểm tra nối đất vỏ máy và có vết chảy dầu trên máy không

6 Kiểm tra xem các đầu ra và trung tính của máy biến áp có được đấu vào chống sét van nằm trong sơ đồ bảo vệ máy không

7 Đóng điện vào máy biến áp theo các quy định tại điều 46

Điều 45:

Việc đóng điện xung kích vào các máy biến áp sau lắp đặt, sửa chữa tiến hành theo trình tự sau:

1 Tiến hành tất cả các mục như điều 44 mục 1 -6

2 Kiểm tra sự tác động của toàn bộ hệ thống rơ le bảo vệ máy Sau khi kiểm tra xong phải có biên bản xác nhận

Tiếp điểm rơ le hơi chuyển sang vị trí cắt, rơ le quá dòng đặt thời gian 0 giây

3 Kiểm tra sự tác động của tất cả các máy cắt theo tất cả các bảo vệ

4 Máy biến áp đóng diện khi tất cả các bảo vệ đều được đưa vào làm việc

5 Việc đóng điện máy biến áp chỉ tiến hành ít nhất là sau 12 giờ kể từ lần bổ sung dầu cuối cùng

6 Có thể đóng điện máy biến áp từ một trong các phía cao, trung, hạ áp Nếu có điều kiện thì nâng điện áp từ từ lên định mức, nếu không có điều kiện thì đóng điện định mức ít nhất 30 phút để nghe và quan sát trạng thái máy biến

áp

Trang 13

Trong thời gian này cho phép cắt các quạt gió cưỡng bức của máy biến áp kiểu QG và KD nhưng nhiệt độ lớp dầu trên cũng không được vượt quá 60 0 C

7 Tiến hành đóng xung kích máy biến áp ở điện áp định mức để kiểm tra xem các bảo vệ chỉnh định có đúng không (không tác động khi xung động dòng điện

từ hoá)

8 Nếu kết quả xung kích tốt máy được phép mang tải vào đưa vào vận hành

Điều 46:

Khi thao tác đóng và cắt máy biến áp cần theo các quy định dưới đây:

1 Đóng điện vào máy biến áp phải tiến hành từ phía cung cấp điện đến có trang bị bảo vệ ở tình trạng sẵn sàng cắt khi máy biến áp sự cố

2 Nếu có máy cắt phải dùng máy cắt để đóng hoặc cắt

3 Hiện nay hầu hết các trạm đều thực hiện đóng điện vào MBT bằng máy cắt

Nếu không có máy cắt có thể dùng dao cách ly 3 pha có bộ truyền động cơ khí hoặc bộ truyền động điện để đóng cắt dòng diện không tải các máy biến áp theo bảng 7 Các dao cách ly 3 pha thông dụng kiểu trong nhà hoặc ngoài trời cấp điện áp từ 10kV trở xuống cho phép đóng cắt không tải máy biến áp theo bảng 7 Các dao cách ly 3 pha thông dụng kiểu trong nhà hoặc ngoài trời cấp điện áp từ 10kV trở xuống cho phép đóng cắt không tải máy biến áp từ 1 000 kVA trở xuống

Dòng từ hoá tối đa cho phép đóng cắt của máy biến áp được xác định dựa trên điều kiện quá áp cho phép vận hành đến 105% điện áp ứng với nấc điện áp tương ứng và khi đó dòng diện từ hoá biến áp tăng lên 1,5 lần so với định mức Bảng 7:

Điện áp định mức dao cách ly

Thông số

Dao chém dọc

Dao quay

Khoảng cách tối thiểu giữa các pha, m

1-1,2 1,6 1-1,2 2 2 2,5 3 2,5 3 3,5

Dòng từ hoá tối đa của biến áp ở điện áp 105%

định mức, A

Công suất tối

đa của máy biến áp, kVA 1800 20000 1800 20000 5600 31500 40000 5600 31500 40000

4 Việc cắt dòng điện không tải của máy biến áp có cuộn dập hồ quang ở trung tính chỉ được tiến hành sau khi cắt các cuộn dập hồ quang này

Trang 14

5 Đối với những máy biến áp đấu theo sơ đồ khối “máy phát- biến áp” khi đóng vào vận hành nên dùng máy phát điện tăng điện áp lên dần dần đến điện

áp định mức

6 Đối với các máy biến áp có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải (ĐAT) sau khi cắt các phụ tải phía hộ tiêu thụ thì nên tăng hệ số biến áp trước khi dùng dao cách ly cắt phía nguồn cung cấp

Rơ le của máy biến áp dự phòng vẫn phải để ở vị trí phát tín hiệu

để kịp thời phát hiện mức dầu hạ thấp

Máy biến áp được phép làm việc song song với các điều kiện sau:

a Tổ đấu dây giống nhau

b Tỷ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 0,5%

c Điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá ± 10%

d Hoàn toàn đồng vị pha

Trang 15

Điều 53:

Đối với máy biến áp sau khi lắp xong hoặc sau khi tiến hành những công việc có thể làm thay đổi vị trí pha thì trước khi đưa vào vận hành trở lại phải thử đồng pha với lưới hoặc với máy biến áp khác sẽ làm việc song song

Điều 54:

Khi mức dầu trong máy biến áp lên cao quá mức quy định phải tìm ra nguyên nhân Khi chưa tách rời mạch cắt của rơ le hơi thì không được mở các van tháo dầu và van xả khí, không được làm những thao tác khác để tránh rơ le hơi tác động nhầm

Điều 56:

Máy biến áp phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau đây:

1 Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng diện bên cạnh máy

2 Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liêu tục trong điều kiện làm mát bình thường, phụ tải định mức

3 Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun

ra qua van an toàn

4 Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp

5 Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột

6 Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm trong quy định của nhà chế tạo Đầu cốt bị nóng đỏ

7 Khi kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn của phụ lục1, hoặc khi độ chớp cháy giảm quá 5 0 C so với lần thí nghiệm trước

1 Kiểm tra phụ tải của máy biến áp và nhiệt độ môi trường làm mát

2 Kiểm tra thiết bị làm mát, tình hình thông gió của buồng đặt máy

Nếu nhiệt độ của máy biến áp lên cao do thiết bị làm mát bị hỏng mà có điều kiện cắt máy để sửa chữa thì nên cắt máy để sửa chữa, khi điều kiện vận hành không cho phép cắt máy hoặc khi không cần cắt máy vẫn có thể sửa chữa

Trang 16

được thì chỉ cần ngừng riêng thiết bị làm mát, đồng thời nhân viên trực ca phải điều chỉnh giảm bớt phụ tải cho phù hợp với công suất của máy biến áp trong điều kiện vận hành không có thiết bị làm mát

Rơ le hơi có thể phát tín hiệu nhầm do các lý do sau:

1 Lọt khí vào máy biến áp do có sơ hở trong hệ thống làm mát cưỡng bức hoặc không khí vào theo dầu khi lọc dầu hoặc bơm dầu mới chưa khử khí

2 Thiếu dầu, mức dầu hạ quá thấp

3 Xung động do ngắn mạch trên lưới làm dầu bị đẩy ng ược lên bình dầu phụ

4 Chênh lệch áp suất trong bình dầu phụ và ống phòng nổ

5 Sự cố, chạm chập mạch nhị thứ

Điều 61 :

Khi kiểm tra chất khí có thể cháy được hay không phải hết sức thận trọng, không được đưa lửa quá gần van xả khí của rơ le hơi mà phải để cách 5-6 cm và hơi chếch sang một phía

Điều 62:

Nếu nguyên nhân rơ le hơi tác động không phải là do không khí lọt vào máy biến áp thì phải kiểm tra nhiệt độ chớp cháy của dầu và nếu nhiệt độ chớp cháy giảm quá 50C so với lần thí nghiệm trước thì phải tách máy ra khỏi vận hành

Nếu nguyên nhân rơ le hơi tác động là do không khí ở trong dầu thoát ra thì phải xả hết không khí trong rơ le hơi Trường hợp xả nhiều lần không hết không khí thì cho phép chuyển rơ le hơi sang vị trí báo tín hiệu và báo cáo ngay với cấp trên

Điều 63:

Trang 17

Căn cứ theo mầu sắc và tính chất của khí tích luỹ trong rơ le hơi có thể sơ

bộ xác định tính chất sự cố như sau:

Mầu vàng, không đốt cháy được Gỗ bị cháy Mầu tro nhạt, mùi hôi, đốt cháy được Giấy, các tông cách điện bị cháy Mầu đỏ, mầu đen dễ cháy Dầu bị cháy, phân huỷ

Điều 64:

Khi máy biến áp bị cắt do rơ le hơi hoặc rơ le so lệch thì chỉ được đưa máy trở lại vận hành sau khi đã xem xét, thử nghiệm, phân tích mẫu khí và khắc phục những điểm bất thường

Nếu việc cắt máy biến áp dẫn đến việc ngừng cấp điện cho những

hộ sử dụng điện quan trọng, cho phép dùng máy cắt đóng lại một lần nếu máy biến áp đó có cả bảo vệ so lệch và bảo vệ hơi nhưng chỉ bị cắt bởi một trong hai bảo vệ đó và không thấy rõ dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ máy hư hỏng

Trường hợp máy biến áp bị cắt do các bảo vệ khác ngoài so lệch

và rơ le hơi có thể đóng máy biến áp trở lại làm việc không cần kiểm tra

Điều 65:

Khi máy biến áp bị cháy cần phải cắt hoàn toàn điện áp khỏi máy, báo công

an cứu hoả , cấp trên và tiến hành dập lửa theo quy trình phòng chống cháy nổ Phải tiến hành xả dầu ở van xả dầu sự cố tại đáy máy nếu điều kiện cho phép

Đặc biệt chú ý không để lửa lan đến các máy biến áp và các thiết

bị điện khác ở xung quanh

Trang 18

Điều 67:

Trong giai đoạn đầu mới vận hành cần tiến hành phân tích sắc tố khí hoà tan trong dầu trong thời hạn sau:

- Sau 6 tháng với máy biến áp 110 kV công suất d ưới 60.000 kVA

- Sau 3 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng với máy biến áp 110 kV công suất từ 60.000 kVA trở lên và tất cả các máy biến áp 220-500 kV

Điều 68:

Dầu biến áp trong vận hành phải được lấy từ mẫu thử mỗi năm một lần Ngoài ra sau các lần đại tu, sau khi phát hiện tình trạng bất thường cần phải thử mẫu dầu đột xuất

Nếu xuất hiện khí cháy được trong rơ le hơi thì cần xác định lại điểm chớp cháy của dầu

Dầu phải đạt các tiêu chuẩn theo phụ lục I

Khi lọc dầu máy biến áp đang làm việc thì rơ le hơi chỉ để ở vị trí

“phát tín hiệu”, còn bảo vệ rơ le khác thì vấn phải để ở vị trí sẵn sàng cắt máy biến áp đó

Điều 70:

Để kéo dài thời hạn sử dụng dầu máy biến áp cần chú ý thay thế hạt hấp phụ trong các bình xi phông nhiệt và hạt hút ẩm trong bình thở của máy

Lần thay hạt hấp phụ đầu tiên tiến hành một năm sau khi đưa máy vào vận hành và sau đó cần phải thay khi trị số a xít trong dầu đạt tới 0,1 mgKOH trên gram dầu hoặc khi hàm lượng a xít hoà tan trong nước lớn hơn 0,014mgKOH

Hạt hút ẩm trong bình thở máy biến áp cần phải thay khi màu chỉ thị đổi từ xanh sang hồng nhưng ít nhất cũng phải thay 6 tháng một lần

Độ ẩm của hạt hấp phụ trước khi nạp vào bình lọc không vượt quá 5%

Trang 19

phải đạt mọi tiêu chuẩn thí nghiệm theo phụ lục I và tổng lượng dầu bổ sung trong suốt quá trình vận hành không vượt quá 10% lượng dầu trong máy

2 Đối với những máy biến áp có công suất 6.300 kVA và cấp điện áp từ 35kV trở xuống được phép bổ sung dầu khác gốc với điều kiện:

a Dầu bổ sung đạt mọi tiêu chuẩn thí nghiệm theo phụ lục I

b Hỗn hợp dầu bổ sung và dầu trong máy được thử kháng ô xy hoá và đạt tiêu chuẩn theo phụ lục I Tỷ lệ pha trộn khi thử kháng ôxy hoá bằng tỷ lệ bổ sung dầu trong thực tế

c Hỗn hợp dầu bổ sung và dầu trong máy phải có trị số tgδ thấp hơn và độ

ổn định kháng ôxy hoá tốt hơn so với các trị số tương ứng của một loại dầu thành phần xấu nhất khi chưa pha trộn

3 Đối với những máy biến áp có cấp điện áp 110kV trở lên việc trộn dầu biến áp do cấp trên quyết định

- Tiểu tu: Tu sửa chữa máy biến áp có cắt điện nhưng không tháo dầu và

không mở ruột máy

- Đại tu định kỳ: Rút bỏ máy hoặc rút ruột máy ra khỏi vỏ Kiểm tra sửa

chữa toàn diện máy Có thể bao gồm cả sấy máy

- Đại tu phục hồi: Tuỳ theo tình trạng cuộn dây có thể thay thế hoàn toàn

quấn lại một phần hay sửa chữa cục bộ Cũng có thể bao gồm cả sửa chữa lõi tôn, phục hồi cách điện các lá tôn

Điều 73:

Định kỳ sửa chữa đối với các máy biến áp như sau:

1 Tiểu tu máy biến áp tiến hành theo các định kỳ sau:

- Đối với các máy biến áp có độ ĐAT: mỗi năm một lần

- Đối với các máy biến áp chính của nhà máy điện và trạm biến áp, các máy biến áp tự dùng ít nhất một lần trong một năm

- Đối với các máy biến áp đặt ở nơi có nhiều bụi bẩn thì thuỳ theo điều kiện

cụ thể mà có quy định riêng

- Đối với tất cả các máy biến áp khác ít nhất một lần trong 2 năm

Việc tiểu tu các bộ ĐAT thực hiện sau một số lần chuyển mạch theo quy trình của nhà chế tạo Tiểu tu các hệ thống làm mát dạng QG, KD, ND phải tiến hành hàng năm Đồng thời với tiểu tu máy biến áp phải tiến hành tiểu tu các sứ đầu vào

2 Đại tu định kỳ máy biến áp tiến hành:

Đối với tất cả các máy biến áp: Tuỳ thuộc vào kết quả thí nghiệm và tình trạng máy

Trang 20

3 Đại tu phục hồi tiến hành sau khi các máy biến áp bị sự cố cuộn dây hoặc lõi tôn hoặc khi có nhu cầu cải tạo máy biến áp

Điều 74:

Đối với các máy biến áp lắp đặt mới được vận chuyển không dầu bảo quản bằng ni- tơ cần có biện pháp đẩy hết ni-tơ ra khỏi máy trước khi cho người chui vào Việc đẩy ni-tơ tiến hành theo các cách sau:

1 Bơm dầu biến áp đủ tiêu chuẩn theo phụ lục I vào máy qua van đáy cho tới khi đẩy hết nitơ ra ngoài

2 Đối với các máy biến áp có vỏ chịu được chân không tuyệt đối thì dùng bơm chân không rút chân không trong máy đến 660mmHg rồi xả khí qua bình silicagen vào máy Lượng silicagen trong bình không được ít hơn 5kg

3 Thông thổi ruột máy bằng không khí khô và sạch hoặc mở các cửa người chui để thông gió tự nhiên Trong trường hợp này cần chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu về mở ruột máy để tránh nhiễm ẩm Chỉ cho phép bắt dầu làm việc khi hàm lượng ô-xy trong máy vượt quá 18%

Để tránh xuất hiện điện tích tĩnh điện khi bơm dầu hoặc bơm ra khỏi máy

cần tiếp địa các cuộn dây và vỏ máy biến áp

2 Xác định khả năng và phương pháp xử lý lượng dầu cần thiết

3 Chuẩn bị dụng cụ, đồ nghề, nguyên vật liệu, thiết bị, thiết bị công nghệ, kích kéo, cầu trục

4 Xác định khối lượng và trình tự thực hiện các thao tác sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh cần tiến hành

5 Lập tiến độ cho các bước công nghệ, xác định số lượng, thành phần, tay nghề cần thiết của đội sửa chữa

6 Chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước thi công căn cứ vào nhu cầu của các thiết bị công nghệ và nhu cầu sấy máy biến áp

Trang 21

7 Chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật, các mẫu biên bản sửa chữa và biên bản thí nghiệm cần thiết để thực hiện công việc cũng như để bàn giao sau này

8 Chuẩn bị phương án phòng chống cháy nổ, phổ biến phương án này và các quy trình đại tu, quy trình kỹ thuật an toàn cho toàn thể đội sửa chữa

4 Tình trạng của các sứ đầu vào và các phụ kiện tháo rời khác của máy Các chi tiết này không được có các hư hại cơ học Khi phát hiện tình trạng bất thường cần lập biên bản với đơn vị vận chuyển máy biến áp

5 Kiểm tra chốt định vị không suy chuyển

Điều 82:

Việc cẩu hạ máy biến áp được thực hiện bằng cần trục có sức nặng phù hợp Vị trí móc cáp phải đúng nơi quy định của nhà chế tạo Tuyệt đối tránh để cáp cẩu tỳ vào sứ cách điện của máy

Đối với các máy biến áp cỡ lớn việc hạ máy từ phương tiện vận chuyển xuống được thực hiện bằng cách dùng tời hoặc xe kéo máy trượt trên các thanh ray đặt dưới đáy máy trên các lớp tà-vẹt Các thanh ray này phải đặt cạnh sống chịu lực của đáy máy và có số lượng như sau:

- Ít nhất là 2 thành với trọng lượng máy dưới 60 tấn

Trang 22

- Ít nhất là 3 thanh với trọng lượng máy dưới 120 tấn

- Ít nhất là 4 thanh với trọng lượng máy dưới 220 tấn

- Ít nhất là 6 thanh với trọng lượng máy vượt quá 220 tấn

Việc nâng máy biến áp cỡ lớn được thực hiện bằng các kích thuỷ lực Kích phải đặt đúng vị trí do nhà chế tạo quy định Khi nâng dần đầu máy phải bảo đảm độ nghiêng của máy biến áp không quá 3% Nếu máy đã được lắp bánh xe có thể kéo máy di chuyển bằng tời hoặc palăng Tốc độ kéo không được quá 8m/phút trên những đoạn đường bằng phẳng

có độ uốn không quá 2mm trên 1 mét chiều dài Cho phép kéo cả hai chiều dọc

và ngang đối với những máy biến áp có 4 bánh xe và cho phép kéo theo chiều ngang với những máy có trên 4 bánh xe trên những đoạn đường dốc không quá 2%

Điều 83:

Không quá 10 ngày kể từ khi nhận được máy biến áp cần phải đánh giá sơ

bộ tình trạng cách điện của máy như sau:

1 Đối với các máy biến áp cỡ nhỏ được chuyên chở với bình dầu phụ lắp sẵn và đổ đầy dầu kiểm tra:

- Mức dầu trong bình dầu phụ

- Điện áp chọc thủng của dầu Các thông số của dầu phải phù hợp với phụ lụcI

2 Đối với các máy biến áp được vận chuyển với bình dầu phụ tháo dời và

đổ dầu cách mặt máy 200-250mm cần kiểm tra:

- Xem xét bên ngoài máy

- Kiểm tra xem trong máy có áp lực dư hoặc chân không hay không bằng cách hé mở một bích trên mặt máy xem có tiếng không khí rít không

- Kiểm tra điện áp chọc thủng của dầu trong máy và trong khoang tiếp điểm dập lửa của bộ ĐAT (nếu có) đối với các máy biến áp từ 110 kV trở lên Các thông số của dầu phải phù hợp với phụ lục I Nếu trong máy không có áp lực dư hoặc chân không thì cần tạo áp lực dư 0,25 KG/cm 2 bằng cách sau:

- Hoặc nạp ni- tơ dưới dạng khí

- Hoặc dùng máy nén khí bơm qua bình silicagen

- Hoặc bơm dầu đạt tiêu chuẩn theo phụ lục I vào đáy máy

Duy trì áp lực kế trên trong 3 giờ, nếu áp lực này tụt xuống không dưới 0,23 KG/cm2 thì máy biến áp được coi là kín Trường hợp ngược lại phải tìm cách khôi phục lại độ kín của máy

3 Đối với các máy biến áp được vận chuyển không dầu có phụ nạp ni-tơ cần kiểm tra

- Xem xét bên ngoài máy

- Kiểm tra áp lực trong máy phải dương theo đồng hồ áp lực của máy

- Kiểm tra áp lực chọc thủng của dầu đọng tại đáy máy và trong khoang tiếp điểm dập lửa của bộ ĐAT

Trang 23

- Kiểm tra tang góc tổn thất điện môi và hàm lượng nước của dầu tại đáy máy và trong khoang tiếp điểm của bộ ĐAT (nếu có) đối với các máy biến áp từ 110kV trở lên Các thông số của dầu phải đạt các tiêu chuẩn theo phụ lục I

Nếu trong máy không áp lực dương thì phải tiến hành các thao tác như điều 83 mục 2 quy định

Điều 84:

Nếu các máy biến áp mới nhận không được đưa ngay vào lắp đặt thì không được phép bảo quản máy trong trạng thái chuyên chở quá 3 tháng kể từ ngày đến Đối với các máy biến áp được vận chuyển không dầu, trong 10 ngày đầu tiên mỗi ngày kiểm tra áp lực ni-tơ một lần, sau đó cứ một tháng kiểm tra một lần Khi thời gian bảo quản quá 3 tháng cần lắp bình dầu phụ và bơm dầu đạt tiêu chuẩn của phụ lục I vào đầy máy Dầu bơm qua van đáy máy phải có nhiệt

độ không sai khác quá 50

C so với nhiệt độ ruột máy và khi bơm không cần tạo chân không trong máy, bình dầu phụ của máy có bình hô hấp Đối với các máy biến áp có bảo vệ dầu bằng ni-tơ hoặc màng chất dẻo cho phép không đưa các bảo vệ này vào làm việc mà chỉ dùng một bình hô hấp chứa trên 5kg silicagen nếu thời gian bảo quản dưới 6 tháng

Cứ 3 tháng một lần phải lấy mẫu dầu trong các máy biến áp ở trạng thái bảo quản để phân tích giản đơn như các mục 1 đến 3 của phụ lục I

Điều 85:

Tiểu tu máy biến áp bao gồm: các hạng mục sau:

1 Xem xét bên ngoài và sửa chữa các hư hỏng nhỏ có thể khắc phục được ngay

2 Vệ sinh vỏ máy và các sứ dầu vào

3 Xả cặn bẩn của bình dầu phụ, bổ sung dầu bình dầu phụ, thông rửa ống thuỷ, kiểm tra đồng hồ mức dầu

4 Thay silicagen trong các bình xi-phông nhiệt và bình hô hấp

5 Kiểm tra các van và các gioăng

6 Kiểm tra và vệ sinh hệ thống làm mát, kiểm tra, thay thế, bổ sung mỡ các vòng bi động cơ của hệ thống làm mát

7 Kiểm tra các bảo vệ và chống sét

8 Kiểm tra màng phòng nổ của máy và của bộ ĐAT (nếu có)

9 Kiểm tra các sứ đầu vào Đối với các sứ đầu vào có dầu kiểu hở thì thay dầu trong các vách ngăn dầu, thay silicagen bình hô hấp (nếu có)

10.Lấy mẫu dầu máy để thí nghiệm theo các mục 1 đến 6; 10 của phụ lục I

11 Kiểm tra các trang bị bảo vệ dầu chống l ão hoá và ô-xy hoá (màng chất dẻo )

12.Thí nghiệm máy biến áp

13.Đối với các máy biến áp có bộ ĐAT thì sửa chữa ngoài định kỳ bộ này theo hướng dẫn của nhà chế tạo

Điều 86:

Trang 24

Đại tu định kỳ máy biến áp bao gồm các hạng mục sau:

1 Rút vỏ máy hoặc rút ruột máy ra khỏi vỏ

2 Kiểm tra và sửa chữa ruột máy và gông từ, kể cả các bộ điều áp không tải và có tải

3 Sửa chữa vỏ máy, bình dầu phụ, ống phòng nổ, các dàn ống làm mát, các van, sứ đầu vào

4 Sửa chữa các thiết bị làm mát, bình lọc xi-phông nhiệt, bình hút ẩm

5 Vệ sinh và sơn lại vỏ máy (nếu cần)

6 Kiểm tra các đồng hồ đo lường, trang bị báo hiệu, rơ le bảo vệ các mạch nhị thứ

7 Sửa chữa các thiết bị nối với máy biến áp như cáp điện lực, máy cắt điện, dao cách ly, máy biến dòng diện, máy biến áp đo lường, chống sét

8 Lọc lại dầu hoặc thay dầu mới

9 Sấy lại ruột máy (nếu cần)

1 0.Lắp lại máy biến áp

11 Thí nghiệm máy biến áp

Nội dung cụ thể các hạng mục 1 và 2 xem trong phụ lục số 3

Nội dung cụ thể các hạng mục 3 và 4 xem trong phụ lục số 5

Nội dung cụ thể các hạng mục 8 xem trong phụ lục số 1 Nội dung cụ thể các hạng mục 9 xem trong phụ lục số 6 Nội dung cụ thể các hạng mục 10 xem trong phụ lục số 7 Nội dung cụ thể các hạng mục 11 xem trong phụ lục số 2

Điều 87:

Khi đưa máy vào đại tu định kỳ phải lập biên bản bàn giao giữa đơn vị sửa chữa và đơn vị quản lý vận hành

Máy biến áp được bàn giao cho bên sửa chữa với đầy đủ tài liệu

kỹ thuật, lý lịch vận hành, nội dung và biên bản của các lần sửa chữa trước đây

Việc sấy máy biến áp sau đại tu phục hồi là bắt buộc bất kể số liệu thí nghiệm kiểm tra ruột máy ra sao

Trang 25

Nội dung cụ thể việc sửa chữa ruột máy xem phụ lục số 4

5 Sửa chữa các phụ kiện máy biến áp

6 Sấy và phụ sấy máy biến áp

7 Lắp ráp máy biến áp mới hoặc sau đại tu đối với máy biến áp có điện áp 110kV trở lên

8 Một số tiêu chuẩn công nghệ trong sửa chữa máy biến áp

9 Sửa chữa và hiệu chỉnh các bộ điều chỉnh điện áp

Phụ lục 1

Phần 1 – Tiêu chuẩn dầu biến áp Phần 2 – Phân tích mẫu dầu trong MBA lực Phần 3 – Lọc dầu biến áp

Phần 4 – Bơm dầu vào MBA có chân không và không có chân không

Phần 1 TIÊU CHUẨN DẦU BIẾN ÁP

No Hạng mục thí nghiệm Dầu mới trong máy Dầu trong vận hành

1 Điện áp chọc thủng, KV

Dưới 15KV

15 đến 35KV Dưới 110 KV

1

7

3 Trị số axit mg KOH

Trang 26

7 Khối lượng cặn không quá,%

- Trị số axít dầu sau ôxy hoá mg KOH trên 1g dầu không quá

0,01 0,10

Không thử Không thử

9 Độ nhớt động m3

/s không lớn hơn

Không thử Không thử

10 Hàm lượng nước theo

khối lượng không quá ,

1,0 0,5

2,0 2,0

Ghi chú:

1 Mục 11 chỉ tiến hành đối với các máy biến áp có bảo vệ bằng màng chất dẻo hoặc ni-tơ Trong trường hợp có các thiết bị khử khí dầu đạt tới chân không trên 759mmHg trong khoang chân không thì không cần kiểm tra hạng mục này

2 Mục 10 chỉ kiểm tra đối với các máy biến áp có bảo vệ bằng màng chất dẻo Đối với các máy biến áp không có bảo vệ bằng màng chất dẻo, cấp điện áp

từ 100-150KV cũng nên kiểm tra hàm lượng nước Đối với các máy loại này hàm lượng nước cho phép không quá 0,002% (20g/tấn)

3 Mục 2 chỉ bắt buộc đối với máy biến áp từ 110KV trở lên

4 Việc kiểm tra giản đơn dầu cách điện chỉ bao gồm các mục 1,3,4,5 và 6

5 Đối với dầu biến áp Tây Âu khi đưa vào vận hành:

tgδ góc tổn thất điện môi ở 900C

- Điện á p ≤ 110KV: tgδ≤ 1,5%

- Điện á p > 110 KV: tgδ ≤1%

Phần 2 PHÂN TÍCH MẪU DẦU TRONG MÁY BIẾN ÁP LỰC

I Các giới hạn cho phép của chất lượng dầu và một số lời khuyên:

1 Các khí hoà tan trong dầu:

Cần lưu ý rằng các mức độ khí liệt kê dới đây đối với dầu trong máy biến

áp lực chỉ là các giá trị mong muốn Sự chênh lệch lớn hơn các giá trị này cũng

có thể thu được Đối với các trường hợp này tốc độ thay đổi các khí theo thời gian là một tiêu chuẩn quan trọng để xác định lượng của dầu

Trang 27

Các giá trị an toàn của các khí hoà tan như là một hàm số của thời gian vận hành (hàm lượng khí tính bằng ppm ở 200 C)

Thời gian vận hành (năm) 0-3 3-6 6-12 12-15 Lớn hơn 15

H2 và C2H2 có thể thu được với mức độ lớn ở dầu bộ điều chỉnh điện áp dưới tải của máy biến áp Khi tiến hành phân tích các khí hoà tan trong dầu, nếu hàm lượng các khí H2 và C2H2 vượt quá các giá trị cho phép cần lưu ý đến hiện tượng rò dầu từ buồng chứa tiếp điểm dập hồ quang của bộ điều chỉnh diện áp dưới tải đến thùng dầu chính

Bảng dưới đây đưa ra một số hướng dẫn cho trường hợp này

Tốc độ thay đổi các khí hoà tan sau 24 giờ

Methane (CH4)

Ethane (C2H6)

Ethylene (C2H4)

Acetykene (C2H2)

Trang 28

Ghi chú:

- X: Khí chính

- L: Khí sinh ra đồng thời với số lượng lớn

- S: Khí sinh ra đồng thời với số lượng nhỏ

2 Hàm lượng ẩm:

Giá trị có thể chấp nhận được mức độ ẩm của dầu máy biến áp được chỉ ra

ở đồ thị kèm theo trọng lượng hàm lượng ẩm của giấy cách điện trong máy biến

áp

Tỷ lệ % ẩm theo trọng lượng của giấy cách điện Công việc phải thực hiện

< 1,5% Không cần xử lý 1,5% - 3,5% Thông thường xử lý gia nhiệt hoặc chân không

dầu bằng cách nâng nhiệt độ cuộn dây Trên 3,5% Nhanh tróng sấy khô cuộn dây bằng nhiệt hoặc

chân không tới giá trị mong muốn

Trang 29

Hiện tượng không mong muốn được tìm ra, Dấu hiệu này luôn chỉ ra rằng có hiện tượng phóng điện

hồ quang trong dầu

DẦU BỊ QUÁ NHIỆT

Khí chính: Cambonmonoxide (CO chiếm 92%)

Sự già hoá do nhiệt của giấy cách điện sẽ sinh ra khí này

VẬT LIỆU BẰNG CELLULOSE

BỊ QUÁ NHIỆT

Trang 30

Các khí sinh ra từ dầu do nhiệt, vầng quang và hồ quang

quang

Hồ quang

#: 11 - 22 (%) của tổng lượng khí cháy

*51 -100 (%) của tổng lượng khí cháy

Dạng các sự cố theo kết quả phân tích dầu

điện

)

(lưu ý carbon dioxide)

bộ

liệu cách điện bằng Cellulose

lửa

Trang 31

20 Tổng số khí cháy là bình thường

phần điện

Phần 3: LỌC DẦU TRONG MÁY BIẾN ÁP

Dầu máy biến áp có thể lọc tại trạm lọc dầu hoặc lọc tại nơi sử dụng Thông thường với lượng dầu dưới 10 tấn nên lọc tại xưởng rồi chở trong các xtéc kim loại đến nơi cần sử dụng Các xtéc chứa dầu đều phải có bình thở để tránh cho dầu bị nhiểm ẩm trở lại Trước khi tiến hành lọc dầu cần phải vệ sinh thật kỹ

và kiểm tra độ kín của các xtéc chứa dầu cũng như hệ thống đường ống dẫn dầu Nên tổ chức lọc dầu từ Xtéc này sang xtéc khác, không nên lọc tuần hoàn trong một xtéc để tránh kéo dài thời gian Các phương pháp lọc dầu cơ bản như sau:

a lọc dầu bằng máy ly tâm

Các máy ly tâm có thể tách khỏi dầu các tạp chất cơ học có tỷ trọng cao hơn dầu và nước trong trạng thái nhũ tương Phương pháp ly tâm không thể tách khỏi dầu các loại khí và nước ở dạng hoà tan, các tạp chất cơ học dạng sợi nên chỉ được dùng để lọc dầu cách điện đến cấp điện áp 35KV hoặc dùng để xử lý sơ

bộ dầu cách điện trước khi sử dụng các biện pháp cao hơn Cần lưu ý là việc dùng máy ly tâm lọc dầu quá kéo dài có thể dẫn đến hỏng dầu vì một phần phụ gia kháng hoá có thể bị tách ra

b Lọc dầu bằng phin lọc ép:

Lọc dầu bằng phin lọc ép thực chất là bơm dầu qua các vách ngăn xốp có khả năng giữ lại các tạp chất cơ học trong dầu Các phin lọc có thể được làm từ các tông, giấy hoặc vải Phin lọc ép có nhược điểm là tiếp xúc với không khí và thường xuyên phải thay phin

c Lọc dầu bằng hấp thụ:

Phương pháp này dùng các chất hấp phụ khác nhau để tách nước và các tạp chất khác hoà tan trong dầu Để tách nước người ta dùng Zeolit Loại chất hấp phụ này có khả năng hấp phụ cao gấp vài lần silicagen và có thể khử nước trong dầu xuống dưới 10g/tấn

Khi Zeolit đã hút no nước cần phải sấy ở 4000C trong 8-9 giờ đối với hạt mới và 10-12 giờ đối với hạt đã ngâm dầu Không nên sử dụng phương pháp này

để lọc dầu có lẫn nước không hoà tan hoặc dầu có điện áp chọc thủng dưới 20KV

Trang 32

Trong trường hợp cần tách các tạp chất như hắc-ín, xà phòng ra khỏi dầu người ta dùng silicagen hoặc cao lanh

d Lọc dầu bằng các thiết bị chân không

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc làm bay hơi nước và khí hoà tan trong chân không ở nhiệt độ dầu cao (80-850 C) Phương pháp lọc dầu này bảo đảm khử nước xuống còn 10g/tấn và khí hoà tan xuống còn 0,1% thể tích nếu khoang chân không đạt tới độ chân không trên 759mmHg

Phần 4 BƠM DẦU VÀO MÁY BIẾN ÁP CÓ HÚT CHÂN KHÔNG VÀ

KHÔNG HÚT CHÂN KHÔNG

1 Bơm dầu vào máy biến áp chân không: Các máy biến áp có cấp điện áp từ

110 kV trở xuống có thể bơm dầu không cần tạo chân không trong máy trong trường hợp này cần lưu ý không để nhiệt độ dầu cao hơn nhiệt độ ruột máy Tốt nhất là bơm dầu vào ruột máy bằng thiết bị lọc dầu được đấu vào van đáy máy biến áp Tất cả các nút xả khí phía trên mặt máy đều phải mở hết Bơm dầu vào với tốc độ không quá 3 tấn / giờ cho tới khi dầu xuất hiện ở các điểm xả khí thì đậy các nút xả khí lại Khi mức dầu trong bình dầu phụ cao hơn mức vận hành từ

30 – 40 mm thì ngừng bơm dầu vào máy Để dầu trong máy ổn định trong 12 giờ sau đó lại tiến hành xả khí một lần nữa

2 Bơm dầu vào máy có hút chân không hoàn toàn:

Các máy biến áp dưới 220 kV có vỏ máy không chịu được chân không tuyệt đối Việc bơm dầu vào các máy biến áp này thực hiện như sau:

- Đấu bơm chân không vào một mặt bích trên máy Đề phòng trường hợp dầu chân không từ bơm chân không phun ngược vào ruột máy biến áp khi ngừng bơm chân hông ự cố và đồng thời để ngăn không cho dầu biến áp bị hút theo không khí ra ngoài cần đặt một bình trung gian ở giữa máy biến áp và bơm chân không

- Bình đầu phụ và ống phòng nổ không đấu vào máy biến áp Các mặtbích này phải được đậy kín bằng bích công nghệ

- Dầu được bơm vào từ phía trên của máy biến áp để khi phun vào ruột máy sẽ tạo thành các dòng dầu nhỏ tạo thuậnlợi cho các khí và hơi nước thoát ra ngoài trong chân không

- Kiểm tra độ kín vỏ máy bằng cách tạo chân không 350mmHg và đóng van để trong 1 giờ Máy được coi là kín nếu chân không không giảm quá 30 mmHg

- Không sử dụng máy lọc ép hoặc lọc ly tâm không có chân không để bơm dầu vào máy vì các loại máy này có thể đưa không khí vào máy biến áp Đường ống dẫn dầu phải chịu được chân không

- Mức dầu trong máy được quan sát bằng một ống thuỷ công nghệ có hai đầu đấu vào điểm trên và dưới máy biến áp nhờ ống cao su chịu áp lực hoặc bằng cách lắp hai đồng hồ áp kế chân không vào điểm trên và dưới máy biến áp

Trang 33

rồi tính chiều cao cột dầu nhờ biết độ chênh lệch giữa chỉ số của hai đồng hồ kể trên

- Bơm dầu vào máy thực hiện thành 3 giai đoạn Đầu tiên hút chân không ruột máy trong 2 giờ ở mức 350 mmHg Sau đó bơm dầu vào máy với tốc độ không quá 3 tấn/giờ cho tới khi dầu cách mặt máy 150 –200 mm thì dừng lại, hút chân không mặt thoáng dầu trong 2 giờ ở 350 mmHg

Lượng dầu còn lại bổ sung vào máy thông qua bình dầu phụ cho đến khi đạt mức vận hành Sau khi bơm dầu vào máy 12 giờ cần mở các điểm xả khi còn sót lại

3- Bơm dầu vào máy biến áp trong chân không tuyệt đối:

Thông thường các máy biến áp từ 220 kV trở lên có vỏ chịu được chân không tuyệt đối.Việc bơm dầu vào các máy loại này được phân biệt ra hai cách: Bơm dầu vào các máy có màng chất dẻo bảo vệ dầu và bơm dầu vào các máy không có màng chất dẻo

a)Bơm dầu vào máy không có màng chất dẻo:

- Các phần việc thực hiện tương tự như ở mục 2: Lắp ống dầu công nghệ hoặc 2 áp kế chân khôg để báo mức dầu,lắp bình trung gian và bơm chân không, đấu ống dẫn dầu vào phía trên mặt máy

Đối với các bộ điều áp dưới tải cần nhớ đấu ống hút chân không vào cả hai phía trên và dưới ống phòng nổ của khoang dập lửa

- Tạo chân không 755 mmHg trong máy rồi đóng van lại Máy được coi là kín nếu sau 1 giờ chân lhông trong máy không giảm xuông quá 750 mmHg

- Hút chân không máy trong 20 giờ ở 755 mmHg

- Bơm dầu vào máy với tốc độ không quá 5 tấn/giờ nếu la dầu chưa khử khí và không hạn chế tốc độ nếu bơm dầu bằng thiết bị khử khí chân không Nhiệt độ dầu bơm vào máy là 40 – 50 0C

- Ngừng bơm khi dầu đã ngập ruột máy Hút chân không mặt thoáng dầu đến 755 mmHg trong 10 giờ nếu là dầu chưa khử khí và 2 giờ nếu là dầu đã khử khí

- Ngừng bơm chân không, phá chân không mặt thoáng dầu qua bình Silicagen

- Lắp bình dầu phụ, ống phòng nổ và bổ sung dầu đến mức vận hành qau đường bình dầu phụ

- Sau 12 giờ tiến hànhlấy mẫu dầu và xả khí đọng qua các nút xả khí trên máy

b)Bơm dầu vào máy có màng chất dẻo bảo vệ dầu:

- Đường ống hút chân không đấu vào vị trí rơ le ga của máy

- Các phần việc tiến hành tương tự như ở mục a

- Hút chân không máy trong 20 giờ ở 755 mmHg

- Bơm dầu vào máy qua van xả dầu ở đáy máy Dầu bơm vào máy bắt buộc phải qua thiết bị khử khí chân không, tốc độ bơm dầu không hạn chế

- Hút chân không mặt thoáng dầu trong 2 giờ ở 755 mmHg

Trang 34

- Lắp bình dầu phụ có màng chất dẻo bên trong, lắp rơ le ga và các đoạn ống nối

- Bơm dầu vào bình dầu phụ đến mức tối đa

- Mở van liên thông giữa bình dầu phụ và rơ le ga Mở nút xả khí của rơ le

ga xả hết khí đọng

- Mở van liê thông giữa rơ le ga và thùng máy để dầu từ bình dầu phụ xuống đầy máy

- Bơm dầu vào bình dầu phụ đến mức vận hành

- Sau 12 giờ xả khí đọng tại các nút xả và lấy mẫu dầu để kiểm tra

Phụ lục 2 THỜI HẠN KHỐI LƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN THÍ NGHIỆM

MÁY BIẾN ÁP Một vài lưu ý trong thí nghiệm

Sau khi các máy biến áp đã lắp xong và bổ sung đủ dầu cần để ổn định một thời gian trước khi tiến hành thí nghiệm Thời gian ổn định dầu tính từ lần

bổ sung dầu sau cùng đối với cấp điện áp từ 10KV trở xuống là 5-6 giờ, đối với cấp điện áp trên 10KV là 12 giờ

Trong trường hợp khẩn cấp cần phải khôi phục lại lưới điện ngay, cho phép tiến hành thí nghiệm để đóng điện máy biến áp lực điện áp trên 10KV sau 3 giờ kể từ khi kết thúc bổ sung dầu nếu thoả m ãn các điều kiện sau:

- Máy biến áp đang vận hành bình thường

- Dầu nạp vào máy biến áp được xử lý bằng thiết bị có bộ phận tạo chân không

- 1 giờ sau khi kết thúc nạp dầu phải xả khí

1 Đo điện trở một chiều cuộn dây máy biến áp Có thể tiến hành bằng cầu đo

hoặc theo phương pháp Vôn- Ampe Trong trường hợp sau nguồn điện nên chọn các ắc quy có điện áp d ưới 24V và có dòng đo dưới 10A nhưng dòng diện đo không được cao hơn 20% dòng định mức cuộn dây Các đồng hồ Vôn-Ampe đều phải là loại có cấp chính xác ít nhất là 0,5 Biến trở đo nên chọn có giá trị bằng 8-10 lần điện trở cuộn dây cần đo

Kết quả đo được ở nhiệt độ t0 cần quy đổi về nhiệt độ t do nhà chế tạo thực hiện ghi trong lý lịch máy theo công thức:

Trang 35

Ghi chú: n là nhỏ hơn; l là lớn hơn; = là bằng nhau

3 Đo điện trở cách điện các cuộn dây R60 và tỷ số hấp phụ R60/R 15: Để

đảm bảo kết quả đo được chính xác cần tuân theo các điều kiện sau:

a Thao tác đo chỉ tiến hành ở nhiệt độ trên 100C đối với các máy biến áp

từ 150KV trở xuống và trên 300C đối với các máy biến áp từ 220 KV trở lên

b Đối với các máy biến áp 110 KV, công suất 80.000 KVA trở lên hoặc điện áp

220 KV trở lên nên đo cách điện ở nhiệt độ sai khác không quá ±50C so với nhiệt độ khi nhà chế tạo đo điện trở cách điện này Đối với các máy biến áp dưới 150KV công suất dưới 80.000 KVA sai khác nhiệt độ trên không quá 100C

Nếu nhiệt độ đo tại hiện trường dù sao cũng sai khác so với nhà chế tạo thì cần quy đổi kết quả về cùng một nhiệt độ thông quá hệ số K1 trong bảng B

Bảng B:

Chênh lệch nhiệt độ, 0C

c Nhiệt độ cuộn dây đối với các máy biến áp từ 35KV trở xuống được coi

là bằng nhiệt độ lớp dầu trên cùng, nhiệt độ cuộn dây đối với các máy biến áp trên 35KV được coi là nhiệt độ cuộn dây cao áp pha “B” xác định bằng phương pháp điện trở một chiều theo công thức sau:

tx = (235 0) 235 0

t R

R x

R0 - Điện trở cuộn dây đo ở nhà chế tạo ở nhiệt độ t0

Rx - Điện trở cuộn dây đo ở nhiệt độ tx

d Đối với các máy biến áp 110 KV trở lên trước khi đo điện trở cách điện cần tiếp địa cuộn dây cần đo không dưới 120 giây Nếu kết quả cần kiểm tra lại thì trước khi đo lần tiếp theo cần tiếp địa lại xuộn dây cần đo không dưới 300 giây

Trang 36

Hệ số hấp phụ được đo cùng lúc với điện trở cách điện và giống như điện trở cách điện không tiêu chuẩn hoá

Tuy nhiên trong khoảng 10-300C hệ số này đối với các máy đãđược sấy tốt dao động trong khoảng từ 1,3 đến 2,0 Nếu không có số liệu của nhà chế tạo

để so sánh thì có thể tham khảo giá trị tối thiểu cho phép của điện trở cách điện, theo MΩ bảng 2-1

Bảng 2-1 giá trị điện trở cách điện , M

Nhiệt độ cuộn dây, 0C Cấp điện áp cuộn cao

Từ 35kV trở xuống và công suất dưới 10.000 kVA

Từ 35kV và công suất

1 0.000 kVA trở lên và

110 kV trở lên không phụ thuộc công

suất

Nếu máy chưa đổ đầy dầu thì cho phép tiến hành đo R khi mức dầu cách mặt máy 150-200mm, với điều kiện các chi tiết cách điện chính của máy ngâm hoàn toàn

trong dầu

4 Xác định các tỷ số C2/C50 và ∆C/C

Phương pháp đo C2/C50 dùng để đánh giá độ ẩm cách điện của máy biến

áp đã được đổ dầu, chủ yếu áp dụng cho cấp điện áp từ 35 KV trở xuống Kết quả đo được so sánh với số liệu nhà chế tạo hoặc so với giá trị tối đã cho phép tại bảng 2-2

Đánh giá độ ẩm cách điện máy biến áp bằng phương pháp đo ∆C/C chủ

yếu áp dụng cho các máy từ 110KV trở lên Do phương pháp này chịu ảnh hưởng đáng kể của dầu và nhiệt độ môi trường nên chỉ dùng để đo cách điện máy không có dầu và phải hiệu chỉnh theo nhiệt độ Giá trị AC/C tối đãcho phép xem bảng 2-3

Bảng 2-3: Giá trị ∆C/C

Trang 37

Từ 35kV trở xuống và công suất dưới 10.000 KVA

Từ 35kV và công suất 10.000 KVA trở lên và 110 kV trở lên không phụ thuộc công suất

5 Đo tgδ các cuộn dây máy biến áp:

Để đảm bảo kết quả chính xác cần theo các lưu ý a.b.c của mục 3 Cũng

giống như R60 trị số của tg δ không tiêu chuẩn hoá mà so sánh với số liệu xuất

xưởng hoặc so với lần thí nghiệm trước Tuy nhiên khi không có các số liệu này

có thể tham khảo giá trị tối đa cho phép của tg δ, %, cuộn dây máy biến áp tại

bảng 2-4

Bảng 2-4: Giá trị tgδ % cuộn dây máy biến áp

Nhiệt độ cuộn dây, 0 C Cấp điện áp cuộn cao áp

Nếu chênh lệch nằm ngoài bảng trên ta có thể tính ra bằng cách nhân các

hệ số tương ứng như trong trường hợp với R60 ở mục 3 phần b

So tg δ cách điện nguồn dây chịu ảnh hưởng của dầu cách điện trong máy

nên để đánh giá đúng mức cách điện cuộn dây so sánh với nhà chế tạo cần loại trừ ảnh hưởng của dầu cách điện

tgδ máy = tgδ đo – K (tgδ dầu 2 - tgδ dầu 1 )

tgδ máy là tgδ thực tế của cuộn dây máy biến áp lực

tgδ đo là giá trị đo được trong quá trình thí nghiệm, tgδ dầu 1 là tgδ dầu cách điện trong máy khi xuất xưởng được quy đổi về

nhiệt độ đo

tgδ dầu 2 là dầu được đổ vào máy tại hiện trường được quy đổi về nhiệt

độ đo

K- hệ số quy đổi phụ thuộc vào kết cấu máy có giá trị gần bằng b

Việc quy đổi giá trị tg δ dầu theo nhiệt độ thực hiện nhờ hệ số K3

Chênh lệch Nhiệt độ, 0C

Trang 38

Hệ số quy đổi k3

1,03 1,06 1,09 1,12 1,15 1,31 1,51 1,75 2,0 2,3

Bất kể tg δ các cuộn dây đo được khi xuất xưởng là bao nhiêu nếu tgδ đo

tại hiện trường nhỏ hơn hoặc bằng 1 % đều được coi là đạt tiêu chuẩn

6 Kiểm tra các sứ đầu vào:

Việc kiểm tra các sứ đầu vào điện áp 110 KV trở lên tiến hành bằng cách

đo tg δ

sứ; đối với các sứ đầu vào 35KV trở xuống tiến hành bằng cách thử cao áp

Trị số cho phép lớn nhất tg δ của cách điện chính và cách điện của các tụ đo

lường của các sứ đầu vào ở nhiệt độ +200C xem tại bảng 2-5

Bảng 2-5: Giá trị tgδ % sứ đầu vào máy biến áp

tgδ % ở điện áp định mức, kV

3-15 20-35 60-110 150-220 330 500 750

Dạng vật liệu Cách điện

M VH M VH M VH M VH M VH M VH M VH

Sứ dầu có màng chắn dầu - - - - 2 5 2 4 - - 1 2 - -

Sứ cách điện kiểu giấy dầu - - - - 0,8 1,5 0,6 1,2 0,6 1 0,6 1 0,6 0,8

Sứ cách điện bằng bakêlít (kể cả loại chứa dầu)

3 12 3 7 2 5 - - - -

Sứ cách điện kiểu giấy êpôxi (sứ cách điện cứng 110kV)

Thời gian thử 1 phút Cũng có thể thử các sứ này cùng với cuộn dây máy biến áp Nếu thử sứ riêng rẽ thì phần dưới của sứ phải ngâm trong dầu và mặt bích công nghệ của sứ phải tiếp địa Phần bên trong của các sứ 15-35 KV khi thử phải có đầy dầu cách điện có điện áp chọc thủng không dưới 35 KV (chú ý xả khí đỉnh sứ)

7 Thí nghiệm ngắn mạch được tiến hành với dòng điện không nhỏ hơn 25%

dòng định mức I Các giá trị U’k và P’k đo được cần quy đổi về dòng điện định mức theo công thức

Trang 39

Uk = . %

do

dm K I

I U

Pk = w

I

I P do

dm K

,

Pk 75 = w

t

P K

, ) 235 (

310 0

P U

dm

k k

t0 - nhiệt độ khi đo, 0C

8 Thí nghiệm không tải có thể tiến hành ở điện áp định mức (đối với các máy

biến áp phân phối cỡ nhở) hoặc ở điện áp thấp (5-1 0% định mức) rồi tính toán quy đổi hoặc không quy đổi mà so sánh với số liệu xuất xưởng (đối với các máy biến áp có điện áp 10 KV trở lên, dung lượng lớn)

Trong trường hợp thí nghiệm không tải tiến hành ở 5-10% điện áp định mức ta cần lưu ý rằng trước khi làm thí nghiệm này không được đưa dòng một chiều vào cuộn dây máy biến áp (đo điện trở một chiều, đo điện trở cách điện cuộn dây, gia nhiệt ruột máy bằng dòng một chiều ) Sau khi đã làm ngắn mạch lần lượt các pha A hoặc a, pha B hoặc b, pha C hoặc c ta đưa điện áp phù hợp vào hai pha còn lại Trị số dòng điện và công suất đo được khi làm ngắn mạch các pha A hoặc a, pha C hoặc c không được sai khác nhau 5%

Cộng kết quả ba lần đo lại và chia đôi ta được công suất P0 ở điện áp thấp:

P0 được tính đổi về điện áp định mức như sau:

0 (1,16Udm/U ) P

đối với cuộn dây đấu sao

P0 ∆ = n

0 (Udm/U) P

đối với cuộn dây đấu tam giác

P0- Tổn hao không tải ở điện áp định mức

Udm - Điện áp dây định mức của cuộn dây, V U- Điện áp đo, V

n- Số mũ bằng 1,8 đối với tôn cán nóng và bằng 1,9 đối với tôn cán lạnh

9 Thí nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp đối với cách điện chính máy

Khi thử tại hiện trường đối với máy biến áp lắp đặt hoặc với máy sửa chữa

có thay cuộn dây ta lấy bằng 90% giá trị kể trên, còn đối với máy sau sửa chữa không thay hoặc chỉ thay một phần cuộn dây thì lấy bằng 85% Nếu máy biến áp

Trang 40

có trung tính cách điện không hoàn thì chỉ thử cao áp theo điện áp định mức của trung tính còn toàn bộ cuộn dây sẽ được thử bằng điện áp tăng cao cảm ứng

Nguồn cao áp để thử cần có dung lượng (KVA):

P = 314.C.U2.10-9C- Điện dung của cuộn dây, pF U- Điện áp thử, KV

Thông thường theo kinh nghiệm mỗi 10KV điện áp thử cần 10KVA dung lượng máy cao áp (để tạo 100KV cần 10 KVA) Việc thử cao áp chỉ tiến hành sau khi đã đủ thời gian ổn định dầu; trước và sau khi thử phải kiểm tra điện trở cách điện cuộn dây

Sau khi thử phải tiến hành thí nghiệm không tải ở điện áp định mức không phụ thuộc vào việc trước đó đã tiến hành thí nghiệm này hay chưa

Máy mới lắp đặt

Máy sau sửa chữa

có thay cuộn dây

Đại tu định kỳ Tiêu chuẩn thí

1.Đo điện trở cách điện của các Bulông

ép lõi thép và các xà ép tôn Bằng megaôm mét 2500V

Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Điện trở không được giảm thấp

hơn 50% so với số liệu xuất xưởng

của nhà chế tạo Nếu không có

số liệu của nhà chế tạo thì không

được thấp hơn 2mêgaôm

Có thể thay thế đo điện trở cách điện bằng thử, điện áp tăng

cao tần số công nghiệp 1000-2000 trong 1 phút

-Đo điển trở một chiều ở tất cả các nấc

Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Chênh lệch điện trở các nấc

tương ứng của các pha và so sánh với số liệu xuất xưởng của nhà chế tạo, số liệu thí nghiệm định kỳ không được chênh lệch quá 2% nếu như không có

lý do đặc biệt ghi rõ trong lý lịch máy

Ngày đăng: 10/07/2014, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng dưới đây có tác dụng như một công cụ để chuẩn bị đoán và đưa ra  khí chủ yếu để phân loại sự cố - QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM số 623/ĐVN/KTNĐ ppsx
Bảng d ưới đây có tác dụng như một công cụ để chuẩn bị đoán và đưa ra khí chủ yếu để phân loại sự cố (Trang 27)
Bảng dưới đây đưa ra một số hướng dẫn cho trường hợp này. - QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM số 623/ĐVN/KTNĐ ppsx
Bảng d ưới đây đưa ra một số hướng dẫn cho trường hợp này (Trang 27)
Bảng một  Bảng hai - QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM số 623/ĐVN/KTNĐ ppsx
Bảng m ột Bảng hai (Trang 28)
Bảng 2-1 giá trị điện trở cách điện , MΩ. - QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM số 623/ĐVN/KTNĐ ppsx
Bảng 2 1 giá trị điện trở cách điện , MΩ (Trang 36)
Bảng 2-4: Giá trị tgδ % cuộn dây máy biến áp - QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM số 623/ĐVN/KTNĐ ppsx
Bảng 2 4: Giá trị tgδ % cuộn dây máy biến áp (Trang 37)
Bảng  xác  định nhiệt  độ  điểm  sương  của  không  khí,  0 C  theo  nhiệt  độ  và  độ  ẩm  tương đối của không khí - QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM số 623/ĐVN/KTNĐ ppsx
ng xác định nhiệt độ điểm sương của không khí, 0 C theo nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w